Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và kết quả kết thúc chuyển dạ của thai phụ mang thai con so vào sinh tại khoa sản bệnh viện trường đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHAN THỊ MINH Ý

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ KẾT QUẢ CHUYỂN DẠ
CỦA THAI PHỤ CON SO TẠI KHOA SẢN
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Người hướng dẫn luận văn:
PGS. TS. BS TRƯƠNG QUANG VINH


Huế, 2018


Lời Cảm Ơn
Luận văn Y khoa này được hoàn thành nhờ sự
hướng dẫn tận tâm của quý Thầy Cô Trường Đại học Y
Dược Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế,
cũng như sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia
đình và bạn bè.
Với lòng kính trong và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Trường
Đại
học


Y Dược Huế.
- Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô Bộ môn Phụ Sản
Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban Chủ nhiệm và cán bộ Khoa Phụ Sản - Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế.
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế.
- Trung tâm học liệu Huế.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Quang Vinh - Giảng
viên chính Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược
Huế đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, con xin kính xin ghi nhớ công ơn sinh
thành dưỡng dục của Ba Mẹ, xin tri ân các thành viên
trong gia đình và bạn bè thân hữu đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Huế, tháng 5 năm 2018
Phan Thị Minh Ý


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực
hiện trung thực, chính xác trên bệnh nhân và hồ sơ bệnh án. Các số liệu
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác và không sao
chép từ người khác. Nếu sai khác tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận văn

PHAN THỊ MINH Ý



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACOG : The American College of Obstetricians and Gynecologists
CĐ, ĐH, sau ĐH : Cao đẳng, đại học, sau đại học
MLT : Mổ lấy thai
RDS : Respiratory Distress Syndrome


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
1.1. Một số khái niệm về chuyển dạ.......................................................................2
1.2. Các giai đoạn của chuyển dạ...........................................................................4
1.3. Đáp ứng của sản phụ đối với quá trình chuyển dạ:..........................................5
1.4. Đáp ứng của thai nhi đối với chuyển dạ:.........................................................6
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dạ:.............................................................7
1.6. Chỉ định sinh thủ thuật....................................................................................7
1.7. Chỉ định mổ lấy thai........................................................................................8
1.8. Biến chứng trong chuyển dạ............................................................................8
1.9. Các nghiên cứu về chuyển dạ trên thế giới và ở việt nam.............................10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................21
3.1. Các đặc điểm của mẫu...................................................................................21
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ.........................................................25
3.3. Kết quả chuyển dạ.........................................................................................29

Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................32
4.1. Các đặc điểm chung của mẫu........................................................................32
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ.........................................................34
4.3. Kết quả chuyển dạ.........................................................................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố nghề nghiệp theo địa bàn sinh sống......................................22
Bảng 3.2. Phân bố tiền sử sản phụ theo kết quả chuyển dạ......................................24
Bảng 3.3. Phân bố quan niệm MLT an toàn hơn sinh đường âm đạo theo phương
pháp sinh...............................................................................................25
Bảng 3.4. Phân bố quan niệm sợ đau đẻ theo phương pháp sinh.............................25
Bảng 3.5. Phân bố quan niệm sinh ít con theo phương pháp sinh............................26
Bảng 3.6. Phân bố quan niệm sinh con theo giờ theo phương pháp sinh.................26
Bảng 3.7. Phân bố quan niệm sợ tổn thương âm đạo theo phương pháp sinh..........26
Bảng 3.8. Phân bố quan niệm MLT an toàn hơn sinh đường âm đạo theo thời gian
nằm viện trước sinh...............................................................................27
Bảng 3.9. Phân bố quan niệm sợ đau đẻ theo thời gian nằm viện trước sinh...........27
Bảng 3.10. Phân bố quan niệm sinh ít con theo thời gian nằm viện trước sinh.......27
Bảng 3.11. Phân bố quan niệm sinh con theo giờ theo thời gian nằm viện trước sinh....28
Bảng 3.12. Phân bố quan niệm sợ tổn thương âm đạo do sinh theo thời gian nằm
viện trước sinh.......................................................................................28
Bảng 3.13. Phân bố phương pháp sinh theo thời gian giai đoạn 2...........................29
Bảng 3.14. Phân bố Apgar 1 phút và 5 phút của trẻ theo phương pháp sinh............30
Bảng 3.15. Phân bố biến chứng con theo phương pháp sinh...................................31
Bảng 3.16. Biến chứng mẹ......................................................................................31

Bảng 3.17. Các loại biến chứng mẹ.........................................................................31
Bảng 4.1. Cân nặng trung bình trẻ sơ sinh theo một số nghiên cứu.........................39


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố sản phụ theo địa bàn sinh sống.........................................21
Biểu đồ 3.2. Phân bố sản phụ theo dân tộc..............................................................21
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp sản phụ theo địa bàn sinh sống..........................22
Biều đồ 3.4. Phân bố sản phụ theo trình độ học vấn................................................23
Biểu đồ 3.5. Phân bố sản phụ theo tôn giáo.............................................................23
Biểu đồ 3.6. Phân bố sản phụ theo tình trạng kinh tế...............................................24
Biểu đồ 3.7. Phân bố các phương pháp sinh............................................................29
Biểu đồ 3.8. Phân bố cân nặng của trẻ (gram).........................................................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng nhất xảy ra vào cuối thời
kỳ thai nghén, giúp sản phụ và gia đình chào đón đứa con của họ. Nhiều yếu tố có
thể ảnh hưởng đến giai đoạn này, làm thay đổi phương thức sinh cũng như kết quả
cuối cùng của cuộc chuyển dạ, nhất là ở những sản phụ mang thai con so. Những
nghiên cứu gần đây trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy có nhiều yếu tố làm thay
đổi phương thức sinh, đặc biệt là làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở thai phụ con so như:
sự tiến bộ của kỹ thuật mổ lấy thai, thuốc kháng sinh, giảm đau, gây mê hồi sức,
việc theo dõi chuyển dạ bằng monitoring làm tăng khả năng phát hiện suy thai và
một số lý do tâm lý như sợ đau đẻ, muốn giữ sự rắn chắc của tầng sinh môn như khi
chưa sinh, sinh theo lá số tử vi [18] … Đồng thời, các nghiên cứu trên cũng đã

