Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp tỉnh bình dương áp dụng tại khu công nghiệp vsip 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TP. HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC
Họ và tên

: NHÂM ĐỨC THẮNG

Ngày, tháng, năm sinh: 24/10/1991
Chuyên ngành

: Kỹ Thuật Môi Trƣờng

Khóa

: 2015

Phái: Nam
Nơi sinh: Thái Bình
MSHV: 1541810015

I. Tên đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng – áp dụng
tại khu công nghiệp VSIP 1”
II. Nhiệm vụ và nội dung:


 Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Bình Dƣơng, thống kê về CTR, những thách thức khó khăn trong công
tác quản lý CTR hiện nay của tỉnh.
 Điều tra trực tiếp, đánh giá hiện trạng cụ thể chi tiết khối lƣợng, thành phần
CTR thông thƣờng - CTNH và hƣớng xử lý tại các doanh nghiệp đang hoạt
động trong KCN tỉnh Bình Dƣơng .
 Xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ xử lý CTRCN và
CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
 Xác định quy mô, thiết lập diện tích các kho lƣu giữ, trang thiết bị, dụng cụ
thu gom CTRCN - CTNH tại khu trung chuyển, áp dụng phù hợp với KCN
VSIP 1, lựa chọn đề xuất hƣớng áp dụng công nghệ để xử lý CTRCN CTNH trong KCN VSIP 1.
III- Ngày giao nhiệm vụ
Ngày … tháng … năm 201…
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ


Ngày … tháng… năm 201…
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. HUỲNH PHÖ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS HUỲNH PHÖ

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các thông

tin, số liệu tài liệu trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Tp. HCM ngày,

tháng

năm 2017

Tác giả

Nhâm Đức Thắng

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình từ quý thầy cô Trƣờng Đại Học
Công Nghệ TP.HCM.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô của Trƣờng Đại Học
Công Nghệ TP.HCM, phòng Quản lý Khoa học - Đào tạo sau Đại học, khoa Công
nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng đặc biệt là những thầy cô đã tận tình
truyền thụ kiến thức cho tôi suốt thời gian học tập tại Trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS
Huỳnh Phú giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị và Ban lãnh các phòng ban chuyên môn
của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dƣơng VSIP 1 đã tạo điều kiện cho tôi thu
thập số liệu và điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Đồng thời cảm ơn các cô chú, anh chị, đồng nghiệp tại Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi

trong quá trình làm việc, học tập và thực hiện luận văn này.
Và cuối cùng, xin đƣợc tri ân, ghi nhớ tất cả tình cảm, nghĩa cử của gia
đình và bạn hữu khắp nơi đã ủng hộ, giúp đỡ cho tôi trong suốt khóa học và trong
thời gian thực hiện luận văn này.

Học viên

NHÂM ĐỨC THẮNG

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải
rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng –
áp dụng tại khu công nghiệp VSIP 1” đã đánh giá hiện trạng của các mô hình quản
lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả của các mô hình này phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và
theo đúng Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND Bình Dƣơng, ngày 05 tháng 8 năm
2016 về việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dƣơng và tiếp tục tăng cƣờng quản lý - xử lý chất thải rắn
thông thƣờng, chất thải nguy hại trên địa bàn của tỉnh với các nội dung nhƣ sau:
1. Nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải rắn, hiện trạng quản lý chất thải
rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, các kết quả kiểm tra, thống kê về CTR, những
thách thức khó khăn trong công tác quản lý CTR hiện nay của tỉnh.
2. Điều tra trực tiếp, đánh giá hiện trạng cụ thể chi tiết khối lƣợng, thành phần
CTR thông thƣờng - CTNH và hƣớng xử lý tại các doanh nghiệp đang hoạt động
trong KCN tỉnh Bình Dƣơng .
3. Xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ xử lý CTRCN CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, đề xuất quy trình xử
lý phế liệu, CTRCN và CTNH từ các doanh nghiệp qua chủ nguồn thải trong KCN

bao gồm: Quy trình bán phế liệu từ các doanh nghiệp trong KCN ra thị trƣờng;
Quy trình chuyển giao CTR thông thƣờng từ các chủ nguồn thải sau đó chuyển
đến nhà máy xử lý; Quy trình chuyển giao CTNH từ các chủ nguồn thải cho chủ
kinh doanh hạ tầng KCN.
4. Điều tra, khảo sát CTRCN - CTNH trong KCN VSIP 1, từ đó xác định quy
mô, diện tích các kho lƣu giữ, trang thiết bị, dụng cụ thu gom CTNH tại khu trung
chuyển áp dụng phù hợp với KCN VSIP 1, đồng thời đề xuất hƣớng xây dựng nhà
máy nhiệt phân bằng công nghệ Plasma để xử lý CTRCN - CTNH trong KCN
VSIP1

