Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MĂNG TÂY XANH TẠI TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.51 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
********************

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT MĂNG TÂY XANH
TẠI TỈNH NINH THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2018

i


TÓM TẮT
Diện tích trồng măng tây xanh ở tỉnh Ninh Thuận tăng nhanh qua 4 năm gần
đây nhờ vào sự thích hợp với điều kiện khí hậu nên mang lai hiệu quả kinh tế khá cao.
Hiện giá lợi ích ròng đạt đến (NPV) 400,5 triệu đồng/1000m 2 và suất nội hoàn IRR là
62% hiếm có cây trồng nào ở Việt Nam đạt như vậy. Đồng thời phân tích rủi ro cho
thấy mức độ rủi ro là rất thấp ngay cả khi giá cả đầu ra và sản lượng đồng thời giảm
đáng kể. Áp dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động của các yếu tố
đầu vào đến đầu ra và xác định mức đầu tư tối ưu cho thấy người trồng đã đầu tư vượt
mức. Nhu cầu người tiêu dùng măng tây xanh chỉ mới đáp ứng được phần nhỏ, do đó
tương lai phát triển quy mô lớn hơn và mang lai thu nhập cao hơn cho người trồng là
triển vọng rất hiện thực.

ii


ABSTRACT


Area and quantity of green asparagus have quickly grown during 4 years in
Ninh Thuan province by its adaptability with weather and soil conditions and high
consumer demand, therefore the farmers get high economic efficiency. Net present
value (NPV) is 400 million VND/1000m2 and internal rate of return (IRR) is 62%. It is
very rare to other plants getting so very high NPV and IRR in Viet Nam. Level of risk
is very low, as soon as its price and quantity are go down very at the same time. CobbDouglas function is used to analyzing impact of inputs to outputs and find optimal
investing levels inputs, most of them are lower than those farmer have done.
Consumer asparagus demand is high, but the supply is only small quantity, therefore
future asparagus planting development with larger scale and higher income for the
farmer are very prospect.

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................v
..................................................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................vii
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................vii
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................viii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................viii
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu...............................................................................viii
1.4. Quy trình kỹ thuật trồng cây măng tây...............................................................15
1.4.1. Chuẩn bị đất trồng.......................................................................................15
1.4.2. Cách trồng...................................................................................................15
Chương 2....................................................................................................................22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................22
2.1.1. Các khái niệm..............................................................................................22
2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế...............................................................24
2.2.1. Lợi ích ròng hiện tại (NPV) (Net Present Value).........................................24

2.2.2. Tỷ suất nội hoàn (IRR) (Internal Rate of Return)........................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................26
3.1.Thực trạng trồng măng tây xanh tại Ninh Thuận................................................31
3.2. Kết quả các chỉ tiêu kinh tế................................................................................35
3.2.1. Chỉ tiêu kinh tế NPV cho từng phương pháp tưới ở địa phương.................35
3.2.2. Các chỉ số kinh tế khác của từng phương pháp (IRR và BCR)....................36
3.2.3. Tổng lợi nhuận ròng NPV và các chỉ tiêu kinh tế cho toàn vùng.................37
3.3. Phân tích rủi ro..................................................................................................38
3.4. Phân tích hàm năng suất cây măng tây..............................................................39
3.5. So sánh phương pháp tưới tràn và tưới phun.....................................................42
3.5.1. Tối ưu các yếu tố đầu vào: Phương pháp tưới tràn (D = 1).............................42
Phân hữu cơ...........................................................................................................43
Thuốc bảo vệ thực vật...........................................................................................43
Nước tưới..............................................................................................................44
iv


3.5.2. Tối ưu các yếu tố đầu vào: Phương pháp tưới phun mưa (D = 0)................45
Chương 4....................................................................................................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................49
4.1. Kết luận.............................................................................................................49
4.2. Kiến nghị...........................................................................................................50
Báo Ninh Thuận, 2018. Ninh Thuận có tiềm năng, lợi thế về phát triển măng tây
xanh. < />PHỤ LỤC...................................................................................................................49

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV


Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

HC

Hữu cơ

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Măng tây (Asparagus officinalis) có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ
miền Bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh và phía tây bắc Đức. Là một loại rau có

giá trị kinh tế cao, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước và 17% chất
khô, trong đó có 2,2% đạm Protein, 1,2% đường đường Glucid, 0,6% chất xơ
Celluloze và 21% các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn,… Ngoài ra, măng tây còn có
tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng
cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Trong ẩm thực măng tây là một loại
thực phẩm cao cấp. Vì những lợi ích đó mà măng tây được giới ẩm thực gọi là “rau
vua”.
Từ những nhu cầu ngày càng tăng thúc đẩy ngành sản xuất măng tây ngày một
phát triển mạnh về quy mô diện tích, năng suất, chất lượng. Bên cạnh những nước ôn
đới có điều kiện khí hậu rất thuận lợi để trồng măng tây, ngày nay nhiều nước nhiệt
đới đã và đang phát triển mạnh như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Việt Nam cũng
là nước nhiệt đới đã và đang phát triển mạnh trồng rau măng tây. Để đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm trên sản phẩm măng tây, phục vụ người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh
và xuất khẩu thì công tác củng cố hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm; nhằm kiểm soát, đánh giá được thực trạng an toàn của sản phẩm măng
tây lưu thông trên địa bàn, từ đó đề ra biện pháp, chính sách cụ thể trong sản xuất, kinh