khẳng định sự đúng đắn của khuyến cáo về tỷ lệ mổ lấy thai của Tổ chức Y tế Thế
giới năm 1985 là tốt nhất chỉ nên từ 5,0 – 10,0% [43]. Do đó, khi tỷ lệ mổ lấy thai
tăng nhanh vượt quá tỷ lệ khuyến cáo này nhưng lại không có bằng chứng cho thấy
sự giảm bệnh suất và tử suất cho mẹ và trẻ sơ sinh thì cần lo ngại về nguy cơ tăng tỷ
lệ biến chứng liên quan đến mổ lấy thai [2]. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm
giúp người bác sĩ và sản phụ hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
chuyển dạ, các lợi ích và tác hại của từng phương pháp sinh để đưa ra chỉ định,
quyết định hợp lí, chính xác nhất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và kết quả kết thúc chuyển dạ của
thai phụ mang thai con so vào sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của thai phụ
mang thai con so.
2. Đánh giá kết quả kết thúc chuyển dạ của thai phụ mang thai con so.


2

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN DẠ
1.1.1. Định nghĩa chuyển dạ
Chuyển dạ là quá trình sinh lý làm xóa mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ
của thai ra khỏi đường sinh dục của người mẹ [1].
Chuyển dạ là quá trình mà các sản phẩm của sự thụ thai (thai nhi, màng ối,
dây rốn, bánh nhau) bị tách và bị tống ra khỏi buồng tử cung sau một thời gian thai
nghén chừng 40 tuần [31], [34], [44].
1.1.2. Khái niệm về chuyển dạ đẻ
1.1.2.1. Đẻ thường:

Đẻ thường là cuộc chuyển dạ xảy ra tự nhiên mà không có bất kì tác động
nào ảnh hưởng đến sự đi ra của thai qua đường âm đạo [14].
Chuyển dạ đẻ thường là cuộc chuyển dạ của ngôi chỏm, không có biến
chứng, quá trình chuyển dạ được hoàn thành bởi nỗ lực tự nhiên của sản phụ [34],
[44]. Tất cả các yếu tố về mẹ, thai và phần phụ của thai đều bình thường thì cuộc
sinh sẽ bình thường [1]. Cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường. Sản phụ đẻ đường
dưới, tình trạng mẹ và thai nhi tốt [16].
1.1.2.2. Đẻ khó:
Nếu một trong những yếu tố về mẹ, thai hay phần phụ của thai bất thường,
thì cuộc sinh sẽ có nhiều khó khăn, phải được người thầy thuốc can thiệp và đều
được gọi là sinh khó [1].
Đẻ khó là có sự khó khăn hay là không thể có được việc đẻ qua đường âm
đạo [14].
1.1.2.3. Đẻ đủ tháng:
Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc
này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung [1].


3
Là cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra từ tuần thứ 38 (259 ngày) đến hết tuần thứ 41
(294 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối. Trung bình 40 tuần (280 ngày) [14].
1.1.2.4. Chuyển dạ thật sự:
Chẩn đoán chuyển dạ dựa vào những đặc tính của cơn co tử cung, hiện tượng
xóa mở của cổ tử cung, sự thành lập đầu ối và tiến triển của ngôi thai [2], [34], [35].
Các dấu hiệu của chuyển dạ:
+ Cơn co tử cung: đây là động lực đầu tiên và là động lực chính thúc đẩy
quá trình chuyển dạ. Đầu tiên, cơn co của cơ tử cung gây ra sự thay đổi ở giai đoạn
1 của chuyển dạ làm cho cổ tử cung xóa và mở, sau đó nó cùng với cơn co của
thành bụng giúp thai xuống và sổ ra ngoài sau khi cổ tử cung đã mở hết. Trong
chuyển dạ, cơn co tử cung xảy ra có tính chất nhịp nhàng, giữa mỗi cơn co là giai

đoạn nghỉ.
Mỗi cơn co có 3 pha: pha tăng co là pha dài nhất, pha tột đỉnh, pha giảm
co. Khi mô tả cơn co tử cung trong chuyển dạ, người ta đánh giá qua: tần số, thời
gian co và cường độ. Tần số chỉ thời gian từ khi bắt đầu của cơn co này đến bắt
đầu của cơn co tiếp theo. Thời gian co của mỗi cơn co được tính từ khi bắt đầu
pha tăng co đến khi kết thúc hoàn toàn pha giảm co. Cường độ là độ mạnh của
cơn co ở pha tột đỉnh.
Khi bắt đầu chuyển dạ, cơn co thường nhẹ, thời gian co ngắn và thưa. Khi
chuyển dạ tiến triển, cơn co trở nên dài hơn, cường độ mạnh hơn, tần số dày hơn. Vì
cơn co tử cung là tự động nên người sản phụ đang chuyển dạ không thể kiểm soát
được về thời gian co, tần số và cường độ của cơn co [13], [34].
+ Độ xóa mở cổ tử cung: cơn co tử cung có tác dụng làm cho cổ tử cung
xóa và mở. Khi có hiện tượng xóa mở cổ tử cung, nhầy hồng được gọi là mè tây,
chính là nút nhầy ở lỗ cổ tử cung bị tống ra. Sau đó, với sự mạnh dần của cơn co
tử cung, cổ tử cung xóa mỏng dần và mở dần từ 1 cm cho đến khi mở hết
(khoảng 10 cm hoặc hơn). Ở giai đoạn từ 1 cm đến 3 – 4 cm cổ tử cung mở rất
chậm, từ 4 đến 8 cm cổ tử cung mở nhanh, từ 8 cm đến khi mở hết thì tốc độ mở
lại chậm lại [34], [44].