v


ABSTRACT
Master Thesis on “Studying and proposing solutions to treat industrial solid
waste and hazardous waste from industrial parks of Binh Duong province applied in VSIP Industrical Park 1” assessed the present condition in management
of industrial solid and hazardous wastes as well as proposed solutions for
improving efficiency of the model, that is suitable with present situation of Binh
Duong province and Decision No 23/2016/QD-UBND dated August 5, 2016 on
the promulgation of regulations on solid waste management in the province and
the People's Committee of Binh Duong Province and continue to strengthen the
management and treatment of ordinary solid waste and hazardous wastes in the
province. With the following contents:
1. Assessment of present condition of solid waste generation, present
management in Binh Duong province, statistical data on solid waste and
difficulties in management of solid waste.
2. Direct investigation, detailed assessment of specific volume and
composition of Solid Waste - Hazardous Waste and treatment at enterprises
operating in Binh Duong Industrial Park.
3. Develop and propose management solutions and technologies for industrial

solid waste and hazardous solid waste arising from industrial zones in Binh Duong
province, propose waste treatment procedures Industrial solid waste and hazardous
solid waste from enterprises through polluting sources in the industrial park
include: The process of selling waste from enterprises in industrial parks to the
market; The usual solid waste transfer process from the waste generator is then
transferred to the treatment plant; The process of transferring hazardous waste
from the waste generator to the industrial park infrastructure owner.
4. Investigate and survey the industrial solid waste and solid waste in the VSIP
1 Industrial Park from there, determine the size, area of storage facilities,
equipment and tools to collect hazardous waste at the zone. Transshipment
suitable for VSIP 1 industrial park, while proposing the direction of building a
pyrolysis plant using plasma technology to handle maximum industrial solid waste
vi


and hazardous solid waste in VSIP industrial parks 1

vii


Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................xiv
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................xvi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................4
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................................4
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI .........................................................5

6. TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN .......................................................................................6
CHƢƠNG 1 ...............................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ CÁC HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI CÁC NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ....................................................................................7
1.1. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP (CTRCN) .............................. 7
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRCN ......................................................................... 7
1.1.2. Thành phần và tính chất CTRCN .................................................................... 7
1.1.3. Phân loại CTRCN ........................................................................................... 7
1.2

ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH) ...........................................8

1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTNH............................................................................ 9
1.2.2 . Thành phần, tính chất CTNH .......................................................................... 9
1.2.3. Phân loại CTNH theo tiêu chuẩn quốc tế....................................................... 11
1.2.4. Phân loại theo thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 . 12
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ............................13
1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC ..............................16
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................22
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP, CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................................... 22
viii


2.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ CTNH PHÁT SINH TỪ CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG .........................................................................22
2.1.1. Hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH trên toàn tỉnh Bình Dƣơng ............... 22
2.1.2. Hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh

Bình Dƣơng. ............................................................................................................. 26
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTRCN, CTNH PHÁT SINH TỪ
CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG .....................................................30
2.2.1. Điều tra hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH phát sinh từ các KCN trên địa
bàn tỉnh Bình Dƣơng ................................................................................................ 30
2.2.2. Phân tích, đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các mô hình quản lý CTRCN và
CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. .................................. 35
2.3 HIỆN TRANG CÔNG NGHỆ VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CTRCN VÀ
CTNH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG.............44
2.3.1. Các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH: ................................... 46
2.4.
LỰA CHỌN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................51
2.4.1. Mô hình quản lý CTRCN và CTNH. ............................................................. 51
2.4.2. Mô hình xử lý CTRCN và CTNH .................................................................. 52
2.4.3. Công nghệ trong xử lý CTRCN và CTNH. ................................................... 53
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................58
XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CTRCN VÀ CTNH PHÁT SINH TỪ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƢƠNG ........................................................................................................58
3.1. XÂY DỰNG VỀ QUẢN LÝ CTRCN VÀ CTNH PHÁT SINH TỪ CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG .........................................................................58
3.1.1. Xác định diện tích cần thiết để xây dựng các khu trung chuyển CTNH cho
các KCN ................................................................................................................... 58
3.1.2. Quy trình bán phế liệu từ các doanh nghiệp trong KCN ra thị trƣờng .......... 61
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xử lý và tiêu hủy phế liệu tại các doanh nghiệp trong
KCN 62
3.1.3. Quy trình chuyển giao CTR thông thƣờng từ các chủ nguồn thải sau đó
chuyển đến nhà máy xử lý. ...................................................................................... 63
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chuyển giao CTRCN thông thƣờng từ các chủ nguồn thải

