Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn dòng GIFT (oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ TRUNG ĐỈNH

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRÊN CÁ RÔ PHI VẰN
DÒNG GIFT (Oreochromis niloticus) THẾ HỆ CHỌN GIỐNG
THỨ 6 TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ TRUNG ĐỈNH

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRÊN CÁ RÔ PHI VẰN
DÒNG GIFT (Oreochromis niloticus) THẾ HỆ CHỌN GIỐNG
THỨ 6 TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


60620301

Quyết định giao đề tài:

240/QĐ-ĐHNT ngày 23/3/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

139/QĐ-ĐHNT ngày 28/2/2018

Ngày bảo vệ:

17/3/2018

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN MINH
TS. TRỊNH QUỐC TRỌNG
Chủ tịch hội đồng:
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài „Xác định các thông số di truyền tính
trạng tăng trƣởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi GIFT (Oreochromis niloticus) thế
hệ chọn giống thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long‟ là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
Tiền Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Trung Đỉnh

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý phòng
ban trƣờng Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện Nuôi trồng Thủy sản trƣờng Đại học
Nha Trang cùng với Ban Giám đốc và cán bộ Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản
Nƣớc ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi đƣợc hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn
Minh và TS. Trịnh Quốc Trọng đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình cùng những ngƣời thân trong gia
đình và bạn bè, những ngƣời đã giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất, để tôi vƣợt qua
những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tiền Giang, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Trung Đỉnh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1 Phân loại và nguồn gốc cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ................................ 3
1.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 3
1.1.2 Nguồn gốc............................................................................................................... 3
1.2 Đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn ......................................................................... 4
1.2.1 Hình thái, sinh thái phân bố .................................................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm dinh dƣỡng ............................................................................................ 4
1.2.3. Đặc điểm sinh trƣởng ............................................................................................ 5
1.2.4. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................. 5
1.3 Tình hình nuôi cá rô phi vằn trên thế giới ................................................................. 7
1.4. Tình hình nuôi cá rô phi vằn ở Việt Nam ................................................................. 8
1.5. Tình hình chọn giống cá rô phi vằn ........................................................................ 10
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 12
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 12
2.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................... 13
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................................................................. 13
2.3.2. Ghép cặp cá rô phi vằn bố mẹ G5 sản xuất gia đình thế hệ G6 .......................... 14
2.3.3. Thu trứng và ấp trứng .......................................................................................... 14
2.3.4. Ƣơng nuôi cá bột đến kích cỡ đánh dấu ............................................................. 15
2.3.5. Đánh dấu PIT (Passive Integrated Transponder) ................................................ 15
2.3.6. Nuôi tăng trƣởng cá đánh dấu trong ao .............................................................. 16
v



2.4. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................................16
2.4.1. Thu thập số liệu ................................................................................................... 16
2.4.2. Công thức tính toán ............................................................................................. 16
2.4.2.1. Hệ số di truyền tính trạng tăng trƣởng và tỉ lệ sống ......................................... 17
2.4.2.2. Tƣơng quan di truyền giữa tính trạng tăng trƣởng và tỉ lệ sống....................... 18
2.4.3. Phần mềm xử lý số liệu ....................................................................................... 18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 19
3.1. Biến động các yếu tố môi trƣờng nƣớc .................................................................. 19
3.2. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ thế hệ G5 và sản xuất các gia đình thế hệ G6 ................ 20
3.2.1. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ thế hệ G5 .................................................................... 20
3.2.2. Kết quả ghép cặp sản xuất các gia đình thế hệ G6 ............................................... 21
3.2.3.Kết quả quá trình nuôi cá bột đến kích cỡ đánh dấu ............................................ 22
3.3. Kết quả đánh dấu các gia đình thế hệ G6 ................................................................ 22
3.4. Kết quả nuôi tăng trƣởng các gia đình thế hệ G6.................................................... 22
3.4.1. Kết quả tăng trƣởng về khối lƣợng ...................................................................... 23
3.4.2. Kết quả tăng trƣởng về chiều dài......................................................................... 23
3.5. Thông số di truyền tính trạng khối lƣợng và tỉ lệ sống thế hệ G6 .......................... 23
3.5.1. Khối lƣợng thu hoạch .......................................................................................... 23
3.5.2. Tỉ lệ sống tại thời điểm thu hoạch ....................................................................... 25
3.6. Tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng khối lƣợng và tỉ lệ sống .......................26
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................27
4.1. Kết luận...................................................................................................................27
4.2. Đề xuất ....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 28
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Phƣơng sai di truyền cộng gộp (additive genetic variance)
Phƣơng sai ảnh hƣởng của môi trƣờng ƣơng nuôi riêng rẽ (common
environmental effects variance)
Phƣơng sai số dƣ (re idual variance)
Phƣơng sai kiểu hình (phenotypic variance)
Hệ số di truyền (heritability)
Ảnh hƣởng của môi trƣờng ƣơng nuôi riêng rẽ (environmental effects
common to full-sibs)
Tƣơng quan di truyền (genetic correlat on)
I

Cƣờng độ chọn lọc (selection intensity)
Độ lệch chuẩn tính trạng (phenotypic standard deviation)
Hiệu quả chọn lọc (response to selection)

WF

Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish)

GIFT Dự án cải thiện di truyền cá rô phi (Genetically Improved Farmed Tilapia)