vii


doanh, tiêu thụ, vừa bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, an toàn cho người tiêu dùng nông sản và tránh ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, do được trồng ở khu vực nhiệt đới ẩm và măng tây lại là cây dài
ngày nên thường có nhiều sâu bệnh ảnh hưởng tới cành lá và làm giảm đến năng suất
và phẩm chất của cây măng tây và phần lớn do nông dân trồng tự phát cho nên xuất
hiện một số sâu bệnh gây hại như: bệnh thán thư, bệnh vàng lá, bệnh khô vằn làm thiệt
hại đáng kể đến năng suất và phẩm chất măng tây ở Ninh Thuận. Để thấy được mức độ
hiệu quả kinh tế, các rủi ro và các mức đầu tư vào hợp lý như thế nào cho người trồng,
đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MĂNG TÂY
XANH TẠI TỈNH NINH THUẬN” được chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng măng tây xanh của các hộ dân trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận.
2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích hiệu quả kinh tế trồng măng tây xanh.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây măng tây xanh.
3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây măng tây xanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng khảo sát: 120 hộ nông dân trồng măng tây xanh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải và thành phố Phan RangTháp chàm – tỉnh Ninh Thuận.
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2016 tới tháng 2 năm 2017.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Đối với nhà nước: Cơ sở khoa học hữu ích để xây dựng các chính sách, các
quy định và giải pháp để phát triển nghề trồng măng tây và tránh tình trạng sản xuất
măng tây xanh manh mún để thuận tiện trong việc kiểm soát.

viii


+ Đối với nông dân: Sẽ có hướng sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn cho cây
măng tây xanh thể thu được hiệu quả cao nhất, góp phần cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của mỗi nông hộ trồng măng tây xanh.
+ Đối với đề tài: Nhận diện và đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh
tế mô hình trồng măng tây, tác động đến kinh tế xã hội của địa phương nhằm đạt được
mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: Làm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu khác.


ix


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Theo Huỳnh Ngọc Vy (2006) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế cây cà phê tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tác giả đánh giá hiệu quả
kinh tế cây cà phê trồng tại các hộ nông dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế cây cà phê, đồng thời xác định đầu vào để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất
thông qua ước lượng hàm sản xuất, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
cây cà phê.
Theo Nguyễn Văn Phương (2009) đã phân tích ảnh hưởng đầu tư đến hiệu quả
sản xuất của hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Đề tài
được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức đầu tư ban đầu đến hiệu quả trồng
cao su tiểu điền và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng
suất vườn cây cao su. Các chỉ tiêu phân tích đầu tư như NPV, IRR, BCR, PP được sử
dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư vườn cao su và phương pháp phân tích hàm sản xuất
được áp dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất cao su.
Ngô Thị Nghĩa (2013), qua phân tích và tính toán số liệu điều tra, thông qua
phương pháp hồi quy hàm năng suất, kết quả của đề tài so sánh trên 1000m 2 giữa 2
biện pháp tưới phun mưa và tưới phun rãnh cho thấy tưới phun mưa đã giảm khoảng
4.320,000 đồng chi phí công lao động, giảm 2.641,000 đồng tiền phân thuốc bảo vệ
thực vật và tăng doanh thu do tăng diện tích đất trồng là 8.320,000 đồng. Như vậy,
việc đầu tư công nghệ tưới phun mưa thay cho tưới rãnh trên hệ thống 1 vụ tỏi-2 vụ
hành mang lại lợi ích ròng là 48.240,000 đồng/1000m 2/năm và giảm thất thoát lượng
nước là 482 m3/1000m2/năm trong quá trình tưới. Điều này có ý nghĩa quyết định khả
năng duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Theo Võ Thị Thanh Lộc, Đoàn Minh Vương, Huỳnh Vũ Kiệt, Nguyễn Thanh
Tiến (2015) đã phân tích chuỗi giá trị thanh long tỉnh Tiền Giang. Mục đích của báo

cáo “thông qua mô hình thí điểm phân tích chuỗi giá trị trái cây tại Tiền Giang để hỗ
trợ nâng cao thu nhập khu vực nông thôn tại ĐBSCL”. Do các sản phẩm trái cây của
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có chuỗi giá trị tương đối giống nhau, việc phân
3