4
+ Sự thành lập đầu ối: dưới tác dụng của cơn co tử cung, áp lực trong
buồng ối tăng lên đẩy nước ối dồn xuống cực dưới tạo nên đầu ối, thường có dạng
dẹt. Màng ối bị vỡ đúng lúc khi cổ tử cung mở hết, tuy nhiên trong khi cổ tử cung
đang mở, một vài cơn co tử cung mạnh có thể làm vỡ màng ối sớm hơn [34], [43].
+ Sự tiến triển của ngôi thai: trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai sẽ đi từ vị
trí eo trên của khung chậu đi xuống, qua eo giữa rồi eo dưới và sổ ra ngoài. Gai
hông của eo giữa khung chậu được lấy làm mốc cho sự đi xuống của ngôi thai. Mặt
phẳng đi ngang qua gai hông được chọn là điểm 0, từ đó trở lên, eo trên được quy
ước bằng dấu (-) (từ -1 đến -3), từ gai hông trở xuống, eo dưới được quy ước bằng

dấu (+) (từ +1 đến +3) [31], [41].
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHUYỂN DẠ
Trong quá trình chuyển dạ đẻ người ta chia làm 4 giai đoạn mà thời gian của
mỗi giai đoạn dài ngắn khác nhau.
1.2.1. Giai đoạn 1 (giai đoạn xóa mở cổ tử cung)
Bắt đầu từ khi có cơn co tử cung có tác dụng làm cổ tử cung xóa mở cho đến
khi cổ tử cung mở hoàn toàn xấp xỉ 10 cm. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ
8 giờ đến 16 giờ nhưng không được quá 20 giờ và được chia làm 2 pha:
Pha tiềm tàng: là khi cổ tử cung mở từ 0 đến 3 cm, kéo dài khoảng 8 giờ ở
người con so và 5 giờ ở người con rạ.
Pha tích cực (pha hoạt động): kể từ khi cổ tử cung mở 4 cm đến khi mở hết,
kéo dài khoảng 6 giờ ở người con so và 4 giờ ở người con rạ. Pha tích cực trung
bình mỗi giờ phải mở được 1 cm đối với con so và 1,2 cm đối với con rạ [34], [43].
1.2.2. Giai đoạn 2 (giai đoạn sổ thai)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hết đến khi thai được sổ hoàn toàn
ra ngoài. Cơn co tử cung cùng với cơn co thành bụng giúp thai đi xuống, quay và sổ.
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ trong đó thời gian rặn cho thai sổ
không quá 20 phút [14]. Lúc này, mặc dù cơn co có mạnh hơn nhưng cảm giác đau ít
hơn ở giai đoạn 1. Đau do sự xuống của bào thai, sự dãn nở của âm đạo và tổ chức
đáy chậu giúp thai sổ ra ngoài.
1.2.3. Giai đoạn 3 (giai đoạn sổ nhau)


5
Bắt đầu từ khi thai sổ ra ngoài đến khi nhau sổ hoàn toàn. Giai đoạn này
thường kéo dài khoảng 30 phút. Sự co rút của cơ tử cung làm cho nhau bong và sổ.
Theo WHO định nghĩa bánh nhau cảm từ là bánh nhau không sổ sau 60 phút
kể từ khi thai nhi ra đời [33].
1.2.3. Giai đoạn 4
Là giai đoạn 2 tới 4 giờ sau sinh. Đây là thời kỳ bắt đầu phục hồi sinh lý của

các sản phụ.
Nói chung thời gian của một cuộc chuyển dạ bình thường ở người con so
trung bình từ 12 đến 16 giờ, ở người con rạ từ 6 đến 8 giờ. Một cuộc chuyển dạ bình
thường không kéo dài quá 24 giờ.
Một quá trình thường xảy ra trước khi có chuyển dạ thực sự có thể gây chú ý,
đó là sự tụt xuống nhẹ của tử cung xảy ra trước chuyển dạ khoảng 2 – 3 tuần do
ngôi thai đi vào khung chậu, có thể có đau lưng âm ỉ, dịch âm đạo gia tăng và chất
nhầy cũng có thể bị tống xuất ra ngoài [13], [34].
1.3. ĐÁP ỨNG CỦA SẢN PHỤ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ:
1.3.1. Đáp ứng về sinh lý:
1.3.1.1. Hệ thống tim mạch:
Những cơn co tử cung mạnh kéo dài có thể làm giới hạn hay ngưng hoàn
toàn dòng máu tuần hoàn tử cung – nhau thai. Điều này làm giảm phân phối máu
và gia tăng sức cản ngoại biên dẫn đến tăng huyết áp tâm thu và tâm trương,
mạch chậm.
1.3.1.2. Hệ thống hô hấp:
Nhu cầu tiêu thụ oxy tăng 20% trong suốt thai kỳ và tăng hơn trong quá trình
chuyển dạ. Ở giai đoạn đầu của chuyển dạ tiêu thụ oxy tăng 40% và tăng đến 100%
trong giai đoạn 2. Thông khí /phút tăng 20 – 25 lần/phút (bình thường 10 lần/phút)
và ở người không được chuẩn bị hay không dùng thuốc có thể tăng đến 35 lần/phút
hay hơn nữa. Sự tăng thông khí này làm tăng ph máu của người mẹ trong giai đoạn
sớm của chuyển dạ và trở về mức bình thường ở cuối giai đoạn 1.


