Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giao trinh lap trinh vb.net

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 69 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Môn lập trình Windows 1 là một trong những môn học bắt buộc trong chương
trình đào tạo trình độ Trung cấp ngành Công nghệ thông tin. Giáo trình này trình bày
những vấn đề cốt lõi nhất của môn lập trình windows 1. Các bài học được trình bày
ngắn gọn, dễ hiểu và có nhiều ví dụ minh hoạ. Giáo trình này là tài liệu cơ bản giúp
các sinh viên có thể học tập nghiên cứu về môn học, đáp ứng yêu cầu nắm bắt và vận
dụng kiến thức của môn học đã đề ra, phù hợp với khung chương trình đào tạo đã qui
định.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ của các thầy trong Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như những ý kiến của các
đồng nghiệp trong khoa Công nghệ thông tin – May thời trang. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn và hy vọng rằng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học môn xây
dựng phần mềm bán hàng của nhà trường ngày càng tốt hơn.

Thái Nguyên, ngày…..........tháng…........... năm……
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hường
2……….
3………..
………..

1


Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................1


BÀI MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1. Ý nghĩa của mô đun........................................................................................................................4
2. Giới thiệu nội dung chính của mô đun............................................................................................4
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo.........................................................................................4

Bài 1: Giới thiệu về Visual Studio.NET.......................................................................5
2. Tổng quan về .Net Framework.......................................................................................................8
3. Cấu trúc .Net Framework................................................................................................................8

3.1. Hệ điều hành......................................................................................................8
3.2. Common Language Runtime (CLR)..................................................................8
3.3. Bộ thư viện các lớp đối tượng (Base Class Library).........................................8
3.4. Phân nhóm các đối tượng theo loại....................................................................9
Bài 2: Mở và chạy một chương trình Visual Basic.NET..........................................11
1. 1. Khởi động visual studio.NET.........................................................................11
1.2. Mở một dự án của visual basic........................................................................12
2. Dự án (Project) và giải pháp (Solutions)......................................................................................12
3. Các công cụ của VS.NET.............................................................................................................12

3.1. Bộ thiết kế Windows Forms Designer.............................................................13
3.2. Hiển thị bộ thiết kế Form.................................................................................13
4. Chạy một chương trình Visual Basic............................................................................................13
5. Cửa sổ thuộc tính Properties.........................................................................................................13
6. Thoát khỏi VISUAL STUDIO.NET.............................................................................................13

Bài 3: Tạo ứng dụng đầu tiên trong Visual Studio.NET..........................................14
1. Tạo mới một Project.....................................................................................................................14
2. Chương trình đầu tay....................................................................................................................15

2.1. Tìm hiểu chương trình.....................................................................................15

2.2. Xây dựng giao diện và thuộc tính....................................................................16
2.3. Viết mã cho chương trình.................................................................................16
2.4. Mã đầy đủ của chương trình............................................................................19
3. Thực thi chương trình...................................................................................................................19

Bài 4: Làm việc với các điều khiển trên TOOLBOX...............................................20
1.1. Tìm hiểu chương trình.....................................................................................20
1.2. Thiết kế chương trình.......................................................................................21
1.3. Thiết kế form...................................................................................................22
1.4. Viết mã.............................................................................................................22
1.5. Chạy chương trình:..........................................................................................22
2. Sử dụng điều khiển DATETIMEPICKER....................................................................................23

2.2. Xây dựng giao diện..........................................................................................23
3. Làm việc với các điều khiển nhập liệu.........................................................................................24

Bài 5: Làm việc với Menu và hộp thoại.....................................................................26
2.1. Tìm hiểu chương trình.....................................................................................26
2.2. Thiết kế giao diện và xây dựng chương trình..................................................26
2.3. Cài đặt thủ tục sự kiện cho mục chọn menu....................................................28
3.1. Thêm vào hộp thoại chuẩn...............................................................................29
2


3.2. Thêm mục File vào menu chương trình...........................................................30
3.3. Viết mã chương trình.......................................................................................30
4. Gán phím tắt cho MENU..............................................................................................................32
1. Sử dụng biến để chứa thông tin....................................................................................................33

1.1. Sử dụng biến trong chương trình.....................................................................34

1.2. Sử dụng biến để chứa dữ liệu nhập từ ngoài vào.............................................35
1.3. Sử dụng biến nhận kết quả xuất.......................................................................36
2. Làm việc với các kiểu dữ liệu đặc thù..........................................................................................37
3. Hằng số.........................................................................................................................................41
4. Làm việc với toán tử trong VS.NET.............................................................................................42

4.1. Làm việc với các phương thức trong thư viện .NET.......................................42
4.2. Thứ tự ưu tiên của toán tử................................................................................42
2. Vòng lặp DO LOOP......................................................................................................................48
3. Sử dụng đối tượng TIMER để hạn chế thời gian..........................................................................50
1. Tìm kiếm và hiệu chỉnh lỗi...........................................................................................................52
2. Dò lỗi từng dòng lệnh...................................................................................................................52
3. Theo dõi các biến bằng cửa sổ WATCH.......................................................................................54
4. Sử dụng cửa sổ COMMAND........................................................................................................55

Bài 10: Bẫy lỗi và sử dụng cấu trúc xử lý lỗi.............................................................56
2. Cài đặt cơ chế xử lý lỗi đọc đĩa....................................................................................................57

Bài 11: Phân phối và đóng gói ứng dụng Visual Basic.NET....................................61
1. Hoạch định triển khai đóng gói dự án...........................................................................................61
2. Các cách đóng gói và triển khai ứng dụng khác nhau..................................................................62
3. Tạo dự án Deployment..................................................................................................................62
4. Tùy biến các lựa chọn đóng gói....................................................................................................64