tích chuỗi giá trị của một loại trái cây điển hình có thể giúp nhân rộng và áp dụng đối
với các loại trái cây khác. Cụ thể, dự án quyết định chọn phân tích chuỗi giá trị về sản
phẩm thanh long – một loại cây trồng chủ đạo của tỉnh Tiền Giang – để xây dựng một
mô hình thí điểm về nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm trái cây, sau đó nhân rộng mô
hình này tại Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL khác.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí địa
lý từ 11o18’14” đến 12o09’15” vĩ độ Bắc và từ 108o09‘08” đến 109o14’25”kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.358,3 km2. Toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thành phố bao
gồm: Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam và thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm.
Tỉnh Ninh Thuận nằm ở vị trí trung điểm giao thông dọc theo quốc lộ 1A,
đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Chiều dài ranh giới hành chính
của tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa: 89 km;
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận: 41 km;
- Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng: 99 km;
- Phía Đông giáp biển Đông: 105 km.
Địa hình
Ninh Thuận nằm ở sườn Ðông của dãy Trường Sơn. Do đó địa hình, địa mạo
khá phức tạp gồm đồi núi, đồng bằng, đầm phá phân bố xen kẽ. Địa hình đồi núi phân
bố phía Tây tạo thành hình cánh cung, kéo dài tận biển, chiếm khoảng 70% diện tích

của tỉnh, với nhiều núi cao. Trong đó, núi Chúa, E’Lâm Hạ, E’Lâm Thượng (ở vùng
giáp với tỉnh Khánh Hòa) cao tới 1000 –1700m, dãy Mũi Dinh (ở phía Nam tỉnh) cao
tới 800 - 1500m. Độ dốc địa hình từ 15% đến 40%. Địa hình đồng bằng dọc theo Sông
Cái Phan Rang và các dải cát nhỏ hẹp ven biển (lớn nhất là đồng bằng Phan Rang)
được các cung núi từ dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển bao quanh gồm 20 xã,
phường ven biển. Độ dốc địa hình từ 0 - 30 % chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên.

4


Đặc điểm thổ nhưỡng: Theo Bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 năm 2000, tỉnh
Ninh Thuận có các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất cát ven biển: Phân bố dọc các xã, phường ven biển, có 3 loại đất.
Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, độ phì
nhiêu thấp. Trên loại đất này có thể khai thác một phần để trồng dừa, điều, còn lại
những nơi đất bạc màu, dinh dưỡng kém cần trồng rừng phủ xanh, chống cát bay.
Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất tỉnh Ninh Thuận
STT

Nhóm đất

1
2
3
4

Nhóm đất cát
Nhóm đất mặt
Nhóm đất phù sa
Nhóm đất xám

Nhóm đất đỏ xám nâu

5

Diện tích
(ha)
10.353
5.531
15.811
28.429

Tỉ lệ (%)
3,08
1,65
4,70
8,46

Cây trồng thích hợp
Rừng phòng hộ ven biển, hành tỏi
Nuôi trồng thủy sản
Lúa màu và cây công nghiệp
Màu và cây công nghiệp

231.454
68,89
Màu và cây công nghiệp
vùng bán khô hạn
6
Nhóm đất đỏ vàng
11.733

3,49
Cây công nghiệp lâu năm
7
Nhóm đất trơ sỏi đá
17.272
5,14
Rừng
8
Nhóm đất khác
15.426
4,59
Tổng cộng
335.800
100,00
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, 2017
- Nhóm đất mặn, phèn: Tập trung chủ yếu ven biển, có 4 loại đất. Đất được hình thành
bởi quá trình lắng đọng của các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của nước biển và
các sản phẩm biển.
- Nhóm đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở hạ lưu các sông, nhất là sông Cái Phan Rang,
có 6 loại đất, thích hợp với trồng cây lương thực, hoa màu, cỏ phục vụ chăn nuôi.
- Nhóm đất xám: Phân bố ở bậc thềm chuyển tiếp ở độ cao 50-100m, có 13 loại đất.
Do có độ phì thấp, chua, nghèo mùn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng và có thể cải tạo
để trồng mía.
- Nhóm đất vàng đỏ: là đất có diện tích lớn nhất, có 4 loại đất. Nhóm đất này có độ phì
thấp, tầng canh tác mỏng, độ dốc lớn, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cần có
biện pháp cải tạo và bảo vệ thông qua trồng rừng phủ xanh.
- Nhóm đất vàng đỏ trên núi: Phân bố ở độ cao lớn, độ dốc lớn, có 2 loại đất, không sử
dụng cho sản xuất nông nghiệp.
5



Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được phân ra 8 nhóm đất cơ bản. Diện tích và tỷ lệ diện
tích của các nhóm đất được tổng hợp như sau:
Đặc điểm khí hậu - khí tượng: Ninh Thuận nằm sâu trong nội chí tuyến Bắc
Bán Cầu, ở vị trí trong khoảng từ 11o18’14” đến 12o 09’15” vĩ độ bắc; có hai mùa rõ
rệt Mùa mưa là những tháng liên tục có lượng mưa tháng chiếm 8,3% lượng mưa năm
với tần suất xuất hiện bằng hoặc lớn hơn 50%. Mùa mưa ở Ninh Thuận được xác định
là bắt đầu từ tháng 9, kéo dài đến tháng 12. Thời gian còn lại trong năm là mùa khô.
Lượng mưa: Trên địa bàn tỉnh có tổng lượng mưa năm thấp nhất trong cả nước.
Khu vực đồng bằng ven biển trung bình vào khoảng 700-1000mm, khu vực thượng lưu
sông Cái Phan Rang từ 1.800-2.200mm. Theo không gian, lượng mưa năm giảm dần
từ Tây sang Đông (tức là từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển).
Theo thời gian, sự phân bố lượng mưa năm rất không đồng đều, khoảng 55 – 65 %
lượng mưa năm tập trung vào 4 tháng cuối năm, là thời kỳ mùa mưa ở Ninh Thuận.
Ngược lại, trong 8 tháng mùa khô, từ tháng 1 - 8, tổng lượng mưa thường chỉ bằng
khoảng 35 - 45% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ không khí: Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết các
vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm
trên 27,5oC và tổng nhiệt quanh năm trên 9.400oC. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là
27,1oC. Nhiệt độ cao nhất trong tỉnh từ 29,0 oC đến 30,2oC. Nhiệt độ thấp nhất khu vực
đồng bằng là 24,1oC. Hàng năm, nhiệt độ thường giảm thấp vào các tháng 1, tháng 2,
sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào tháng 5, 6 rồi lại giảm dần đến tháng 1 năm
sau. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 5 – 6 oC.
Biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7 – 9oC.
Số giờ nắng: Ninh Thuận là tỉnh có tổng số giờ nắng trong năm cao nhất nước.
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Ninh Thuận từ 2.918 - 3.114 giờ, rất thuận
lợi cho sự quang hợp của cây trồng (nhất là những cây phù hợp với điều kiện nhiệt độ
cao), cũng như cho nghề sản xuất muối và việc thu năng lượng mặt trời phục vụ cho
đồng bào vùng sâu, vùng xa. Số giờ nắng trung bình ngày trong năm là 7,6 giờ. Số giờ

nắng trung bình mùa khô từ 8 - 10 giờ/ngày và trong mùa mưa từ 6 - 7 giờ/ngày.
6


Lượng bốc hơi: Bốc hơi được phân ra 3 loại chính: Bốc hơi khả năng, bốc hơi
tiềm năng và bốc hơi thực tế. Ở đây, chỉ nêu lên loại bốc hơi khả năng được tính toán
từ tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Phan Rang. Tổng lượng bốc hơi khả năng ở
Ninh Thuận tương đối ổn định. Hàng năm tổng lượng bốc hơi khả năng đạt từ 1.650 –
1.850 mm, phân bố không đều trong các tháng. Từ tháng 8 đến tháng 10 tổng lượng
bốc hơi hàng tháng trung bình từ 80 - 120mm, các tháng còn lại trong năm phổ biến từ
130 – 180 mm.
Ẩm độ không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Ninh Thuận thuộc
loại thấp, giao động từ 74-75%, phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không
gian (phạm vi và độ cao). Thời kỳ mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) độ ẩm các tháng
giao động từ 77 - 81%. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm trung bình tháng giao động từ 70 77%. Độ ẩm tương đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch
khoảng 1 - 2%. Riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa, độ ẩm không khí
chênh lệch 5 – 6%. Biên độ năm của độ ẩm tương đối trung bình từ 10 - 13%. Độ ẩm
tương đối thấp nhất ở tất cả các tháng trong năm đều dưới 50%.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2017 của tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có
576.688 người, dân số trung bình huyện 82.384 người, mật độ là 172 người/km 2; tỷ lệ
gia tăng dân số tự nhiên các huyện 1,25%. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở thành phố, thị trấn, gần các trục giao thông. Dân cư phân bố không đồng đều
giữa các huyện và giữa khu vực nông thôn với thành thị. Tỷ lệ cư dân nông thôn chiếm
64%, khu vực thành thị chiếm 36%. Mật độ dân số trung bình là 2.109 người/km 2.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là nơi có mật độ dân số cao nhất, với 2.170
người/km2. Trong khi đó, huyện Bác Ái mật độ dân số thấp nhất, chỉ có 26 người/km 2.

Bảng 1.2. Hiện trạng dân số các huyện năm 2016

Huyện/TP
Tp. PR-TC

Diện tích
(km2)
79,38

Tổng

Dân số (người)
Nông thôn Thành thị

172.304

9.416
7

162.888

Mật độ dân số
(người/km2)
2.170


Bác Ái
Ninh Sơn
Ninh Hải
Ninh Phước
Thuận Bắc
Thuận Nam

Tổng

1.027,30
771,33
253,87
342,34
319,24
564,53
3.357,99

26.685
26.685
26
75.208
63.468
11.740
98
91.937
75.825
16.112
362
129.990
104.982
25.008
380
41.229
41.229
129
58.497
58.497

103
595.850
380.102
215.748
177
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017

Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 trên địa bàn nghiên cứu khoảng
330.122 người, chiếm khoảng 55,4% tổng dân số.
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Thuận năm 2016
STT
Thành phần
1
Nhà nước
2
Ngoài nhà nước
3
Đầu tư nước ngoài
Tổng dân số trong độ tuổi lao động (có khả

Số lượng (người)
32.958
295.924
1.240

năng lao động)