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái .......................................................... 6
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc ao trong thời gian sinh sản cá .......................19
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu môi trƣờng ao ƣơng cá bột đến kích cỡ đánh dấu.....................19

Bảng 3.3. Các chỉ tiêu môi trƣờng ao nuôi tăng trƣởng đến khi thu hoạch ..................19
Bảng 3.4. Số lƣợng và khối lƣợng (trung bình  độ lệch chuẩn) của cá bố mẹ rô phi
vằn G5 trƣớc và sau khi nuôi vỗ ...................................................................20
Bảng 3.5. Kết quả sinh sản các gia đình qua từng đợt ..................................................21
Bảng 3.6. Kết quả tăng trƣởng chiều dài tổng, chiều dài chuẩn khi thu hoạch cá rô phi
vằn G6 ...........................................................................................................23
Bảng 3.7.Các thành phần phƣơng sai, hệ số di truyền và ảnh hƣởng của môi trƣờng
ƣơng nuôi riêng rẽ của tính trạng khối lƣợng thu hoạch trên rô phi vằn dòng
GIFT thế hệ G6 ............................................................................................. 24
Bảng 3.8. Các thành phần phƣơng sai, hệ số di truyền và ảnh hƣởng của môi trƣờng
ƣơng nuôi riêng rẽ của tính trạng tỉ lệ sống tại thời điểm thu hoạch („sống‟
= 1, „chết‟ = 0) ở cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ G6 ..................................26

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ............................................................ 3
Hình 1.2. Hình dạng ngoài cơ quan sinh dục phụ ở cá rô phi vằn đực (trái) và cái (phải)...... 6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................13

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài „Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng trƣởng và tỉ lệ sống tại
thời điểm thu hoạch trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT chọn giống
tại thế hệ thứ 61 tại Đồng bằng sông Cửu Long‟ thuộc dự án chƣơng trình chọn giống
trọng điểm tại khu vực phía Nam do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II kết hợp

cùng Trung tâm nghề cá Thế giới (WorldFish, WF) thực hiện tại Trung tâm Quốc gia
Giống Thủy sản Nƣớc ngọt Nam Bộ. Mục tiêu của chƣơng trình chọn giống này nhằm
cải thiện tăng trƣởng cá rô phi vằn dòng GIFT tại Việt Nam.
Với 290 cá rô phi vằn dòng GIFT cái và 115 cá đực thế hệ thứ 5 qua 2 tháng nuôi
vỗ thành thục, số lƣợng cá cái đƣợc đánh giá đạt mức độ „sẵn sàng đẻ‟ đạt 49%, số cá
cái có buồng trứng đang phát triển giai đoạn III là (40%). Nhƣ vậy, tổng số cá cái
thành thục tốt đạt 89%, đáp ứng yêu cầu số lƣợng cá cái tham gia cho sản xuất các gia
đình thế hệ G6.
Sau 36 ngày ghép cặp cho sinh sản và qua 7 đợt thu và ấp nở trứng, đến thời
điểm cá bột 10 ngày tuổi thì thu đƣợc 113.367 cá thể thuộc 124 gia đình. Tỉ lệ trứng
thụ tinh là 87,5 ± 21,3%, tỉ lệ nở 90,6 ± 4,3% và tỉ lệ sống của cá bột đến 10 ngày tuổi
là 89,5 ± 4,8%. Nhƣ vậy các chỉ tiêu sinh sản nhƣ tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ sống cá
bột đến 10 ngày tuổi đều đạt yêu cầu cho chọn giống.
Từng gia đình chọn ngẫu nhiên 300 cá bột 10 ngày tuổi để ƣơng nuôi đến kích cỡ
đánh dấu. Số lƣợng cá con của từng gia đình tại thời điểm đánh dấu đều > 100 cá thể,
vƣợt xa số lƣợng 50 cá thể cần thiết để đánh dấu PIT cho nuôi tăng trƣởng.
Mỗi gia đình đƣợc đánh dấu 50 cá thể, khối lƣợng trung bình của cá giống khi
đánh dấu là 11,6 ± 3,6 g , chiều dài tổng trung bình cá giống đạt 8,3 ± 2,7 cm; chiều
dài chuẩn trung bình đạt 6,6 ± 2,1 cm và chiều cao thân trung bình đạt 2,7± 0,7 cm.
Số lƣợng cá nuôi sau khi đánh dấu là 6.200 cá thể. Sau thời gian 6 tháng nuôi
(từ 4/4/2015 đến 4/10/2015) đã thu hoạch đƣợc 2.174 cá thể, khối lƣợng trung bình sau
thu hoạch đạt 610,6 ± 138,0 g, tốc độ tăng trƣởng trung bình tuyệt đối là 3,3 g/ngày.
Cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ G6 có hệ số di truyền (h2) đối với tính trạng tăng
trƣởng về khối lƣợng ở mức cao, 0,47  0,13. Ảnh hƣởng của môi trƣờng ƣơng nuôi

1

Thế hệ thứ 16 theo cách tính của Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish).

