Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

1 dac diem mot bao cao tot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.96 KB, 58 trang )

CẤU TRÚC 1 BÁO CÁO
KHOA HỌC


Cấu trúc của một báo cáo
khoa học
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề: Dẫn+ Mục tiêu
3. Tổng quan
4. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
5. Kết quả nghiên cứu
6. Bàn luận
7. Kết luận
8. Tài liệu tham khảo
9. Phụ lục


Cấu trúc của 1 báo cáo khoa học
(PGS. TS. N. H. Nam)

• Mở đầu, giới thiệu, đặt vấn đề
(Introduction)
• Phương pháp (Methods)
• Kết quả (Results) and,
• Bàn luận (Discussion)
• Kết luận (Conclusions)
• Acknowledgements
• TLTK (References) 3

IMRAD



1. Tên đề tài
• Tên nghiên cứu, tên tác giả. Một số tạp chí
yêu cầu có từ khoá
• Đặt tên nghiên cứu: Tên đề tài phản ánh cô
đọng nội dung nghiên cứu, ít chữ, nhưng
chứa đựng lượng thông tin cao nhất.
• Tên đề tài có thể cấu tạo theo những cách:







Đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu + phương tiện
Mục tiêu + môi trường
Mục tiêu + phương tiện + môi trường


Title (tiêu đề) (PGS. TS. N. H. Nam)
Viết trên trang đầu, thường ở vị trí trung tâm.
“Không”:
• Không gạch chân hay viết nghiêng.
• Không nên quá ngắn, nhưng cũng không
nên quá dài: nên dưới 20 từ
• Không được dùng từ viết tắt

• Không nên đặt tựa đề như là một phát biểu
mang tính chân lý.
• Không nên đặt tựa đề theo kiểu nghịch lí
hay tựa đề mơ hồ 5


Ví dụ: (PGS. TS. N. H. Nam)
• “Protein Kinases Are the Most Attractive
Targets for Drug Discovery in the Twentyfirst Century”
 “Protein Kinases: Attractive Targets for
Drug Discovery in the Twenty-first
Century”
• “Cafeine increases brain and cardiac
activities”
• “More Antibiotics More Infections”
6


Title (tiêu đề) (PGS. TS. N. H. Nam)
“Phải”
• Phải nói lên được nội dung nghiên cứu
• Phải chứa đựng tính mới
• Phải chú ý từ khóa trong tựa đề

7


Ví dụ: (PGS. TS. N. H. Nam)
• Cần đặt tên bài báo thiết kế, tổng hợp,
thử tác dụng sinh học, nghiên cứu

docking các acid hydroxamic mang
khung benzothiazol. Tác dụng kháng
ung thư thông qua cơ chế ức chế
enzyme histone deacetylase (một mục
tiêu phân tử cho NCPT thuốc điều trị
ung thư)
8


Ví dụ: (PGS. TS. N. H. Nam)
• Design, Synthesis, Bioevaluation and Docking Study
of a Series of Benzothiazole-based Hydroxamic Acids
• Design, Synthesis, Bioevaluation and Docking Study
of a Series of Benzothiazole-based Hydroxamic Acids
as Novel Antitumor Agents
• Benzothiazole-based Hydroxamic Acids as Novel
Antitumor Agents: Design, Synthesis, Bioevaluation
and Docking Study
• Novel Benzothiazole-based Hydroxamic Acids as
Potent Histone Deacetylase Inhibitors and
Antitumor Agents: Design, Synthesis, Bioevaluation
and Docking Study (15 từ)
9


Ví dụ khác: (PGS. TS. N. H. Nam)
• Preparation of Alpha-Chymotrypsin Pellets
• Preparation of Alpha-Chymotrypsin Pellets
with Improved Stability
• New Method for Preparation of AlphaChymotrypsin Pellets with Improved Stability

• Novel Method for Preparation of AlphaChymotrypsin Pellets with Improved Stability
• Novel Method for Preparation of AlphaChymotrypsin Pellets with Improved Stability
Using XYZ Technology (13 từ)
10


1. Tên đề tài
• Tips trong đặt tiêu đề:
– Bám theo Cây vấn đề và Cây mục tiêu
– Bám theo mục tiêu, trung tính hoá, bỏ
động từ hành động: Thành tiêu đề
– Tên đề tài chỉ có 1 câu (không có dấu
chấm ở giữa), từ/cụm từ nào quan trọng
cho lên trước
• VD: Chọn giống Quít ngọt ở Nam Sơn (Tân Lạc)

– Thử dịch ngược sang tiếng Anh, xem có từ
thừa?


