Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rừng keo tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHU VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG
RỪNG KEO TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHU VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG
RỪNG KEO TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:


410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

145/QĐ-ĐHNT ngày 5/3/2018

Ngày bảo vệ:

20/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế đối với các hộ
trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 03 năm 2018
Tác giả

Chu Văn Hùng

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của quý phòng ban, quý thầy cô Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học Trường
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, thầy TS. Lê Kim
Long, sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND, Phòng Thống kê huyện Con
Cuông và Quý hộ nông dân thuộc các xã của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã quan
tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài
liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 03 năm 2018
Tác giả

Chu Văn Hùng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.5. Dự kiến ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ..................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................6
2.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................6
2.1.1. Nông hộ .................................................................................................................6
2.1.2. Kinh tế nông hộ .....................................................................................................7
2.1.3. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................9
2.2. Các nghiên cứu liên quan .......................................................................................21
2.3. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................22
2.3.1. Khung tính toán ...................................................................................................22
2.3.2. Các mô hình nghiên cứu......................................................................................23
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................25
2.4.1. Nhóm biến yếu tố đặc điểm nông hộ...................................................................25
v


2.4.2. Nhóm biến về đặc điểm doanh thu và chi phí .....................................................26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................28
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................................28

3.1.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................................29
3.2. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................29
3.3. Loại dữ liệu cần thu thập ........................................................................................29
3.4. Công cụ phân tích dữ liệu.......................................................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........32
4.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ....32
4.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................32
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................32
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................33
4.2. Tình hình đời sống dân cư ......................................................................................35
4.3. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rừng keo ..............................36
4.3.1. Phân tích các chỉ số hiệu quả kinh tế...................................................................36
4.3.2. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường .............................................................47
4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng rừng
keo .................................................................................................................................48
4.3.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................56
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài...............................................56
5.2. Gợi ý một số chính sách .........................................................................................57
5.2.1. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng chính sách vay vốn .....57
5.2.2. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng việc nâng cao trình độ
cho các hộ nông dân ......................................................................................................57
vi


5.2.3. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng việc tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ trong phát triển cây keo .......................................................58
5.2.4. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng việc cải tiến công tác

khai thác, chế biển cây keo............................................................................................58
5.2.5. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng việc tạo thị trường tiêu thụ
ổn định cho sản phẩm cây keo để ổn định và nâng cao giá bán cho cây keo ....................58
5.2.6. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng việc nâng cấp cơ sở hạ
tầng ................................................................................................................................59
5.2.7. Nâng cao hiệu qua kinh tế cho nông hộ trồng keo bằng các chính sách .............59
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR

Tỷ suất thu nhập và chi phí

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân cộng

CPSX

Chi phí sản xuất


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GO

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HSCK


Hệ số chiết khấu

IC

Giá trị trung gian

IRR

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ



Lao động

LĐNN

Lao động nông nghiệp

LN

Lợi nhuận

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NPV

Giá trị hiện tại ròng

SL

Sản lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

VA

Giá trị gia tăng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến trong mô hình đề xuất ....................................................................25
Bảng 4.1. Chi phí bình quân trồng keo theo từng năm của các hộ điều tra ..................38
Bảng 4.2. Chi phí tiền công của các hộ gia đình qua các năm ......................................40
Bảng 4.3. Tổng hợp chi phí cho 1 ha trồng keo ............................................................41
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất keo tại huyện Con Cuông .. 43

Bảng 4.5. Phân tích kết quả, hiệu quả rừng trồng keo lai của các hộ điều tra ..............46
Bảng 4.6. Phân bổ mẫu nghiên cứu theo xã ..................................................................48
Bảng 4.7. Các thông tin ban đầu của hộ gia đình ..........................................................49
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hệ số hồi quy ....................................................................51
Bảng 4.9. Kết quả phân tích ANOVA...........................................................................51
Bảng 4.10. Mức độ giải thích của mô hình ...................................................................52
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định các giả thuyết................................................................54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo .....................................23
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................24