6
1.3.1.3. Cân bằng nước và điện giải:
Chảy mồ hôi nhiều, tăng thông khí, tăng thân nhiệt do tăng hoạt động cơ làm
thay đổi cân bằng nước và điện giải. Do đó việc cung cấp nước trong khi chuyển dạ
là quan trọng [32], [41].
1.3.2. Đáp ứng về tâm lý:

+ Ở giai đoạn 1 của chuyển dạ, sản phụ thường thấy lo lắng do không biết diễn
tiến của chuyển dạ sẽ tiến triển như thế nào và khả năng đối phó với việc sinh đẻ ra sao
nếu không có hiểu biết về chuyển dạ tự nhiên và họ thường có tâm lý mong muốn thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển dạ [43].
+ Ở giai đoạn 2, những người có hiểu biết về chuyển dạ thì tin rằng việc sinh
đẻ đã đến gần và họ cần phải nỗ lực để rặn đẻ tốt. Ở những người chưa được chuẩn bị
tốt thì thường trở nên sợ hãi và mất bình tĩnh và không kiểm soát được hành vi của
bản thân [41].
1.4. ĐÁP ỨNG CỦA THAI NHI ĐỐI VỚI CHUYỂN DẠ:
1.4.1. Thay đổi nhịp tim:
Giảm nhịp tim thai có thể xảy ra khi áp lực nội sọ từ 40 đến 55 mmHg. Điều
này được giải thích là do sự giảm oxy của hệ thống thần kinh trung ương mà thực
chất là do thần kinh phế vị kiểm soát [2], [41].
1.4.2. Tình trạng cân bằng acid – base trong chuyển dạ:
Ở giai đoạn đầu của chuyển dạ có tình trạng giảm chậm pH của bào thai. Khi
giai đoạn 2 bắt đầu, có sự giảm nhanh chóng do sự gia tăng của cơn co tử cung và sự
gắng sức của người mẹ khi đang chuyển dạ, sự thiếu hụt base cũng gia tăng và sự bão
hòa oxy giảm 10% [2], [41].
1.4.3. Những trạng thái hành vi của thai nhi:
Thai có những trạng thái hành vi bắt đầu từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 38 của
thai kỳ. Những trạng thái này dường như tiếp tục trong quá trình chuyển dạ ngay cả
khi có cơn co tử cung. Trạng thái ngủ (yên lặng và hoạt động) chiếm ưu thế, mặc dù
trạng thái thức tỉnh hoạt động và yên lặng thì ít thấy. Nhịp tim thai thường giảm
kèm theo với trạng thái ngủ yên lặng của thai, cử động thở và các cử động khác của
cơ thể cũng giảm. Thời gian ngủ yên lặng kéo dài tối đa khoảng 40 phút [2], [41].
1.4.4. Thay đổi huyết động học:


7
Sự trao đổi dưỡng chất và khí từ mẹ qua thai phụ thuộc vào áp lực máu thai.

Áp lực máu thai là một cơ chế bảo vệ cho thai hoạt động bình thường khi có sự
giảm oxy do xuất hiện các cơn co tử cung trong suốt quá trình chuyển dạ [2], [41].
1.4.5. Thay đổi tư thế của thai:
Để cho thai đi qua được ống đẻ, thai nhi phải có sự thay đổi tư thế cho phù hợp
với khung chậu của mẹ. Các đường kính của đầu, lưỡng mỏm vai, lưỡng ụ đùi muốn
qua được khung chậu phải thu nhỏ lại bằng nhiều cách. Mỗi phần lớn nhất của thai
phải đi qua lần lượt các eo của khung chậu (eo trên, eo giữa, eo dưới). Quá trình này
được chia ra những thì tuần tự như sau:
(1) Qua eo trên gọi là thì lọt
(2) Đi từ eo trên xuống eo dưới gọi là thì xuống và xoay
(3) Qua eo dưới gọi là thì sổ.
Cơn co tử cung là động lực của quá trình này [2].
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DẠ:
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và đẻ thường là:
+ Khung chậu mẹ: kích thước của khung chậu, hình dạng khung chậu.
+ Ngôi, thế của thai, trọng lượng thai.
+ Tiến triển của chuyển dạ: dựa vào cơn co tử cung, độ xóa mở của cổ tử
cung, sự xuống của ngôi thai.
+ Tình trạng tâm lý của mẹ: việc chuẩn bị về tâm sinh lý cho quá trình
chuyển dạ, kinh nghiệm sinh đẻ trước đó, sự hỗ trợ của người thân và thầy thuốc,
tâm lý vững vàng [32], [41].
Chuyển dạ chịu tác động về cả tâm lý và sinh lý.
1.6. CHỈ ĐỊNH SINH THỦ THUẬT
Ở những cuộc chuyển dạ có tình trạng thai nghén bình thường, ngôi thai là
ngôi chỏm thì sinh thủ thuật được chỉ định ở những cuộc chuyển dạ có thời gian giai
đoạn 2 bị kéo dài, có chỉ định (hay chọn lựa) rút ngắn giai đoạn 2 hoặc có tình trạng
thai suy [32] hoặc khi đầu ngưng quay ở kiểu thế sau hoặc kiểu thế ngang [1][2].
1.7. CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI
Ngày nay, MLT được chỉ định khi sinh đường âm đạo không an toàn cho mẹ
hay thai. Nhiều chỉ định rất rõ ràng nhưng cũng có các chỉ định là tương đối. Trong

