Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

VÕ THỊ ĐĂNG KHOA

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

VÕ THỊ ĐĂNG KHOA

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Hoàng Hưng

Chủ tịch

2

PGS.TS. Phạm Hồng Nhật


Phản biện 1

3

PGS.TS. Huỳnh Phú

Phản biện 2

4

Nguyễn Xuân Trường

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên

: Võ Thị Đăng Khoa

Ngày, tháng, năm sinh : 15/02/1982
Chuyên ngành

I.

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh

: Kỹ thuật môi trường

MSHV: 1541810010

Tên đề tài:

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại
Thành phố Hồ Chí Minh
II.

Nhiệm vụ và nội dung:
Phân loại, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn


Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng bản đồ ô nhiễm từ đó đề xuất các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt được mục
tiêu đề ra theo kế hoạch của Thành phố.
III.
IV.
V.

Ngày giao nhiệm vụ
Ngày hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ hướng dẫn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS.Thái Văn Nam

: 30/08/2016
: 15/08/2017
: PGS.TS.Thái Văn Nam

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Võ Thị Đăng Khoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sỹ Thái Văn Nam, đến nay, luận văn
tốt nghiệp “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được hoàn thành. Trước hết, tác giả xin gửi lời
cảm ơn đến Tiến sỹ Thái Văn Nam và các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ trong
thời gian qua.
Qua quá trình học tập, nhờ sự giúp đỡ của phòng Quản lý khoa học và Đào
tạo sau đại học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng với sự dạy bảo
tận tình của các thầy cô giáo, luận văn tốt nghiệp này là sự đúc kết các bải giảng mà
tác giả đã tiếp thu được từ kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm của các thầy cô giáo.
Tác giả xin chuyển tới các thầy cô giáo lời biết ơn cao quý nhất.
Được tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh thần cũng như các tài liệu, thông
tin của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự giúp đỡ
của Lãnh đạo Chi cục cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đóng góp, chia sẻ, động
viên cho tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả xin trân trọng cám ơn
toàn thể anh chị em trong cơ quan, bạn bè cùng khóa học đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác.
Xin cám ơn các cơ quan, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học là tác giả của
các tài liệu quá giá mà bản thân tác giả đã được tham khảo.
Và cuốn luận văn này chính là tấm lòng chân thành của tác giả dành cho cha
mẹ, các anh chị em trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ về vật chất, tinh thần và
thời gian, thúc đẩy tác giả phấn đấu hoàn thành khóa học.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
Học viên kính lời


iii

TÓM TẮT
Qua nhiều năm nỗ lực thực hiện, Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giai đoạn 2011– 2015 vẫn chưa đạt mục tiêu và tiến độ đặt ra. Do
vậy, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết trong tình hình
hiện nay.
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu, phân tích được các nguồn gây ô
nhiễm, đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài
Gòn và các tuyết sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố từ năm 2013 đến
năm 2015, đồng thời xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm để từ đó đề xuất
các giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Luận văn đã vận dụng các phương
pháp chính là phương pháp phân tích để thống kê, xử lý; phương pháp đánh
giá chất lượng nước theo chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn của Tổng cục
môi trường; phương pháp GIS, xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm; cùng
với các phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thu thập thống kê,
phương pháp chuyên gia.
Kết quả, Luận văn đã xác định đặc điểm phân bố các nguồn xả thải chính
như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản…vào hệ thống sông rạch của thành phố và nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông
Sài Gòn, sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp; hiện trạng thu gom và xử lý của các
nguồn thải chính hiện nay tại thành phố chưa hoàn chỉnh (nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp từ các cơ sở hoạt động trong các Cụm công nghiệp); chỉ trừ 16

Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Luận văn
đã thực hiện tính toán, xác định được lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đối với các
tiêu TSS, BOD5, COD,..gây ô nhiễm nguồn nước mặt của thành.