4.1. Cấu hình các thiết lập.......................................................................................64
4.2. Tạo shortcut cho ứng dụng cài đặt...................................................................65
4.3. Thiết lập tên công ty và phiên bản chương trình.............................................65
4.4. Đặt các thuộc tính cho gói ứng dụng...............................................................66
5. Biên dịch và đóng gói dự án – kiểm tra việc cài đặt.....................................................................67
6. Tìm hiều các file Setup và gỡ chương trình..................................................................................69


3


BÀI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của mô đun
Lập trình windows 1 là mô đun giúp người học biết cách lập trình về một đối tượng
cụ thể. Trong giáo trình này chúng tôi biên soạn ra những kiến thức cơ bản, ngắn gọn
và những ví dụ dễ hiểu để người học có cái nhìn tổng quát nhất về mô đun. Ngoài ra,
mô đun còn giúp người học có tư duy lập trình sáng tạo để học tập môn xây dựng phần
mềm quản lý bán hàng được tốt hơn.
2. Giới thiệu nội dung chính của mô đun
Mô đun này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lập trình hướng
đối tượng, cách khai báo sử dụng lớp, đối tượng... Mô đun này gồm có 11 bài:
Bài 1: Giới thiệu về Visual Studio.NET
Bài 2. Mở và chạy một chương trình Visual Basic.NET
Bài 3. Tạo ứng dụng đầu tiên trong Visual Studio.NET
Bài 4. Làm việc với các điều khiển trên TOOLBOX
Bài 5. Làm việc với Menu và hộp thoại
Bài 6: Biến và toán tử trong Visual Basic.NET
Bài 7. Sử dụng cấu trúc điều khiển
Bài 8. Sử dụng cấu trúc lặp
Bài 9. Gỡ lỗi (DEBUG) trong chương trình Visual Basic.NET
Bài 10. Bẫy lỗi và sử dụng cấu trúc xử lý lỗi
Bài 11. Phân phối và đóng gói ứng dụng Visual Basic.NET
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
− Đoàn Văn Ban, Phân tích - thiết kế và lập trình hướng đối tượng, NXB Thống kê,
1997;
− Nguyễn Ngọc Bình Phương, Các giải pháp lập trình Visual basic. Net, NXB Giao
thông vận tải, 2006;

− Phạm Hữu Khang, Ví dụ và bài tập Visual Basic.Net: Lập trình windows form và
tập tin, NXB Lao động xã hội, 2006;
− Connell–Coding Techniques for Microsoft Visual Basic .NET– Copyright © 2002
by Microsoft Corporation;
− Microsoft Visual Studio 2005 Documentation–Copyright © 2002 by Microsoft
Corporation.
4


Bài 1: Giới thiệu về Visual Studio.NET
- Giới thiệu

Visual Studio.NET là bộ công cụ giúp phát triển các ứng dụng từ ứng dụng
desktop đến ứng dụng mạng. Nó là môi trường để phát triển tất cả các ngôn ngữ như
Visual Basic.NET, Visual C++, Visual C#.Net hết sức mạnh mẽ và thuận lợi.
Bài này sẽ giới thiệu về các khái niệm cơ bản và cấu trúc của .NET Framework,
đồng thời biết cách cài đặt một ngôn ngữ lập trình. Thông qua môi trường làm việc của
Visual Studio.NET để giới thiệu về Visual Basic .net.
- Mục tiêu
+ Biết cài đặt phần mềm Visual Studio.NET 2008, làm quen với giao diện của
VB.Net;
+ Hiểu các tính năng của Visual Studio.Net 2008;
+ Biết cấu trúc Net Framework;
+ Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tiếp cận với công cụ mới.
- Nội dung chính
1. Tổng quan về Visual Studio.NET
1.1. Cài đặt Visual Studio.NET
Để cài đặt phần mềm Visual Studio 2008 ta cần tải File cài đặt về máy, giải nén
file rồi tìm đến file setup.hta và click đúp chuột vào đó, các bước cài đặt như sau:


- Hộp thoại dưới đây sẽ xuất hiện trên màn hình: Chọn “Install Visual Studio
2008”

5


- Click chọn “Next”. Xuất hiện cửa sổ yêu cầu đăng ký

- Đăng ký bằng cách lựa chọn click chuột vào “I have read and accept the license
terms” Sau đó click chọn “Next” để sang trang tiếp theo.

- Chọn kiểu cài đặt Default (ngầm định) hay Full (đầy đủ) hay Custom (tự thiết
lập các thông số); sau đó click vào nút Install và làm theo các hướng dẫn trên màn
hình.

Quá trình cài đặt diễn ra xong nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt.

6


Nhấn Exit để thoát.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị phần mềm cài đặt
Bước 2: Giải nén file rồi tìm đến file setup.hta và click đúp chuột vào đó
Bước 3:Thực hiện cài đặt: Chọn “Install Visual Studio 2008” Next  chọn vào
“I have read and accept the license terms”  Next  Chọn kiểu cài đặt  Install.
Bài tập thực hành: Thực hiện cài đặt phần mềm Visual Studio 2008
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá

1. Xác định được các bước cài đặt
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
2. Thực hiện cài đặt phần mềm trên máy
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
tính cá nhân
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định
Ghi nhớ: Trong file giải nén có rất nhiều file nên phải tìm chính xác đến file setup.hta
để cài đặt.
1.2. Môi trường lập trình VS.NET
Nhiều lập trình viên đã quen với ngôn ngữ lập trình Visual Basic do Microsoft
phát triển dựa trên ngôn ngữ BASIC từ năm 1964. Từ khi ra đời đến nay, Visual Basic
đã phát triển qua nhiều thế hệ và kết thúc ở phiên bản VB 6.0 với rất nhiều modules,
công cụ hay ứng dụng được bổ sung vào và đặc biệt là phương pháp kết nối với cơ sở
dữ liệu qua sự kết hợp của ADO (Active Data Object). Tuy nhiên một trong những
nhược điểm của VB 6.0 là không cung ứng tất cả các đặc trưng của một ngôn ngữ lập
trình hướng đối tượng (Object Oriented Language - OOL) như các ngôn ngữ C++ hay
Java.
Thay vì cải thiện hay vá víu thêm thắt vào VB 6.0, Microsoft đã xóa bỏ tất cả để
làm lại từ đầu các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất hùng mạnh. Đó là các ngôn
ngữ lập trình Visual Basic .NET và C# (C Sharp).
Có thể nói Visual Basic.NET (VB.NET) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối
tượng do Microsoft thiết kế lại từ con số 0. VB.NET không kế thừa hay bổ sung, phát
triển từ VB 6.0 mà nó là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft
.NET FrameWork. VB.NET hỗ trợ đầy đủ các đặc trưng của một ngôn ngữ hướng đối
tượng như là trừu tượng, bao đóng, kế thừa, đa hình, đa luồng và cấu trúc xử lý các
exception.
VB.NET là một ngôn ngữ lập trình cho phép người sử dụng thiết lập các ứng

dụng theo 3 loại:
- Ứng dụng Console là các chương trình chạy trên hệ điều hành MS-DOS thông
qua trình biên dịch Visual Studio 2005 Command Prompt.
- Ứng dụng Windows Form là các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows với
các biểu mẫu (form) và các điều khiển (button, texbox, label,...)
- Ứng dụng ASP.NET gồm WEB Form và WEB Services.
7


2. Tổng quan về .Net Framework
Sức mạnh của Java dường như quá lớn đến nỗi Microsoft từng phải chống trả
bằng cách loại bỏ Java Virtual Marchine khỏi các phiên bản hệ điều hành Windows
mới của mình như Windows XP. Tuy nhiên, Microsoft thừa hiểu rằng dù không cung
cấp JVM, Sun cũng có thể tự cung cấp các JVM package cho những người dùng
Windows. Đó là lý do tại sao nhà khổng lồ quyết định bắt tay xây dựng lại từ đầu một
nền tảng phát triển ứng dụng mới: Microsoft.NET Framework.
Hiểu một cách đơn giản thì .NET Framework là bộ thư viện dành cho các lập
trình viên .NET. Framework chính là một tập hợp hay thư viện các lớp đối tượng hỗ
trợ người lập trình khi xây dựng ứng dụng. Bộ thư viện của .NET Framework bao gồm
hơn 5000 lớp đối tượng đủ sức hỗ trợ hầu hết các yêu cầu từ phía lập trình viên. Công
nghệ mã nguồn mở được đưa vào .NET và trong .NET, mọi thành phần đều có thể kế
thừa và mở rộng.
Ngày 13/02/2002, Microsoft chính thức giới thiệu bộ công cụ lập trình mới của
mình – Visual Studio.NET dựa trên công nghệ Microsoft .NET. Đó là một môi trường
phát triển ứng dụng sử dụng giao diện đồ hoạ, tích hợp nhiều chức năng, tiện ích khác
nhau để hỗ trợ tối đa cho các lập trình viên.
.NET Framework là thành phần quan trọng nhất trong kỹ thuật phát triển ứng
dụng dựa trên .NET. Visual Studio sẽ giúp người lập trình nắm bắt và tận dụng tốt hơn
những chức năng của .NET Framework.
3. Cấu trúc .Net Framework

3.1. Hệ điều hành
.Net Framework cần được cài đặt và sử dụng trên 1 hệ điều hành. Hiện tại, .Net
Framework chỉ có khả năng làm việc trên các hệ điều hành Microsoft Win32 và Win
64. Trong thời gian tới, Microsoft sẽ đưa hệ thống này lên Windows CE cho các thiết
bị cầm tay và có thể mở rộng cho các hệ điều hành khác như Unix.
3.2. Common Language Runtime (CLR)
Là thành phần "kết nối" giữa các phần khác trong .NET Framework với hệ điều
hành. Common Language Runtime (CLR) giữ vai trò quản lý việc thi hành các ứng
dụng viết bằng .NET trên Windows.
CLR sẽ thông dịch các lời gọi từ chương trình cho Windows thi hành, đảm bảo
ứng dụng không chiếm dụng và sử dụng tràn lan tài nguyên của hệ thống. Nó cũng
không cho phép các lệnh "nguy hiểm" được thi hành. Các chức năng này được thực thi
bởi các thành phần bên trong CLR như Class loader, Just In Time compiler, Garbage
collector, Exception handler, COM marshaller, Security engine,…
Trong các phiên bản hệ điều hành Windows mới như XP.NET và Windows 2003,
CLR được gắn kèm với hệ điều hành. Điều này đảm bảo ứng dụng viết ra trên máy
tính của chúng ta sẽ chạy trên máy tính khác mà không cần cài đặt, các bước thực hiện
chỉ đơn giản là một lệnh copy của DOS!
3.3. Bộ thư viện các lớp đối tượng (Base Class Library)
Framework chính là một tập hợp hay thư viện các lớp đối tượng hỗ trợ người lập
trình khi xây dựng ứng dụng. Có thể một số người trong chúng ta đã nghe qua về MFC
8


và JFC. Microsoft Foundation Class là bộ thư viện mà lập trình viên Visual C++ sử
dụng trong khi Java Foundation Class là bộ thư viện dành cho các lập trình viên Java.
Giờ đây, có thể coi .NET Framework là bộ thư viện dành cho các lập trình viên .NET.
Base class library – thư viện các lớp cơ sở.
Đây là thư viện các lớp cơ bản nhất, được dùng trong khi lập trình hay bản thân
những người xây dựng .NET Framework cũng phải dùng nó để xây dựng các lớp cao

