Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề cương kiểm nghiệm dược liệu hy thiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.97 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
--------

ĐỀ CƯƠNG KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
HY THIÊM

NHÓM 2 – P1K66 – PHÒNG 2
Thành viên:
1. Lê Thiên Kim – MSV: 1101276.
2. Tráng A Páo – MSV: 1101394.
Địa điểm: Phòng thực tập 2 – Bộ môn Dược liệu
– Trường ĐH Dược Hà Nội.

HÀ NỘI, 2015


PHẦN 1: CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU HY THIÊM
(DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV)
1.1. Chỉ tiêu cảm quan (Mô tả)
Cách tiến hành: Quan sát bằng mắt thường, đo đạc bằng các dụng cụ phù hợp.
Yêu cầu: Thân rỗng ở giữa, đường kính 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài thân màu nâu
sẫm đến nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc song song và nhiều lông ngắn sít nhau. Lá mọc
đối, có phiến hình mác rộng, mép khía răng cưa tù, có ba gân chính. Mặt trên lá màu
lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông. Cụm hoa hình đầu nhỏ, gồm
hoa màu vàng hình ống ở giữa, 5 hoa hình lưỡi nhỏ ở phía ngoài. Lá bắc có lông
dính.
1.2.

Vi phẫu


Cách tiến hành: Làm vi phẫu các phần khác nhau của dược liệu thô (gân lá, phiến
lá, thân), sau đó quan sát trên kính hiển vi.
Yêu cầu:
Gân lá: Gân phía trên và dưới đều lồi, mặt dưới lồi to hơn. Biểu bì trên và dưới
gồm một hàng tế bào hình trứng nhỏ, xếp liên tục đều đặn, mang lông che chở đa
bào, dài, thường có 6 đến 8 tế bào xếp thẳng hàng, vách ngăn giữa các tế bào phình
to đặc biệt, các tế bào càng gần đầu lông càng dài và nhỏ dần. Dưới biểu bì là mô
dày, cấu tạo bởi các tế bào hình tròn nhỏ, có thành dày ở góc, xếp đều đặn thành 2
đến 3 hàng. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, thành mỏng, kích thước không
đều nhau. Trong mô mềm rải rác có những ống tiết gồm 4 tế bào đến 5 tế bào nhỏ
xếp thành vòng. Ở giữa gân lá có một bó libe-gỗ to, hình trứng, có lớp libe hình cung
bao phía dưới bó gỗ, bó gỗ cấu tạo bỏi các mạch gỗ tương đối nhỏ xếp thành hàng,
tập trung thành đám. Trong gân lá có thể thấy 3 đến 5 bó libe-gỗ nhỏ hơn, xếp thành
hình cung, có cấu tạo tương tự bó libe-gỗ to.
Phiến lá: Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, tế
bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn, có thể mang lông che chở đa bào cấu tạo
tương tự như phần gân lá. Mô giậu là 2 hàng tế bào hình chữ nhật to, xếp sít nhau và
thẳng góc với biểu bì trên. Mô khuyết là những tế bào thành mỏng, có kích thước
không đều nhau. Giữa phiến lá có một số bó libe-gỗ hình trứng nhỏ của gân phụ.
1


Thân: Biểu bì gồm một hàng tế bào nhỏ, hình trứng, xếp đều đặn liên tục, có
thể mang lông che chở đa bào cấu tạo tương tự như ở gân lá. Mô dày gồm 2 đến 3
hàng tế bào, có thành dày phát triển ở góc. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình tròn,
thành mỏng kích thước không đều nhau. Trong mô mềm vỏ, sát với bó libe-gỗ hơn
có những bó sợi lớn, xếp thành vòng liên tục hoặc gián đoạn, bao lấy bó libe-gỗ.
Ứng với mỗi bó sợi là một bó libe-gỗ hình trứng, tương đối to cũng xếp thành vòng
liên tục. Trong bó libe-gỗ có libe hình bán nguyệt được bó sợi bao gần hết. Gỗ cấu
tạo bởi các mạch gỗ to, xếp thành hàng, tập trung tạo thành bó. Trong cùng là mô

mềm ruột gồm các tế bào to, hình tròn, thành mỏng, rải rác thấy một số ống tiết cấu
tạo tương tự phần gân lá.
1.3.