ix


đến nhà máy xử lý .................................................................................................... 64
3.1.4 Quy trình chuyển giao CTNH từ các chủ nguồn thải cho chủ kinh doanh hạ
tầng KCN ................................................................................................................. 65
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CTRCN VÀ CTNH PHÁT SINH TỪ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƢƠNG. .............................................................................................................................70
3.2.1. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tỉnh Bình Dƣơng trong
việc quản lý CTRCN thông thƣờng và CTNH......................................................... 70
3.2.2. Đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý CTRCN
thông thƣờng và CTNH phát sinh từ các KCN ........................................................ 72
3.2.3 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực75
3.2.4 Giải pháp về đầu tƣ và tài chính ..................................................................... 75
3.2.5 Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra...................................................... 76
3.2.6 Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ ..................... 76
3.2.7 Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cƣờng trao đổi và hợp tác kỹ
thuật với các tổ chức quốc tế .................................................................................... 77
CHƢƠNG 4 .............................................................................................................79
ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRCN VÀ
CTNH TẠI KCN VSIP 1 ........................................................................................79
4.1. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRCN,
CTNH TẠI KCN VSIP 1...................................................................................................79
4.1.1. Xác định khối lƣợng CTRCN và CTNH phát sinh từ KCN VSIP 1 ............. 79
4.1.2. Xác định thành phần, tính chất của CTRCN và CTNH phát sinh từ KCN
VSIP 1 ...................................................................................................................... 81
4.2 ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRCN VÀ
CTNH TẠI KCN VSIP 1...................................................................................................84
4.2.1 Tính toán xây dựng mô hình phân loại, thu gom, trung chuyển CTRCN và

CTNH tại KCN VSIP 1 ............................................................................................ 84
4.2.2. Xác định quy mô các kho chứa CTNH: ....................................................... 101
4.2.3 Hiện trạng các công nghệ xử lý CTRCN và CTNH đƣợc áp dụng hiện nay.109
4.2.4 Lựa chọn công nghệ nhiệt phân bằng hệ thống Plasma để xử lý CTRCN,
CTNH trong khu công nghiệp VSIP 1. .................................................................. 121

x


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................183
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................183
2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................186

xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật


BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CQCP

Cơ quan chính phủ

CT

Chỉ thị

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR


Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRCN-SH

Chất thải rắn công nghiệp - sinh hoạt

CTRCN-SX

Chất thải rắn công nghiệp - sản xuất

CT-UBND

Chỉ thị-Ủy Ban Nhân Dân

ĐHQG

Đại học quốc gia

DIZA

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng

DN

Doanh nghiệp


DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

ĐT

Đô thị

DV

Dịch vụ

ENTEC

Trung tâm Công nghệ Môi trƣờng

EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ

EPCA

Đạo luật chống ô nhiễm Môi trƣờng

GPS

Hệ thống định vị vệ tinh

GTVT


Giao thông vận tải

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

HTX

Hợp tác xã
xii


KCN

Khu công nghiệp

KHCN-MT

Khoa học Công nghệ - Môi trƣờng

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KTTĐPN


Kinh tế trọng điểm Phía Nam

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MT

Môi trƣờng

MTV

Một thành viên

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NQ

Nghị quyết

ODA

Vốn tín dụng ƣu đãi

PTN

Phòng thí nghiệm




Quyết định

QLCTNH

Quản lý Chất thải nguy hại

TN&MT

Tài nguyên & Môi trƣờng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPNH

Thành phần nguy hại

TS

Tiến sĩ

TT-BXD


Thông tƣ - Bộ Xây dựng

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

XDCB

Xây dựng cơ bản

xiii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hiện trạng quản lý CTRCN thông thƣờng và CTNH tại các KCN tỉnh
Bình Dƣơng ...............................................................................................................29
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xử lý và tiêu hủy phế liệu tại các doanh nghiệp trong
KCN ........................................................................................................................ 62
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chuyển giao CTRCN thông thƣờng từ các chủ nguồn thải
đến nhà máy xử lý .................................................................................................... 64
Hình 3.3. Quy trình chuyển giao chất thải nguy hại cho chủ cơ sở hạ tầng KCN ....68
Hình 3.4. Sơ đồ phi hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý CTRCN thông
thƣờng và CTNH tại các KCN tỉnh Bình Dƣơng......................................................71
Hình 4.1. Hầm chôn lấp CTRCN - CTNH .....................................................................111
Hình 4.2. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTRCH - CTNH ...........................................113
Hình 4.4. Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTRCH - CTNH ........115
Hình 4.5. Hệ thống chƣng dầu thải phân đoạn (trái) và chƣng đơn giản (phải) ...........117
Hình 4.6. Thiết bị xử lý bóng đèn thải ............................................................................118
Hình 4.7. Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn giản (phải) 119
Hình 4.8. Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá .............................................120
Hình 4.9. Sơ đồ dây chuyền nhà máy xử lý bằng công nghệ Plasma ...........................126
Hình 4.10. Lò nhiệt phân Plasma ....................................................................................127
Hình 4.11. Ngọn đuốc Plasma ........................................................................................129
Hình 4.12. Hệ thống cân rác tự động đặt tại cổng vào nhà máy....................................129
Hình 4.13. Xe chở rác đang nạp rác vào module nhận rác (áp suất âm) .....................130
Hình 4.14. Lồng tuyển rác và phân loại rác ....................................................................131
Hình 4.15. Máy cắt rác .....................................................................................................132
Hình 4.16. Hệ thống silô ủ rác .........................................................................................133
Hình 4.17. Lò đốt Plasma PGM ......................................Error! Bookmark not defined.
Hình 4.18: Hệ thống xử lý khói thải công nghiệp Kemifas công nghệ Nhật (Japan –
Mitsubishi Industry) .........................................................................................................134
Hình 4.19: Quạt hút …………………………………………………………….....135
Hình 4.20: Tháp xử lý ƣớt …………………………………………………......13 5


xiv


Hình 4.21: Tủ điều khiển .................................................................................................135
Hình 4.22: Sơ đồ công nghệ BIOFAST – R ...................................................................136
Hình 4.23: Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc rỉ của CTRCN - CTNH .................................137
Hình 4.24 : Hiếu khí với thiết bị SupAero đang vận hành.............................................139
Hình 4.25: Thiết bị Ozone ...............................................................................................139
Hình 4.26 : Hệ thống RmS điều khiển hoàn toàn tự động .............................................140
Hình 4.27: Container xử lý hóa học và xử lý yếm khí, vật liệu: inox SUS – 304 ........141
Hình 4.28: Module khử mùi của hệ thống xử lý nƣớc thải............................................143
Hình 4.29. Xỉ nóng chảy trong lò ...................................................................................144
Hình 4.30. Xỉ thủy tinh ...................................................................................................144
Hình 4.31. Máy ép gạch block và gạch thành phẩm từ tro xỉ rác thải .........................144
Hình 4.32. Gạch Block thành phẩm từ tro xỉ.................................................................145
Hình 4.33. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh ........................................................................145
Hình 4.34. Thành phần hóa học của một khí tổng hợp thông thƣờng. .........................150
Hình 4.35 Số tiền tiết kiệm cho việc xử lý CTRCN – CTNH hiện nay................. 156

xv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Danh mục các doanh nghiệp dịch vụ môi trƣờng liên quan đến
CTRCN và CTNH .....................................................................................................30
Bảng 2.2 : Kết quả tổng kết khối lƣợng chất thải các đơn vị xử lý liên quan đến
CTRCN - CTNH .......................................................................................................31
Bảng 2.3 : Khối lƣợng CTRCN và CTNH đƣợc các chủ vận chuyển khác chuyển
vể KLH Xử lý chất thải Nam Bình Dƣơng ............................................................... 33

Bảng 2.4. So sánh các mô hình dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại. ....................................................................................................................42
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích cần thiết cho kho lƣu chứa CTNH tại các KCN của
tỉnh Bình Dƣơng (khi các KCN cho thuê đất đạt tỷ lệ 100%). .................................59
Bảng 3.2. Tổng hợp các thành phần chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh
nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. .............................................65
Bảng 4.1. Thành phần trung bình của CTRCN thông thƣờng tại KCN VSIP 1 .......81
Bảng 4.2. Tổng hợp các thành phần chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh
nghiệp trong KCN VSIP 1. .......................................................................................82
Bảng 4.3. Khối lƣợng, tỷ trọng và thể tích các chủng loại CTNH phát sinh từ các
doanh nghiệp trong KCN VSIP 1 .............................................................................86
Bảng 4.4. Tổng hợp diện tích cần thiết tối thiểu cho kho lƣu chứa CTNH tại
KCN VSIP 1 . ..........................................................................................................101
Bảng 4.5. Các hạng mục cần xây dựng tại trạm trung chuyển CTNH tại KCN
VSIP 1. ....................................................................................................................104
Bảng 4.6. Dự kiến phân chia các ô trong kho chứa CTNH dạng rắn .....................105
Bảng 4.7. Đề xuất nhân sự phục vụ cho hoạt động của trạm trung chuyển tại
KCN VSIP 1. ...........................................................................................................107
Bảng 4.8: Kết quả kiểm nghiệm chất thải sau khi xử lý bằng công nghệ Plasma tại nhà
máy Mihama – Mikata (Nhật bản). .................................................................................148
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả của xử lý CTRCN – CTNH giữa phƣơng pháp Plasma
và các phƣơng pháp khác. ................................................................................................154
Bảng 4.11: Các hạng mục thiết bị cần thiết của dây chuyền công nghệ xử lý
CTRCN – CTNH bằng công nghệ Plasma hiện nay. ............................................. 156