x



riêng rẽ (c2 = 0,08  0,04) chiếm 8% phƣơng sai kiểu hình. Hệ số di truyền của tính
trạng tỉ lệ sống tại thời điểm thu hoạch ở mức thấp 0,15  0,03.
Tƣơng quan di truyền giữa tính trạng khối lƣợng thu hoạch và tỉ lệ sống là 0,14 
0,10. Điều này cho phép nhận định việc chọn lọc đồng thời hai tính trạng tăng trƣởng
và tỉ lệ sống là khả thi. Ngay cả khi chọn lọc chỉ dành cho tính trạng khối lƣợng thu
hoạch thì tỉ lệ sống cũng sẽ đƣợc cải thiện.
Từ khóa: Di truyền, chọn giống, rô phi vằn, dòng GIFT, Oreochromis niloticus.

xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá rô phi là tên gọi chung của nhiều loài cá thuộc họ Cichlidae, đƣợc chia làm ba
nhóm chính là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis dựa trên tập tính sinh sản và
nuôi giữ con [10] [17]. Trong số này, cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đƣợc nuôi
phổ biến nhất trên toàn thế giới [11] [18].
Ở Việt Nam, cá rô phi vằn là loài cá nƣớc ngọt đƣợc nuôi phổ biến thứ nhì, sau
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá rô
phi trọng điểm của cả nƣớc, với ba mô hình là nuôi bè trên sông, nuôi đơn trong ao và
nuôi kết hợp trong mô hình vƣờn-ao-chuồng. Trong đó, sản lƣợng chủ yếu là từ nuôi
bè [2].
Năm 2015, tổng sản lƣợng cá rô phi các vùng trên cả nƣớc là 187.800 tấn, diện
tích đạt 25.748 ha và 1.210.465 m3 lồng, bè. Nỗ lực chung của ngành thủy sản nƣớc ta
đến năm 2020 đạt 300.000 tấn cá rô phi nuôi là chủ đề đƣợc đƣa ra tại thảo luận tại
Hội chợ thủy sản quốc tế VietFish 2016. Tuy nhiên, mục tiêu này là thách thức lớn đối
với ngành thủy dản nƣớc ta, do chất lƣợng cá giống suy giảm, cá tăng trƣởng chậm, tỉ
lệ sống thấp [16].
Việc đánh giá chất lƣợng các đàn cá rô phi nuôi thƣơng phẩm cũng nhƣ phục vụ

công tác chọn giống trên đối tƣợng này ở nƣớc ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Dữ liệu
về tăng trƣởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi còn rời rạt. Điều này dẫn đến nghề nuôi cá
rô phi ngày càng khó khăn do thiếu đàn cá bố mẹ và cá giống chất lƣợng. Để nghề
nuôi cá rô phi vằn phát triển tốt hơn cần có những nghiên cứu đánh giá các mối tƣơng
quan di truyền trên đối tƣợng này. Đặc biệt là các mối tƣơng quan di truyền về tăng
trƣởng và tỉ lệ sống.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài „Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng
trƣởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn dòng GIFT (Oreochromis niliticus) thế hệ chọn
giống thứ 6 tại Đồng Bằng Sông Cửu Long‟ là cần thiết. Trong khuôn khổ luận văn
này, chúng tôi ƣớc tính các thông số di truyền của tính trạng tăng trƣởng và tỉ lệ sống
tại thời điểm thu hoạch trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT chọn
giống tại thế hệ thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu của đề tài
Xác định đƣợc các thông số di truyền tính của trạng tăng trƣởng và tỷ lệ sống
trên cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long.
1


Nội dung nghiên cứu
Phân tích các thông số di truyền của tính trạng tăng trƣởng trên cá rô phi vằn
dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Đánh giá các thông số di truyền của tính trạng tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn dòng
GIFT thế hệ chọn giống thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về di truyền tính trạng tăng
trƣởng và tỉ lệ sống trên cá rô phi vằn.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc chọn giống cá rô phi dòng GIFT tại Đồng
Bằng sông Cửu Long

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Phân loại và nguồn gốc cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
1.1.1 Phân loại
Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đƣợc phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Việt: Cá rô phi vằn
Tên tiếng Anh: Tilapia

Hình 1.1. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
1.1.2 Nguồn gốc
Cá rô phi là tên gọi chung của một số loài cá thuộc họ Cichlidae, đƣợc chia làm
ba nhóm chính là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis dựa trên tập tính sinh sản và
nuôi giữ con [17]. Trong đó, bốn loài đƣợc nuôi phổ biến trên thế giới là cá rô phi vằn
(O. nileticus) cá rô phi xanh (O. aureus), cá rô phi đỏ (Oreochromis. sp) và cá rô phi
đen (O. mossambicus).
3


Có nguồn gốc từ Châu phi, cá rô phi vằn còn đƣợc gọi là cá rô phi sông Nile. Cá
sống tốt ở nhiều điều kiện môi trƣờng khác nhau. Hiện nay, cá rô phi đƣợc nuôi phổ
biến trên thế giới, tập trung ở các nƣớc Châu Á, trong đó có Việt Nam.
1.2 Đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn
1.2.1 Hình thái, sinh thái phân bố