2. Đặt vấn đề
• Trả lời câu hỏi: Tại sao lại thực hiện nghiên cứu?.
• Giúp người đọc hiểu được hoàn cảnh hình thành
nghiên cứu.
• Nếu không có câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu
thì không nên tiến hành nghiên cứu.
• Thuyết minh cho người đọc hiểu rõ vấn đề nghiên
cứu và nêu rõ những định hướng, những điểm
chính ta cần nghiên cứu
• Cấu trúc cơ bản:

– Tổng quan (trình bày các thông tin cần thiết để hiểu
về báo cáo, vấn đề nghiên cứu, các nghiên cứu đã
được thực hiện, các thành quả, tồn tại, mâu thuẫn)
– Mục tiêu nghiên cứu


Introduction (1)
• Nhiệm vụ thiết yếu của phần này:
+ Làm cho người đọc tiếp nhận và quan tâm đến
kết quả của công trình nghiên cứu
+ Làm cho người bình duyệt bài báo hay tổng biên
tập tập san thấy được tầm quan trọng của bài báo

 Tác giả phải nói rõ tại sao công trình nghiên cứu ra
đời và tại sao người đọc phải quan tâm đến công
trình đó
13


Introduction (2)
• Cấu trúc: thường gồm 3 paragraph
(1) Mô tả một vấn đề chung hay yếu tố
chung làm động cơ cho công trình nghiên
cứu.  Đặc biệt, câu văn đầu tiên phải
“mạnh mẽ” “khẳng định” và “thu hút” để
làm sao hấp dẫn sự chú ý của người đọc,
người quan tâm

14



Introduction (3)
• Cấu trúc (tiếp):
(2) Tập trung vào vấn đề cụ thể mà công
trình nghiên cứu phải giải quyết.  Trong
đoạn văn này, tác giả có thể nêu ra những
vấn đề mà người đọc có thể chưa từng biết
qua.  Đoạn này cũng cần nêu lên cái khoảng
trống tri thức mà cho đến nay vẫn chưa có
câu trả lời hoặc nhấn mạnh vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu.
15


Introduction (4)
• Cấu trúc (tiếp):
(3) Mô tả các mục tiêu của công trình
nghiên cứu.  
Lưu ý:
Phần dẫn nhập phải được làm sao mà đọc
đến đoạn thứ ba, người đọc cảm thấy háo
hức, thiết tha và có nhu cầu đọc các phần
kế tiếp của báo cáo
16


Introduction (5):
Tóm tắt khung chung cho phần này
Đoạn
văn


Câu hỏi

1

Vấn đề chung là gì, tình hình hiện nay ra
sao?
Vấn đề cụ thể là gì, và trong kho tàng tri
thức còn khoảng trống nào?

2
3

Thế thì công trình nghiên cứu này sẽ đóng
góp gì ?
17


Introduction (6): Ví dụ 1
Đoạn
văn

Câu hỏi

Ví dụ

1

Vấn đề chung là Tiểu đường thận (diabetic
gì, tình hình hiện nephropathy) là nguyên nhân số một

của bệnh thận vào giai đoạn cuối.
nay ra sao?

2

Vấn đề cụ thể là
gì, và trong kho
tàng tri thức còn
khoảng trống
nào?

Mặc dù microalbumin được đề nghị
dùng để truy tìm bệnh tiểu đường
thận, nhưng phần lớn bác sĩ vẫn
không tuân theo qui định chung
này.

3

Thế thì công
trình nghiên cứu
này sẽ đóng góp
gì ?