xvi


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, các hoạt động sản xuất
công nghiệp của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Bình Dƣơng nói riêng liên tục tăng
trƣởng, bình quân là 14,4%/năm. Trên phạm vi toàn tỉnh, đến tháng 6/2015, trong số
28 KCN đã thành lập với tổng diện tích trên 9.500 ha, chiếm 9,5% về số lƣợng và
11,3% về diện tích KCN cả nƣớc; có 26 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 12,3% so
với cả nƣớc). Ban Quản lý các KCN Bình Dƣơng đƣợc giao quản lý 26 KCN, có
tổng diện tích quy hoạch là 7.539,59 ha; còn lại 02 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đã hoàn thành việc xây dựng, thì
kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN đƣợc đầu tƣ đồng bộ và hiện đại, góp phần thay
đổi diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào
KCN. Tổng diện tích đất công nghiệp của 28 KCN đang hoạt động đã cho thuê đạt
2.572 ha, tỷ lệ lấp đầy 50,5%, cao hơn bình quân chung của cả nƣớc (tỷ lệ 48%).
Ngoài các KCN tập trung nêu trên, còn có Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch
vụ và Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, khu công nghiệp công
nghệ cao đang lập thủ tục thành lập. Đồng thời, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 8
cụm công nghiệp (CCN) đƣợc quy hoạch nên lƣợng CTRCN - CTNH sẽ tăng nhanh
chóng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động sản xuất công
nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng bức xức, trong
đó CTRCN - CTNH là một trong những vấn đề lớn đang thu hút sự quan tâm của
tỉnh, nhà nƣớc và cộng đồng xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý CTRCN - CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói
chung và trong các KCN nói riêng, có thể nói vẫn đang là một vấn đề hết sức nan
giải và bất cập. Nguồn lực quản lý CTRCN - CTNH của các cấp ngành quản lý môi
trƣờng còn thiếu và yếu, chƣa đủ năng lực triển khai quản lý chính sách; hệ thống
quản lý CTNH hình thành từ khi có Luật BVMT (2014) nhƣng vẫn chƣa đƣợc hoàn
thiện một cách đầy đủ và đi vào nhận thức cộng đồng.
Các chủ đầu tƣ các KCN thiếu vốn đầu tƣ nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng
BVMT cho các KCN nhƣ đã quy định không thể thực hiện trƣớc khi KCN chính
1



thức hoạt động mà vừa kêu gọi đầu tƣ vừa xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề thu gom
và xử lý CTRCN - CTNH tại các KCN đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Bình
Dƣơng. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao, khối lƣợng chất thải rắn
công nghiệp (trong đó có cả chất thải nguy hại) ngày càng lớn làm gia tăng sức ép
lên môi trƣờng.
Đồng thời trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng của các KCN có quy định các chủ đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN phải đầu tƣ
xây dựng các khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lƣu giữ tạm
thời chất thải rắn. Tuy nhiên, cho đến nay hầu nhƣ chƣa có KCN nào hình thành
khu trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại với những chức
năng nhƣ trên hoặc đã có nhƣng còn chƣa đƣợc áp dụng một cách hiệu quả cũng
nhƣ chƣa sử dụng đúng mục đích. Các nhà máy nằm trong các KCN khi đi vào hoạt
động trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, dẫn
đến tình trạng rất khó kiểm soát và quản lý chất thải phát sinh từ các KCN. Một số
đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc không có giấy phép hành nghề thu gom, vận
chuyển và xử lý CTNH, hoặc không đủ năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý
CTNH đã thải trộm chất thải ra môi trƣờng gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, hiệu quả phân loại, thu
gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR thông thƣờng, CTNH, cải thiện chất lƣợng
môi trƣờng sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc
cho phát triển bền vững; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng đã ra Quyết định số
23/2016/QĐ-UBND Bình Dƣơng, ngày 05 tháng 8 năm 2016 về việc ban hành quy
định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bình dƣơng của Ủy ban nhân dân tỉnh
về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông
thƣờng và chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đến các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một và các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN,
CCN và các doanh nghiệp trong KCN, CCN chấn chỉnh ngay hoạt động phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR thông thƣờng, CTNH nhƣ sau:

1/ Giao nhiệm vụ Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn toàn tỉnh tổ
2


chức phân loại, thu gom, lƣu giữ và chuyển giao CTR thông thƣờng và CTNH trong
phạm vi KCN, CCN do Công ty làm chủ đầu tƣ với nội dung và lộ trình nhƣ sau:
a) Đối với 26 KCN và 8 CCN đã đi vào hoạt động, khẩn trƣơng thực hiện
chậm nhất đến tháng 12/2015:
-

Bổ sung ngành nghề hoạt động và giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải
nguy hại theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày
26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng về việc hƣớng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại

-

Bố trí nhân sự, địa điểm trung chuyển, kho lƣu giữ, trang thiết bị, dụng cụ thu
gom, tập trung CTR thông thƣờng, CTNH và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận
chất thải đã đƣợc phân loại tại nguồn từ các doanh nghiệp trong KCN, CCN.

-

Chủ động hợp đồng các doanh nghiệp trong KCN, CCN về phân loại, thu
gom, lƣu giữ CTNH, CTR thông thƣờng và hợp đồng với các đơn vị có chức
năng xử lý, tiêu hủy CTR thông thƣờng, CTNH phát sinh trong KCN, CCN.

-


Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và xây dựng lộ trình đảm bảo 100% doanh
nghiệp thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo đúng quy định và hợp
đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và đề xuất biện
pháp xử lý các doanh nghiệp trong KCN, CCN không thực hiện đúng quy
định.
b) 2 KCN chƣa đi vào hoạt động: nghiêm túc thực hiện Điều 66, 67 - Luật Bảo

vệ môi trƣờng năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nội dung
của Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh
giá tác động môi trƣờng đƣợc duyệt, trong đó, tổ chức phân loại, thu gom, lƣu giữ
và chuyển giao CTR thông thƣờng, CTNH theo quy định trƣớc khi KCN, CCN đi
vào hoạt động chính thức.
2/ Các doanh nghiệp trong KCN, CCN có trách nhiệm:
3


-

Bố trí, trang bị đầy đủ phƣơng tiện, thiết bị thu gom và lƣu giữ CTR thông
thƣờng, CTNH; thực hiện phân loại triệt để chất thải tại nguồn phù hợp với
mục đích tái chế, xử lý và tiêu hủy.

-

Hợp đồng với Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, CCN thu gom, vận chuyển
CTR thông thƣờng, CTNH theo đúng quy định, chậm nhất đến tháng 12/2015.

3/ Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm: Chủ trì và phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng giám sát và kiểm tra việc thực hiện phân loại, thu gom,

vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR thông thƣờng, CTNH của các doanh nghiệp trong
KCN, CCN và Công ty kinh doanh hạ tầng theo đúng quy định.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đề xuất đƣợc các giải pháp nâng cao hiệu quả của các mô hình phân loại thu
gom trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

-

Xây dựng thiết lập đƣợc mô hình phân loại, thu gom, bảo quản tại các khu
trung chuyển đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại phù
hợp tại KCN VSIP 1. Từ đó nghiên cứu công nghệ và đề xuất hƣớng lựa chọn
cũng nhƣ giải pháp áp dụng để xử lý CTRCN - CTNH tại KCN VSIP 1 hiện
nay.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu theo các nội dung sau:
 Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng các mô hình quản lý chất thải công
nghiệp và chất thải nguy hại tại các KCN tỉnh Bình Dƣơng
 Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý
CTRCN - CTNH phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
 Áp dụng thử nghiệm mô hình quản lý và công nghệ xử lý CTRCN - CTNH tại
KCN VSIP 1
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp thu thập thông tin và kế thừa các số liệu có sẵn : nhằm thu thập thông
4