nhiều trường hợp cần cân nhắc giũa MLT và sinh đường âm đạo để có được chỉ


8
định tối ưu [2]. Theo William's Obstetric tái bản lần thứ 24, các chỉ định MLT được
chia thành 3 nhóm: do mẹ, do thai và do mẹ - thai [29].
1.8. BIẾN CHỨNG TRONG CHUYỂN DẠ
1.8.1. Biến chứng trong cuộc đẻ thường
Định nghĩa biến chứng khi sinh: biến chứng khi sinh là bất kì một sự bất
thường của mẹ và thai được nhận diện sớm ngay sau khi sinh [33].
Những biến chứng trực tiếp là hậu quả tức thì của quá trình sinh đẻ tự nhiên
hay sinh đẻ hỗ trợ [33].
Những biến chứng khi sinh đẻ ở thai và sơ sinh được định nghĩa là hậu quả
của những sự kiện sinh đẻ gây chảy máu, tổn thương tổ chức và những thay đổi
chức năng.
Những hậu quả này được chia làm 2 nhóm: do những yếu tố cơ học và do
thiếu oxy/ngạt.
Tỷ lệ rách da đầu có chảy máu khoảng 1% và gãy xương khoảng 1% trong
các cuộc đẻ.
Tỷ lệ thai ngạt khoảng từ 5% đến 15% cho tất cả các nguyên nhân trong đó
có 3% – 6% phải có sự can thiệp hồi sức ngay sau sinh thường [33], [46].
Ở những cuộc chuyển dạ đẻ thường, các biến chứng cho mẹ và thai thường
không đáng kể.
Một số biến chứng gặp trong việc sinh qua đường âm đạo như chấn thương
cơ quan sinh dục mẹ, thai ngạt, chấn thương thai, hít phải phân su và chảy máu sau
sinh thường có liên quan đến sự khó khăn trong chuyển dạ và kĩ năng thực hành của
người thầy thuốc.
Ở những cuộc chuyển dạ kéo dài:
+ Biến chứng cho mẹ: chuyển dạ kéo dài thường có tác động không tốt cho
sản phụ, nó gây sự căng thẳng và tăng mức độ đau do cơn co tử cung, làm gia tăng

sự lo lắng và có thể có ảnh hưởng như một sự sang chấn nặng nề [2], [32].
Ở những sản phụ này dễ có sự chảy máu và nhiễm trùng từ sự giảm trương
lực của cơ tử cung, vỡ tử cung hay đau ống đẻ, tăng khả năng sinh thủ thuật hay mổ
lấy thai [34].
+ Biến chứng cho con: tuần hoàn tử cung – nhau thai có thể bị cản trở bởi
chuyển dạ kéo dài gây nên tình trạng thiếu oxy thai.
Màng ối vỡ sớm làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai và trẻ sơ sinh. Sự
chèn ép cuống rốn có thể sau khi ối vỡ.


9
Khả năng sinh dụng cụ làm gia tăng chấn thương cho thai và đặc biệt có thể
có cả chấn thương não.
Ở những cuộc chuyển dạ quá nhanh:
+ Biến chứng cho mẹ: nếu cổ tử cung đã xóa và tổ chức phần mềm mẹ giãn
nở tốt thì mẹ ít có biến chứng.
Tuy nhiên, nếu cổ tử cung không mềm, tổ chức phần mềm mẹ chắc thì việc
rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn và vùng niệu có thể xảy ra, đôi khi có cả vỡ
tử cung.
Sản phụ có cả nguy cơ cao chảy máu sau sinh do sợi cơ tử cung bị kéo dãn
một cách đột ngột và bị mất kiểm soát do chuyển dạ tiến triển quá nhanh.
+ Biến chứng cho thai: chuyển dạ nhanh và sinh nhanh gây áp lực trên và
trong đầu thai gia tăng nên có thể gây chấn thương não trẻ sơ sinh.
Nếu việc sinh không được chuẩn bị và không được trợ giúp thì trẻ sơ sinh sẽ
thiếu sự chăm sóc trong những phút đầu tiên của cuộc sống [26], [40].
1.8.2. Biến chứng trong mổ lấy thai
1.8.2.1.Về phía mẹ:
Chảy máu do phạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung- tăng nhiều khi gây
tê, mê để mổ, do rách thêm đoạn dưới khi lấy thai.
Nhiễm trùng thường là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc

mạc có thể dẫn tới cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.
Tai biến phẫu thuật như phạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng
quang, khâu phải niệu quản, dò bàng quang- tử cung, dò bàng quang- âm đạo.
Các tai biến do gây mê hồi sức.
Sẹo mổ trên thân tử cung có thể nứt trong những thai kỳ sau. Tỷ lệ này
khoảng 1-2% với mổ dọc thân tử cung, nứt khi chưa vào chuyển dạ; khoảng 0,5-1%
với mổ ngang đoạn dưới tử cung, nứt khi đã vào chuyển dạ [2].
1.8.2.2. Về phía con:
Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê.
Dao mổ phạm vào thai nhi (1-2%).
Hội chứng suy hô hấp cấp (RDS) ở trẻ sơ sinh sớm và ngay cả trẻ đủ
trưởng thành.
Tiên lượng cho con cũng tùy thuộc vào kỹ thuật lấy thai trong trường hợp
ngôi bất thường [44].


10
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN DẠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.9.1. Trên thế giới
+ Về khái niệm chuyển dạ đẻ thường: Eutocia kiến nghị chuyển dạ đẻ thường
là cuộc chuyển dạ của ngôi chỏm, không có biến chứng, quá trình chuyển dạ được
hoàn thành bởi nỗ lực tự nhiên của người sản phụ [31].
+ Về các giai đoạn của chuyển dạ: theo nghiên cứu của Le Ray C. (2007) thì
thời gian giai đoạn 2 có sự khác nhau giữa các chủng tộc và những người mẹ tương
đồng nhưng không có sự khác nhau ở những sản phụ béo phì [33]. Theo nghiên cứu
của Liao B.J. (2005) và O Brien F.W (2003) thì thời gian giai đoạn 2 trung bình của
sản phụ con so là dưới 2 giờ [34], [44]. Cũng theo nghiên cứu của Liao B.J. (2005)
dựa vào thăm khám chu sinh cùng với sự kéo dài giai đoạn 2 chuyển dạ cho thấy có
sự liên quan giữa kết quả chuyển dạ và biến chứng mẹ với thời gian giai đoạn 2 kéo
dài nhưng không ảnh hưởng đến kết quả trẻ sinh ra [34].