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hiện nay, tiềm năng để phát triển kinh tế ngành rừng ở huyện miền núi Con
Cuông còn rất lớn. Ước tính trong khoảng 5 năm tới, nhân dân các xã trên địa bàn
huyện mới có thể trồng, phủ kín hết diện tích đó. Giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm
huyện Con Cuông trồng mới được từ 1.500 - 2.000 ha. Bên cạnh quỹ đất, tiềm năng về
lực lượng lao động là một trong những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế rừng ở
Con Cuông. Trồng rừng nói chung và trồng rừng keo nói riêng đã góp phần tích cực
trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và làm thay đổi bộ mặt nông thôn
miền núi. Tuy nhiên, các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại địa bàn hiện nay nói
chung đang gặp rất nhiều những khó khăn và trở ngại lớn như tập quán sản xuất lạc
hậu, thiếu vốn, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức,
năng lực sản xuất, nguồn vốn đầu tư, đầu ra cho sản phẩm.

Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tại địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An. Khách thể nghiên cứu: Là các hộ trồng rừng keo mới xuất bán keo năm 2016.
Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát trên địa bàn 4 xã tham gia trồng rừng keo tại
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (120 hộ tham gia). Về thời gian: Đề tài nghiên cứu
sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu thực hiện trong năm 2017, các số liệu thứ cấp
là số liệu của giai đoạn 2010 - 2016.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về phân tích
hiệu quả kinh tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại các vùng địa lý khác.
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế
nào đến hiệu quả kinh tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo sẽ là luận cứ khoa
học giúp các nhà quản lý đề ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Luận văn được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, các biến độc lập
được xác định và sàng lọc, đồng thời điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi làm công cụ
cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng chính thức sử dụng phương pháp
điều tra chọn mẫu với công cụ là bảng hỏi và xử lý dữ liệu bằng phần mềm excel và
SPSS 18. Luận văn đã tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng
xi


rừng keo như hệ số GO, IC, MI, NPV, IRR, BCR. Tiếp theo luận văn đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An thông qua kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ và mức độ
tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc trong mô hình thông qua mô hình hồi
quy bội.
Tóm lại, nghiên cứu của tác giả đã đạt được các mục tiêu đề ra và có một số đóng
góp sau: Hệ thống hóa công trình nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kinh tế của các
nông hộ trồng rừng keo, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn. Mô hình

nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng rừng keo tại huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về đánh giá hiệu
quả kinh tế của các nông hộ nói chung và các nông hộ trồng rừng nói riêng. Đây là
nghiên cứu đầu tiên về đánh giá hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng rừng keo tại
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Luận văn sẽ góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng
và mức độ quan trọng của các nhân tố tới hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng rừng
keo tại huyện Con Cuông. Từ đó giúp người nông dân cũng như các cơ quan ban
ngành của huyện Con Cuông tập trung nguồn lực cải thiện những nhân tố có tác động
đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng rừng keo tại huyện Con Cuông nhằm nâng
cao đời sống cho người dân tại đây.
Kết quả nghiên cứu cũng đã có một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế cho các hộ trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con Cuông trong thời gian tới.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, hộ trồng rừng keo, Con Cuông, Nghệ An

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao, nằm phía Tây Nam tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh (Trung tâm của tỉnh) 130 km theo quốc lộ 7A. Với tổng diện tích
tự nhiên là 174. 454 ha, đây là địa bàn chung sống của cộng đồng 3 dân tộc anh em.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế huyện Con Cuông những năm qua
đã đạt được những kết quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 10,5%, sản
lượng lương thực tăng bình quân khoảng 7%/năm. Nhiều cây trồng, mang tính hàng
hoá. Diện tích rừng ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện một
bước, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 22% năm 2000 xuống còn 12% năm 2015.
Con Cuông có 12 xã, 1 thị trấn, trong đó 10 xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn
được hưởng chế độ 135 của Chính phủ. Tất cả các xã, thị đều trồng rừng và thu nhập
từ rừng là chính. Là địa phương dẫn đầu cả nước về tỉ lệ che phủ rừng, tái sinh và phát