tin về công tác quản lý và văn bản pháp lý về quản lý CTRCN - CTNH của Việt
Nam, Bình Dƣơng và các KCN. Nguồn thông tin là các báo cáo khoa học, tạp chí,
bài báo, internet, các trung tâm dữ liệu của tỉnh.
- Điều tra, khảo sát, lấy mẫu, phân tích : nhằm trao đổi trực tiếp với Ban Quản lý các
KCN tỉnh Bình Dƣơng các công ty đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các
KCN, các nhà máy, xí nghiệp trong KCN VSIP 1; đồng thời tiến hành lấy mẫu
CTRCN và CTNH tại một số doanh nghiệp trong KCN VSIP 1. Trong quá trình điều
tra, khảo sát, lấy mẫu, phân tích có sử dụng phiếu điều tra và mẫu phiếu điều tra
đƣợc đính kèm trong phần phụ lục.
- Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm thu thập ý kiến từ một số chuyên
gia đầu ngành về các giải pháp và quy trình quản lý hiệu quả (trên cả phƣơng diện kỹ
thuật cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT) dựa trên kinh nghiệm thực tế
của các chuyên gia. Hình thức thu thập ý kiến chuyên gia đƣợc thông qua tiếp xúc,
trao đổi trực tiếp, trao đổi thƣ từ (email) liên quan đến nội dung đề tài;
- Phƣơng pháp so sánh: dùng trong đánh giá, nhận xét các phƣơng án,giải pháp phân
loại, thu gom, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại nhằm
đề xuất đƣợc phƣơng pháp/giải pháp tối ƣu;
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đáng tin cậy, làm cơ sở vững chắc
cho công tác quản lý môi trƣờng nói chung và công tác quản lý và xử lý CTRCN CTNH tại KCN nói riêng và tỉnh Bình Dƣơng nói chung. Mô hình phân loại, thu
gom, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại tại KCN VSIP
1 có thể ứng dụng vào mục đích ngăn ngừa sự phát tán chất thải nguy hại vào môi
trƣờng, đồng thời tạo một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải và chất thải nguy hại đúng chức năng. Trong
khuôn khổ luận văn cũng xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật về kho trung chuyển và
hƣớng xử lý CTRCN - CTNH cho các khu công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Bình
Dƣơng. Bên cạnh đó có thể đề xuất việc tiến hành xây dựng nhà máy xử lý CTRCN CTNH bằng phƣơng pháp nhiệt phân trong KCN để giảm thiểu và hạn chế tối đa
lƣợng CTCN - CTNH phát sinh ra bên ngoài môi trƣờng và hƣớng đến mục tiêu phát
5



triển bền vững giữa kinh tế - xã hội cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái
tự nhiên.
6. TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN
-

Xác nhận đƣợc thực trạng xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCN - CTNH
ở tỉnh Bình Dƣơng từ trƣớc đến nay và đề xuất đƣợc hƣớng giải quyết và biện
pháp khắc phục CTRCN - CTNH ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dƣơng.

-

Thiết lập các giải pháp xử lí và áp dụng khoa học công nghệ để phân loại, thu
gom, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại tại KCN
VSIP 1 là cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho công tác xử
lý CTRCN - CTNH tại các KCN khác trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

-

Đề xuất hƣớng tiến hành xây dựng và đƣa vào vận hành nhà máy xử lý CTRCN
- CTNH trong KCN VSIP 1 bằng công nghệ Plasma tiên tiến và hiện đại của
thế giới, thân thiện với môi trƣờng, bên cạnh đó còn nhân rộng mô hình này cho
các KCN khác trên toàn tỉnh Bình Dƣơng.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI

RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƢỚC
1.1. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP (CTRCN)
Chất thải rắn công nghiệp đƣợc hiểu là chất thải ở dạng rắn bị loại bỏ ra khỏi quá
trình sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chúng phải đƣợc thu gom để tiến
hành xử lý hoặc tái chế nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng. Ở đây coi CTRCN
không phải là phần loại bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm, mà có thể đƣợc tái sử
dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác.
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRCN
Nguồn gốc CTRCN đƣợc hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các công đoạn sản xuất
của các ngành công nghiệp, kể cả bùn thải của các hệ thống xử lý chất thải. Ở nhiều
cơ sở sản xuất, khi không có sự phân loại ngay từ đầu, rác sinh hoạt đƣợc thải chung
với chất thải rắn sản xuất, cho nên trong nhiều trƣờng hợp thực tế cũng đƣợc tính là
CTRCN.
1.1.2. Thành phần và tính chất CTRCN
Thành phần và tính chất của CTRCN rất đa dạng tùy thuộc vào từng loại công
nghệ sản xuất. CTRCN với đủ loại thành phần, có thể là các chất hữu cơ, vô cơ hay
lẫn cả hai loại. Tính chất của CTRCN có thể là không nguy hại hoặc nguy hại đối với
môi trƣờng. Từ việc nghiên cứu tính chất và thành phần của CTRCN ngƣời ta mới có
thể áp dụng công nghệ phù hợp để xử lý. Ví dụ, CTRCN chứa nhiều thành phần hữu
cơ có thể áp dụng phƣơng pháp thiêu đốt thu hồi năng lƣợng hoặc phân hủy sinh học
làm phân bón. CTRCN chứa nhiều các chất vô cơ, kim loại có thể sử dụng biện pháp
hoá học để tái sinh, xử lý. Tuy nhiên, công đoạn xử lý cuối cùng đối với các loại chất
thải rắn vẫn phải là chôn lấp.
1.1.3. Phân loại CTRCN
Hiện nay, ngƣời ta căn cứ chủ yếu vào nguồn gốc phát sinh CTRCN để phân loại.
Từ nguồn gốc phát sinh, có thể tiếp tục phân loại kỹ hơn về thành phần, tính chất,
7