Bột

Cách tiến hành: Nghiền dược liệu (đã làm khô), làm tiêu bản bột toàn phần, quan
sát trên kính hiển vi.
Yêu cầu:
Màu lục xám. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, dài, thường có 6 tế
bào đến 8 tế bào xếp thành hàng, vách ngăn giữa các tế bào phình to đặc biệt, các tế
bào càng gần đầu lông càng càng dài và nhỏ dần. Hai loại lông tiết: loại đầu hình
cầu đa bào, chân đơn bào và loại đầu hình cầu đơn bào, chân đa bào. Mảnh biểu bì
mang lỗ khí. Mảnh mô mềm thân (tế bào hình chữ nhật), và mô mềm lá (tế bào
trong). Sợi đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành bó, tế bào sợi ngắn và nhỏ, khoang
rộng. Hạt phấn hoa hình cầu gai tương đối to, gai thưa và nhọn, bề mặt có 3 lỗ rãnh,
đường kính khoảng 33 μm đến 35 μm, màu vàng nhạt. Mảnh cánh hoa gồm tế bào
màu vàng nhạt, thành mỏng. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.
1.4.

Định tính

Cách tiến hành:
A. Lấy 3 g dược liệu đã tán nhỏ. Thêm 2 ml dung dịch amoniac 10% (TT), trộn cho
thấm đều. Thêm 20 ml cloroform (TT). Lắc, để yên 4 giờ. Lọc vào bình gạn. Thêm
10 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Lắc kỹ rồi để yên cho dung dịch tách thành
2 lớp. Gạn lấy lớp dung dịch acid ở phía trên cho vào 3 ống nghiệm để làm các phản
ứng sau:
2



 Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa trắng.
 Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa nâu.
 Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt dung dịch acid picric 1% (TT), cho tủa vàng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
 Bản mỏng: Silicagel G
 Dung môi triển khai: Toluen – ethyl acetat – aceton – acid formic (15: 2: 2:
1).
 Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30 ml ethyl acetat (TT), lắc siêu
âm 30 phút, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1
ml ethanol 96% (TT) được dung dịch thử.
 Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Hy thiêm (mẫu chuẩn) đã nghiền nhỏ, tiến hành
chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển
khai sắc ký cho đến khi dung môi đi đựợc khoảng 12 - 13 cm, lấy bản mỏng ra, để
khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric đặc (TT), sấy
bản mỏng ở 120 0C đến khi hiện rõ các vết.
Yêu cầu:
-

Phương pháp A: Dược liệu có phản ứng dương tính

-

Phương pháp B: Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết

cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết dung dịch đối chiếu.
1.5.

Độ ẩm


Cách tiến hành: Tiến hành sấy trong tủ sấy ở áp suất thường. Dược liệu phải được
làm thành mảnh nhỏ đường kính không quá 3 mm; chiều dày lớp mẫu thử đem sấy
là 5 mm (không quá 10 mm đối với dược liệu có cấu tạo xốp).
- Lượng đem sấy: 2 g.
- Nhiệt độ: 100 0C, 4 giờ
- Chênh lệch giữa 2 lần cân < 5mg.
Yêu cầu:
Độ ẩm: Không quá 12%.
1.6.

Tạp chất
3


Cách tiến hành:
Cân một lượng mẫu ~50g, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt
thường hoặc kính lúp, khi cần có thể dùng rây để phân tách tạp chất và
dược liệu.
Cân phần tạp chất và tính phần trăm như sau:

x% 

Yêu cầu:

a
 100
p

Trong đó:

a là khối lượng tạp chất tính bằng gam;
p là khối lượng mẫu thử tính bằng gam.
Ghi chú:
Trong một số trường hợp nếu tạp chất rất giống với thuốc, có thể phải làm
các phản ứng định tính hoá học, phương pháp vật lý hoặc dùng kính hiển
vi để phát hiện tạp chất. Tỷ lệ tạp chất được tính bao gồm cả tạp chất được
phát hiện bằng phương pháp này.