Cá rô phi vằn có thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên, đầu ngắn, miệng rộng
hƣớng ngang, hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm.
Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Vây ngực nhọn, dài, mềm.Vây
bụng to cứng, chƣa tới lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vẩy, ở phần lƣng có màu sáng vàng
nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ
6 – 8 vạch sắc tố chạy từ lƣng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lƣng
rõ ràng hơn [4];[5].
Cá rô phi sống trong nƣớc ngọt, phát triển tối ƣu ở độ mặn dƣới 5 ppt. Cá sống ở
tầng nƣớc dƣới và đáy, có thể chịu đựng đƣợc ở vùng nƣớc có hàm lƣợng ôxy hoà tan
thấp 1 mg/l, ngƣỡng gây chết cho cá khoảng 0,3 – 1,0 mg/l. Giới hạn pH là 5 – 11 và
có khả năng chịu đựng NH3 là 2,4 mg/l. Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp
để phát triển là 25 – 35C, chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá
là 11 – 12 oC [13].
1.2.2. Đặc điểm dinh dƣỡng
Cá rô phi sống đƣợc trong môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ và mặn, ăn tạp thiên về thực
vật, thức ăn chủ yếu là rong tảo và mùn bã hữu cơ, nhu cầu đạm thấp, hàm lƣợng đạm
trong thức ăn 25-35% cho sinh trƣởng tốt [12], [17]. Hay ấu trùng các loại côn trùng,
động vật sống ở trong nƣớc nhƣ: cỏ, bèo, rau và cả phân hữu cơ. Giai đoạn từ cá bột
lên cá hƣơng ăn chủ yếu là tảo và động vật phù du. Giai đoạn từ cá hƣơng lên cá
trƣởng thành ăn chủ yếu là mùn bả hữu cơ và thực vật phù du [9].
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du là chủ yếu, khi cá đƣợc 17 – 18 mm trở
đi (sau khi nở 20 ngày) sẽ chuyển sang ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhƣ cá trƣởng
thành. Thức ăn của cá trƣởng thành là mùn bã hữu cơ lẫn tảo lắng ở đáy, ấu trùng côn
trùng, giun và một phần thực vật thƣợng đ ng loại mềm, sinh vật phù du có khi ăn cả
sinh vật bơi lội. Trong điều kiện nuôi chúng còn có thể ăn thức ăn bổ sung nhƣ cám,
gạo, bột ngô, bánh dầu khô và các phế phẩm khác, đặc biệt chúng có thể ăn cả thức ăn
viên, đây là đặc điểm thuận lợi cho nghề nuôi cá [10]; [14], [19].
4



1.2.3. Đặc điểm sinh trƣởng
Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ
nuôi và loài cá. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2 – 3 g/con. Sau 2 tháng tuổi đạt 15 – 20 g/con.
Nuôi thƣơng phẩm sau 4 – 5 tháng cá có thể đạt 0,4 – 0,6 kg/con. Cá rô phi vằn lớn
nhanh vào tháng 5 – 6, cá nuôi tốt 1 năm đạt 1 kg/con, cá lớn nhất đã từng đƣợc ghi
nhận là 3 kg [3].
1.2.4. Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi sống trong điều kiện nƣớc ấm, có thể sinh sản quanh năm. Ở miền Nam
thì cá có thể đẻ 10 – 12 lần/năm, ở miền Bắc chỉ đẻ 5 – 7 lần/năm, khoảng cách giữa 2
lần là 22 – 24 ngày. Khi đẻ, cá bố mẹ đào tổ ở đáy ao, tổ hình lòng chảo có đƣờng kính
30 – 50 cm, sâu 10 – 15 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực phóng tinh cùng lúc. Trứng
thụ tinh đƣợc cá cái nhặt ấp trong miệng, sau 3 – 5 ngày trứng nở, cá mẹ tiếp tục chăm
sóc 9 – 10 ngày, sau đó cá con rời khỏi mẹ và sống độc lập [8]. Trong gian đoạn ấp
trứng cá cái thƣờng ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng đã
kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm
ăn tích cực kéo dài khoảng 2 – 4 tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế
tiếp. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài khoảng 30 – 45 ngày từ khi sinh sản lần đầu
đến khi sinh sản lần kế tiếp [3]. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ
thuộc vào điều kiện dinh dƣỡng, hàm lƣợng ôxy hoà tan và nhiệt độ, v.v... Tùy theo
kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thƣờng mỗi lần cá đẻ khoảng 1.000 – 2.000 trứng đối
với cá có trọng lƣợng 200 – 250 g/con [6].
Có thể phân biệt cá đực và cá cái khi cá lớn cỡ 6 – 7 cm bằng cách quan sát lỗ
niệu sinh dục của cá: cá đực có 2 lỗ gồm lỗ hậu môn nằm phía trƣớc và lỗ niệu sinh
dục nằm phía sau. Cá cái có 3 lỗ phía trƣớc là lỗ hậu môn, tiếp đến là lỗ niệu nằm ở
giữa và lỗ sinh dục nằm ở phía sau [7]. Với cá trƣởng thành khi thành thục tốt thì gai
sinh dục của cá đực to và nhìn thấy rỏ, đối với cá cái khi thành thục tốt thì cơ quan
sinh dục có màu hồng đỏ.