triển rừng trồng… Một số dự án gây tiếng vang tới được triển khai tại đây là dự án
“Trồng rừng thay thế làm nương rẫy”, “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng”, “Hỗ
trợ trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008-2015 tại Quyết định số 147/2008/QĐ-TTg” vừa
bảo vệ rừng, vừa phát triển kinh tế nghề rừng. Những năm 2000, toàn huyện có trên
2.000 ha nương rẫy. Năm 2010, khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng phòng hộ,
rừng sản xuất thay làm nương rẫy, Đảng bộ, chính quyền huyện, Hạt Kiểm lâm Con
Cuông và các Chủ rừng trên địa bàn đã nỗ lực vận động bà con tham gia, dù gặp nhiều
khó khăn: Người dân quen làm rẫy, chưa mặn mà với việc trồng rừng; nương rẫy ở sâu
trong núi, khó vào vô cùng…nhờ vậy mà đến nay diện tích trồng rừng của huyện Con
Cuông ngày càng tăng. Riêng năm 2013, huyện đã trồng mới trên 2.500 ha, trong đó
nhân dân tự bỏ vốn trồng mới gần 1.000 ha. Hiện nay, tiềm năng để phát triển kinh tế
ngành rừng ở huyện miền núi Con Cuông còn rất lớn. Ước tính trong khoảng 5 năm
tới, nhân dân các xã trên địa bàn huyện mới có thể trồng, phủ kín hết diện tích đó. Giai
đoạn 2011 - 2015, mỗi năm huyện Con Cuông trồng mới được từ 1.500 - 2.000 ha.
Bên cạnh quỹ đất, tiềm năng về lực lượng lao động là một trong những yếu tố tác động
đến phát triển kinh tế rừng ở Con Cuông.
Có thể nói, những năm trở lại đây, phong trào trồng rừng keo tại Con Cuông
phát triển mạnh. Theo thống kê của huyện Con Cuông, tính đến thời điểm hiện nay,
1


toàn huyện có trên 10.000 ha là cây keo, trong đó 4.000 ha đang trong quá trình thu
hoạch. Nhiều xã vùng sâu, vùng cao trước đây luôn là “điểm nóng” của việc phá rừng
làm nương rẫy như: Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn, Cam Lâm, Lục Dạ, Châu
Khê… thì nay bà con các dân tộc thiểu số đã nhanh chóng phủ xanh diện tích nương
rẫy bằng rừng keo, rừng Mét, đưa diện tích rừng trồng mới của Con Cuông đạt trên
2.000 ha mỗi năm. Trồng rừng nói chung và trồng rừng keo nói riêng đã góp phần tích
cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và làm thay đổi bộ mặt nông
thôn miền núi. Tuy nhiên, các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại địa bàn hiện nay
nói chung đang gặp rất nhiều những khó khăn và trở ngại lớn như tập quán sản xuất

lạc hậu, thiếu vốn, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức,
năng lực sản xuất, nguồn vốn đầu tư, đầu ra cho sản phẩm…Vì vậy hiệu quả kinh tế từ
trồng rừng keo còn nhiều hạn chế, chưa xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Từ thực
trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế đối với các
hộ trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc
sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả kinh tế đối với các
hộ trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trên cơ sở đó đề xuất
một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiệu quả kinh tế đối với các hộ trồng rừng keo trên địa bàn huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An theo cách tiếp cận doanh thu – chi phí.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của chúng tác động đến
doanh thu của các hộ trồng rừng keo.
Đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm làm gia tăng hiệu quả kinh tế của việc
trồng rừng keo và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
(1) Việc trồng rừng keo của các nông hộ tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
đạt hiệu quả cao không?
2