Tạp chất khác: Không quá 1%. (Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả
các chất ngoài quy định của dược liệu đó như: Đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ
phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng...)
Tỷ lệ lá trong dược liệu: Không ít hơn 40%.
1.7.

Tỷ lệ vụn nát

Cách tiến hành:
Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây
có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam).
Tính tỷ lệ vụn nát (X%) (từ kết quả trung bình của ba lần thực hiện) theo công thức:

Ghi chú:
Lượng dược liệu lấy để thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 đến 200 g.
Đối với dược liệu mỏng manh thì chỉ lắc nhẹ, tránh làm vụn nát thêm.
Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào mục
tạp chất. )
Yêu cầu:
Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5%

4



PHẦN 2: SẮP XẾP CÔNG VIỆC CÁC BUỔI THỰC TẬP
Ngày

Buổi

4/12

1

Nội dung
Lập kế hoạch, đề cương nghiên cứu
Chỉ tiêu cảm quan
Vi phẫu gân lá

7/12

2

Vi phẫu phiến lá
Vi phẫu thân

8/12

3

9/12

4


Định tính phương pháp B
Chuẩn bị cho định tính phương pháp A (buổi 4)
Định tính phương pháp A
Xác định độ ẩm
Soi bột
Xác định tạp chất

10/12

5

14/12

6

Hoàn thiện báo cáo, làm lại thí nghiệm nếu cần

15/12

7

Hoàn thiện báo cáo

Xác định tỉ lệ vụn nát

5


PHẦN 3: DỰ TRÙ HÓA CHẤT THIẾT BỊ CHO TỪNG BUỔI

PHẦN 3: DỰ TRÙ HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CHO TỪNG BUỔI
Nội dung
Ngày

Buổi

Hóa chất, thiết bị
Hóa chất, dụng cụ cần chuẩn

Số lượng

bị
-

Lập kế hoạch,
đề cương nghiên
cứu

-

Chỉ tiêu cảm

Dược liệu

10g

Thước chia mm

1


Kính lúp

2

Kính soi nổi

1

Đĩa petri

3

Nước sạch



Giẻ lau

1

Kim mũi mác

2

Chổi lông

1

Dao lam


2

Cốc có mỏ

2

quan

4/12

1

-

Vi phẫu gân lá

-

Vi phẫu phiến lá

-

Vi phẫu thân

Dược liệu thô (còn thân,
lá, chưa bị nghiền bột)
Cốc có mỏ
Nước cất

7/12


20g
4
... (~1000ml)

2

Bể cách thủy

1

Dao lam

3

Mặt kính đồng hồ (cho 3
mẫu gân, phiến, thân)

6
6


Đĩa petri

3

Chổi lông

2


Kim mũi mác

2

Dung dịch đỏ son phèn

50ml

Dung dịch cloral hydrat

50ml

Dung dịch acid acetic 1%

200ml

Dung dịch xanh methylen

50ml

Lá kính

12

Phiến kính

12

Giấy lọc (thấm nước)
Giấy lọc (lọc dịch) + phễu


1 tờ + 1 bộ

lọc
Glycerin lên tiêu bản
Kính hiển vi quang học
-

Định tính
phương pháp B

-

Chuẩn bị cho
định tính
phương pháp A
(buổi 4)

8/12

3

Vừa đủ
1

Dược liệu thô

100g

Hy thiêm chuẩn


10g

Tủ sấy

1

Đĩa petri

2

Chày + cối

1

Cốc có mỏ

5

Nắp đậy cốc qua đêm
(hoặc màng bọc)
Ống nghiệm nhỏ

1
5

7


Cân kỹ thuật

Phễu lọc, giấy lọc (hoặc
bông)
Đũa thủy tinh
Bình gạn (50 hoặc
100ml) + bộ để bình gạn

