Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

ẢNH HƯỞNG của nấm TRICHODERMA và xạ KHUẨN STREPTOMYCES đến SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN và BỆNH THÁN THƯ, héo XANH VI KHUẨN hại ớt tại BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.32 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA VÀ XẠ KHUẨN
STREPTOMYCES ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BỆNH
THÁN THƯ, HÉO XANH VI KHUẨN HẠI ỚT TẠI BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HUẾ – 2015


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------  ---------

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA VÀ XẠ KHUẨN
STREPTOMYCES ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ
BỆNH THÁN THƯ, HÉO XANH VI KHUẨN HẠI ỚT
TẠI BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng.
Mã số: 60.62.110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ

HUẾ - 2015
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Văn Đông

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, các cán bộ & giáo viên Khoa
Nông học - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trần
Thị Thu Hà – Cô đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định
hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng
IV đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian học tập và hoàn thành kết quả nghiên
cứu này.

Xin gửi tấm lòng tri ân tới Gia đình của tôi. Những người thân yêu trong Gia
đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn
dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Huế, ngày 18 tháng 07 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đông

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................4


1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ỚT............................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử và sự phân bố của cây ớt.............................................4
1.1.2. Sơ lược về thành phần hóa học của quả ớt................................................5
1.1.3. Một số bệnh phổ biến trên ớt....................................................................5
1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam..........................6
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới....................................6
1.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam.....................................7
1.1.5. Dinh dưỡng và đất trồng ớt:......................................................................9

1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI ỚT......................10
1.2.1. Bệnh héo xanh vi khuẩn Ralsonia solanacearum....................................10
1.2.2. Phổ ký chủ, phân bố địa lý và mức độ gây hại của vi khuẩn gây bệnh....11
1.2.3. Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn......................................................12
1.2.4. Vi khuẩn R. solanacearum – tác nhân gây bệnh héo xanh trên ớt...........12
1.2.5. Đặc điểm phát sinh – phát triển bệnh......................................................13
1.2.6. Bệnh pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn........................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT COLLETOTRICHUM SP..15
1.3.1. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum gloeosporioides..............................16
1.3.2. Đặc điểm phát sinh phát triển và gây hại của nấm Colletotrichum
gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt....................................................................16
1.3.3. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum capsici gây bệnh thán thư ớt...........17
1.3.3.1. Phân bố và phạm vi ký chủ của nấm Colletotrichum capsici...........17
1.3.3.2. Triệu chứng, đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Colettotrichum
capsici............................................................................................................18
1.3.3.3. Quy luật phát sinh và gây hại của nấm Colletotrichum capsici gây
bệnh thán thư ớt.............................................................................................18
1.3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp..........................................................................................19
1.3.3.5. Những nghiên cứu về bệnh thán thư trong nước...............................20
1.4. TỔNG QUAN VỀ NẤM TRICHODERMA...................................................22
1.4.1. Đặc điểm chung của nấm Trichoderma...................................................22


1.4.2. Khả năng đối kháng với mầm bệnh của nấm Trichoderma.....................23
1.4.3. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng nấm Trichoderma trong bảo vệ thực vật....24
1.5. TỔNG QUAN VỀ XẠ KHUẨN STREPTOMYCES......................................25
1.5.1. Đặc điểm chung của xạ khuẩn và chi Streptomyces................................25
1.5.2. Khả năng đối kháng với mầm bệnh của xạ khuẩn...................................26
1.5.3. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng xạ khuẩn trong bảo vệ thực vật............27

1.6. PHÒNG TRỪ BỆNH HXVK BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC...................28
1.6.1. Vài nét về phòng trừ sinh học bệnh cây..................................................28
1.6.1.1. Khái niệm phòng trừ sinh học bệnh cây...........................................28
1.6.1.2. Vi sinh vật – một tác nhân phòng trừ sinh học..................................29
1.6.1.3. Một số nghiên cứu phòng trừ bệnh HXVK bằng biện pháp sinh học...29
1.7. PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC...........31
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................32
2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................32
2.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................32
2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................32
2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................32
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................32
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................32
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................32
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................33
2.4.1. Đánh giá hiệu quả phòng trừ của các chế phẩm từ nấm Trichoderma và
xạ khuẩn Streptomyces ngoài đồng ruộng.........................................................33
2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.........................................................33
2.4.2. Phương pháp phân tích VSV đất trước và sau bố trí thí nghiệm.............34
2.4.3. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm............................37
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................39
2.4.4.1. Chỉ tiêu sinh trưởng..........................................................................39
2.4.4.2. Các chỉ tiêu phát triển.......................................................................39


2.4.4.3. Xác định hiệu quả phòng trừ của các công thức...............................40
2.4.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất....................................40
2.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế......................................................................40
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................41

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................42
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA VÀ
STREPTOMYCES ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ỚT....42
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến thời gian
sinh trưởng phát triển của cây ớt.......................................................................42
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến sự tăng
trưởng chiều cao của cây ớt..............................................................................44
3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm từ nấm Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces
đến số lá trên cây ớt..........................................................................................46
3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến đường kính
tán của cây ớt....................................................................................................48
3.1.5. Ảnh hưởng chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến khả năng phân
cành của cây ớt.................................................................................................50
3.1.6. Ảnh hưởng chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến sự ra hoa của
cây ớt................................................................................................................ 52
3.1.7. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ớt.......................................................53
3.1.7.1. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến các
yếu tố cấu thành năng suất của cây ớt...........................................................53
3.1.7.2. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến
năng suất của ớt.............................................................................................55
3.1.7.3. Kết quả phân tích vi sinh vật đất trước và sau khi bố trí thí nghiệm.56
3.2. ẢNH HƯỞNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA VÀ
STREPTOMYCES ĐẾN PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN
(RALSONIA SOLANACEARUM) VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT
(COLLECTOTRICHUM SP.)................................................................................59
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến bệnh héo
xanh vi khuẩn ở các công thức thí nghiệm........................................................59