hơn. Ví dụ các lớp trong thư viện này là String, Integer, Exception,…
ADO.NET và XML
Bộ thư viện này gồm các lớp dùng để xử lý dữ liệu. ADO.NET thay thế ADO để
trong việc thao tác với các dữ liệu thông thường. Các lớp đối tượng XML được cung
cấp để bạn xử lý các dữ liệu theo định dạng mới: XML. Các ví dụ cho bộ thư viện này
là SqlDataAdapter, SqlCommand, DataSet, XMLReader, XMLWriter,…
ASP.NET
Bộ thư viện các lớp đối tượng dùng trong việc xây dựng các ứng dụng Web.
ASP.NET không phải là phiên bản mới của ASP 3.0. Ứng dụng web xây dựng bằng
ASP.NET tận dụng được toàn bộ khả năng của .NET Framework. Bên cạnh đó là một
"phong cách" lập trình mới mà Microsoft đặt cho nó một tên gọi rất kêu : code behind.
Đây là cách mà lập trình viên xây dựng các ứng dụng Windows based thường sử dụng
– giao diện và lệnh được tách riêng.
Sự xuất hiện của ASP.NET làm cân xứng giữa quá trình xây dựng ứng dụng trên
Windows và Web. ASP.NET cung cấp một bộ các Server Control để lập trình viên bắt
sự kiện và xử lý dữ liệu của ứng dụng như đang làm việc với ứng dụng Windows. Nó
cũng cho phép chúng ta chuyển một ứng dụng trước đây viết chỉ để chạy trên
Windows thành một ứng dụng Web khá dễ dàng. Ví dụ cho các lớp trong thư viện này
là WebControl, HTMLControl, …
Window form
Bộ thư viện về Window form gồm các lớp đối tượng dành cho việc xây dựng các
ứng dụng Windows based. Việc xây dựng ứng dụng loại này vẫn được hỗ trợ tốt từ
trước tới nay bởi các công cụ và ngôn ngữ lập trình của Microsoft. Giờ đây, ứng dụng
chỉ chạy trên Windows sẽ có thể làm việc với ứng dụng Web dựa vào Web service. Ví
dụ về các lớp trong thư viện này là: Form, UserControl,…
3.4. Phân nhóm các đối tượng theo loại
Một khái niệm không được thể hiện trong hình vẽ trên nhưng cần đề cập đến là
Namespace. Đây là tên gọi một nhóm các lớp đối tượng phục vụ cho một mục đích nào
đó. Chẳng hạn, các lớp đối tượng xử lý dữ liệu sẽ đặt trong một namespace tên là Data.
Các lớp đối tượng dành cho việc vẽ hay hiển thị chữ đặt trong namespace tên là

Drawing.
Một namespace có thể là con của một namespace lớn hơn. Namespace lớn nhất
trong .NET Framework là System.
Lợi điểm của Namespace là phân nhóm các lớp đối tượng, giúp người dùng dễ
nhận biết và sử dụng. Ngoài ra, Namespace tránh việc các lớp đối tượng có tên trùng
với nhau không sử dụng được. .NET Framework cho phép chúng ta tạo ra các lớp đối
9


tượng và các Namespace của riêng mình. Namespace cho phép việc này xảy ra bằng
cách sử dụng một tên đầy đủ để nói đến một lớp đối tượng.

Đặc điểm của bộ thư viện các đối tượng .NET Framework là sự trải rộng để hỗ trợ
tất cả các ngôn ngữ lập trình .NET như chúng ta thấy ở hình vẽ trên. Điều này sẽ giúp
những người mới bắt đầu ít bận tâm hơn trong việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho
mình vì tất cả các ngôn ngữ đều mạnh ngang nhau.
Cũng bằng cách sử dụng các lớp đối tượng để xây dựng ứng dụng, .NET
Framework buộc người lập trình phải sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng (sẽ
được nói tới trong các chương sau).

10


Bài 2: Mở và chạy một chương trình Visual Basic.NET
- Giới thiệu
Visual Studio.NET là bộ công cụ giúp phát triển các ứng dụng từ ứng dụng
desktop đến ứng dụng mạng. Nó là môi trường để phát triển tất cả các ngôn ngữ như
Visual Basic.NET, Visual C++, Visual C#.Net hết sức mạnh mẽ và thuận lợi.
Bài này sẽ giới thiệu về các khái niệm cơ bản và cấu trúc của .NET Framework,
đồng thời biết cách cài đặt một ngôn ngữ lập trình. Thông qua môi trường làm việc của

Visual Studio.NET để giới thiệu về Visual Basic .net.
- Mục tiêu
+ Biết cài đặt phần mềm Visual Studio.NET 2008, làm quen với giao diện của
VB.Net;
+ Hiểu các tính năng của Visual Studio.Net 2008;
+ Biết cấu trúc Net Framework;
+ Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tiếp cận với công cụ mới.
- Nội dung chính
1. Môi trường phát triển visual studio.net
VS.NET là bộ công cụ giúp phát triển các ứng dụng từ ứng dụng desktop đến ứng
dụng mạng. Nó là môi trường để phát triển tất cả các ngôn ngữ như VB.NET, Visual
C++, Visual C#.Net hết sức mạnh mẽ và thuận lợi.
1. 1. Khởi động visual studio.NET
Việc khởi động VS.NET cũng tương tự như các phần mềm khác như MS.Word
hay excel. Nếu lần đầu khởi động VS.NET sẽ yêu cầu xem chạy nó với ưu tiên ứng
dụng và ngôn ngữ nào. Chọn Visual Basic và start VS.NET. Màn hình bắt đầu như
sau:

Nếu trang start page không hiện, có thể làm nó xuất hiện bằng cách chọn menu
View | Other Windows | Start Page.
11


1.2. Mở một dự án của visual basic
Tại trang start page, click vào project của phần Open và duyệt một dự án trong
phần Baitap sẵn.
Mở một dự án cụ thể
- Click chuột vào project của phần Open tại trang Start Page.
- Duyệt đến thư mục chứa dự án
- Mở file MusicTrivia.sln. Khi này trang Start Page sẽ tạm ẩn đi, một cửa sổ mới xuất

hiện:

2. Dự án (Project) và giải pháp (Solutions)
Khi mở dự án ở trên đã thấy hai file là MusicTrivia.sln và MusicTrivia.vbproj.
file .sln là file giải pháp và file .vbproj là file dự án.
Vậy phân biệt chúng thế nào?
Trong VS, các chương trình đang triển khai và phát triển được gọi là dự án
(Projects) hoặc giải pháp (Solution) bởi chúng chứa rất nhiều file và do nhiều thành
phần, đối tượng riêng lẻ hợp lại. Một chương trình vs.NET bao gồm một file giải
pháp và một file dự án hợp lại. File dự án chứa thông tin đặc biệt liên quan đến một
tác vụ lập trình đơn lẻ. File giải pháp lại chứa thông tin về một hay nhiều dự án.
Như vậy về tương lai thì file .sln sẽ được ưa chuộng hơn.
3. Các công cụ của VS.NET
Công cụ trong VS.NET rất phong phú. Sau đây là mô phỏng màn hình làm việc
của bộ VS.NET:

12


3.1. Bộ thiết kế Windows Forms Designer
VS.NET có một bộ thiết kế form trực quan, có thể làm quen dần vì thường
trong các dự án phát triển có thể có rất nhiều Form.
Windows Form Designer cho phép thiết kế giao diện bình thường và sẽ tự phát
sinh những đoạn lệnh.
3.2. Hiển thị bộ thiết kế Form
Góc phải màn hình là cửa sổ Solution Explorer. Hiển thị nó View | Solution
Explorer. Cửa sổ này chứa toàn bộ các phần tử có sử dụng trong dự án.
Double Click vào MusicTrivia.vb trong cửa sổ Solution Explorer sẽ thấy tất cả
các file chứa form.
Nhắp chuột vào biểu tượng View Designer

trong solution để hiển thị form
thiết kế ở dạng trực quan.
4. Chạy một chương trình Visual Basic
- Nhắp chuột vào nút start màu xanh
trên standard bar để chạy chương trình (có
thể ấn phím F5).
- Ấn thử nút Answer và Quit.
5. Cửa sổ thuộc tính Properties
Cho phép thay đổi thông số của đối tượng thiết kế form sau này.
Bạn thử mở giao diện chương trình MusicTrivia và click vào một phần tử bất
kỳ rồi thay đổi thử các thuộc tính của chúng xem sao.
6. Thoát khỏi VISUAL STUDIO.NET
- Lưu lại những gì chúng ta làm bằng cách chọn File | Save all.
- Chọn File | Exit để thoát khỏi vs.NET.
13


Bài tập thực hành: Thực hiện lập bảng các bước thực hiện mở, chỉnh thuộc tính và
chạy một chương trình có sẵn. Lưu chương trình và thoát khỏi chương tình đó?
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
1. Xác định được các bước mở chương - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
trình, chỉnh các thuộc tính và chạy đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
chương trình đó
2. Thực hiện thao tác lưu và thoát khỏi - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
chương trình
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định

Ghi nhớ: Khi thay đổi thuộc tính của đối tượng nào thì phải chú ý đặc điểm của đối
tượng đó đẻ khi viết code không bị nhầm.

Bài 3: Tạo ứng dụng đầu tiên trong Visual Studio.NET
- Giới thiệu
Để tạo được ra các ứng dụng trong chương trình người sử dụng phải biết tạo ra
những Project khác nhau, đồng thời trong mỗi chương trình sẽ có giao diện khác nhau.
Để không bị nhầm lẫn các đối tượng khi viết mã code thì người dùng phải thay đổi
thuộc tính của các đối tượng và một số các thông số khác để chương tình được hoạt
động theo ý. Bài học này giúp người học có cái nhìn tổng quát nhất về một chương
trình cần phải làm là gì, là nền tảng cho các chương tình sau.
- Mục tiêu
+ Biết tạo một Project mới;
+ Biết thiết kế giao diện và làm việc với các thuộc tính của chương trình;
+ Hiểu câu lệnh và việt được mã code cho chương trình;
+ Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình học tập.
- Nội dung chính
1. Tạo mới một Project
Có 2 cách tạo mới một project: chọn menu File | New | Project hay nhấn nút New
Project trên tab Projects của trang khởi động. Hình dưới minh họa cửa sổ New Project
hiện ra khi bạn chọn chức năng tạo mới.
Hãy bắt đầu bằng ứng dụng phổ biến nhất : Windows Application.
Đặt lại tên cho project trong phần Name là “Hello” và định lại đường dẫn cho thư mục
lưu trữ ứng dụng trong phần Location (tuỳ ý và nếu cần thiết). Cuối cùng, nhấn OK để
VS.NET phát sinh project mới.

14


Các bước thực hiện:

Bước 1: Mở phần mềm Visual Basic 2008
Bước 2: Chọn menu File | New | Project hay nhấn nút New Project trên tab
Projects
Bước 3: Đặt tên cho ứng dụng và chọn vùng lưu dữ liệu
Bài tập thực hành: Thực hiện tạo một Project tên BT1.vb và lưu trong foder
BAITAPVB.NET đặt trong ổ D.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
1. Xác định được các bước tạo Project
- Quan sát và theo dõi quá trình thực
hiện, đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
2. Thực hiện tạo Project và lưu trong ổ đĩa - Quan sát và theo dõi quá trình thực
hiện, đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định
Ghi nhớ: Cách khác để tạo project là nhấn nút New Project trên tab Projects của trang
khởi động.
2. Chương trình đầu tay
Chương trình LUCKY SEVEN
2.1. Tìm hiểu chương trình
Luckyseven có giao diện như sau:

Form chính gồm có hai nút (quay số và kết thúc), bốn nhãn (1, 2, 3 – chứa ba số
15


ngẫu nhiên, 4 – chứa tên chương trình và hiện dòng “Bạn chiến thắng nếu cả 3 nhãn 1,
2, 3 đều là số 7”).
Khi bạn click vào nút Quay số thì chương trình phát sinh ngẫu nhiên ba số ở ba nhãn.