Cũng theo các nghiên cứu của Liao B.J. (2005) và O’Grady P.J. (1998), mặc
dù sự sổ nhau thường dưới 10 phút nhưng trước đây sự kéo dài giai đoạn 3 trên 30
phút mới có sự can thiệp [34], [46]. Theo các nghiên cứu trên và nghiên cứu của
Ness A. (2005) thì biến chứng chính phối hợp trong thời kỳ sổ nhau là chảy máu,
đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân bệnh lý và tử vong mẹ [34], [43], [46].
Theo nghiên cứu cổ điển của Friedman năm 1950 về sự kéo dài chuyển dạ
tích cực (giai đoạn 1 và 2) của 2511 sản phụ có nguy cơ thấp được theo dõi chuyển
dạ ở 9 bệnh viện của Mỹ không sử dụng oxytocin hay gây tê vùng. Thời gian
chuyển dạ trung bình ở pha tích cực là 7,7 giờ ở sản phụ sinh con so và 5,6 giờ ở
sản phụ sinh con rạ. Trung bình thời gian giai đoạn 2 là 54 phút ở sản phụ sinh con
so và 18 phút ở sản phụ sinh con rạ [27], [34], [43].
+ Về đáp ứng của sản phụ với chuyển dạ: về tim mạch, theo nghiên cứu của
John Patrick O’Grady (1995) và Sally B. Olds (1992), sự thay đổi huyết áp và
mạch cũng phụ thuộc vào tư thế của sản phụ, nếu sản phụ nằm nghiêng thì huyết
áp tăng không đáng kể, mạch giảm khoảng 1%, cung lượng tim tăng 7,6%, thể tích
nhát bóp tăng 7,7% và áp lực mạch tăng 6%. Nếu sản phụ nằm ngửa thì huyết áp


11
tăng có ý nghĩa, mạch giảm 15%, cung lượng tim tăng 25%, thể tích nhát bóp và
áp lực mạch tăng hơn 26%. Khi hết cơn co tử cung, huyết áp hạ do giảm cung
lượng tim và thể tích nhát bóp, huyết áp giảm mạnh khi sản phụ nằm ngửa, thêm
vào đó là mạch nhanh, chảy mồ hôi, nôn mửa và gây ra hội chứng hạ huyết áp do
tư thế nằm ngửa [27], [39].
Về hô hấp, theo nghiên cứu của O Brien F.W (2003) và Ramos S.L. (2005),
trong khi sổ thai, các cơn rặn đẻ làm tăng PaCO2 và tình trạng toan hô hấp sẽ làm
tăng thêm vào tình trạng toan chuyển hóa [29], [32].
Về tâm lý, cũng theo nghiên cứu của O Brien F.W (2003) và Ramos S.L.
(2005), trong thời kỳ pha tiềm tàng, cơn co tử cung thường nhẹ, nên mặc dù có lo
lắng nhưng họ có thể ghi nhận và trình bày những mối lo âu của họ. Ở pha tích cực,

cơn co tử cung trở nên mạnh và thường xuyên hơn, lúc này sản phụ thường cảm
thấy lo lắng nhiều hơn và nỗi sợ hãi tăng lên, họ thường có cảm giác mất kiểm soát
cơ thể [29], [32].
+ Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dạ: theo nghiên cứu của Frase và
cộng sự (2000), các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dạ ở những sản phụ sinh con so
là: tuổi mẹ, vị trí đầu thai nhi khi cổ tử cung mở hết, ngôi, thế của thai, kích thước
và trọng lượng của thai so với khung chậu mẹ, tình trạng tim thai, tình trạng tâm lý
của người mẹ. Theo Frase và cộng sự, những yếu tố nguy cơ trên chỉ có giá trị trong
58% trường hợp đẻ khó, có nghĩa là 42% trường hợp đẻ khó không kết hợp với các
yếu tố nguy cơ trên [42].
Sally B . Olds và cộng sự (1992) nêu những yếu tố như: tuổi, tiền sử sản
khoa, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế, văn hóa, kiến thức và hiểu biết về
chuyển dạ có liên quan đáng kể đến đáp ứng tâm lý của sản phụ đối với quá trình
chuyển dạ [41]. Thường sự mang thai ở những người trẻ < 20 tuổi là không có kế
hoạch hay là ngoài ý muốn nên họ thiếu tự tin, lo sợ khi chuyển dạ, còn ở những
người > 35 tuổi thường hay có nhiều lo lắng khi sinh đẻ vì họ nghĩ rằng đứa con của
họ dễ bị tổn thương trong cuộc đẻ. Những người có tình trạng hôn nhân tốt thấy có


12
sự hỗ trợ tích cực của gia đình, còn những người có tình trạng hôn nhân không theo
ý muốn thường có cảm giác bị gia đình bỏ rơi [37].
Grantly Dick Read đã mô tả vòng luẩn quẩn về tâm lý của sản phụ: sợ - căng
thẳng – đau – sợ [39]. Brownridge – P thấy rằng lo lắng, bị đói, mất sức cũng là
những lý do cho sự đau quá mức của sản phụ khi chuyển dạ [19].
Theo ý kiến của ủy ban Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) số 559 (2013)
thì có các quan niệm ảnh hưởng tới tâm lý sản phụ khi chuyển dạ, góp phần làm
tăng chỉ định MLT theo yêu cầu sản phụ trong những năm qua, bao gồm: mẹ sợ đau,
mẹ lớn tuổi, sợ tổn thương cơ quan sinh dục khi sinh, sinh con theo giờ do xem số
tử vi, cảm thấy MLT tốt hơn sinh đường âm đạo nên MLT là an toàn nhất [18].