(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rừng keo
ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An?
(3) Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng keo
trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tại địa
bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Khách thể nghiên cứu: Là các hộ trồng rừng keo mới xuất bán keo năm 2016.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát trên địa bàn 4 xã tham gia trồng rừng
keo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (120 hộ tham gia).
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu thực
hiện trong năm 2017, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2010 - 2016.
1.5. Dự kiến ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.5.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về phân tích
hiệu quả kinh tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại các vùng địa lý khác.
1.5.2. Về mặt thực tiển
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như
thế nào đến hiệu quả kinh tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo sẽ là luận cứ khoa
học giúp các nhà quản lý đề ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế cho các nông hộ tham gia trồng rừng keo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Nội dung chương 1 sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và
các câu hỏi nghiên cứu cũng như nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3


Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương này tác giả dự kiến sẽ phân tích một số nội dung cơ bản như sau: Phân
tích một số nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; Khái niệm về hiệu quả kinh
tế; Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả kinh tế; Bản chất của hiệu quả kinh tế; Các chỉ

tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ và Phương pháp phân tích hiệu quả
kinh tế của nông hộ. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này tập trung vào quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ
được sử dụng trong nghiên cứu. Ngoài ra, chương trình bày các dữ liệu và phương
pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương là tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những
kết quả cụ thể liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng
rừng keo. Từ đó, có những thảo luận về kết quả của nghiên cứu và so sánh với kết quả
của các nghiên cứu trước đó.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương 4, chương cuối này sẽ gợi ý một số
chính sách góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng rừng keo. Đồng thời,
những thiếu sót và hạn chế của đề tài cũng được đề cập trong chương này.

4


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả trình bày về tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như mục tiêu của nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác gải
cũng trình bày về các câu hỏi của nghiên cứu cần giải quyết và ý nghĩa của đề tài về
mặt lý luận cũng như thực tiễn.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1. Nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm
Nông hộ hay hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các
nông hộ (Trần Xuân Long, 2009).
Nông hộ được định nghĩa là các hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu trong
sản xuất nông nghiệp, họ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, họ tham gia
một phần vào thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao.
Nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993), cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.
Đào Thế Tuấn (1997), cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.
FAO (2007), định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm nông hộ có
những điểm sau đây: Là những nông hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông; là đơn vị
kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
2.1.1.2. Phân loại
Theo Phạm Anh Ngọc (2008), thì tùy theo mục đích nghiên cứu mà nông hộ
được phân chia thành các dạng khác nhau.
 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: Loại hộ này
có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu
dùng trong gia đình.

6


- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất,
lao động.
 Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
+ Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các nghành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn,
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho
nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ buôn bán: Ở nơi đông dân cư, có quầy hàng và buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép vì
vậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên
môn hóa. Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông
thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên. (Phạm Anh Ngọc, 2008)
2.1.2. Kinh tế nông hộ
2.1.2.1. Khái niệm
Kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong
nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên
sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất
nông nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội. (Phạm
Anh Ngọc, 2008).
Theo Tchayanov (1924), kinh tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn
tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi phương thức sản xuất có quy luật phát triển riêng của
nó, và trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu

của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào, trồng trọt,
chăn nuôi hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình (trích trong Đào
Thế Tuấn, 1995).
7


Ellis (1988) cho rằng: Kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trường ở bốn yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng. Hộ là
cơ sở hoạt động của xã hội, giúp cho các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng
chung một nguồn vốn, các thành viên cùng sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi
người đều hưởng phần thu nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên, kinh
tế nông hộ là một tổ chức kinh tế của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực như đất đai, tư
liệu sản xuất, lao động, vốn được đóng chung, chung một ngân sách, ngủ chung một
mái nhà, ăn chung; mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ
hộ phát ra.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) về
”Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân đã thực sự trở thành những đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Hộ được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được
toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp
tác sả xuát và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế nông hộ là
một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài
sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định(Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Tóm lại, kinh tế nông hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ
gia đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát
triển của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.
2.1.2.2. Đặc điểm
Theo Phạm Anh Ngọc (2008), các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân là:
- Hoạt động của kinh tế hộ nông dân chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là

lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động
kinh tế hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất chính, trực tiếp tác
động vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ
làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
8


- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế hộ
nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong hộ
nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
2.1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để
đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là
mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao
HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo lường,
đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất của
một hoạt động trong nền kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Dỵ (2005), hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu
tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được
dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt
như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ
thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra sản

phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
Theo Samuellson và Nordhaus (2001), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt
giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập
đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2013), hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và
tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất.
Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu,
hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
9


Theo tác giả Coelli (1995), hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm
hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE
– Allocative efficiency).
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho
trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra
tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực
sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman (2000), một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn
một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản
xuất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu
vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng
cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ (AE): Là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào
tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của
đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong

việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và
đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ
nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE * AE). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của
các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Colman và Young (1871), cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất
của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ
thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của
nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.
Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là
sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực
sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối đa
hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất trình độ
10


sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái niệm HQKT
đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phản ánh chất lượng
của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu
cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái
niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT.
Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. HQKT là
phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt
được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả sản
xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng những
kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thực hiện ra

sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó không phản ánh
được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử dụng như
thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra sao? Để
phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặt trong mối
quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng. Với điều kiện
nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao. Chính điều
này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này.
Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: HQKT là
một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh
doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo lường
HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng.
Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của
các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả sản
xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của
xã hội. HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật
pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc.
Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của
nền sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất,
trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao.
11


Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng
lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu thống
kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó
của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các
khía cạnh khác nhau của HQKT. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với nhau theo thứ
bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng lẻ của quá trình
sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sản xuất đạt ở trình độ
nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi phí nhằm nâng cao

hiệu quả kinh tế.
Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT và
nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng tích
cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác
giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính
theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh
tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, xác định kết quả kinh tế là việc xác định
những yếu tố đầu vào nào cần cho quá trình khai thác và những kết quả đạt được trong
quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Vận dụng những tương quan so sánh giữa các
kết quả đạt được và những yếu tố đầu vào để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động
khai thác. Các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác thủy sản gồm: Vốn đầu tư
cho tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), vốn đầu tư cho ngư cụ, vốn đầu tư cho trang
thiết bị trên tàu, nhiên liệu, các chất bảo quản sản phẩm sau khai thác (đá cây, muối),
lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống sinh hoạt của thuyền viên, lương của thuyền
viên và vốn bằng tiền khác (dùng để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, nộp thuế Nhà nước,
trả lãi vay và các chi phí khác). Giá trị kết quả hoạt động đánh bắt đạt được là doanh
thu và một số chỉ tiêu lợi nhuận khác. Đối với hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
(còn gọi là hiệu quả kỹ thuật, technical efficiency) đó là mối quan hệ giữa các yếu tố
đầu vào đã sử dụng vào hoạt động đánh bắt (có thể đo lường bằng vật chất hoặc giá trị)
và kết quả đạt được bằng sản lượng cá khai thác được (Duy, 2010).
12


Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Chi phí: Nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh

doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của hộ nông dân nhằm
đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Chi phí biến đổi (CPBĐ): Là toàn bộ chi phí đầu tư gồm chi phí lao động thuê,
chi phí vật chất và chi phí khác (không tính chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) và chi
phí cơ hội cho thuê đất.
- Chi phí cố định (CPCĐ): Chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) và chi phí cơ hội
cho thuê đất.
- Chi phí sản xuất (CPSX) bao gồm CPBĐ và CPCĐ.
- Doanh thu: Là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm.
Doanh thu = Số lượng x đơn giá
- Thặng dư: Là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi.
Thặng dư = Doanh thu – Chi phí biến đổi
- Tổng lợi nhuận: Là phần còn lại sau khi lấy thặng dư trừ chi phí cố định.
2.1.3.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội và mục đích của việc đánh giá HQKT. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.
* Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết
quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra,
hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm
truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể
hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng
thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó,
HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn
13


×