5



Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái
Đặc điểm
Đầu

Cá đực
To và nhô cao

Cá cái
Nhỏ, hàm dƣới trề ra do
ngậm trứng và con

Màu sắc

Vây lƣng và vây đuôi sặc sỡ

Cơ quan sinh dục

Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh
môn

Hình dạng huyệt

Màu nhạt hơn

dục và lỗ hậu môn

Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, Dạng tròn, hơi lồi và
hình nón dài và nhọn


không nhọn nhƣ cá đực

Hình 1.2. Hình dạng ngoài cơ quan sinh dục phụ ở cá rô phi vằn đực
(trái) và cái (phải)
Khi thành thục, cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao để đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng vào
tổ và cá đực tƣới tinh dịch để thụ tinh. Sau khi trứng thụ tinh, cá cái sẽ ngậm trứng vào
miệng để ấp. Cá cái giữ con trong miệng đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và tự kiếm
đƣợc thức ăn bên ngoài. Sau 4 – 5 ngày, cá con tách khỏi mẹ, cá mẹ lại chuẩn bị cho
chu kỳ sinh sản mới. Thời gian giữa hai lứa đẻ tùy thuộc vào tuổi cá, nhiệt độ, loại
thức ăn. Trung bình cá đẻ từ 1.000 – 2.000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ số lƣợng trứng
nhiều hơn [1]; [11].
6


1.3 Tình hình nuôi cá rô phi vằn trên thế giới
Cá rô phi là loài dễ nuôi, có khả năng thích ứng rộng với môi trƣờng nƣớc ngọt
và nƣớc lợ. Cá có thể nuôi trong ao, trong lồng bè, trên sông, hồ chứa nƣớc, nuôi trong
ruộng. Do vậy cá rô phi đƣợc phát triển và nuôi ở nhiều nƣớc trên thế giới [13] .
Châu Á
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Các hình
thức nuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ sau nhà, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này có tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu
cá rô phi nhanh nhất thế giới, tăng gần 3 lần trong năm 2000 so với năm 1999 (tƣơng
ứng 13.492 tấn và 5.728 tấn). Sản lƣợng năm 2010 đạt 1,2 triệu tấn, giảm 13% so với
năm 2009. Năm 2016, tổng sản lƣợng cá rô phi của Trung Quốc đạt 393.000 tấn [16] .
Sản lƣợng cá rô phi của Philippines, Ðài Loan trung bình đạt 110.000 tấn/năm.
Cá rô phi của Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dƣới dạng sản phẩm nguyên con đông
lạnh và phi lê, còn Philippines chủ yếu xuất sang thị trƣờng Nhật với sản phẩm
sashimi và phi lê. Các công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan có xu hƣớng chuyển hƣớng
đầu tƣ vào Trung Quốc do các điều kiện về nhân công giá rẻ và có nhiều loại thức ăn

giá rẻ có s n tại địa phƣơng thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn. Nghề
nuôi cá rô phi ở Indonesia đang phát triển, sản lƣợng đạt đƣợc mỗi năm khoảng 30.000
tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa[16].
Châu Mỹ
Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mặc dù sản lƣợng
không cao (7.500 tấn vào năm 2003). Brazil là quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi
cá rô phi do hội tụ các điều kiện thuận lợi về nguồn nƣớc, khí hậu nên giá thành sản
xuất thƣờng thấp, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá rô phi của nƣớc
này trên thị trƣờng thế giới. Ecuador, một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhƣng trong
những năm gần đây đang đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng-WSSV)
đã chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi
trƣờng, khi môi trƣờng tốt hơn họ lại tiến hành nuôi tôm. Trong năm 2016, sản lƣợng
xuất khẩu cá rô phi của Mexico đạt 128.000 tấn. Các bang sản xuất chính là Chiapas,
Tabasco, Guerrero, Estado de México và Veracruz. Một quốc gia khác là Peru, tuy
mới phát triển nuôi cá rô phi sản lƣợng đạt 3.000 tấn vào năm 2005 nhƣng có nhiều
triển vọng trong tƣơng lai [16].
7


Châu Phi
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại chỉ mới bắt
đầu phát triển ở châu lục này. Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất, năm 2003 đạt
sản lƣợng 200.000 tấn chiếm 90% sản lƣợng cá rô phi của châu lục. Trong đó, có một
sản lƣợng đáng kể cá đƣợc khai thác từ tự nhiên. Zambia có kế hoạch mở rộng nuôi cá
rô phi theo mô hình tổng hợp heo cá, loài đƣợc nuôi là cá rô phi địa phƣơng
Oreochromis andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này,
mặc dù mang lại hiệu quả nhƣng chất lƣợng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh
thực phẩm [16] .
Châu Âu
Sản lƣợng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất thấp do khu vực này có nhiệt độ thấp

không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nƣớc nuôi nhiều nhất với sản lƣợng đạt khoảng
300 tấn/năm. Cá rô phi cũng đƣợc nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ðức, Pháp
và Anh. Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi đƣợc bày bán
ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cƣ có nguồn gốc
từ châu Á [16].
1.4. Tình hình nuôi cá rô phi vằn ở Việt Nam
Năm 1973, cá rô phi vằn đƣợc di nhập vào miền Nam nƣớc ta. Đến năm 1993, cá
rô phi vằn dòng GIFT đƣợc nhập vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Viện
NCNT TS 1) từ Philippines. Dòng cá này là kết quả của dự án “Nâng cao phẩm giống
di truyền cá rô phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các dòng cá khác nhau. Năm
2004,với số lƣợng 3.000 con đƣợc đƣa vào lƣu giữ tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II (Viện NCNT TS 2) trong khuôn khổ dự án NORAD [18]. Tại thời điểm
này, đàn cá đƣợc dùng để sản xuất cá giống để cung cấp cho ngƣời nuôi trong khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nhu cầu về cá rô phi giống tăng cao từ những năm 2000, do cá rô phi là loài nuôi
chủ lực trong môi trƣờng nƣớc ngọt chỉ sau cá tra. Tuy nhiên, những năm gần đây nuôi
cá rô phi không phát triển mạnh do chất lƣợng con giống chƣa cao ở một số địa
phƣơng, cá hay bị nhiễm bệnh khi nuôi trong bè, cá có mùi bùn khi nuôi trong ao có
mực nƣớc thấp, giá thành cao, chƣa mở rộng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, kém cạnh
tranh do phát triển nuôi cá tra [15]. Vì vậy, các vấn đề cần phải giải quyết để nghề
8