iv
Ngoài ra, việc sử dụng các giá trị đo đạc vào thời điểm triều ròng của 26

trạm quan trắc trên sông Sài Gòn – Đồng Nai và 15 trạm quan trắc trên 05 hệ
thống kênh, rạch nội thành trong ba năm 2013, 2014, 2015; cũng như áp dụng
phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI đối với 10 thông số nhiệt độ, độ đục,
pH, TSS, DO, BOD5, COD, PO43-, NH4+, Coliform; đồng thời ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý GIS, xây dựng được các bản đồ khoanh vùng ô nhiễm bằng phần
mềm Mapinfo cho thấy hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn
Thành phố có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng:
- Khu vực ngoại thành bị ô nhiễm, kéo theo dấu hiệu đáng lo ngại ở đoạn cấp
nước, cho thấy các tác động ảnh hưởng của nguồn thải phân tán, chủ yếu là nguồn
thải công nghiệp, nằm rải rác ở các huyện ngoại thành và các quận mới phát triển.
- Khu vực nội thành cũ vẫn chưa cải thiện được tình trạng ô nhiễm nặng, mặc
dù Thành phố đã và đang triển khai những Dự án vệ sinh môi trường, cải tạo kênh
rạch nhưng chỉ thấy được một số hiệu quả cụ bộ ở một vài tuyến kênh như Nhiêu
Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ, vẫn chưa tạo được hiệu ứng lan
truyền tốt cho toàn hệ thống kênh, rạch nội thành Thành phố.
Từ đó, tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại nguồn trước khi xả thải vào sông, kênh rạch
khu vực ngoại thành. Kết hợp song song với việc đẩy nhanh tiến độ và đưa vào vận
hành các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung để giảm thiểu ô nhiễm khu vực
nội thành; nhưng cũng không quên các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường.

Mặc khác, qua quá trình thực hiện đề tài, kiến nghị Tổng cục môi trường
xem xét, nghiên cứu, bổ sung các thông số đặc trưng thể hiện mức độ nhiễm phèn,
nhiễm mặn trong bộ công thức tính toán chỉ số WQI để đánh giá mức độ phèn, mặn
trong những vùng nước lợ, nước phèn đặc trưng như một số tuyến kênh ở Thành
phố Hồ Chí Minh.


v

ABSTRACT
In spite of implementation efforts to reduce pollution, the objective
and schedule of the program was not attained for the period from 2011 to
2015. Therefore, the title of “Researching and proposing solution to reduce
evironmental pollution of surface water in Ho Chi Minh City” is necessary in
nowadays. In the Thesis, with the aim of measuring and analyzing pollutant
sources, surface water quality in a reticular canal and river system of Ho Chi
Minh City from 2013 to 2015, which updated maps of the cotaminated area
so as to propose appropriate and feasible solutions for reducing pollution in
surface water.
The main method of the Thesis was statistical analysis involves
collected quantitative and qualiative data according to WQI indicator of the
guidance of the General Department of Environment, GIS method, etc.
As the result of the Thesis that has identified the distribution of the
major waste water sources from domestic, industrial, agricutural and
aquaculture activities into the final sources such as Sai Gon River, Long Tau
River, and Soai Rap River, etc.

Current Status of Sludge Collection,

Transportation and Treatment in Ho Chi Minh City is not complete (includes

domestic, industrial wastewater from industrial clusters). Except 16 industrial
parks, export processing zones and high-technology zones. Based on that, the
Thesis has calculated pollutant indicators such as TSS, BOD5, COD, etc, the
causes of pollution.
Using a tide gauge is a device for measuring based on 26 monitoring
stations at Sai Gon – Dong Nai River and 15 monitoring stations at internal
canal system for 3 years (from 2013 to 2015), WQI method for 10 parameters
like temparature, turbidity, pH, TSS, DO, BOD5, COD, P043-, NH4+,


vi

Coliform, Application of GIS, mapping pollution with Mapinfo software.
Those methods show how pollution is increasing in City.
- All rivers in the surburban areas are polluted, showing the effects of
dispersed sources. Mostly from wastewater industry, scattered in suburban
districts and newly developed districts.
- The old inner city has not yet improved the pollution, although the city has
been implementing environmental sanitation projects, improving the canals but
there are only few effective effects in some canal routes such as Nhieu Loc - Thi
Nghe, Tau Hu - Ben Nghe - Doi - Te, which have not yet created a good spreading
effect for the entire canal system of the inner city.
Since then, the author proposed solutions to improve the effectiveness of
water pollution control at source before discharging into rivers and canals in
suburban areas. Combined with the speeding up and putting into operation of
concentrated urban wastewater treatment plants to reduce pollution in the inner city;
But also not forget the solutions to raise public awareness on environmental
protection and responsibility to keep environmental sanitation and sense of
compliance with the law on environmental protection.
On the other hand, through the implementation of the topic, recommend to

the General Department of the Environment to consider, study and add the
characteristic parameters showing the level of alum and salinity in the WQI formula
calculation to evaluate value of alum, salt water in the brackish water area, alkaline
water characterized as some canal in Ho Chi Minh City.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
Abstract .......................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ xii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................7
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................9
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ................................................................................9
1.1. Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ......................9
1.1.1.Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới ............9
1.1.1.1.Bảo vệ chất lượng nước và quản lý nguồn thải thông qua việc xử