3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến bệnh thán
thư ở các công thức thí nghiệm.........................................................................62
3.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRICHODERMA VÀ STREPTOMYCES ĐỐI VỚI CÂY ỚT..............................64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................66


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Cụm từ

1

AUDPC

Area Under the Disease Progress Curve

2

VSV

Vi sinh vật

3

CS


Cộng sự

4

CTV

Cộng tác viên

5

CSB

Chỉ số bệnh

6

NPK

Ni tơ- Photpho- Kali

7

HXVK

Héo xanh vi khuẩn

8

CKS


Chất kháng sinh

9

NSLT

Năng suất lý thuyết

10

NSTT

Năng suất thực thu

11

TLB

Tỷ lệ bệnh

12

Quả TP

Quả thương phẩm

13

Ngày ST


Ngày sau trồng

14

GĐST

Giai đoạn sinh trưởng

15

TB

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất ớt và tiêu khô của thế giới giai đoạn
2003- 2013...................................................................................................7
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng, năng suất ớt và ớt khô của Việt Nam từ giai đoạn
2003 – 2013.................................................................................................8
Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết tại Bình Định................................................38
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến thời gian
sinh trưởng của cây ớt..............................................................................43
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến sự tăng
trưởng chiều cao của cây ớt.....................................................................45
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến số lá trên
cây của cây ớt............................................................................................47
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến đường
kính tán của cây ớt....................................................................................49
Bảng 3.5. Ảnh hưởng chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến khả năng phân

cành của cây ớt..........................................................................................51
Bảng 3.6. Ảnh hưởng chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến sự ra hoa của
cây ớt.........................................................................................................52
Bảng 3.7. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây ớt...............................54
Bảng 3.8. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến năng
suất của ớt..................................................................................................55
Bảng 3.9. Kết quả phân tích vi sinh vật đất trước và sau khi bố trí thí nghiệm.....57
Bảng 3.10. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến tỉ lệ
bệnh và AUDPC của bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralsonia solanacearum)
hại ớt..........................................................................................................61
Bảng 3.11. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến tỷ lệ
bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại ớt...............................................62
Bảng 3.12. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến chỉ
số bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại ớt.........................................63
Bảng 3.13. Đánh giá iệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học
Trichoderma và Streptomyces đối với cây ớt..........................................64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết tại thời điểm bố trí thí nghiệm.....................38


MỞ ĐẦU
Cây ớt (Capsicum sp.) thuộc chi Capsicum, họ Cà (Solanaceae). Có hai nhóm
ớt phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum L.).
Trong số các cây trồng thuộc họ Cà, cây ớt có tầm quan trọng thứ hai chỉ sau cây cà
chua [33]. Ngày nay ớt được trồng rộng rãi trên toàn thế giới từ 55 0B – 550N, đặc biệt
trồng nhiều ở châu Mỹ và một số nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia [45]. Hiện nay có khoảng 50 giống ớt khác

nhau có tên gọi rất khác nhau tùy theo hình dạng hay đặc tính, như ớt sừng trâu, ớt cựa
gà, ớt cà, ớt Chỉ thiên, ớt hiểm, ớt ngọt…[17]. Theo Bosland và Votava (2003)[56] quả
ớt có nhiều lợi thế trong nấu nướng, trong quả ớt có nhiều chất hóa học bao gồm chất
dầu dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và các
nguyên tố khoáng chất. Nhiều thành phần quan trọng trong quả ớt có giá trị dinh
dưỡng quan trọng, làm gia vị, mùi thơm và màu sắc. Quả ớt giúp làm giảm nhiễm sạ
và cholesterol, giàu vitamin A và C, nhiều khoáng kali, axit folic và vitamin E.
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, rất cần thiết trong
bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, ớt có nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa như
đường, đạm, caroten (tiền vitamin A), các sinh tố khác như vitamin C, B 1, B2.... Nước
ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, điều này thuận
lợi cho việc trồng nhiều loại cây trồng cạn, trong đó có cây ớt. Tuy nhiên, điều kiện
thời tiết khí hậu của nước ta cũng rất thuận lợi cho nhiều loài vi sinh vật (VSV) phát
triển, xâm nhiễm gây hại đối với cây trồng. Trên ớt có một số bệnh phổ biến như bệnh
thối rễ Phytophthora, thối gốc, héo xanh vi khuẩn (HXVK – bacterial wilt), thán thư,
bệnh virus, sưng rễ do tuyến trùng [20].… ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất
lượng ớt, trong đó HXVK là một bệnh nguy hiểm, gây chết hàng loạt ớt trên đồng
ruộng và có thể làm mất năng suất từ 5% – 100, và bệnh thán thư ớt là bệnh gây hại
nặng hầu hết các vùng trồng ớt của nước ta, tỷ lệ bệnh ở những ruộng nhiễm bệnh
nặng có thể lên đến 70% [28].
Với đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định ớt được
trồng hầu hết các huyện trong tỉnh. Tổng diện tích ớt của tỉnh Bình Định năm 2014 là
1.680,4 ha, trồng chủ yếu ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Ân...trong đó diện tích
ớt của huyện Hoài Nhơn là 7,4 ha.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích ớt có xu hướng giảm do nhiều
loại bệnh hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất, trong đó bệnh thán thư và bệnh
héo xanh vi khuẩn là một trong những bệnh hại chủ yếu trên cây ớt ở Bình Định. Để
phòng trừ những bệnh này người nông dân đa số sữ dụng thuốc hóa học, biện pháp này
tuy có hiệu quả nhưng gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản, đối với
cây ớt là rau ăn trái, bệnh gây hại nặng trên quả vào giai đoạn chín nên việc dư lượng