+ Về kết quả chuyển dạ: ở Hoa Kỳ, từ năm 1970 đến 2010, tỷ lệ MLT đã
tăng từ 4,5% lên 32,8%. Trong năm 2007, tỷ lệ MLT lần đầu hơn 30% còn đẻ đường
âm đạo sau lần MLT giảm 8% [45]. Tại Australia, tỷ lệ MLT là khoảng 1/3 (2015)
trong khi Papua New Guinea tỷ lệ này ước tính khoảng dưới 5%. Tại Australia, chỉ
26% sản phụ mang thai con so từ 30 tuổi trở lên vào năm 1993 nhưng tỷ lệ này năm
2013 đã đạt tới 45%. Tác giả kết luận rằng tăng tuổi mang thai con so đã góp phần
tới 75% tỷ lệ MLT và can thiệp dụng cụ. Ở Scotland, từ năm 1980 đến 2005, tỷ lệ
này đã tăng 38%. Tình hình cũng được báo cáo tương tự cho Anh và các nước châu
Âu khác [29].
Những biến chứng thông thường nhất ở mẹ bao gồm những tổn thương
đường sinh dục (như rách ống đẻ, rách tầng sinh môn) và chảy máu. Theo Edward
Newton (2000), tỷ lệ chấn thương đường sinh dục trong khi sinh khoảng 0,5% đến
5%, trong số đó, 5% trường hợp bị nhiễm trùng, 20% trường hợp sau đó than phiền
về sự khó chịu trong hoạt động tình dục, 20% trường hợp tiểu không kiểm soát
trong 3 tháng đầu sau sinh [21]. Theo Lucy A. Bayr – Zwirello và cộng sự, tỷ lệ
chảy máu sau sinh xấp xỉ từ 5% - 10%. Những yếu tố nguy cơ cao cho tổn thương
mẹ trầm trọng gặp trong sinh thủ thuật và mổ lấy thai [33].
Theo Clark và cộng sự (2008), trong cuộc khảo sát gần 1,5 triệu sản phụ,
tỷ lệ tử vong của mẹ là 2,2/10000 cuộc MLT so với 0,2/100000 trường hợp sinh


13
đường âm đạo. Tương tự tỷ lệ tử vong, các biến chứng liên quan MLT cũng
tăng lên. Tỷ lệ cắt tử cung là 0,09% khi MLT so với 0,01% khi sinh đường âm
đạo, tỷ lệ nhiễm trùng hậu phẫu là 0,6% so với 0,21% của hậu sản thường. Tỷ
lệ trụy tim mạch sau MLT gấp khoảng 5 lần so với sinh đường âm đạo (0.19%
so với 0.04%)… [45].
1.9.2. Tại Việt Nam
+ Về các đặc điểm của sản phụ con so: tỷ lệ sản phụ có địa chỉ nông thôn là
55% trong nghiên cứu của Ngô Thị Uyên [17].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lam thì ngành nghề ưu thế của sản phụ
là công nhân (22,9%), sau đó là tầng lớp trí thức, nội trợ và các ngành nghề khác
không khác biệt nhiều [9]. Còn trong nghiên cứu của Ngô Thị Uyên tại Hải Phòng
thì cán bộ- viên chức là ngành nghề đông nhất với 38,5% [17].
Thời gian nằm viện trước mổ (hoặc trước sinh) trong nghiên cứu của Nguyễn
Hồng Lam: 46,5% sản phụ nhóm MLT nằm viện trước mổ < 24h [15].
+ Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dạ: theo nghiên cứu của Trần Ngọc
Tần Quyên (2009), ngôi chưa lọt và lọt cao làm kéo dài thời gian giai đoạn 2
chuyển dạ, kiểu thế trước là yếu tố thuận lợi làm ngắn thời gian giai đoạn 2 chuyển
dạ [14]. Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hương (2001) trên 297 sản phụ có
chuyển dạ tự nhiên được sinh qua đường âm đạo, thời gian chuyển dạ bất thường có
tỷ lệ 17,5% là yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ biến chứng ở cả mẹ và thai. Cũng
theo nghiên cứu này, có sự liên quan giữa thời điểm nhập viện và kết quả chuyển
dạ. Ở những sản phụ nhập viện quá sớm, việc nằm chờ quá lâu ở phòng sinh - một
môi trường mới với khung cảnh bệnh viện, màu áo trắng, mùi nhà thương, bên cạnh
là những sản phụ khác đang khó nhọc với những cơn đau chuyển dạ rất dễ có tác
động tiêu cực đối với tâm lý sản phụ [6].
+ Về kết quả chuyển dạ: theo nghiên cứu của Trần Ngọc Tần Quyên (2009),
tỷ lệ sinh tự nhiên theo đường âm đạo là 89,4%, sinh thủ thuật là 2,4% và MLT là
8,2% [14]. Ở miền Bắc, theo thống kê của Bộ Y tế, tại khoa Sản bệnh viện Bạch