nuôi cá rô phi phát triển trong tình hình hiện nay là tạo ra con giống chất lƣợng cao,
cải tiến kỹ thuật nuôi thâm canh cá trong ao với năng suất cao, giúp hạ giảm chi phí
sản xuất, nâng cao chất lƣợng thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để góp phần cải thiện hiệu
nghề nuôi.
Mô hình thử nghiệm sản xuất giống và nuôi cá rô phi trong ao sâu đƣợc Viện
NCNT TS II phối hợp thực hiện với các trại sản xuất giống cá rô phi và trang trại tƣ
nhân đang nuôi cá tra. Năm 2010, khoảng 10.000 cá rô phi dòng GIFT hậu bị thế hệ

thứ 12, đã qua chọn lọc tại Viện NCNT TS II, đƣợc sử dụng để sản xuất cá giống cung
cấp cho ngƣời nuôi.
Nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam có những thuận lợi nhƣ diện tích mặt nƣớc tiềm
năng lớn (880.571 ha), con giống chất lƣợng cao đã đƣợc nghiên cứu thành công và có
thể cung cấp chủ động cho ngƣời nuôi, tiêu thụ nội địa phát triển mạnh, giá bán chấp
nhận đƣợc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn đó là thị trƣờng xuất khẩu nhỏ,
có tính cạnh tranh cao, giá xuất khẩu ít lợi thế (thấp hơn giá nội địa), sản phẩm chƣa
đa dạng. Ngoài ra sản xuất còn phân tán giá thành sản xuất cao, cỡ thu hoạch tƣơng
đối nhỏ và không đồng cỡ cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, giống
thích hợp cho việc nuôi ven biển còn thiếu nên khó khăn cho việc mở rộng diện tích
nuôi một cách nhanh chóng [16]. Để định hƣớng phát triển nghề nuôi cá rô phi, sử
dụng hiệu quả mặt nƣớc (ngọt, lợ, mặn), mở rộng diện tích nuôi cần phát triển mô hình
bán thâm canh, tăng dần diện tích nuôi thâm canh nhà nƣớc tiến hành qui hoạch các
vùng nuôi trên cả nƣớc [16].
Năm 2015, tổng sản lƣợng cá rô phi các vùng trên cả nƣớc là 187.800 tấn, diện
tích đạt 25.748 ha và 1.210.465 m3 lồng nuôi, giá trị ƣớc đạt 4.200 tỷ đồng, tƣơng
đƣơng 200 triệu USD, chiếm khoảng 3% giá trị nuôi trồng thủy sản. Xuất khẩu cá rô
phi năm 2015 hơn 27,5 triệu USD, với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng nhẹ so
với năm 2014. Ba nƣớc nhập khẩu cá rô phi Việt Nam lớn nhất là Mỹ (trên 6 triệu
USD), Tây Ban Nha (trên 3 triệu USD), và Colombia (trên 3 triệu USD). Tiêu thụ cá
rô phi tại thị trƣờng nội địa tiếp tục phát triển với khoảng 160 nghìn tấn (năm 2015)
[14] [16].
Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá rô phi Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn
nhƣ thiếu nguồn giống chất lƣợng cao, kháng bệnh. Tại khu vực phía Nam, 70% đàn
cá bố mẹ có dấu hiệu thoái hóa, tốc độ sinh trƣởng chậm, đặc biệt là giống chịu mặn.
9


Khu vực phía Bắc thƣờng thiếu giống mùa đông. Bên cạnh đó, chất lƣợng và kích cỡ
cá chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu, quy hoạch thiếu, dịch bệnh còn xuất hiện