thuốc hóa học tồn dư trong sản phẩm là khó tránh khỏi.
1


Từ thực tế đó, việc tìm ra một biện pháp phòng trừ mới thân thiện với môi
trường là rất cần thiết. Một trong các hướng đó là dùng biện pháp sinh học, đây là biện
pháp đang được thế giới và Việt Nam quan tâm ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Ưu điểm của biện pháp này là vừa quản lý được bệnh hại vừa đảm bảo dược nông sản
an toàn; thân thiện với môi trường và con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử
dụng các biện pháp sinh học nhằm phòng trừ bệnh HXVK và bệnh thán thư là rất có ý
nghĩa và phù hợp với xu hướng nông nghiệp sinh thái bền vững hiện nay.
Nấm Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces thường có khả năng đối kháng với
nhiều loài VSV gây bệnh, trong đó có nhiều loài VSV gây bệnh ở thực vật. Do đó, việc
thử nghiệm và đánh giá các chế phẩm Trichoderma và Streptomyces có khả năng
phòng trừ bệnh HXVK do R. solanacearum gây ra và bệnh thán thư Collectotrichum
sp. trở nên cấp thiết. Từ đó nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm phòng
trừ bệnh HXVK và bệnh thán thư hại ớt.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của nấm
Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán
thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại Bình Định”.
Mục đích nghiên cứu và yêu cầu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định hiệu lực của sự kết hợp hai chủng Trichoderma và Streptomyces đến sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ớt sừng trâu địa phương.
- Phòng trừ hiệu quả bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thán thư hại ớt, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn
và bệnh thán thư ở cây ớt nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông
dân đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Yêu cầu của đề tài:
Thí nghiệm yêu cầu đạt độ chính xác trên 95%.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong sản xuất ớt
nên góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và an toàn nông sản.
- Hạn chế thiệt hại kinh tế đến mức thấp nhất do bệnh hại gây ra.
- Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao năng suất cây ớt.
Từ đó, xây đựng quy trình sản xuất ớt bền vững.

2


Ý nghĩa thực tiễn:
- Xây dựng quy trình sản xuất ớt có sử dụng chế phẩm Trichoderma và
streptomyces để cải thiện năng suất và phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thán
thư hại ớt ở Hoài Nhơn, Bình Định.
- Là cơ sở để nhân rộng quy trình sản xuất ớt có xử lý chế phẩm sinh học khác
nhằm phục vụ cho việc cải thiện năng suất và phòng trừ nhiều loại bệnh hại ớt khác ở
địa phương.
Điểm mới của đề tài:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phối hợp giữa chế phẩm từ nấm
Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces để đánh giá khả năng kết hợp và tác dụng
tương hỗ giữa 2 tác nhân phòng trừ sinh học này đến việc phòng trừ bệnh héo xanh vi
khuẩn (Ralsonia solanacearum) và bệnh thán thư (Collectotrichum sp.) hại ớt.

3


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ỚT

1.1.1. Nguồn gốc lịch sử và sự phân bố của cây ớt
Cây ớt có nguồn gốc rất cổ xưa. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy quả ớt khô
trong ngôi mộ cổ của Pêru hàng ngàn năm trước[73]. Cây ớt được phân bố rộng rãi
khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và trồng [67] Nhiều tác giả khẳng định rằng ớt có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được trồng lâu đời ở Pêru, Mêhicô [77].
Trung tâm khởi nguồn của ớt có thể là Mêhicô và trung tâm thứ hai là Guatemala.
Theo Pickersgill (1997) [72]chi Capsicum bắt nguồn từ vùng nhiệt đới nước Mỹ từ đó
được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới bao gồm vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và
các vùng có khí hậu ôn hòa.
Ở châu Âu đến tận thế kỷ 16 cây ớt mới được biết đến nhờ Columbus. Từ Tây
Ban Nha ớt được phát tán rộng ra đến vùng Địa Trung Hải và nước Anh, tiếp tục vào
các trung tâm châu Âu trong những năm cuối thế kỷ 16. Trước năm 1885 người Bồ
Đào Nha đã mang ớt từ Brazil đến Ấn Độ[37]. Từ cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 15,
khu vực châu Á cây ớt đã được trồng ở Trung Quốc và lan rộng qua Nhật Bản, bán đảo
Triều Tiên. Các nhóm ớt trồng ở vùng này thuộc nhóm ớt cay hay hơi cay.
Ở Đông Nam Á, Indonesia là nước cây ớt được trồng sớm hơn cả châu Âu và hiện
nay đã bao phủ toàn bộ khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu[77]. Trong khu vực này có
nhiều giống ớt địa phương được hình thành để phục vụ cho từng mục đích khác nhau
[77]. Ở nước ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về lịch sử trồng trọt ớt cay, nhưng căn cứ vào
sự đa dạng của các giống địa phương đã khẳng định ớt được trồng từ rất lâu đời. Theo
Mai Phương Anh (1997), ở Việt Nam, cây ớt do người Pháp đưa sang [8]..
Ớt bao gồm khoảng 20 – 30 loài, 5 trong số đó đã được thuần là: Capsicum
annuum L., Capsicum baccatum L., Capsicum chinense Jacquin, Capsicum frutescens
L. và Capsicum pubescens Ruiz & Pavon. Đó cũng chính là các loài phổ biến nhất và
được trồng trọt chính hiện nay [44]. Ở nước ta có khoảng 50 giống ớt khác nhau có tên
gọi rất khác nhau tùy hình dạng hay đặc tính như ớt sừng trâu, ớt cựa gà, ớt cà, ớt chỉ
thiên, ớt hiểm, ớt ngọt...
5 loại ớt được trồng trọt trên thuộc 3 trung tâm khởi nguyên khác nhau: Mexico
là trung tâm khởi nguồn C. annuum còn Guatemala là trung tâm thứ hai. Amazon là
trung tâm khởi nguyên của C. frutescens và C. chinense, Peru và Bolivia là trung tâm

khởi nguồn của C. baccatum và C. pubescens [35].