lý nước thải, tái sử dụng nguồn nước ở Mỹ ...............................................9
1.1.1.2.Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp 10
1.1.1.3.Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại Úc .....11
1.1.1.4.Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản ...........11
1.1.1.5.Kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Singapore ............................13
1.1.2.Các nghiên cứu quản lý nguồn nước tại Việt Nam .............................14
1.1.2.1.Các tỉnh thành tại Việt Nam ........................................................14


viii
1.1.2.2.Tại thành phố Hồ Chí Minh .........................................................16
1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS, bản đồ chuyên đề, phần mềm MapInfo ....17
1.2.1.Hệ thống thông tin địa lý GIS .............................................................17
1.2.2.Bản đồ chuyên đề ................................................................................18
1.2.3.Phần mềm MapInfo .............................................................................18
1.3. Các phương pháp đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI (Water
Quality Index) ...................................................................................................19
1.3.1.Các mô hình WQI được áp dụng trên thế giới ....................................20
1.3.1.1. WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment)
......................................................................................................20
1.3.1.2.WQI-NSF (National Sanitation Foundation) ...............................21
1.3.1.3.... Chỉ số chất lượng nước chung (UWQI-Universal Water Quality
Index) ......................................................................................................22
1.3.1.4.Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn Độ)...........................22
1.3.1.5.Chỉ số chất lượng nước Malaysia ................................................24
1.3.2.Mô hình WQI Việt Nam .....................................................................24
1.3.2.1.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của PGS.TS Lê
Trình ......................................................................................................24
1.3.2.2.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của TS. Tôn Thất
Lãng ......................................................................................................25

1.3.2.3.Chỉ số chất lượng nước WQI theo Sổ tay hướng dẫn Tổng cục
môi trường................................................................................................27
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................31
PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................31
2.1. Đặc điểm phân bố các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông,
kênh rạch trên địa bàn Thành phố ....................................................................31
2.1.1.Đặc điểm phân bố nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt .....................31
2.1.2.Đặc điểm phân bố công nghiệp ...........................................................34
2.1.3.Đặc điểm phân bố nông nghiệp ...........................................................38


ix
2.1.4.Đặc điểm phân bố nuôi trồng thủy sản ...............................................39
2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải các nguồn gây ô nhiễm chính ......41
2.2.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................41
2.2.1.1.Hiện trạng thu gom ......................................................................41
2.2.1.2.Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố ....................41
2.2.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................41
2.2.2.1.Các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao ......41
2.2.2.2.Các cụm công nghiệp ...................................................................44
2.2.2.3.Các cơ sở công nghiệp phân tán ..................................................46
2.3. Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải gây ô nhiễm
trên địa bàn Thành phố .....................................................................................48
2.3.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................48
2.3.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................50
2.3.3.Nước thải nuôi trồng thủy sản .............................................................54
2.3.4.Nước thải chăn nuôi ............................................................................54
2.3.5.Nước thải nông nghiệp ........................................................................55
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................56

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
CÁC SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ...........................56
3.1. Đánh giá tình hình quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố
trong thời gian qua ............................................................................................56
3.1.1.Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn .......56
3.1.2.Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành....59
3.2. Phân tích và lựa chọn số liệu đánh giá.......................................................61
3.3. Sự cần thiết ứng dụng phương pháp chỉ số chất lượng nước (WQI) để
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước trên địa bàn Thành phố .........66
3.4. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành
phố ....................................................................................................................67
3.4.1.Khu vực dùng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt .......................68
3.4.2.Khu vực dùng nước cho mục đích khác và khu vực ngoại thành .......70


x
3.4.3. Khu vực các tuyến rạch nội thành: kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tham
Lương – Vàm Thuật, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi –
kênh Tẻ .........................................................................................................74
3.5. Xây dựng bản đồ ô nhiễm trên các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm nặng
trên địa bàn thành phố ......................................................................................79
CHƯƠNG 4 ..........................................................................................................86
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................86
4.1. Giải pháp kiểm soát tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
sông Sài Gòn đoạn cấp nước ở phía Bắc Thành phố thuộc địa phận huyện Củ
Chi, Hóc Môn ...................................................................................................86
4.1.1.Ưu, nhược điểm của các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện
đang được áp dụng .......................................................................................87
4.1.1.1.Công cụ kỹ thuật: .........................................................................87