Nếu một trong ba số là chữ số 7 thì hiện ảnh trả tiền ở đối tượng picturebox1.
2.2. Xây dựng giao diện và thuộc tính
- Tạo nút button1 trên form1: bạn tạo button1 theo nhiều cách khác nhau. Đó là kéo
từ toolbox vào form; double click vào đối tượng button; click vào đối tượng button và
vẽ hình chữ nhật trên giao diện chính của form1.
Sau khi tạo xong button1 trên form1 bạn đặt thuộc tính như sau: R-click vào button1
trên form1 chọn properties. Trong cửa sổ properties windows thiết lập các thuộc tính
tùy thích (cẩn thận với thuộc tính name – đặt tên không khoảng trắng), bạn chọn
thuộc tính text thành Quay số.
- Tương tự với button2 bạn chọn thuộc tính text là Kết thúc. Cả hai nút thuộc tính
Text Align đều là Middle Center.
- Tạo nhãn label1: Bạn tạo nhãn bằng nhiều cách như với nút nhưng chọn đối tượng
Label
từ toolsbox. Bạn đặt con trỏ vào các cạnh của nhãn để chỉnh size cho
nó. Nếu không chỉnh được thì bạn nhìn thuộc tính Auto Size của nhãn này trên cửa
sổ Properties, chỉnh nó thành False là xong.
Sau khi tạo xong lable1 trên form1, bạn đặt thuộc tính cho nó như sau: Text – để
trống; TextAlign – Middle center; Các thuộc tính khác tùy thích.
- Tương tự với các nhãn lable2, lable3, lable4. Riêng lable4 bạn đặt thuộc tính text
là “Chương trình số 7 may mắn”.
- Tạo Picturebox1 – đối tượng cho phép chứa ảnh: Tạo picturebox1 tương tự như
tạo các đối tượng khác với cách click vào đối tượng
trên Tools box.
Thiết lập thuộc tính cho Picturebox1: SizeMode – StretchImage (cho phép ảnh co
giãn đúng theo kích cỡ của Picturebox); Visible – False (ảnh không hiện trừ khi mã
chưong trình cho phép); Image – bạn chọn ảnh nào tùy thích.
Bạn có thể kéo vị trí các đối tượng trên form1 sao cho phù hợp.
2.3. Viết mã cho chương trình
Sự kiện Form1_Load
Mã là phần quan trọng và mạnh mẽ nhất dùng để tùy biến và xây dựng chương

trình. Để xem mã của form1 ta R-click vào phần Form1 và chọn ViewCode. Kết quả:
Public Class Form1
End Class
Đây là cấu trúc đặc trưng của vb. Ta tiếp tục bàn về thủ tục form_load. Load là sự
kiện triệu gọi một form khi thực thi. Để tạo bạn chọn form1events từ danh sách xổ
xuống như sau:

16


Tiếp đó là chọn sự kiện load từ danh sách xổ xuống kế bên phần chọn sự kiện:

Và vs.net tự tạo một thủ tục cho bạn như sau:
Private Sub Form1_Load(ByVal sender As
System.EventArgs) Handles Me.Load

Object,

_

ByVal

e

As

End Sub
Vì đây là chương trình sinh số ngẫu nhiên nên bạn cần gọi đến hàm rnd() – hàm
sinh ngẫu nhiên. Cũng theo đó, ta khai báo trong sự kiện form1_load hàm
Randomize():

Private Sub Form1_Load(ByVal sender As Object, _ByVal e As
System.EventArgs) Handles Me.Load
Randomize()
End Sub
Viết mã cho nút nhấn quay số - button1:
Ta muốn chương trình thực hiện quay số ngẫu nhiên khi click vào nút quay số thì
phải viết mã hay chính xác hơn là tạo thủ tục có tên Button1_Click xử lý sự kiện.Việc
tạo thủ tục này như sau: bạn tiến hành một trong các cách. Thứ nhất, double click vào
nút quay số trên giao diện thiết kế form. Cách thứ hai chọn đối tượng button1 từ danh
sách xổ xuống:

17


Tiếp theo chọn sự kiện click bên danh sach xổ xuống bên cạnh:

Và nhập chính xác đoạn mã sau vào phần thủ tục tương ứng xuất hiện:
Private Sub Button1_Click(ByVal sender As Object, _ ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button1.Click
PictureBox1.Visible = False
Label1.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
Label2.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
Label3.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
'Nếu một trong ba nhãn xuất hiện số 7 thì hiện ảnh và kêu beep
If (Label1.Text = "7") Or (Label2.Text = "7") Or (Label3.Text = "7") Then
PictureBox1.Visible = True Beep()
End If
If (Label1.Text = "7") And (Label2.Text = "7") And (Label3.Text = "7") Then
PictureBox1.Visible = True
Beep()

Label4.Text &= "Bạn đã chiến thắng!"
End If
End Sub
Viết mã cho nút kết thúc – button2:
Tương tự như button1, bạn tạo sự kiện click của button2 và nhập hàm End() vào
là xong.
18


2.4. Mã đầy đủ của chương trình
Public Class Form1
Private Sub Button2_Click(ByVal
System.EventArgs) Handles Button2.Click
End
End Sub

sender

As

Object,

ByVal

e

As

Private Sub Button1_Click(ByVal sender As Object, _ ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button1.Click