1.1.2. Sơ lược về thành phần hóa học của quả ớt
4


Theo Bosland và Votava trong quả ớt chứa nhiều chất hoá học bao gồm tinh dầu
dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoid, carotenoid, vitamin, protein, chất xơ và các nguyên
tố khoáng chất...[36], [63].
Trong thịt quả ớt có chứa khoảng 0,2% capsaicin (C 18H27NO3), đây là một loại
alkaloid có vị cay, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hóa, chất
này có nhiều trong thành phần giá noãn và biểu bì hạt. Hoạt chất capsaicin giúp cơ thể
phòng ngừa được sự hình thành các cục máu đông, làm tan máu bầm, làm giảm đau
trong nhiều chứng viêm trong cơ thể, gần đây người ta còn chứng minh được vai trò
của ớt ngăn cản các chất gây ung thư [8].
Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh dưỡng quan trọng, được sử dụng
làm gia vị, mùi thơm và màu sắc. Quả ớt giúp làm giảm nhiễm xạ và giảm cholesterol,
giàu vitamin A và C, nhiều kali, acid folic và vitamin E. Trong quả ớt tươi có chứa
nhiều vitamin C hơn so với quả thuộc họ cây có múi và chứa nhiều vitamin A hơn so
với củ cà rốt. Hai nhóm chất hoá học quan trọng trong ớt là capsaicinoid và carotenoid.
Capsaicinoid là alkaloid tạo ra vị cay cho quả ớt. Một số lượng lớn carotenoid cung
cấp giá trị dinh dưỡng cao và màu sắc cho quả ớt [ 86].
1.1.3. Một số bệnh phổ biến trên ớt
Theo cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam năm 2009 được xuất bản bởi
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) thống kê 6 bệnh phổ
biến trên ớt gồm: bệnh thối rễ Phytophthora, thối gốc, héo vi khuẩn (còn gọi là héo
xanh vi khuẩn), thán thư, bệnh virus, sưng rễ tuyến trùng [ 20].
Bệnh thối rễ Phytophthora do nấm Phytophthora capsici gây ra, triệu chứng
chính là thối rễ và héo. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn thông qua hiện
tượng các lá già bị rụng. Tiếp theo là sự lây nhiễm nấm sang các lá non và cuối cùng là

cây bị chết. Trong nhiều trường hợp, chỉ có một cành hoặc một phần của cây có triệu
chứng héo [20].
Bệnh thối gốc hay bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii): bệnh gây hại
trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt. Cây trồng bị nhiễm bệnh thường bị héo do rễ và
thân bị chết. Trong điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, sợi nấm trắng xuất hiện trên thân ở
vị trí tiếp giáp với mặt đất. Nhiều hạch nấm nhỏ tròn màu nâu xuất hiện trên hệ sợi nấm,
ban đầu hạch nấm có màu trắng sau chuyển sang màu nâu [20].
Bệnh HXVK là một trong những bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ớt trên
đồng ruộng. Bệnh này có nguồn gốc trong đất, phổ biến và gây tổn thất nghiêm trọng
trong sản xuất nông nghiệp, làm giảm đáng kể đến năng suất và chất lượng của nông
sản phẩm [14]. Bệnh HXVK do vi khuẩn Gram (–) R. solanacearum Smith gây ra,
triệu chứng của bệnh là xuất hiện dịch khuẩn ở thân, thân bị biến màu nâu, lá héo vàng
5


và cụp xuống, 1 – 2 ngày đầu lá có thể phục hồi lại vào lúc trời mát hoặc ban đêm
nhưng sau đó héo rũ hoàn toàn và cây chết. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trên
những chân đất cát pha, đất thịt nhẹ, chân đất đã nhiễm bệnh trong điều kiện nhiệt độ
cao, mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh có thể xuất hiện phát sinh và gây hại từ giai đoạn cây
con đến lúc thu hoạch nhưng thường gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây ra hoa và
hình thành quả non [19].
Bệnh thán thư gây hại trên ớt là do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh có thể
hại thân, lá, quả và hạt nhưng hại chủ yếu trên quả vào giai đoạn chín. Ban đầu vết
bệnh là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả sau 2 – 3 ngày kích thước vết
bệnh có thể lên tới 1cm đường kính. Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới
giữa các mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh [28].
Ngoài các bệnh do nấm, vi khuẩn thì ớt còn bị bệnh do virus gây ra. Bệnh virus
tác nhân gây bệnh là virus thực vật, bệnh làm lá non còi cọc, kém phát triển. Bệnh
sưng rễ tuyến trùng do Meloidogyne sp. gây ra, tuyến trùng xâm nhập vào cây ớt và
làm u sưng trên rễ [20].

1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới
Chi Capsicum có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và đã được truyền đi
trên khắp thế giới bao gồm vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả khu vực ôn đới [ 67].
Xuất phát từ những giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế cao, cây ớt ngày càng được
trồng phổ biến và ưa chuộng. Trong khu vực nhiệt đới, ớt là cây rau và là cây gia vị
không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Ớt được coi là một trong những cây trồng quan
trọng nhất ở vùng nhiệt đới. Diện tích trồng ớt trên toàn thế giới khoảng 1.700.000 ha
cho mục đích lấy quả tươi và khoảng 1.800.000 ha để làm ớt bột, tổng diện tích
khoảng 3.900.729 ha với tổng sản lượng 20.000.000 tấn. Các nước sản xuất và xuất
khẩu ớt quan trọng nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Morocco, Pakistan, Thái Lan
và Thổ Nhĩ Kỳ [86].
Ớt đã được thương mại hóa trên toàn thế giới, công ty Mellhenry ở Louisiana
(Mỹ) xuất khẩu mỗi năm trên 100 triệu lọ ớt cay đến hơn 100 quốc gia. Nước Mỹ có
diện tích trồng ớt là 24.000 ha, năng suất trung bình 12,5 tấn/ha nhưng hằng năm vẫn
phải nhập khẩu 25 – 30 ngàn tấn ớt [23].
Hàn Quốc, với món ăn truyền thống “Kim Chi”, ớt là thành phần không thể
thiếu được. Ớt là loại rau chủ yếu của nước này, chiếm 60% diện tích trồng rau và 40%
tổng sản lượng. Tuy trồng ớt đòi hỏi nhiều công lao động nhưng vẫn là cây mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho nông dân [23].