330.122


Tỉ lệ (%)
9,98
89,64
0,38
100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017
Nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào, chủ yếu tập trung các ngành ngoài
nhà nước chiếm 89,64% tổng số lao động trong toàn tỉnh.
Trình độ văn hóa
Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh có tỷ lệ khá lớn đồng bào dân tộc sinh sống, do vậy
trình độ dân trí của người dân nhìn chug chưa cao. Khả năng tiếp cận với khoa học kỹ
thuật, việc hiện đại hóa trong các kỹ thuật canh tác để tăng năng suất trong sản xuất
còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương rất quan tâm
đến công tác nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Theo số liệu thống kê số lượng
và giáo viên trên địa bàn tỉnh năm 2015-2016.
Bảng 1.4. Số trường học và giáo viên năm học 2015 - 2016
Loại trường

Số lượng

Số giáo viên (người)

Số học sinh (người)

Mẫu giáo

(trường)
89


1.276

21.338

Tiểu học

152

3.075

56.555

Trung học cơ sở

64

2.106

37.091

Trung học phổ thông

19

994

16.294

8



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017
Số lượng các trường học cũng như các cơ sở hạ tầng khác được xây dựng ngày
càng nhiều. Chất lượng giáo dục được chú trọng nâng cao. Khi trình độ học vấn được
nâng cao, tạo nguồn lực lao động có tri thức, chuyên môn tốt là một yêu cầu cấp thiết
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này có quan hệ chặt chẽ với tính bền vững
của tài nguyên nước bởi trình độ văn hóa có tác động rất lớn đến nhận thức của người
dân trong việc khai thác, sử dụng nước và các biện pháp trong bảo vệ nguồn nước.
Phát triển kinh tế
Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải của miền Nam Trung bộ. Có tiềm
năng đất đai đa dạng, phong phú, điều kiện thiên nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới
– nắng nhiều, thích hợp nhiều loại cây trồng ngắn ngày cũng như dài ngày, đặc biệt là
cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và có khả năng phát triển tập trung như cây
nho, táo, bông vải. . . và chăn nuôi đại gia súc. Nông - lâm nghiệp và thủy sản là ngành
hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng
40,6% tổng GDP (2015). Đây là những điều kiện khá thuận lợi để tỉnh có thể phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng. Chính vì lẽ đó, hiện tại cũng như trong tương lai xa,
nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, nằm kề vùng ĐNB nói chung có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và liền
kề vùng kinh tế miền Trung Trung bộ, Ninh Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế xã hội như đẩy mạnh sản xuất và chế biến về nông - lâm - ngư nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ du lịch.
Nông - lâm - ngư nghiệp
Nông nghiệp
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 83.736,27 ha (chiếm 29,98%);
đất nuôi trồng thủy sản khoảng 2.036,72 ha (chiếm 2,43%).
Bảng 1.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
STT

1


Hạng mục

Tổng số

Cơ cấu (%)

Tổng số

335.534,17

100,00

Đất sản xuất Nông nghiệp

279.303,63

83,24

9


2

Đất phí nông nghiệp

30.473,06

9,08


3

Đất chưa sử dụng

25.757,48

7,68

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017
Chăn nuôi cũng giữ một vị trí quan trọng trong cải thiện kinh tế hộ, bổ sung
nguồn thực phẩm cho xã hội, tăng nguồn phân hữu cơ cho cây trồng. Cơ cấu giá trị sản
xuất theo ngành Chăn nuôi hoạt động chiếm 30,2% trong giá trị sản xuất Nông nghiệp.
Bảng 1.6. Diễn biến sản lượng vật nuôi thời kì 2014 – 2016
STT

Loại vật nuôi

2014
3.936,00

2015
3.757

Đơn vị: con
2016
3.653,00

1

Trâu


2



89.213,00

84.485

91.700,00

3

Lợn

71.232,00

70.280

81.306,00

4

Gia cầm

1.378,30

1.587

1.353,10


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017
Lâm nghiệp: Là ngành thế mạnh của tỉnh với diện tích đất lâm nghiệp
189.117,48 ha, chiếm 67,71% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Bác Ái,
Ninh Sơn, Thuận Nam.

Bảng 1.7. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động

Năm
2014
2015
2016

Tổng số
66,5
80,8
35,0

Trồng rừng và

Khai thác

nuôi rừng

lâm sản

Đơn vị: (tỷ đồng)
Dịch vụ và
hoạt động


lâm nghiệp
4,4
59,6
2,5
4,9
74,1
1,8
6,1
27,0
1,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2017
10


Trong những năm gần đây, vấn đề đáng chú ý trong công tác quản lý ngành lâm
nghiệp là tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng để khai hoang, trồng trọt, phát
triển cơ sở hạ tầng. Tốc độ phát triển KT-XH nhanh chóng đang làm thu hẹp dần diện
tích đất rừng của tỉnh.
Thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2015 là 1.122ha,
trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 146 ha, nước lợ 881 ha và nước mặn là 95 ha.
Bảng 1.8. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2014 – 2016

Tôm

2014
936,6

2015
952


Đơn vị: ha
2016
823

2



169,9

171

144

3

Thủy sản khác

171,5

149

187

Tổng cộng

1.281,0

1.272


1.154

STT
1

Loại thủy sản

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2017
1.3. Tổng quan về trồng măng tây
1.3.1. Tình hình trồng măng tây trên thế giới