1
1 bộ
1
1

Dung dịch amoniac 10%

> 10ml

Cloroform

> 50ml

Acid sulfuric 10%

> 20ml

Bản mỏng: Silicagel
GF254
Toluen
Ethyl Acetat

1 bản kích thước
khoảng

6cmx15cm
> 20ml
> 50ml (>30+1)

Aceton

> 10ml

Acid Formic

> 5ml

Bình lắc siêu âm

1

Bể cách thủy

1

Tủ hút

1

Ethanol 96%
Mao quản

> 50ml
2


Máy sấy tóc (để làm khô
vết - có thể có hoặc

1

không)

8


Cốc chạy sắc ký + nắp
cốc
Giấy thấm (để bão hòa
dung môi)
Dung dịch vanilin 1%
trong acid sulfuric đặc
Thước kẻ, bút chì, bút
đánh dấu
-

Định tính
phương pháp A

-

9/12

4

Xác định độ ẩm


Dược liệu thô

1 bộ
1 tờ (kích thước
20cm x 20cm)
Vừa đủ


50g

Tủ sấy

1

Đĩa petri

2

Chày + cối

1

Cốc có mỏ

5

Ống nghiệm nhỏ

3


Cân kỹ thuật

1

Phễu lọc, giấy lọc (hoặc
bông)
Đũa thủy tinh

1 bộ
1

Thuốc thử Mayer

Vừa đủ

Thuốc thử Bouchardat

Vừa đủ

Dung dịch acid picric 1%

Vừa đủ

Tủ hút
Thước kẻ, bút chì, bút
đánh dấu

1



9


Chày cối (hoặc kéo để
chia nhỏ)
Đũa thủy tinh/thìa
Giấy cân

-

Soi bột

-

Xác định tạp
chất

-

Xác định tỉ lệ

1 bộ
1
Vừa đủ

Cân phân tích

1


Bình hút ẩm

1

Nhiệt kế (nếu cần)

1

Dược liệu

300g

Cốc có mỏ

4

Đĩa petri

4

Tủ sấy

1

Bộ chày cối

1

Rây (~0,25mm)


1

Nước lọc lên tiêu bản

...

vụn nát

Giấy thấm nước
10/12

Vừa đủ

5

Lam kính, phiến kính

3

Kim mũi mác

1

Kính hiển vi quang học

1

Rây 4mm

1


Rây tách tạp chất

1

Đũa thủy tinh/thìa/ nhíp

1

Giấy trắng
Cân kỹ thuật

Vừa đủ
1
10


Kính lúp
14/12

6

2

Hoàn thiện báo
cáo, làm lại thí
nghiệm nếu cần

15/12


7

-

Hoàn thiện báo
cáo

11


PHẦN 4: DỰ TRÙ HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO
TỪNG CHỈ TIÊU
4.1.

Chỉ tiêu cảm quan (Mô tả)
Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng

0

Dược liệu

1

Thước chia mm

1


2

Kính lúp

2

3

Kính soi nổi

1

4

Đĩa petri

3

5

Nước sạch



6

Giẻ lau

1


7

Kim mũi mác

2

8

Chổi lông

1

9

Dao lam

2

10

Cốc có mỏ

2

4.2.

10g

Vi phẫu


STT

Hóa chất, Thiết bị

Số lượng

0

Dược liệu thô (còn thân, lá, chưa bị nghiền bột)

10g

1

Cốc có mỏ

2

Nước cất

4
... (~1000ml)
12


Hóa chất, Thiết bị

STT


Số lượng

3

Bể cách thủy

1

4

Dao lam

3

5

Mặt kính đồng hồ (cho 3 mẫu gân, phiến, thân)

6

6

Đĩa petri

3

7

Chổi lông


2

8

Kim mũi mác

2

9

Dung dịch đỏ son phèn

30ml

10

Dung dịch cloral hydrat

50ml

11

Dung dịch acid acetic 1%

150ml

12

Dung dịch xanh methylen


20ml

13

Lá kính

12

14

Phiến kính

12

15

Giấy lọc (thấm nước)

16

Giấy lọc (lọc dịch) + phễu lọc

17

Glycerin lên tiêu bản

18

Kính hiển vi quang học


4.3.