14
Mai, tỷ lệ MLT trong năm 1955- 1960 là 2,3% [11]. Tỷ lệ MLT tại Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1%, năm 2005 là 39,1% [30].
Sự phát triển của nền y học trong chế độ mới kéo theo trình độ chuyên môn
của đội ngũ cán bộ y tế, nhất là thầy thuốc khoa Sản ngày càng được nâng cao. Các
chỉ định MLT được mở rộng, các thủ thuật vì thế ngày càng bị thu hẹp lại [23].
Theo tác giả Vương Tiến Hòa tỷ lệ MLT con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương năm 2002 là 33,44% [8]. Còn theo nghiên cứu của Phạm Bá Nha năm 2008

tại Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ này là 52,1% [20].
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Tần Quyên (2009) trên 586 sản phụ mang
thai con so thì biến chứng mẹ tăng và biến chứng con không tăng khi thời gian giai
đoạn 2 chuyển dạ kéo dài [14].
Về chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh, cũng theo nghiên cứu của Trần Ngọc Tần
Quyên thì có 1,4% số trẻ đến phút thứ 5 còn có Apgar ≤ 7 điểm [14].
Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hương (2001) trên 297 sản phụ có chuyển
dạ tự nhiên được sinh qua đường âm đạo, tỷ lệ biến chứng khi sinh là 22,55% trong
đó chủ yếu tập trung vào 2 loại: rách đường sinh dục mẹ chiếm 10,10%, tỷ lệ này
chiếm đa số ở sản phụ sinh con rạ (8,76%). Tỷ lệ trẻ sinh ra có Apgar ≤ 7 điểm
chiếm 11,78%, tỷ lệ này chiếm đa số ở sản phụ sinh con so (8,08%) có liên quan
đến thời gian chuyển dạ > 24 giờ và thời gian rặn sổ thai lâu hơn 20 phút. Tỷ lệ sinh
thủ thuật chiếm 5,72% là yếu tố làm tăng tỷ lệ biến chứng khi sinh.
Trong nghiên cứu của Vương Tiến Hòa có 0,04% sơ sinh tử vong ngay sau
mổ [8]. Theo Nguyễn Văn Diễn, khi nghiên cứu tình hình MLT tại Bệnh viện Trung
ương Huế (2001), nhiễm trùng vết mổ chiếm 0,68%, chảy máu trong mổ chiếm
1,36%, đờ tử cung chiếm 1,02% [8]. Theo kết quả của Võ Văn Đức và cộng sự
(2005) có 3 trường hợp chảy máu do đờ tử cung sau mổ, chiếm 1,11% và 2 trường
hợp đờ tử cung trong mổ (0,56%) [4]. Theo nghiên cứu của Châu Khắc Tú (1989 1993): tai biến chảy máu sau MLT chiếm 0,08% [16]; theo Phạm Văn Oánh (2000),
tỷ lệ chảy máu trong mổ chiếm 63,9% trong tổng số các tai biến, chiếm 2,1% tổng


15
số MLT [13]; theo Nguyễn Văn Diễn (2001) nghiên cứu thì tỷ lệ chảy máu trong mổ
chiếm 1,36%, đờ tử cung chiếm 1,02% [8].


16

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 125 sản phụ mang thai con so tại khoa
Phụ Sản- Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2017 - tháng 4/2018 bắt
đầu bước vào chuyển dạ.
- Thai đủ tháng, đơn thai, ngôi chỏm.
- Sản phụ có sức khỏe thể chất và tâm thần bình thường; có quá trình thai
nghén bình thường; có cơn co tử cung bình thường; mẹ cao trên 145 cm, trong độ
tuổi từ 18 đến 35 và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Thai non tháng.
- Ngôi bất thường.
- Mẹ mắc các bệnh lý nội ngoại khoa (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tuyến giáp).
- Mẹ mắc các bệnh lý sản khoa (tiền sản giật, rau bong non, rau tiền đạo, đa ối).
2.1.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức:

Trong đó p = 8% (tỷ lệ MLT ở sản phụ mang thai con so theo nghiên cứu của
Trần Ngọc Tần Quyên [14]).
Sai số chọn c = 5%.
Thay vào công thức trên, có cỡ mẫu tối thiểu là 113 sản phụ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy cỡ mẫu nghiên cứu dư 10% so với công
thức trên. Do đó, cỡ mẫu nghiên cứu gồm 125 sản phụ.


17
Mẫu được chọn theo phương pháp mẫu chùm. Xem tổng số sản phụ mang
thai con so đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh vào sinh tại Khoa trong mỗi tháng là

1 chùm, từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2018 có 12 chùm, trong mỗi chùm sẽ chọn 1011 sản phụ theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Cách chọn mẫu này giúp tăng tính
đại diện cho mẫu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Tiến hành chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn bệnh
và tiêu chuẩn loại trừ.
- Giải thích về nghiên cứu cho sản phụ, nếu sản phụ đồng ý thì tiến hành hỏi
bệnh và thăm khám lâm sàng theo bộ câu hỏi điều tra.
- Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các biến số:
+ Đặc điểm nhân chủng học, tiền sử bệnh, triệu chứng ghi tại thời điểm hỏi
bệnh, khám lâm sàng. Ghi nhận kết quả từ lúc sản phụ nhập viện cho tới lúc ra viện.
+ Tình trạng bệnh lúc vào viện, các xét nghiệm cận lâm sàng (monitoring sản
khoa, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học): được thu thập từ hồ sơ lưu trữ tại
phòng sinh và hậu sản thuộc khoa Phụ Sản bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
2.2.3. Các biến số nghiên cứu
Bao gồm: tuổi, địa chỉ, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình
trạng kinh tế gia đình, tiền sử bệnh lý nội, ngoại khoa, tiền sử sản khoa, thời gian
nằm viện trước sinh, tuổi thai khi chấm dứt thai kỳ, các quan niệm của sản phụ liên
quan đến MLT, mạch, nhiệt độ, huyết áp, chiều cao, cân nặng, ngôi thai, các chỉ
định sinh thường, đẻ thủ thuật hay MLT, tình trạng mẹ sau sinh (có/không có biến
chứng), tình trạng con (gồm cân nặng, Apgar 1 phút, Apgar 5 phút, có/không có
biến chứng), các đặc điểm lâm sàng liên quan đến tâm lý sản phụ.
- Tuổi: được tính đến năm đang tiến hành nghiên cứu.


×