6


Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất ớt và tiêu khô của thế giới
giai đoạn 2003- 2013 [93]
Năm

Diện tích
(ha)


Sản lượng
(tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

2003

1.902.908

2.824.845

14,844

2004

1.845.700

2.823.208

15,296

2005

1.801.835

2.836.762

15,743


2006

1.867.616

2.957.590

15,836

2007

1.949.501

3.088.656

15,843

2008

1.918.804

3.180.596

16,575

2009

2.038.890

3.103.354


15,220

2010

1.980.365

3.129.417

15,802

2011

1.987.855

3.338.876

16,796

2012

2.002.022

3.404.219

17,003

2013

1.974.910


3.458.634

17,512

Nguồn : FAOSTAT 2015

Trong khu vực Nam Á, Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, sản
lượng ớt đạt đến 80.000 tấn, 2,5 – 3% được xuất khẩu [45].
Khu vực Đông Nam Á, Indonesia có sản lượng ớt là 440.000 tấn trên diện tích
13.700 ha, Malaysia 21.000 tấn trên diện tích là 1.685 ha, Philippines 3.625 tấn trên
diện tích 1.450 ha, Thái Lan 328.000 tấn trên diện tích 121.000 ha. Mặc dù Thái Lan là
nước sản xuất ớt cay với sản lượng lớn nhưng lượng xuất khẩu vẫn nhỏ hơn lượng
nhập khẩu [23].
1.1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam
Cây ớt cay (Capsicum frutescens L.) là cây gia vị có lịch sử lâu đời ở nước ta và
được ưa chuộng nhất trong nhóm cây gia vị. Nước ta nằm trong khu vực 8 0 – 230 vĩ Bắc,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh
7


năm. Tuy nhiên, để bảo đảm có năng suất cao, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt thường
được gieo trồng vào 2 vụ chính là: vụ đông xuân, gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 2, trồng
tháng 1 – 2 và thu hoạch vào tháng 4 – 5, hay tháng 6 – 7; vụ hè thu: gieo hạt tháng 6 –
7, trồng tháng 8 – 9, thu tháng 1 – 2. Ngoài ra có thể trồng ớt trong vụ xuân hè gieo hạt
tháng 2 – 3, trồng tháng 3 – 4, thu tháng 7 – 8 [8], [18], [22].
Mặc dù cây ớt ở nước ta đã được trồng từ lâu đời nhưng chủ yếu tập trung ở các
tỉnh miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, vùng ven đô, khu vực
đông dân cư (Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phúc,…). Vùng chuyên canh ớt đã
được hình thành ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện tích

trồng ớt có thể mở rộng ra ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và miền
Tây Nam Bộ [22].
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng, năng suất ớt và ớt khô của Việt Nam
từ giai đoạn 2003 – 2013 [93]
Năm

Diện tích
(ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

2003

68.125

90.492

1,32

2004

51.000

78.500

1,53


2005

55.508

85.879

1,54

2006

57.058

84.382

1,47

2007

57.903

95.505

1,64

2008

59.734

105.13


1,75

2009

62.270

88.855

1,42

2010

62.411

86.710

1,38

2011

63.538

90.001

1,41

2012

64.000


91.000

1,42

2013

64.000

93.000

1,45
Nguồn: FAOSTAT 2015

Hiện nay, diện tích trồng ớt của nước ta còn manh mún chưa được quy hoạch.
Thấy rõ được tiềm năng của thị trường ớt trong tương lai, phục vụ cho chế biến và
8


xuất khẩu, cây ớt là một trong những cây trồng được ngành nông nghiệp chú ý phát
triển trong giai đoạn tới.
1.1.5. Dinh dưỡng và đất trồng ớt:
- Dinh dưỡng:
Ớt là cây có năng suất cao, có thời gian sinh trưởng dài, lại vừa ra hoa ra quả,
quả lớn cùng một lúc do vậy yêu cầu nhiều dinh dưỡng.
+Ớt cần dinh dưỡng nhiều về số lượng và chất lượng, mẫn cảm với phân hữu cơ
và phân khoáng. Theo tài liệu trồng ớt, ở Hungary, muốn thu được 2 tấn quả khô/ ha
phải bón 30 tấn phân chuồng, 400kg urê, 200kg kali, 800kg vôi. Vì vậy, sử dụng phân
bón thích hợp sẽ nâng cao chất lượng, sản phẩm ớt.
+ Trong các nguyên tố dinh dưỡng, ớt hút nhiều đạm thứ đến là kali và lân, Ca
cũng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng.