khá nhiều nhất là đối với cá rô phi nuôi lồng bè [14].
Chiến lƣợc mới trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong kế hoạch nuôi
cá rô phi giai đoạn năm 2020 đến năm 2030 của Chính phủ là đầu tƣ mới, nâng cấp và
mở rộng quy mô, năng lực các cơ sở sản xuất giống ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải
Dƣơng, Quảng Ninh, Thái Bình và Thanh Hóa để cung cấp cho nhu cầu nuôi thƣơng
phẩm trong vùng và các địa phƣơng khác ở miền Bắc. Đầu tƣ cơ sở sản xuất giống ở
Đắk Lắk để cung cấp nhu cầu giống nuôi cho 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mở rộng
quy mô sản xuất cá rô phi đơn tính đực tại Bình Định, Quảng Nam để cung cấp cho
các cơ sở nuôi thƣơng phẩm tại địa phƣơng và đáp ứng một phần nhu cầu cá rô phi
giống tại miền Bắc vào đầu vụ (tháng 2 - 4 hàng năm). Hình thành vùng sản xuất
giống cá rô phi tập trung tại Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cần
Thơ để chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lƣợng, cung cấp đủ cho nhu cầu
nuôi trong vùng và các vùng khác trên phạm vi cả nƣớc [15]. Mục tiêu của Việt Nam
đến năm 2020 là đạt 300.000 tấn cá rô phi đã đƣợc đƣa ra tại thảo luận tại Hội chợ
thủy sản quốc tế VietFish 2016 [14].
1.5. Tình hình chọn giống cá rô phi vằn
Từ năm 1997, phƣơng pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đƣợc áp dụng
chƣơng trình chọn giống theo tính trạng, trong đó tập trung vào tính trạng tăng trƣởng
để nâng cao chất lƣợng di truyền [22]; [25].
Trên thế giớ có nhiều chƣơng trình chọn giống tập trung vào tính trạng tăng
trƣởng, phƣơng pháp là chọn lọc cá thể hoặc chọn lọc gia đình, trong đó chọn lọc cá
thể trên cá rô phi đƣợc báo cáo là không hiệu quả [18] [26].
Một số chọn giống gia đình có hiệu quả đƣợc thực hiện, đó là dự án „Genetic
Improvement of Farmed Tilapias‟ (GIFT), kết quả thu đƣợc tăng trƣởng nhanh hơn 15
– 20% so với các dòng khác đang đƣợc nuôi lƣu giữ tại Việt Nam.Chƣơng trình đầu
tiên về chọn giống nâng cao chất lƣợng di truyền cá rô phi ở Philippines, kết quả đã
tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ vƣợt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau
5 thế hệ chọn giống, đồng thời tỷ lệ sống cũng đƣợc nâng cao [17];[38]. Dự án GIFT

đƣợc bắt đầu từ 1988 [23] và kết thúc năm 1997 [21], kết quả của chƣơng trình

chọn giống về tăng trƣởng tăng hơn 80% so với quần thể gốc sau 5 thế hệ chọn
10


giống [21] . Cuối năm 2000, Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish Center, WFC)
tiếp nhận GIFT thế hệ thứ 6 và tiếp tục chọn giống.
Tại Philippines còn có chƣơng trình GIFT-Excel là kết quả di truyền của cá rô
phi thông qua việc lai tạo với tổ tiên để tạo ra đàn cá có tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ
sống cao hơn ở các môi trƣờng nuôi khác nhau [17]; [18].
Một số công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng đàn cá rô phi thƣơng
phẩm nhƣ: Chọn giống làm chậm quá trình phát dục của cá rô phi tại Trung Quốc và
Ai cập [21], chọn giống tăng khả năng chịu lạnh tại Israel.
Một số chƣơng trình chọn giống khác trên cá rô phi đƣợc thực hiện trên thế giới
nhƣ Genomar Supreme Tilapia [19]; [29] và Hainan Progift [20]; [30]. Trong số này
thì dự án GIFT là đƣợc ghi nhận có kết quả nhất [21], [22], [34].
Việt Nam có nhiều chƣơng trình chọn giống trên cá rô phi. Tại Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I, cá rô phi dòng GIFT sau hai thế hệ chọn giống theo phƣơng
pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc độ tăng trƣởng thêm 29,1% [15].
Tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II,vào Năm 2006 50 gia đình GIFT
thế hệ thứ 10 đƣợc chuyển từ WFC đến để bắt đầu chƣơng trình chọn giống cá GIFT
tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, việc chọn giống đã thực hiện qua 5 thế
hệ, kết quả tăng trƣởng qua các thế hệ từ 15-20% [17];[38] và đang tiếp tục sản xuất
các gia đình thế hệ thứ 62.

2

Thế hệ thứ 16 theo cách tính của Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish).

11



CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài đƣợc tiến hành tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nƣớc ngọt Nam
Bộ (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; trực thuộc Viện NCNT TS II).
Thời gian tực hiện đề tài từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2015.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chọn
giống dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ sáu (G6).
Chƣơng trình chọn giống cá rô phi vằn dòng GIFT tại Trung tâm Quốc gia
Giống Thủy sản Nƣớc ngọt Nam Bộ áp dụng phƣơng pháp GIFT do Trung tâm Nghề
cá Thế giới đề xuất [20]. Theo đó, các cá thể có giá trị chọn giống (Estimated Breeding
Value, EBV) cao nhất đƣợc chọn làm cá bố mẹ cho thế hệ sau. Cá bố mẹ đƣợc ghép
phối để sản xuất các gia đình thế hệ kế tiếp. Cá con của từng gia đình đƣợc ƣơng nuôi
riêng rẽ. Khi cá con đạt kích cỡ 5 g, đại diện ngẫu nhiên của các gia đình đƣợc đánh
dấu từ PIT (Passive Integrated Transponder) và thả nuôi chung để đánh giá tăng
trƣởng. Sau thời gian 6 tháng nuôi tiến hành thu hoạch và ghi nhận các chỉ tiêu nhƣ
khối lƣợng, chiều dài thân, chiều cao thân, bề dày thân, giới tính để làm cơ sở ƣớc tính
các thông số di truyền.
Cá rô phi dòng GIFT này có nguồn gốc từ thế hệ chọn lọc thứ 10 của Trung tâm
Nghề cá Thế giới (World-Fish), đƣợc Viện NCNT TS II tiếp nhận trong năm 2006 cho
chƣơng trình chọn giống tiếp tục, thông qua hợp tác giữa Viện, Trung tâm Nghề cá
Thế giới và Đại học Wageningen (Hà Lan). Cá đã qua chọn lọc thế hệ thứ 11, ƣớc tính
tăng trƣởng nhanh hơn thế hệ trƣớc là 12%.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu đƣợc thực hiện theo sơ đồ khối (Hình 2.1).