Bảng 1.9. Tình hình trồng măng tây trên thế giới
STT

Nước

I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
II
1

Các nước Châu Á

Trung Quốc
Nhật Bản
Thái Lan
Đài Loan
Các nước Châu Âu
Đức
Pháp
Ý
Hy Lạp
Các nước Châu Mỹ
Hoa Kỳ

Diện tích (ha)

Diện tích (ha)

2009

2016

1.270.000
6.510
17.146
635

1.390.276
5.481
1.821
570


18.190
5.270
6.607
4.079

22.274
4.369
6.476
974

11.820

8.900

11


2
3
4
5
6
III
1
2
IV
1
2
3


Peru
Mexico
Chile
Argentina
Canada
Các nước Châu Úc
Ustralia
New Zealand
Châu Phi, Nam Phi
Kenya
Morocco
Zimbabwe

29.467
17.000
2.936
2.119
1.896

31.967
24.791
1.957
2.564
1.691

1.616
639

1.530
445


31
72
417
65
71
74
Nguồn: Ngân hàng dữ liệu trực tuyến FAO.

Ở Peru, nhờ áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân tự động theo
công nghệ Israel có thiết bị kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm 60 - 70% trong đất trồng, độ
PH 6.5 - 7.5 trong đất và nước tưới, độ bốc hơi của nước tưới, độ ẩm trong không khí,
hàm lượng dinh dưỡng trong đất, v.v, người ta đã thu hoạch măng tây xanh và cả măng
tây trắng với năng suất rất cao: 60-100 tấn/ha/năm.
1.3.2. Tình hình trồng cây măng tây ở Việt Nam
Cây rau măng tây đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp nhưng ngày đó do
không tìm được thị trường nên cây rau măng tây không thể phát triển được. Thập niên
1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy rau măng tây tươi như
Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc
(Lâm Đồng), Bà Điểm (Hóc Môn),… nhưng ngày trồng rất ít và do không tìm được thị
trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển (Nguyễn Văn Thắng và trần
Khắc Thi, 2001).
Đến năm 1988, có một Việt kiều Đức mang về 500g hạt giống măng tây để
trồng thử ở Đà Lạt, nhưng cây vừa 2 – 2,5 tháng tuổi thì người trồng đã cắt lấy những
cành lá đem bán chung với hoa cắt cành, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây
rau măng tây để cắt lá làm kiểng trang trí chung với hoa cắt cành định cư và phát triển
mạnh mẽ ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho thu nhập cũng khá
cao. Mãi đến năm 2005, cây rau măng tây mới thực sự có mặt trở lại ở Việt Nam đúng
với giá trị thật của nó, hình thành một thị trường trồng măng tây, như: Củ Chi
(TP.HCM); Bến Lức, Đức Hòa (Long An); Long Thành (Đồng Nai); Sông Xoài, Suối

Rao, Châu Pha (Bà Rịa Vũng Tàu); Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận);
12


Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước); Hiệp
Thành, Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu); Sóc Trăng, Vũng Lêm (Vĩnh Long); Chợ Lạch
(Bến Tre); Đăk Nông, Đăk Lăk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tỉnh, Quảng Ninh,…. để thu hoạch sản phẩm măng tây xanh phục vụ nhu cầu
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
1.3.3. Tình hình trồng Măng tây tại Ninh Thuận
Quá trình phát triển
Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên
ngã ba nối liền các vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc
điểm khí hậu Ninh Thuận là khô, nóng và ít mưa nhất cả nước. Nhiệt độ trung bình
hằng năm 25-27 oC, độ ẩm bình quân năm 71-75%. Lượng mưa thấp khoảng 750-800
mm. Với đặc điểm khí hậu này, tại tỉnh có thể sản xuất và cung cấp một số sản phẩm
rau măng tây mà các tỉnh lân cận khó có thể làm được. Vì thế Công ty Việt Hoa Mỹ đã
tổ chức hội thảo tại UBND Phường Văn Hải với sự tham gia của hơn 50 thành viên
trong CLB khuyến nông phường. Qua hội thảo này, một số nông dân thấy được lợi ích
về mặt kinh tế mà loại cây trồng mới này có thể đem lại, 15 hộ nông dân đã tham gia
đăng ký trồng thử nghiệm trên diện tích 1,5ha. Đến năm 2012 toàn tỉnh diện tích măng
tây 20,5 ha. Kể từ khi Dự án thực hiện cho đến nay diện tích măng tây toàn tỉnh không
ngừng tăng. Nếu như năm 2012 là: 20,5 ha thì đến năm 2014, tổng diện tích gieo trồng
đạt 45 ha và hiện nay tổng diện tích gieo trồng đạt 162 ha, với tổng số hộ dân tham gia
trồng măng tây 450 hộ trên địa bàn xã An Hải (huyện Ninh Phước), xã Phương Hải, xã
Xuân Hải (huyện Ninh Hải) và phường Văn Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm);
năng suất thu hoạch tại xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) cao hơn các xã khác, cụ thể:
12kg/ngày/1000

x 8 tháng.