mức độ độc hại của chất thải. Mục đích của sự phân loại là nhằm lập “các lý lịch quản
lý” và xác định các biện pháp xử lý an toàn CTRCN.
1.2 ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH)
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tƣơng tác với các chất khác và gây
nên các tác động nguy hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Qua tham khảo tài liệu cho thấy, định nghĩa CTNH của Việt Nam cũng tƣơng tự
nhƣ nhiều định nghĩa khác của Mỹ, Canada, Philipin...đã nhấn mạnh đến tính chất
nguy hại của một số loại chất thải, cho dù đƣợc thải ra với khối lƣợng nhỏ thì CTNH
cũng có khả năng gây ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Việc phân tích kỹ hơn cho thấy rằng, Quy chế quản lý CTNH của Việt Nam có
hạn chế là không giải thích rõ các cụm từ : dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn
cho công tác quản lý, giám sát chất thải mỗi khi gặp phải CTNH nằm ngoài danh
mục quy định trong phần phụ lục của Quy chế này. Ngoài ra, các loại chất phóng xạ
cũng không đƣợc đề cập đến trong. Quy chế, vì theo thông lệ của thế giới thì nguồn
chất thải này phải đƣợc quản lý riêng biệt. Ví dụ nhƣ ở Mỹ, các nguồn chất thải
phóng xạ đƣợc đặc trách quản lý bởi Ủy ban kiểm soát hạt nhân (NRC) và Sở năng
lƣợng (DOE).
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của những cụm từ trên, chúng ta có thể tham khảo thêm định
nghĩa CTNH của EPA - Mỹ:
 Chất thải có tính chất cháy nổ là những dung dịch có nhiệt độ bốc cháy dƣớc
60oC hoặc những chất rắn có khả năng gây cháy ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC
và 1atm).
 Chất thải có tính ăn mòn là những chất thải dạng lỏng có pH thấp hơn 2 hoặc
cao hơn 12,5 hoặc có khả năng ăn mòn thép với tốc độ ăn mòn lớn hơn 0,24
in/năm.

8



 Chất thải có tính hoạt động hoá học mạnh là những chất không bền, phản ứng
mãnh liệt với không khí, nƣớc hoặc tạo thành hỗn hợp có khả năng gây nổ,
những chất thải phát tán hơi độc khi tiếp xúc với các tác nhân khác.
 Chất thải coi là nguy hại đối với con ngƣời và động vật là những chất khi xâm
nhập vào cơ thể với một lƣợng nhỏ cũng gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp
hoặc lâu dài đến sức khỏe. Thông thƣờng độ độc của chất thải đƣợc tính bằng
khả năng hoà tan trong nƣớc của nó, giới hạn xác định độ độc sẽ so sánh với
100 lần giá trị nồng độ cho phép trong nƣớc uống.
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTNH
Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp,
chất thải nguy hại thì CTNH phát sinh từ mọi ngành sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông, sinh hoạt, y tế... Nhìn chung, CTNH đƣợc thải ra liên tục trong
các hoạt động hàng ngày của con ngƣời và chúng ta có thể dễ dàng xác định đƣợc
nguồn gốc phát sinh của CTNH, song luôn gặp khó khăn trong việc quản lý thu gom,
xử lý nguồn chất thải này. Bởi vì, CTNH phân bố rải rác, không tập trung, khó phân
biệt và thƣờng lẫn với các thành phần chất thải khác. Nhiều năm qua đã xảy ra tình
trạng không quản lý đƣợc các nguồn phát sinh CTNH. Hầu hết CTNH đƣợc thải tùy
tiện ra môi trƣờng không qua khâu xử lý.
1.2.2 . Thành phần, tính chất CTNH
Cũng nhƣ các loại chất thải khác, thành phần CTNH rất đa dạng, bao gồm các
chất hữu cơ và vô cơ hoặc có khi kết hợp cả hai. CTNH có thể tồn tại ở cả 3 dạng :
rắn, lỏng hoặc khí.
Mức độ nguy hại của chất thải cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào liều lƣợng và
khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn trong đó. Thậm chí tính chất nguy hại
của chất thải chỉ thể hiện trong điều kiện môi trƣờng nhƣ pH, nhiệt độ, áp suất nhất
định nào đó. Nghĩa là, có những chất trong điều kiện thƣờng không thể hiện sự nguy
hiểm nhƣng trong điều kiện khác lại trở nên rất nguy hiểm, ví dụ nhƣ chất thải chứa
các muối xyanat (CN-) khi có mặt tác nhân axít sẽ tạo ra axít xyanhydric (HCN) bay

hơi rất nguy hiểm.

9


×