4.1.1.2.Công cụ kinh tế ............................................................................87
4.1.1.3.Công cụ kiểm tra, xử phạt ............................................................88
4.1.2.Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại nguồn ..................................................................................89
4.1.2.1.Xác định lưu lượng nước thải: .....................................................89
4.1.2.2.Xác định vị trí lấy mẫu nước thải: ...............................................90
4.1.2.3.Xây dựng kế hoạch kiểm tra ........................................................90
4.2. Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài
Gòn chảy qua khu vực nội thành Thành phố và các hệ thống kênh rạch trong
khu vực nội thành .............................................................................................92
4.2.1.Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình tiêu thoát nước và xử lý
nước thải của Thành phố ..............................................................................93
4.2.2.Đề xuất giải pháp công trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt .....96
4.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu
vực còn lại ........................................................................................................97
4.3.1.Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức .........................97


xi
4.3.2.Đánh giá kết quả thực hiện..................................................................98
4.3.3.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ..........................................99
4.3.4. . Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT và
trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về
BVMT ........................................................................................................100
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................101
1. Kết luận ..........................................................................................................101
2. Kiến nghị ........................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106
PHỤ LỤC



xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BOD

: Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu oxi sinh hóa)

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCME

: Canadian Council of Ministers of the Environment

CCN

: Cụm công nghiệp

COD

: Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxi hóa học)

DO


: Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)

GIS

: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KCNC

: Khu công nghệ cao

NSF

: National Sanitation Foundation (Trung tâm hợp tác về An
toàn Thực phẩm và Nước uống )

NMXLNT

: Nhà máy xử lý nước thải


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các khoảng đánh giá chất lượng nước theo CCME ................................21
Bảng 1.2. Các thông số và trọng số tương ứng phương pháp WQI-NFS ................22
Bảng 1.3. Các thông số chất lượng nước lựa chọn theo Bhargava ..........................23
Bảng 1.4. Các trọng số (wi) của các thông số lựa chọn tương ứng ..........................25
Bảng 1.5. Phương trình xác định chỉ số phụ (qi) đối với các thông số lựa chọn ......25
Bảng 1.6. Phân loại chất lượng nước ........................................................................25
Bảng 1.7. Các thông số chất lượng nước và trọng số tương ứng .............................26
Bảng 1.8. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo chỉ số WQI .....................................26
Bảng 1.9. Bảng quy định các giá trị qi, BPi .............................................................27
Bảng 1.10. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ...................28
Bảng 1.11. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ......................29
Bảng 1.12. Phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI ..........................................30
Bảng 2.1. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ các KCN trên địa bàn TPHCM .........34
Bảng 2.2. Thống kê nguồn thải lớn theo kênh rạch tiếp nhận nước thải .................47
Bảng 2.3. Hệ số phát thải bình quân đầu người .......................................................49
Bảng 2.4. Đánh giá lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải
sinh hoạt của TPHCM ...............................................................................................49

Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCX KCN và KCNC ................51
Bảng 2.8. Tính toán tải lượng ô nhiễm theo địa bàn ................................................53
Bảng 3.1. Mô tả vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn ...............56
Bảng 3.2. Mô tả vị trí trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành ...........59
Bảng 3.3. Bảng mô tả các giá trị đo đạc tại thời điểm chân triều thấp nhất và đỉnh
triều cao nhất .............................................................................................................63
Bảng 3.4. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc khu vực cấp nước
trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................69
Bảng 3.5. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc cho mục đích khác
trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................73


xiv
Bảng 3.6. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc chất lượng nước
kênh rạch nội thành từ năm 2011 đến năm 2013 ......................................................78
Bảng 4.1. Đánh giá ưu, nhược điểm các hình thức kiểm tra ....................................88


xv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ phân bố các nguồn thải sinh hoạt trên địa bàn TPHCM ...............33
Hình 2.2. Bản đồ phân bố các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM ..........37
Hình 2.3. Bản đồ phân bố các nguồn thải nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn TPHCM ..............................................................................................................40
Hình 3.1. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước khu vực hạ lưu hệ thống
sông Sài Gòn - Đồng Nai ..........................................................................................58
Hình 3.2. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành
TP.HCM ....................................................................................................................60
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn ..................64