PictureBox1.Visible = False
Label1.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
Label2.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
Label3.Text = CStr(Int(Rnd() * 10))
'Nếu một trong ba nhãn xuất hiện số 7 thì hiện ảnh và kêu beep
If (Label1.Text = "7") Or (Label2.Text = "7") Or (Label3.Text = "7") Then
PictureBox1.Visible = True Beep()
End If
If (Label1.Text = "7") And (Label2.Text = "7") And (Label3.Text = "7") Then
PictureBox1.Visible = True Beep()
Label4.Text &= "Bạn đã chiến thắng!" End If
End Sub
Private Sub Form1_Load(ByVal sender As Object, _ ByVal e As
System.EventArgs) Handles Me.Load
Randomize()
End Sub
End Class
3. Thực thi chương trình
Chạy chương trình
Để chạy chương trình click vào nút start
trên standard bar hay chọn Debug |
start debugging từ menu bar.
Biên dịch chương trình ra file .exe
VS.NET hỗ trợ biên dịch chương trình ra file .exe để chạy trên bất kỳ môi
trường nào. Nó đóng gói tất cả các thành phần cần thiết và tạo ra file chạy trên tất cả
môi trường windows.
Có hai kiểu file chạy: kiểu Debug build (gỡ lỗi) và release build (xây dựng).
Trên lý thuyết, kiểu debug build chạy chậm hơn vì chứa thông tin gỡ lỗi. Trên
thực tế thì chúng chạy tương đương nhau.
Để tạo ra file thực thi chọn Build | Build luckyseeven.

19


Chương trình sẽ tạo ra một thư mục BIN chứa hai thư mục con là DEBUG và
RELEASE có hai file luckyseven.exe là hai file thực thi ta cần.
BÀI TẬP
Yêu cầu học sinh tự thiết kế lại form và làm lại chương trình không cần xem
mẫu.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
1. Thống kê các công việc cần làm khi - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
thiết kế chương trình
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
2. Viết lại chương trình chạy theo yêu cầu - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
bài toán
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định
Ghi nhớ: Muốn chỉnh thông số của các đối tượng thì kích chuột phải vào đối tượng và
chọn Properties.

Bài 4: Làm việc với các điều khiển trên TOOLBOX
- Giới thiệu
TOOLBOX chứa các điều khiển để thiết kế form chương trình. Có thể sử dụng
những điều khiển đã có sẵn hay thêm một vài thành phần vào đó để sử dụng sau này.
Mỗi chương trình sẽ sử dụng các đối tượng khác nhau nên người dùng phải nắm được
một số đặc điểm của đối tượng để sử dụng trong từng form cho phù hợp.
- Mục tiêu
+ Sử dụng thành thạo các điều khiển Textbox và Button trên form;

+ Sử dụng thành thạo điều khiển DateTimePicker để hiển thị ngày sinh;
+ Sử dụng thành thạo combobox, CheckBox, RadioButton, ListBox để xử lý các
nhập liệu của người dùng.
+ Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình học tập.
- Nội dung chính
1. Xây dựng chương trình HELLOWORLD
1.1. Tìm hiểu chương trình
Giao diện chính của chương trình như sau:
20


Nó bao gồm một textbox – ô cho phép nhập chuỗi ký tự có biểu tượng
trên TOOLBOX và một button. Khi chương trình chạy, click vào button
hiển thị để textbox hiện dòng chữ “HelloWorld” – Xin chào thế giới.
1.2. Thiết kế chương trình
Tạo mới một dự án như đã học. Tại trang start page chọn tạo mới một Visual
Studio Solution. Nhập tên tại ô Name là HelloWorld, click vào nút Browse để chọn
đường dẫn lưu dự án của mình.

Nhấn OK để tạo.
Bây giờ bạn đã có một giải pháp trắng. Tiếp theo ta tạo mới một dự án từ giải
pháp này. Để tạo R-click vào Solution vừa tạo chọn Add | New Project

Một cửa sổ hiện ra, click chọn Windows Application tại ô Visual Studio Installed
Template. Nhập tên là HelloWorld tại ô Name, đường dẫn như đường dẫn chứa
solution mới tạo.
21


1.3. Thiết kế form

- Tạo một Textbox (textbox1) và một Button (Button1) lên giao diện đồ họa của
Form như đã biết
+ TextBox: điều khiển cho phép nhập một chuỗi các ký tự cho chương trình xử lý
+ Button: điều khiển cho phép chương trình có một hành động khi người dùng click
lên nó khi chạy chương trình.
- Thiết lập thuộc tính cho các điều khiển: Textbox1 – Text:Rỗng; Button1 –
Text:Hiển thị.
1.4. Viết mã
- Tại giao diện chính của Form double click vào Button1 để chuyển qua chế độ viết
mã, viết thủ tục Button1_Click
- Nhập đoạn mã sau vào đó:
TextBox1.Text = "HelloWorld!"
Khi gõ textbox1 và dấu „.‟ thì chương trình tự xổ xuống một danh sách chọn lựa, chọn
thuộc tính text (Enter).
1.5. Chạy chương trình:
Nhắp nút start như ví dụ trước.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Yêu cầu học sinh tự thiết kế lại form và làm lại chương trình không cần xem
mẫu.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
1. Xác định được các đối tượng cần dùng - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
để thiết kế form
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
2. Viết mã code cho chương trình
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Kiểm tra chương tình theo yêu cầu
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,

đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
4. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định
Ghi nhớ: Muốn chỉnh thông số của các đối tượng thì kích chuột phải vào đối tượng và
chọn Properties.
22


2. Sử dụng điều khiển DATETIMEPICKER
DATETIMEPICKER, điều khiển cho phép người dùng chọn thời gian dưới
dạng giao diện của lịch biểu.
Chương trình Birthday
2.1. Tìm hiểu chương trình
Giao diện của chương trình:

Chương trình có một điều khiển DateTimePicker (trên TOOLBOX là điều
khiển có hình
) cho phép người dùng chọn một ngày bất kỳ để chương
trình xử lý và một nút Button1 sẽ thực hiện đưa ra một hộp thông báo bằng MsgBox
hiển thị ngày mà người dùng đã chọn.
2.2. Xây dựng giao diện
Tạo mới một Solution trắng có tên Birthday và thêm một Project có tên tương tự
ở dạng Windows Application trong ô Visual Studio Installed Template như ví dụ trước.
Tại giao diện thiết kế của form1 thêm hai điều khiển là DateTimePicker và
Button1 vào, đặt thuộc tính Text cho Button1 là „Hiện ngày sinh‟. Lưu lại tất cả những
thiết đặt bằng cách nhấp chọn Save All trên Standard Bar. Nếu chương trình hiện ra
một thông báo yêu cầu chọn chế độ lưu thì chọn lưu với mã hóa 65001.
2.3. Viết mã cho chương trình
Chỉ cần viết mã cho Button1 để thực thi hành động hiện ra thông báo khi người
dùng đã chọn ngày và click lên nó. Double click vào Button1 tại giao diện thiết kế

form1 và nhập mã như sau:
MsgBox("Ngày sinh của bạn là: " & DateTimePicker1.Text)
MsgBox("Ngày trong năm: " &
DateTimePicker1.Value.DayOfYear.ToString) MsgBox("Hôm nay là ngày: " &
Now.ToString)
Đoạn mã này sẽ hiển thị lần lượt ba thông báo có trong dấu ngoặc đơn. Dấu
„&‟ để kết nối chuỗi như “Ngày sinh của bạn là” với nội dung là thuộc tính Text của
điều khiển DateTimePicker1.
2.4. Thực thi chương trình
Chạy thử chương trình và chọn đúng ngày sinh của mình kiểm tra.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Yêu cầu học sinh tự thiết kế lại form và làm lại chương trình không cần xem
mẫu.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
23


Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
1. Xác định được các đối tượng cần dùng - Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
để thiết kế form
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
2. Viết mã code cho chương trình
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
3. Kiểm tra chương tình theo yêu cầu
- Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện,
đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả
4. Thời gian thực hiện
- Đúng thời gian theo quy định

Ghi nhớ: DATETIMEPICKER là điều khiển cho phép người dùng chọn thời gian dưới
dạng giao diện của lịch biểu.
3. Làm việc với các điều khiển nhập liệu
Trong suốt quá trình lập trình, thực tế ta luôn xuay quanh việc lập trình để xử lý
các điều khiển nhập liệu. Các điều khiển nhập liệu gồm TextBox cho phép người
dùng nhập vào một chuỗi các ký tự, menu thể hiện thông tin dưới dạng chọn lệnh,
các loại hộp thoại như Checkbox, ListBox, RadioButton, ComboBox thể hiện thông
tin dưới dạng tương tự như menu…
3.1. Tìm hiểu CheckBox
Sử dụng:
CheckBox là điều khiển cho phép người dùng chọn lựa khả năng xử lý của
chương trình. Ta thử tìm hiểu kỹ hơn về điều khiển này qua bài tập MyCheckBox:
3.2. Chương trình MyCheckBox
3.2.1. Tìm hiểu chương trình:
Chương trình này có hai CheckBox cho phép click chọn. Nếu click chọn vào
CheckBox nào thì sẽ hiện một bức ảnh tương ứng với nó.
Giao diện chính của nó như sau:

3.2.2. Thiết kế giao diện:
Tạo một giải pháp mới và thêm vào đó một dự án như đã biết, đặt tên là
MyCheckBox. Các điều khiển sử dụng trong form gồm:
- CheckBox1: thuộc tính Checked – False; Text – Máy tính cá nhân
- Checkbox2: thuộc tính Checked – False; Text – Máy photocopy
- PictureBox1: thuộc tính Image – None; SizeMode: StretchImage
24


- PictureBox2: thuộc tính Image – None; SizeMode: Stretchimage

3.2.3. Viết mã chương trình:

Vì ta muốn khi người dùng click vào checkbox thì lập tức có thay đổi ẩn/hiện
các ảnh ngay nên ta cần xây dựng thủ tục thể hiện sự thay đổi gắn với các checkbox.
Trong vb thủ tục đó là thủ tục CheckBox1_CheckedChanged mà ta có thể tạo ra
bằng cách nhắp đúp vào điều khiển checkbox từ giao diện thiết kế form hay lựa chọn
từ danh sách xổ xuống như đã biết.
- Bạn double click vào điều khiển Checkbox1để tạo thủ tục
CheckBox1_CheckedChanged. Sau đó nhập đoạn mã sau vào:
If CheckBox1.CheckState = 1 Then
'PictureBox1.Visible = True
PictureBox1.Image=System.Drawing.Image.FromFile
_
("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung buoc lap trinh
vb.net\3_Chapter3\Bai tap\MyCheckBox\MyCheckBox\Images\Calcultr.bmp")
PictureBox1.Visible = True
Else
PictureBox1.Visible = False
End If
Chú ý: Dấu „_‟ ở dòng mã thứ 3 từ trên xuống là dấu cho phép xuống dòng khi cảm
thấy dòng mã quá dài trong VB. Bức ảnh muốn cho vào điều khiển PictureBox1
không nhất thiết phải giống như trên. Có thể copy một bức ảnh bất kỳ vào thư mục
chứa dự án và kéo trực tiếp từ cửa sổ Solution Explorer vào trong đoạn mã để lây
đường dẫn.
- Tương tự tạo thủ tục CheckBox2_CheckedChanged như sau:
If CheckBox2.CheckState = 1 Then
'PictureBox2.Visible = True
PictureBox2.Image
=
System.Drawing.Image.FromFile
_
("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung

buoc
lap
trinh
vb.net\3_Chapter3\Bai
tap\MyCheckBox\MyCheckBox\Images\CopyMach.bmp")
PictureBox2.Visible = True
Else
PictureBox2.Visible = False
End If
3.2.4. Chạy chương trình:
Chạy thử chương trình để kiểm tra.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Yêu cầu học sinh tự thiết kế lại form và làm lại chương trình không cần xem
mẫu.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×