12


Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng trƣởng của cá rô

phi vằn (O. niloticus) chọn giống tại ĐBSCL

Ghép cặp sinh sản cá bố mẹ trong giai

74 Gia đình cùng bố, cùng mẹ

50 Gia đình cùng bố, khác

(full-sib)

mẹ (half-sib)

Nuôi riêng các gia đình full-sib

Nuôi riêng các gia đình half-

trong giai đến kích cỡ đánh

sib trong giai đến kích cỡ

dấu

đánh dấu

Nuôi tăng trƣởng các gia đình cá chung trong ao

Đánh giá tăng trƣởng, tỷ lệ sống và các thông số di truyền các tính
trạng này

Kết luận, đề xuất

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá rô phi vằn bố mẹ dòng GIFT (thế hệ G5) đƣợc nuôi vỗ riêng theo giới tính
trong các giai có kích thƣớc 5×10×1 m, đặt trong ao 2.000 m2, độ sâu 1,5 m (Hình phụ
lục 2.2). Ao nuôi vỗ đƣợc tát cạn, bón vôi, với liều lƣợng 12,5 kg/100 m2 và phơi đáy
ao 2 ngày, sau đó lấy nƣớc vào ao đạt mức nƣớc 1,5 m thì thả cá nuôi vỗ. Mật độ nuôi
13


vỗ trong giai là 10 con/m2 đối với cá cái và 5 con/m2 đối với cá đực. Cho cá ăn thức ăn
viên nhãn hiệu Afiex (30% protein, 5% lipid), bổ sung thêm dầu mực (3%). Lƣợng cho
ăn chiếm 3 – 5% khối lƣợng thân, cho cá ăn 2 lần/ngày lúc 07:00 và 16:00 giờ. Đảm
bảo oxy hòa tan trong ao nuôi vỗ đạt 5 mg/l bằng cách sục khí liên tục trong giai. Định
kỳ thay nƣớc (7 ngày/lần) nhằm kích thích cá nhanh thành thục và giữ môi trƣờng
trong sạch tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong ao. Thƣờng xuyên
theo dõi hoạt động của cá và mức độ thành thục để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho phù
hợp, đồng thời theo dõi những chuyển biến xấu trong ao để kịp thời khắc phục.
Thời gian nuôi vỗ là 60 ngày, từ đầu tháng 11 năm 2014 đến tháng hết tháng 12
năm 2014.
Khi tuyển chọn cá ghép cặp sinh sản, cá cái có lỗ sinh dục đỏ hồng, sƣng, nở
rộng, bụng tròn đều. Cá đực có cơ quan sinh dục to, màu sắc xanh sẩm hoặc đen,
không có màu trắng nhạt.
Cá đực, cắt môi trên và sát trùng vết cắt bằng dung dịch iodine 10% trƣớc khi
đƣa vào ghép cặp sinh sản nhằm giảm thiểu tính hung hăng, có thể gây ra tổn thƣơng
cho cá cái.
2.3.2. Ghép cặp cá rô phi vằn bố mẹ G5 sản xuất gia đình thế hệ G6
Mỗi cá đực đƣợc ghép cặp sinh sản với 2 cá cái để tạo ra các gia đình cùng cha
khác mẹ. Số lƣợng cá đực là 75 cá thể, cá cái là 150 cá thể. Giai sinh sản có kích thƣớc
1,5×2,0×1,0 m đặt trong ao 2.000 m2 (Hình 2.3). Định kỳ 4 ngày một lần kiểm tra giai

sinh sản thu trứng hoặc cá bột.
Tổng số gia đình đƣợc tạo là 124, trong đó có 74 gia đình cùng cha cùng mẹ và
50 gia đình cùng cha khác mẹ.
Thu trứng hoặc cá con riêng rẽ theo từng gia đình, sau đó ghép một cá cái thành
thục khác để tiếp tục sinh sản với cùng cá đực. Những cá cái chƣa đẻ sẽ đƣợc thay thế
bằng một cá cái „sẵn sàng đẻ‟ khác. Sau 8 ngày nếu cá cái thứ hai vẫn chƣa đẻ thì sẻ
loại bỏ cả cá đực lẫn cá cái.
2.3.3. Thu trứng và ấp trứng
Sau 4 ngày ghép cặp, kiểm tra giai sinh sản và thu trứng hoặc cá bột. Tiến hành
bắt từng cá cái kiểm tra, nếu thấy trong miệng cá có ngậm trứng tiến hành thu trứng
(Phụ lục hình 2.4). Trứng sau khi thu đƣợc ấp riêng rẽ theo gia đình trong các bình ấp
thể tích 1 lít có nƣớc chảy liên tục (Phị lục hình 2.6 và 2.7). Nhiệt độ nƣớc ấp trứng
14


×