1 tờ + 1 bộ
Vừa đủ
1

Bột
Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng

0

Dược liệu

5g

1

Cốc có mỏ

4
13


Hóa chất, Thiết bị

STT


Số lượng

2

Đĩa petri

1

3

Tủ sấy

1

4

Bộ chày cối

1

5

Rây (~0,25mm)

1

6

Nước lọc lên tiêu bản


...

7

Giấy thấm nước

8

Lam kính, phiến kính

3

9

Kim mũi mác

1

10

Kính hiển vi quang học

1

4.4.

Vừa đủ

Định tính

Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng

0

Dược liệu thô

10g

1

Hy thiêm chuẩn

10g

2

Tủ sấy

1

3

Đĩa petri

2


4

Chày + cối

1

5

Cốc có mỏ

5

6

Nắp đậy cốc qua đêm (hoặc màng bọc)

1

14


Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng
5 (3 ống cho PP A, 2

7


Ống nghiệm nhỏ

8

Cân kỹ thuật

9

Phễu lọc, giấy lọc (hoặc bông)

10

Đũa thủy tinh

1

11

Bình gạn (50 hoặc 100ml) + bộ để bình gạn

1

12

Dung dịch amoniac 10%

> 2ml

13


Cloroform

> 20ml

14

Acid sulfuric 10%

> 10ml

15

Thuốc thử Mayer

Vừa đủ

16

Thuốc thử Bouchardat

Vừa đủ

17

Dung dịch acid picric 1%

Vừa đủ

18


Bản mỏng: Silicagel GF254

19

Toluen

20

Ethyl Acetat

21

Aceton

22

Acid Formic

23

Bình lắc siêu âm

1

24

Bể cách thủy

1


25

Tủ hút

1

26

Ethanol 96%

ống cho PP B)
1
1 bộ

1 bản kích thước
khoảng 6cmx15cm
> 7,5ml
> 31ml (30+1)
> 1ml
> 0,5ml

> 10ml

15


Hóa chất, Thiết bị

STT
27

28

Mao quản

2

Máy sấy tóc (để làm khô vết - có thể có hoặc
không)

29

Cốc chạy sắc ký + nắp cốc

30

Giấy thấm (để bão hòa dung môi)

31

Dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric đặc

32

Thước kẻ, bút chì, bút đánh dấu

4.5.

Số lượng

1

1 bộ
1 tờ (kích thước 20cm
x 20cm)
Vừa đủ


Độ ẩm
Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng

0

Dược liệu

1

Chày cối (hoặc kéo để chia nhỏ)

2

Đũa thủy tinh/thìa

1

3

Đĩa petri


1

4

Giấy cân

Vừa đủ

5

Cân phân tích

1

6

Tủ sấy

1

7

Bình hút ẩm

1

8

Nhiệt kế (nếu cần)


1

5g (2g)
1 bộ

16


Tạp chất

4.6.

Hóa chất, Thiết bị

STT

Số lượng

0

Dược liệu

1

Rây

1

2


Đũa thủy tinh/thìa/ nhíp

1

3

Đĩa petri

3

4

Giấy trắng

5

Cân kỹ thuật

1

6

Kính lúp

2

4.7.

~ 50g


Vừa đủ

Tỷ lệ vụn nát
Hóa chất, Thiết bị

STT
0

Dược liệu

1

Đũa thủy tinh/thìa

2

Rây 4mm

3

Đĩa petri

4

Giấy trắng

5

Cân kỹ thuật


Số lượng
~ 100g
1

1
Vừa đủ
1

17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược điển VN IV (2009), chuyên luận Hy Thiêm, NXB Y học
2. Dược điển Trung Quốc (2015), Volume 1, trang 182.

19



×