+ Đạm cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Nhưng cần nhiều nhất vào thời kỳ
phân cành đến ra hoa, ra quả vì xúc tiến phát triển cành lá, hoa, quả và là yếu tố
quyết định năng suất ớt.
+ Lân xúc tiến ra rễ giúp cho quá trình đồng hoá đạm, xúc tiến sự chín của quả,
làm cho quả chín sớm và tăng phẩm chất quả, chống sâu bệnh
+ Kali xúc tiến quá trình quang hợp, quá trình vận chuyển, tăng cường khả năng
hút đạm, chống rét và hạn chế sâu bệnh, tăng trọng lượng quả và phẩm chất quả (bón
phân gà vịt cho ớt rất tốt). Tăng khả năng chín sớm và chống đỡ cho ớt. Ớt yêu cầu
nhiều dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, ra quả. Do vậy phải bón kịp thời, đầy đủ cân đối
cho các đợt quả ra trước nhiều, đợt quả ra sau không hoặc ít làm giảm trọng lượng. Tỷ
lệ NPK thích hợp cho ớt là 2: 0,75 : 1 hay 2:1:1
+ Ca: kích thích sự sinh trưởng của rễ, làm cho thân cứng. Tránh ảnh hưởng độc
của những nguyên tố làm tăng pH của môi trường dinh dưỡng và tạo điều kiện tốt cho
ớt hấp thụ tốt nhất các nguyên tố (lân, vi lượng...).
+ Thiếu Ca đỉnh sinh trưởng yếu, lá màu vàng quả nhỏ. Yêu cầu Ca tăng lên
trong điều kiện thiếu ánh sáng.
+ Thiếu kali xuất hiện vết nâu vàng ở mép lá, lá cuộn lại, cây ngừng sinh
trưởng, lá héo và chết.
+ Thiếu lân cũng dẫn đến cây ngừng sinh trưởng, kéo dài thời gian phát dục của
quả và chín muộn. Thân có màu nâu tím, lá có màu xanh lục, sau đó màu lục.
+ Thiếu đạm cây sinh trưởng phát triển kém, cây bé, ít hoa, ít quả, quả bé, năng
suất thấp.
9


+ Bón phân gà vịt, phân dơi, khô dầu lạc, làm tăng phẩm chất ớt.
Ngoài những yếu tố chính, ớt còn yêu cầu các nguyên tố vi lượng để sinh
trưởng, phát triển bình thường như Bo, Mo, Mn, Cu, Fe, Mg... bón phân vi lượng sẽ
nâng cao sản lượng và chất lượng quả.
- Đất trồng:

+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất
phù sa ven sông và đất canh tác lúa.
+ Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất =
5,5-6,5.
+ Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm, vụ
trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm bệnh
trong đất truyền cho ớt. Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt. Mùa
mưa cần phải lên líp cao kích thước trung bình: mặt liếp rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm
và mương thoát rộng 40 cm. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt
rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất,
bón lót, trải màng phủ giống như trải trồng dưa hấu.
1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI ỚT
1.2.1. Bệnh héo xanh vi khuẩn Ralsonia solanacearum
Bệnh HXVK lần đầu tiên được mô tả bởi Smith E.F. ở cà chua, khoai tây và
cà tím vào năm 1896 và sau đó ở thuốc lá vào năm 1908 [80]. Nguồn gốc và sự phổ
biến sớm của nó vẫn chưa xác định kể từ khi báo cáo đầu tiên được đưa ra vào cuối
thế kỷ XIX ở châu Á, Nam Mỹ, Mỹ và Australia [58]. Sau đó, bệnh này tăng cường
sự hiện diện trên các cây ký chủ nhạy cảm khác trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và ôn đới [58], [80].
Bệnh HXVK là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên nhiều
loại cây trồng, bao gồm cây ớt (Capsicum sp.) ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới trên thế giới vì có sự phân bố rộng, khả năng gây bệnh lớn và phổ ký chủ rộng của
tác nhân gây bệnh [87]. Ở Việt Nam, vi khuẩn R. solanacearum phân bố rộng rãi, đặc
biệt là khu vực Nam Trung Bộ, nơi thường có nhiệt độ và ẩm độ cao, là điều kiện thích
hợp cho sự phát sinh và gây hại của vi khuẩn này.

1.2.2. Phổ ký chủ, phân bố địa lý và mức độ gây hại của vi khuẩn gây bệnh
10



Vi khuẩn R. solanacearum đã được mô tả và phân lập trong hơn 200 loài thực vật
thuộc 53 họ khác nhau. Vi khuẩn này phân bố trên toàn thế giới, có phổ ký chủ rộng và
liên tục mở rộng, do đó việc mô tả các cây ký chủ mới không phải là hiếm [38], [43],
[58]. Ký chủ phổ biến và quan trọng nhất là chuối (Musa spp.), cà tím (Solanum
melongena), lạc (Arachis hypogaea), khoai tây (Solanum tuberosum), thuốc lá (Nicotiana
tabacum), ớt (Capsicum sp.) và cà chua (Lycopersicon esculentum) [33]. Phần lớn ký chủ
thuộc các cây họ cà (Solanaceae) và họ chuối (Musaceae). Dựa vào phổ ký chủ, vi khuẩn
R. solanacearum được phân loại vào 5 race [38], [52].
- Race 1: Tấn công trên nhiều vùng địa lý, nhiều loại cây trồng khác nhau. Đặc
biệt trên các cây như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt, thuốc lá, lạc, một số cây cảnh và
cây ăn quả…. Vi khuẩn R. solanacearum thuộc race 1 thường gây hại ở những vùng có
nhiệt độ ấm áp và gây hại nặng ở vùng nhiệt đới [33], [43].
- Race 2: Chủ yếu tấn công trên các cây thuộc họ chuối như chuối tam bội,
chuối lá, chuối sợi. Race này xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số
vùng ở Philippines [33], [43].
- Race 3: Tấn công trên các cây như: phong lữ, cà tím, cà chua và chủ yếu là
khoai tây...Race này phân bố rộng rãi ở tất cả các châu lục [33], [43].
- Race 4: Tấn công ở các cây thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Race 4 có mặt ở
châu Á [43].
- Race 5: Được ghi nhận tấn công ở cây dâu tằm (Morus spp.) Race này chỉ giới
hạn ở Trung Quốc [43].
Sự phân chia các race thường rất phức tạp do phụ thuộc vào thành phần cây ký
chủ và phạm vi phân bố của chúng. Theo Martin và French (1997), race 1 lưu tồn
nhiều năm trong đất, ngược lại race 3 thường có xu hướng giảm sau vài năm nếu
không có khoai tây dại làm ký chủ [66].
Ngày nay, R. solanacearum được ghi nhận là vi khuẩn gây hại ở hầu hết các
châu lục, phổ biến là ở các nước như Angola, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,
Indonesia, Srilanka, Ethiopia, Lybia, Kenya, Malaysia, Nigieria, Philippines, Nam Phi,
Đài Loan, Thái Lan, Uganda, Hoa Kỳ, Việt Nam, Zambia [4].