Nhằm mục đích phát triển một phương
pháp mới và đơn giản hơn cho việc
chẩn đoán tiểu đường thận, chúng tôi
ứng dụng một mô hình quyết định
(decision
making model) và phân tích

18
hệ quả của thuật chữa trị ACE


Introduction (7): Ví dụ 2
Đoạn
văn

Câu hỏi

Ví dụ

1

Vấn đề chung là Có nhiều bằng chứng cho thấy carotid
gì, tình hình hiện endarterectomy có thể làm giảm nguy cơ
nay ra sao?
bệnh tim.

2

Vấn đề cụ thể là
gì, và trong kho
tàng tri thức còn
khoảng trống
nào?

Thông tin về carotid endarterectomy vẫn còn
rất hạn chế.  Do đó, cho đến nay quy ết định
liên quan đến phẫu thuật này vẫn còn chưa

được rõ ràng.

3

Thế thì công
trình nghiên cứu
này sẽ đóng góp
gì ?

Để giúp cho bác sĩ thẩm định lợi ích của
carotid endarterectomy, chúng tôi tính toán
số ca phẫu thuật cần thiết để ngăn ngừa một
ca bệnh tim trong những điều kiện khác
nhau. 19


Introduction (8): Ví dụ 3
Đoạn
văn

Câu hỏi

Ví dụ

1

Vấn đề chung là Loãng xương là một bệnh nghiêm trọng
gì, tình hình hiện trong người có tuổi vì nó là nguyên nhân dẫn
nay ra sao?
đến gãy xương.


2

Vấn đề cụ thể là
gì, và trong kho
tàng tri thức còn
khoảng trống
nào?

Mật độ xương (BMD) là một yếu tố quan
trọng trong việc chẩn đoán loãng xương
trong người Âu Mĩ.  Tuy nhiên trong người
Việt sự chính xác của BMD trong việc tiên
đoán gãy xương vẫn chưa được nghiên cứu.

3

Thế thì công
trình nghiên cứu
này sẽ đóng góp
gì ?

Nghiên cứu khả năng ứng dụng BMD
trong người Việt hay một dân số khác sẽ
giúp cho việc phát triển một tiêu chuẩn
chẩn đoán mới.
20


Mục tiêu



Các cấp bậc nhận thức
• Nhận thức: có khả năng ghi nhớ thông tin
• Lĩnh hội:
có thể ghi nhớ, và nhiều hơn thế một chút (ví dụ: diễn giải,
định nghĩa, thảo luận đến một mức độ nào đó)
• Ứng dụng: có khả năng làm tất cả những điều trên, nhưng còn có thể
dùng những thông tin trừu tượng đó, áp dụng vào những
hoàn cảnh cụ
thể
• Phân tích: có thể chia nhỏ thông điệp thành các phần cấu thành nó,
và tìm ra mối liên hệ giữa chúng
• Tổng hợp: có thể tập hợp lại nhiều yếu tố và thành phần hỗn độn để
tạo nên một thể thống nhất
• Đánh giá:

phán xét giá trị của tài liệu hoặc phương pháp



Một số động từ thường dùng trong viết mục tiêu

Nhận thức

Lĩnh hội

Ứng dụng

Phân tích


Tổng hợp Đánh giá

Định nghĩa Diễn giải

Dự đoán

Phân tích

Tập hợp

Lựa chọn

Vẽ ra

Tóm tắt

Giải thích

Phân loại

Gợi ý

Đánh giá

Nêu ra

So sánh

Áp dụng


So sánh

Lắp ráp

Phê bình

Kể tên

Giải thích

Sắp xếp

Phân nhóm Thay đổi

Liệt kê

Bàn luận

Xem xét lại Tính toán

Chỉ rõ

Mô tả

Luyện tập

Thiết kế

Tổng hợp

Lụa chọn


Viết mục tiêu
– Xây dựng dựa trên kết quả đầu ra
– Chỉ dùng một bậc nhận thức cho một mục tiêu
(nhận thức, lĩnh hội, ứng dụng, phân tích, tổng hợp
và đánh giá)
– Dùng bậc nhận thức cao nhất
– Kết hợp các chủ đề có cùng một loại và cùng bậc
nhận thức
– Không dùng nguyên nội dung
– Viết theo theo cách tích cực


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×