Hình 3.4. Biểu đồ Boxplot chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn .....................65
Hình 3.5. Biểu đồ giá trị DO tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 .....................68
Hình 3.6. Biểu đồ giá trị TSS tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 ....................68
Hình 3.7. Biểu đồ giá trị COD từ năm 2013 - 2015 ..................................................70
Hình 3.8. Biểu đồ giá trị NH4+ từ năm 2013 - 2015 .................................................71
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị pH từ năm 2013 – 2015.....................................................71
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị BOD5 từ năm 2013 - 2015 ..............................................72
Hình 3.11. Biểu đồ giá trị PO43- từ năm 2013 - 2015................................................72
Hình 3.12. Biểu đồ giá trị COD tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015.........75
Hình 3.13. Biểu đồ giá trị DO tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ...........75
Hình 3.14. Biểu đồ giá trị PO43- tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ........76
Hình 3.15. Biểu đồ giá trị NH4+ tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 - 2015 .........76
Hình 3.16. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015 ..............................................................................80
Hình 3.17. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015 ..............................................................................81
Hình 3.18. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015 ..............................................................................82


1

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Các nguồn nước mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò hết

sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố: cung cấp
nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, giao thông

vận tải thủy, tạo cảnh quan môi trường sông nước thoáng mát giữa lòng đô thị và
cung cấp nhiều chức năng quan trọng khác đối với môi trường và hệ sinh thái.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các
nguồn nước mặt trên địa bàn hàng ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải
sinh hoạt, công nghiệp và các nguồn thải khác với nhiều mức độ ô nhiễm khác
nhau. Bên cạnh đó, do TPHCM nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai nên
còn chịu ảnh hưởng của sự lan truyền ô nhiễm từ phía thượng nguồn đổ xuống. Vì
thế chất lượng các nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố đã bị suy giảm đáng kể
và nhiều nơi đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc cấp nước cho
sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và cảnh quan môi trường thành phố
(Lê Trình và Lê Quốc Hùng, 2004).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương
trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Nhân dân thành phố
đã ban hành Quyết định số 27 2011 QĐ-UBND ngày 14/5/2011 về ban hành Kế
hoạch thực hiện. Trong thời gian qua, Thành phố đã triển khai thực hiện Chương
trình và có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước mặt nói riêng.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2011 - 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy các
chương trình, đề án triển khai chưa đạt hiệu quả so với mục tiêu và tiến độ đề ra.
Báo cáo trình bày các nguyên nhân và kết quả của một trong sáu mục tiêu trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường là “Giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu
vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành”. Tuy nhiên việc đánh giá
chỉ mang tính thống kê những công việc đã thực hiện, chưa đánh giá được một cách
định lượng theo các mục tiêu đề ra.


2
Từ đó, để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đề ra cần đánh giá cụ thể
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, tình trạng chất lượng nước và sự lan

truyền ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố
để từ đó đề xuất các biện pháp khả thi cho Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2016 - 2020 đạt được các mục tiêu đề ra.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết nhằm đánh giá
chính xác tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường đã đề ra, từ đó định hướng cho
việc thực hiện các chỉ tiêu trong thời gian tới theo đúng hướng và hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu

2.

 Mục tiêu tổng quát
Phân tích được các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá được hiện trạng, diễn
biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các
giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt.
 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn cũng

như các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố từ năm 2013 đến năm 2015.
-

Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm trên địa

bàn TPHCM, đặc biệt là sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa phận thành phố.
-

Đề xuất giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt tại TPHCM, đặc


biệt là tuyến sông Sài Gòn, nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết của
Thành ủy.
3.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tuyến sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến

hợp lưu sông Đồng Nai tại ngã Ba mũi Đèn Đỏ. Đoạn sông Sài Gòn thuộc địa phận
thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài hơn 30 km, chảy qua các quận/huyện 1, 2, 4,
12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.


3

4. Nội dung nghiên cứu:
 Nội dung 1: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống
sông, kênh, rạch ảnh hưởng đến tuyến sông Sài Gòn.
-

Đặc điểm phân bố các nguồn thải chính: nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải

công nghiệp tập trung, nguồn thải công nghiệp phân tán, nguồn thải nông nghiệp...
-

Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các nguồn thải chính.

-

Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải chính.



4
 Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt tại
các sông, kênh, rạch chính trên địa bàn Thành phố.
-

Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước trên các tuyến sông, kênh, rạch

chính trên địa bàn Thành phố.
-

Tình hình quan trắc chất lượng nước mặt tại các trạm trên sông Sài Gòn –

Đồng Nai, kênh rạch nội thành.
-

Phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện

thực tế tại thành phố và đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Sài
Gòn từ năm 2013 đến năm 2015;
-

Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm, cụ thể

là toàn bộ tuyến sông Sài Gòn thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
 Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt tại TPHCM
-

Giải pháp kiểm soát tại nguồn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Sài


Gòn đoạn cấp nước.
-

Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài

Gòn chảy qua khu vực nội thành.
-

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu vực

còn lại.
5.

Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu,

phân tích và luận giải sau đây:
 Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Phương pháp
này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư
liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá theo yêu
cầu và mục đích nghiên cứu.


5
Luận văn tiến hành thống kê, thu thập các số liệu để tổng hợp thành các nội
dung được trình bày trong các chương 1, chương 2, một phần chương 3 và một nội
dung tại chương 4:
-


Các biện pháp quản lý tài nguyên nước; các kinh nghiệm, bài học kiểm soát,

giảm thiểu nguồn nước tại các nước trên thế giới và các nghiên cứu trong nước.
-

Hiện trạng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…và

công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải tại khu vực nghiên cứu.
-

Đặc thù phân bố và hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước cũng như các

công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt vùng nghiên cứu.
-

Tình hình thu gom và xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công

nghiệp tập trung; tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố, các dự
án cải tạo vệ sinh môi trường, các trạm xử lý nước thải tập trung.
-

Kết quả quan trắc từ năm 2013 đến 2015, cụ thể: các trạm quan trắc nước

mặt trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, các trạm quan trắc chất lượng nước
kênh rạch nội thành TPHCM;
 Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm so sánh, đối chiếu; thực hiện kiểm
định và khẳng định hiện trạng; thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu tại các khu vực
thiếu số liệu nhằm bổ sung hoàn chỉnh các thông tin, tài liệu đã thu thập, thống kê

hoàn chỉnh nội dung tại các chương 2 và chương 3:
-

Hiện trạng môi trường, hệ thống các kênh rạch, các điểm xả thải vào nguồn

nước, tập quán sinh sống của cộng đồng dân cư ven sông… trên toàn bộ tuyến sông
Sài Gòn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
-

Làm việc với các địa phương vùng nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội

dung nghiên cứu. Thu thập bổ sung các tài liệu có liên quan đến phát triển KT-XH
của địa phương khảo sát.
-

Khảo sát nghiên cứu hiện trường để thu thập bổ sung các dữ liệu về kinh tế

xã hội, cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, điều tra hiện trạng các công trình


6
liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước hệ thống
kênh rạch trên địa bàn thành phố.
-

Định vị bằng GPS trên bản đồ vị trí các kênh rạch ô nhiễm, các điểm xả thải

vào nguồn nước để tạo lập các bản đồ chuyên đề tại chương 3.
 Phương pháp phân tích số liệu: phân tích thống kê, xử lý, đánh giá số
liệu

-

Nhập liệu, xử lý thông tin thu thập, thống kê dữ liệu và hiển thị thành dạng

bảng biểu, đồ thị, bản đồ trong chương 2.
-

Sử dụng các phần mềm tin học như excel, SPSS để phân tích, thống kê và xử

lý các giá trị ngoại lại của các kết quả đo đạc tại các vị trí quan trắc trong các năm
2013, 2014 và 2015 phục vụ cho việc tính toán chỉ số WQI tại chương 3.
-

Luận văn đã sử dụng các công thức toán đế tính toán lưu lượng và tải lượng

ô nhiễm của các nguồn thải chính trên hệ thống các kênh, rạch ảnh hưởng đến sông
Sài Gòn trong chương 2.
 Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI
Tại chương 3 của Luận văn, tác giả ứng dụng phương pháp đánh giá chất
lượng nước thông qua việc tính toán chỉ số WQI có khả năng mô tả tác động tổng
hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước, cung cấp
thông tin về chất lượng nước một cách trực quan.
Đề tài dựa trên hướng dẫn của Tổng cục Môi trường tiến hành phân tích, lựa
chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện thực tế của các
chương trình quan trắc đã được thành phố triển khai từ năm 2013 đến năm 2015 để
đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tại:
-

26 trạm quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn.


-

15 trạm quan trắc chất lượng nước mặt trên 05 tuyến kênh, rạch nội thành.

 Phương pháp GIS, xây dựng bản đồ
-

Tác giả sử dụng GPS để chấm điểm, vạch tuyến, xác định vị trí quan trắc,

các công trình...phục vụ cho việc xây dựng các bản đồ chuyên đề trình bày trong
các chương 2 và chương 3 trong Luận văn này.


×