Ở Việt Nam, bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn R. solanacearum gây ra là một
trong những bệnh gây tổn thất lớn ở các vùng trồng cà chua trong nước, nhất là ở vùng
đồng bằng sông Hồng. Bệnh này được ghi nhận trên cà chua, khoai tây, cà tím, thuốc
lá, đậu phụng, gừng, ớt. Qua một số kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy ở
nước ta vi khuẩn gây bệnh héo xanh thuộc race 1, biovar 3 và 4 [5].
Ở Indonesia, bệnh được phát hiện đầu tiên trên cây lạc vào năm 1905, ở vùng
Cirebon. Về sau bệnh được ghi nhận trên nhiều loại cây trồng khác như cà chua, khoai
11


tây, thuốc lá, ớt, chuối. Kết quả nghiên cứu bệnh héo xanh trên cây lạc của ACIAR vào
năm 1985 cho thấy đây là bệnh gây hại chính trên cây lạc ở Indonesia, sự thiệt hại do
bệnh gây ra có thể làm giảm từ 15 – 90% năng suất [4].
Ở Đài Loan, bệnh gây hại trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, cà tím, đậu
phụng, dâu tây, tía tô, thầu dầu, mè, củ cải, rau dền và một số cây trồng khác. Trên
nhiều loại cây trồng, sự thiệt hại do bệnh gây ra có thể từ 5 – 100% năng suất. Các
dòng vi khuẩn R. solanacearum chủ yếu thuộc race 1 [4].
Ở Ai Cập, bệnh héo xanh vi khuẩn do R. solanacearum được ghi nhận là gây
hại nặng nhất trên cà chua và cây atisô (Cynara scolymus) trong những năm gần đây,
sự thiệt hại gây ra trên atisô chiếm từ 5 – 20% năng suất [4].
1.2.3. Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn
Triệu chứng thường biểu hiện ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cây. Ở cây
bị bệnh, ban ngày lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh hoặc vàng, héo cụp xuống, ở giai
đoạn cây con thường biểu hiện trên toàn cây còn ở giai đoạn cây trưởng thành triệu
chứng thường biểu hiện ở lá ngọn trước [58]. Ở 1 – 2 ngày đầu, cây có thể phục hồi lại
được vào lúc trời mát hoặc về đêm, nhưng sau 2 – 3 ngày, lá héo không thể hồi phục
lại được nữa và toàn cây bị héo rũ rồi chết. Cắt ngang đoạn thân cây gần mặt đất ta
thấy bó mạch bị hoá nâu, trong điều kiện độ ẩm cao, thân cây bị bệnh dần dần thối
mềm, ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn tiết ra màu trắng sữa. Rễ
có màu nâu đen và thối. Mặc dù bệnh thường tiến triển cho đến khi héo tàn và chết

nhưng các loài thực vật khác nhau có các biểu hiện của các triệu chứng và tỷ lệ phát
triển bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào tính nhạy cảm của vật chủ và tính độc của
các chủng gây bệnh [28].
1.2.4. Vi khuẩn R. solanacearum – tác nhân gây bệnh héo xanh trên ớt
R. solanacearum không phải là tên thường gọi của loài vi khuẩn này. Nó đã được
phân loại trong nhiều chi kể từ khi được mô tả lần đầu tiên. Mặc dù Burrill T.J. là người
đầu tiên phân lập ra các chủng vi khuẩn này vào năm 1890 nhưng Smith E.F. mới là người
đầu tiên xuất bản một mô tả khoa học và phân loại nó trong chi Bacillus như B.
solanacearum năm 1896 [58], [80]. Tuy nhiên, sau đó nó đã được chuyển vào chi
Bacterium và chi Pseudomonas với tên của P. solanacearum, sau đó tạm thời phân loại lại
trong chi Phytomonas và Xanthomonas, cuối cùng chuyển về chi Pseudomonas vào năm
1948 [58]. Năm 1992, nó đã được đặt trong chi Burkholderia, nhưng gần đây qua phân
tích sự phát sinh loài và phân tích kiểu hình qua nhiều giai đoạn, người ta đã đề xuất thành
lập chi mới tên là Ralstonia vào năm 1995 [91]. Kể từ đó, vi khuẩn này được đặt tên là
Ralstonia solanacearum và thuộc họ Ralstoniaceae.
R. solanacearum hiện đang được coi là một loài không đồng nhất hay là một
“loài phức” [47]. Khái niệm “nhóm loài” đã được đề xuất vào năm 1964 và giả thuyết
12


rằng các chủng của loài này “là sản phẩm của sự tiến hóa trong thời gian dài, xảy ra
độc lập ở các khu vực riêng biệt trong các ký chủ khác nhau” [38].
Ngoài các race, R. solanacearum đã được phân loại truyền thống vào biovars.
Dựa vào đặc tính sinh lý, sinh hoá khác nhau của các mẫu phân lập, 5 biovars có thể
nhận dạng dựa trên cơ sở khả năng mầm bệnh sử dụng và ôxy hóa rượu hexose
(dulcitol, mannitol, sorbitol) và một số disaccharides (cellobiose, lactose, maltose)
[38], [53]. Cho đến nay, 5 races và biovars đã được mô tả [38], [53] và châu Phi là lục
địa có sự đa dạng cao nhất [43].
Vi khuẩn R. solanacearum Smith là vi khuẩn Gram (–), có hình gậy ngắn (0,5 –
0,7 × 1,5 – 2,5m), tròn ở hai đầu, có tiên mao, có thể di động [14], [72]. Khuẩn lạc của