Giống và chủng loại
Có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:
Măng xanh, đại diện là giống F1 California, loại này cho năng suất cao, dễ
trồng, dễ thu hoạch, song giá trị thương phẩm không cao.
Măng trắng, đại diện là giống F1 Mary Washington. Đây là giống trồng phổ
biến, cho năng suất và chất lượng cao. Ở các điểm trồng thử nghiệm 2 giống trên tại
Viện Nghiên cứu Rau-Quả (Gia Lâm), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
13


(Thanh Trì) và Trung tâm kỹ thuật Rau-Hoa-Quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm
đều đạt 7-8 tạ/ha, năm thứ 2-3 đạt 1,5-2,0 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 3 tấn/ha.
Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng măng rất cao (cao hơn
giống F2 khoảng 20-25%), kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường
được sản xuất và tiêu thụ tại châu Âu và Hoa Kỳ, giá bán rất đắt, có khi họ đếm từng
hạt bán tính tiền chứ không cân ký (500 - 800 - 1.000 - 1.500 USD/ha đất trồng).
Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao (kém hơn giống F1
khoảng 20-25 %), kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường được lai tạo
theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các quốc gia mua giống trồng cây, giá cả dễ
chịu hơn (khoảng > 50%) giá các loại hạt giống dòng F1.
Hạt giống tạp (dòng F3, F4,...,Fn): Người trồng hái trái chín đỏ của các dòng
cây sau đời F2, F3 làm hạt giống truyền đời trồng cây măng F3, F4,… Fn có đường
kính gốc cây măng nhỏ 3 - 4 mm để cắt lá làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành, cho
thu nhập cũng khá cao (lá măng làm kiểng bán tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ TP.HCM 2009:
15.000 - 20.000 đ/kg tùy vào buổi chợ). Loại hạt giống lai tạp sau đời F2, F3 này đem
trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm măng tây, nhưng đường kính thân măng sẽ rất nhỏ
(khoảng 3-5 mm), giá trị thương phẩm rất ít, không kinh tế.
Để tránh nhầm lẫn với hạt giống lai tạp dùng trồng cây măng lấy lá làm kiểng
(còn gọi là cây dương, cây liễu) có thể gây thiệt hại kinh tế, người trồng cần thận trọng

trước khi quyết định mua hạt giống nếu không có căn cứ xác nhận xuất xứ nguồn
giống rõ ràng, minh bạch. Cây măng tây nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây
có nguồn giống F1 đầu dòng và F2 lai tạo từ dòng F1, phổ biến thấy có các thương
hiệu sau: Mary Washington, UC-157, Grande, Atlas, Jersey, Apollo. Ngoài ra, còn có
rất nhiều nguồn giống khác là hàng xách tay từ thân nhân ở nước ngoài, không rõ xuất
xứ và đời giống. Giống cây măng tây trồng ở Củ Chi trước đây là giống UC-72 và UC157 (dòng F2) sản xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Quá trình trồng thử nghiệm vài
năm qua ở nước ta cho thấy cây măng tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng
suất, chất lượng măng khá cao: Năm thứ 2 đạt 15-20 tấn/ha; năm thứ 3 đạt 20-25
tấn/ha; năm thứ 4 có thể đạt 25-30 tấn/ha, tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây
của người trồng.
Rễ giống (Crown): Ở các quốc gia vùng ôn đới (khí hậu lạnh) cây măng tây
14


phải mất ít nhất 2-3 năm trồng mới có thể thu hoạch được và việc thu hoạch chỉ kéo
dài vỏn vẹn trong 3 tháng mùa xuân, nên thế giới có loại rễ giống lấy từ những cây
măng tây > 1-2 năm tuổi chỉ cần trồng ra đất 4-6 tháng là có măng thu hoạch, rất tiện
cho những người muốn trồng vài chục gốc măng tây trong vườn rau gia đình. Ở nước
ta, cây giống măng tây ươm từ hạt giống đem ra đất trồng 4-6 tháng là có măng nên
không có nhu cầu mua bán rễ giống rất đắt tiền.
1.4. Quy trình kỹ thuật trồng cây măng tây
1.4.1. Chuẩn bị đất trồng
Cây măng tây thích hợp các loại đất đỏ, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ,
đất có độ tơi xốp, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 30-40
cm, độ ẩm trung bình 65-70%, độ PH = 6-7, không bị chua phèn, không ngập úng vào
mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, phun thuốc
diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100 cm, cao 30 cm, phơi nắng 25-30 ngày
trước khi trồng.
Tùy theo chất đất, mỗi ha đất trồng cần dùng 1-2 tấn vôi + 10-20 tấn tro trấu,
mạt cưa, trấu mục và bã vụn xơ dừa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi khử nấm bệnh

rải đều, rồi bừa xới đất 2-3 lần cho đến khi thật sự tơi xốp. Cần tạo mặt liếp đất trồng
cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20-30 cm và dốc nghiêng về 2 bên mép liếp để không
ứ đọng nước mưa, nước tưới.
1.4.2. Cách trồng
Ươm cây con
Lượng hạt giống ươm: 500 gr hạt giống/ha (mật độ 18.000-20.000 cây/ha).
Phơi hạt giống ở nắng nhẹ 4h (từ 7h đến 10h30’), hạt giống được ngâm trong nước ấm
khoảng 52 oC (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 12h, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt
nhanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7 cm có chứa đất sạch, phân hữu
cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây
sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn (sau gieo từ 3,0-3,5 tháng, chiều
cao cây đạt 25-30 cm, thân có 1-2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại) thì đem
trồng được. Hoặc có thể ngâm hạt giống trong nước lạnh có pha với phân sinh học
WEHG trong 10h rồi lấy ra ủ. Dụng cụ ủ bao gồm: Trải một lớp tro dày 1 cm, lấy một
tấm lưới đen phủ lên, tiếp tục phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên trên tấm lưới rồi rải hạt
15