R. solanacearum có bề mặt trơn, nhẵn, ít khi gồ ghề, lỏng, có màu phớt hồng ở giữa và
phần xung quanh màu trắng trên môi trường TZC [72]. Vi khuẩn R. solanacearum có
khả năng phân giải gelatin, có dòng có khả năng phân giải tinh bột, esculin, có khả năng
tạo ra acid khi phân giải một số loại đường, hợp chất carbon… Vi khuẩn phát triển thích
hợp ở pH từ 7 – 7,2. Nhiệt độ thích hợp 25 – 300C, nhất là ở 300C, nhiệt độ tối thiểu là
100C, tối đa là 410C, nhiệt độ gây chết là 520C [28].
1.2.5. Đặc điểm phát sinh – phát triển bệnh
Vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc trong đất, thời gian vi khuẩn tồn lưu trong đất
phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, tính chất hoá lý của đất…[72]. Bên cạnh
đó còn phụ thuộc vào race gây bệnh, race 1 thường tồn lưu lâu trong đất, trái lại race 3
thường giảm sau vài năm do khả năng thích ứng thấp hơn. Vi khuẩn có thể tồn lưu
trong đất từ 5 – 7 năm ngay cả khi không có cây ký chủ. Trong cơ thể ký chủ thực vật
hoặc trong hạt giống chúng có thể sống tới 7 tháng, còn nếu bám dính trên bề mặt hạt
chỉ tồn tại 2 – 7 ngày [29]. R. solanacearum có thể tồn tại xung quanh vùng rễ của các
cây trồng không phải là ký chủ, bao gồm cỏ dại. Vì vậy việc phòng trừ bệnh HXVK
gặp rất nhiều khó khăn [72]. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua rễ, vết thương cơ giới,
thân non, lỗ hở tự nhiên, do côn trùng, khi vào bên trong chúng sinh sản rất nhanh làm
bít các lỗ mạch đồng thời tiết ra độc tố làm các bó mạch bị hoá nâu, đen và gây ra hiện
tượng héo do cây bị thiếu nước. Dưới những điều kiện thuận lợi vi khuẩn có thể di
chuyển xuyên qua lớp vỏ và đi ra bên ngoài môi trường đất, đó cũng là sự tương tác
giữa đất và rễ, rễ bị nhiễm vi khuẩn từ đất và ngược lại vi khuẩn từ trong cây đi ra môi
trường đất [6]. Vi khuẩn lan truyền chủ yếu bằng nguồn nước, đất như bám dính vào
giày dép, dụng cụ canh tác [66].
Bệnh HXVK phát sinh, phát triển phụ thuộc vào điều kiện đất đai, trên các chân
đất cao bệnh thường nặng hơn các chân đất thấp, đất được luân canh với lúa nước làm
giảm tỉ lệ bệnh đáng kể. Thời vụ trồng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
sinh phát triển bệnh, thời vụ trồng có mưa nhiều, độ ẩm cao làm gia tăng sự phát sinh phát
13



triển bệnh. Mật độ trồng cao tỉ lệ bệnh thường cao do chúng tạo một vùng khí hậu thuận
lợi cho sự phát sinh phát triển bệnh. Vì nước là nguồn lây lan chủ yếu của bệnh, do đó
phương pháp tưới là một trong những yếu tố gia tăng tỉ lệ gây hại của bệnh [3].
1.2.6. Bệnh pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn
Phòng chống bệnh HXVK hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp,
đây là vấn đề tồn tại chung trên thế giới. Khả năng tốt nhất là phải áp dụng các biện
pháp phòng trừ tổng hợp, chủ động sớm thì mới hiệu quả [28]. Sau đây là một số biện
pháp phòng trừ đã được áp dụng hiện nay [19]:

 Biện pháp canh tác:
- Chọn lọc sử dụng trồng các giống chống bệnh, có năng suất cao, điều này đặc
biệt cần thiết cho các vùng có áp lực bệnh nặng hàng năm.
- Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh, lấy giống ở các vùng, các ruộng không nhiễm
bệnh. Kiểm tra để loại cây giống nhiễm bệnh ở trong kho trước khi đem trồng.
- Tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Tiêu diệt các loài cỏ dại đặc biệt các loài cỏ dại là ký chủ
của bệnh như: Ageratum conyzoides, Solanum nigrum, Eupatorium odoratum…
- Ngâm nước ruộng trong 15 – 30 ngày, hoặc cày đất phơi ải khô, hạn chế
nguồn bệnh vi khuẩn và tuyến trùng ở trong đất. Chúng mẫn cảm với điều kiện ngập
nước và khô khan.
- Luân canh với lúa nước hoặc các loài cây phi ký chủ như ngô, mía, bông.
- Tăng cường bón phân hữu cơ, phân hoai mục và bón vôi.

 Biện pháp cơ giới – vật lý:
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
- Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành,
thu hái.
- Tránh gây tổn thương rễ trong quá trình trồng trọt, chăm sóc.
 Biện pháp dùng chế phẩm kháng sinh và các thuốc hóa học: Biện pháp dùng
hóa chất phòng chống bệnh HXVK được cho là ít có hiệu quả do vi khuẩn này có
nguồn gốc từ đất xâm nhiễm gây bệnh và sinh sản trong hệ thống bó mạch của cây.

Nếu phát hiện bệnh sớm thì dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP,
Lobo 8WP,…có thể hạn chế được bệnh. Dùng chloropicrin xử lý đất trước khi trồng 10
ngày cho hiệu quả phòng bệnh tốt [46]. Một số loại kháng sinh như streptomycine,
tetracycline, chloramphenicol, validamycin...cũng đang được sử dụng để phòng trừ
bệnh do R. solanacearum gây ra [87]. Một số thuốc khác như: Thiabendazole
(C5H6N6S2) có thể giảm tỷ lệ bệnh xuống 50% nhưng do thuốc này có độ độc cấp tính
14


×