lên trên lớp tro trấu đó, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt, lấy áo thun
(phải là áo thun để không bị dính) phủ lên, mỗi ngày tưới nước 2 lần (nước có pha
phân WEHG) sáng chiều, hạt ủ nơi râm mát nhiệt độ khoảng 25-28 oC. 5 ngày sau khi
ủ kiểm tra và gắp hết những hạt đã nảy mầm bỏ vào bịch ương lấp nhẹ bằng tro trấu.
Bịch ương bằng túi nilon đen có kích thước 15 x 10 cm, hoặc 20 x 15 cm, chọn
địa điểm nơi cao ráo, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng. Đất đóng bịch bao gồm đất mùn
(lớp đất mặt ở ruộng) cần xử lý vôi và diệt khuẩn, tán nhỏ phơi khô, tro trấu mục, phân
hữu cơ hoai mục. Dùng que tre hoặc gỗ (có khử trùng) nhỏ bằng gốc đũa để tạo lỗ
khoảng 0,5-1,0 cm. Sau đó dùng nhíp (có khử trùng) gắp hạt giống đã nãy mầm đặt
vào và lấp đất nhẹ cho kín hạt rồi đặt bầu ươm giống vào vị trí có giàn che nắng mưa,
hàng ngày tưới phun sương đủ ẩm, khi cây con nhú khỏi mặt đất phải theo dõi xem
chừng các loài kiến chích hút nhựa. Chăm sóc cho cây phát triển tốt đến khi đủ tiêu

chuẩn thì đem trồng (khi trồng đảm bảo cây đạt độ cao 25-30 cm, sau khoảng 3 tháng
gieo ươm, có 1-2 nhánh khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ có đủ ít nhất từ 9 cọng rễ
trở lên).
Trồng cây ra đất sản xuất
Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 2030 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50 cm x sâu 50 cm, rồi
đảo trộn đều đất với 12-15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp phân hữu cơ trùn quế
Vạn Long, 50 kg NPK, 1.000 kg vôi tính cho 1 ha để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận
rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố
trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. Cổ rễ cây măng sau khi trồng
không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có
thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20-30 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất
mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng
đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát
nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc
tưới phun sương để giữ ẩm.
Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng,
sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng dặm bổ sung ngay.
16


Bón phân và chăm sóc
Bón lót: Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân 12-15 tấn phân
hữu cơ hoai mục kết hợp 1,5 tấn phân hữu cơ trùn quế Vạn Long, 50 kg NPK 16-16-8;
1.000 kg vôi cho 1 ha đất trồng. Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều
dài rộng 50 cm sâu 25 cm hoặc đào hố kích thước 40-40 cm cách nhau 45-50 cm, đảo
trộn đều phân với đất, sau đó rạch bịch nilon trồng cây ngay ngắn.
Bón thúc: Lần đầu sau trồng 15-20 ngày, chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh
trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun
đất đậy gốc, bón thúc cho 1ha là 80 kg NPK 16-16-8 - TE cho mỗi lần bón và phân

sinh học WEHG 15 ngày/lần. Đồng thời vun gốc sau mỗi lần bón phân để bảo vệ cổ
rễ. Sau khi trồng 35 ngày (hơn 1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ
lại 4 - 6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành
lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại
cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-168 - TE. Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre
đường kính khoảng 5 cm, cao khoảng 120 cm, cách nhau khoảng 3 - 4 m, rồi dùng dây
cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng
vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50 cm để chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ
lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành
lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại
cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-816 - TE.
Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6
cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát
sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây.
Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE.
Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ
lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành
lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại
cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-817


16 - TE. Tùy theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi
dây cước nilon (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 75 cm, 90 cm,
100 cm để chống đổ ngã cây.
Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6
cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát
sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây.
Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc thêm 1 tấn phân hữu cơ trùn quế
Vạn Long + 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE.

Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn
giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và
cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh
hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg NPK 16-8-16
- TE .
Sau khi trồng 135 ngày (> 4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh
dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này, khi quan
sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt > 10-12 mm (lớn hơn điếu
thuốc lá).
Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15
ngày/lần với 1 tấn phân hữu cơ trùn quế + 100 kg NPK 16-16-8 - TE. Lượng phân này
sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các
năm sau.
Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng: Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo
dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE.
Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng
dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng
nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Có thể kết hợp phun thêm các
loại phân sinh học WEHG, phân bón lá KNO3 hoặc Đầu Trâu 001, 907 để kích thích
cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng tốt hơn. Nếu chăm sóc kém, không đúng
kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng
bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm
18


×