BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------
NGUYỄN DUY NGUYÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------
NGUYỄN DUY NGUYÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH MINH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
TS.Trần Anh Minh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
GS.TS. Võ Thanh Thu
Chủ tịch
2
TS. Phạm Thị Hà
Phản biện 1
3
TS. Phạm Phi Yên
Phản biện 2
4
PGS.TS. Nguyễn Thuấn
Ủy viên
5
TS. Mai Thanh Loan
Ủy viên, Thư ký
TT
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 01 tháng 10. năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Duy Nguyên
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05/02/1984
Nơi sinh: TP HCM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
MSHV: 1541820208
I- Tên đề tài:
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Rủi ro tác nghiệp và đánh giá thực trạng
Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản
trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/07/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) TS. Trần Anh Minh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài “Một
số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025” là kết quả lao động nghiên cứu của chính bản thân dưới sự hướng dẫn của
TS. Trần Anh Minh.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chính xác, có tính độc
lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung
này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Duy Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các giảng viên, các nhà khoa học
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM.
Tôi cũng trân thành cảm ơn sâu sắc tới tập thể Quý thầy cô giáo Khoa Sau
đại học, đặc biệt là TS.Trần Anh Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp Ngân hàng
TMCP Bắc Á – Chi nhánh TPHCM đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để
tôi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè và người thân đã ủng hộ,
động viên và tạo điều kiện tốt nhất để Tôi có thể tập trung hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Duy Nguyên
iii
TÓM TẮT
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2025” được thực hiện từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 07 năm
2017 với mục đích tìm hiểu và nhân dạng các rủi ro tác nghiệp ảnh hưởng đến hoạt
động của Ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi
ro tác nghiệp tại ngân hàng.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu tại bàn nhằm hệ
thống hóa lý luận, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu tại hiện
trường được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn, điều tra khảo sát
với mẫu phiếu điều tra là 32 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại chi nhánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng
bao gồm: rủi ro do con người, rủi ro do hệ thống, rủi ro do các yếu tố bên ngoài, rủi
ro do môi trường pháp lý; trong đó, rủi ro do con người là yếu tố mà hầu hết đội ngũ
cán bộ, nhân viên ngân hàng đồng ý nhiều nhất về sự tác động của nó đối với tất cả
các mặt hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, đề tài vẫn còn một số hạn chế như: Việc nghiên cứu chỉ dừng lại
ở mức độ khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng đang làm việc trong nội bộ
chi nhánh mà chưa mở rộng phạm vi ra các đối tượng khác; vấn đề chọn mẫu chưa
đi sâu vào đặc điểm của từng đối tượng và đề tài cũng chưa xem xét đến sự ảnh
hưởng của một số yếu tố khác có thể gây ra rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng.
iv
ABSTRACT
The topic of graduate thesis "Some Solutions to Improve Operational Risk
Management in North Asia Commercial Joint Stock Bank - Ho Chi Minh City
Branch to 2025" has been implemented since December 2016 to July 2017 with the
purpose is research and identify the operational risks that affect the Bank's
operations. From there, we propose some solutions to improve operational risk
management in the bank.
Methods is used to the study include: study in desk to systematize reasoning,
identify basis of theoretical and practical of the thesis. Researching in the market
through discussing, interviewing, surveying, and sample of questionnaire for 32
staff whos work for the branch of bank.
The results of the study show that the risks affect the operation of the banks
include: human risk, systematic risk, external factors, risk due to legal systems;
Inside of these risks, human risk is the factor that most of staff of bank agree that it
is affect all of bank's operations.
In addition, the thesis still has some limitations such as: The study is done by
the target people who work in the branch of bank without expanding the scope to
out of bank. With choicing sampling has not gone into the characteristics of each of
subjects and the thesis has not yet considered to the impact of some other factors
that could happen operational risk management in the bank
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.Lý do thực hiện đề tài...............................................................................................1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
5.Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .............................................................................................................................4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................................4
1.1.1
Rủi ro tác nghiệp ........................................................................................4
1.1.1.1Khái niệm ................................................................................................5
1.1.1.2Phân loại ..................................................................................................5
1.1.2
Quản lý rủi ro tác nghiệp ............................................................................8
1.1.3
Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp .............................................................9
1.2NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG
...................................................................................................................................18
1.2.1
Nhận dạng tất cả các sự kiện rủi ro liên quan có thể cản trở việc đạt mục
tiêu đề ra ................................................................................................................18
1.2.2 Phân tích và mô tả rủi ro tác nghiệp ............................................................19
1.2.2.1 Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng ...................................................19
vi
1.2.2.2 Rủi ro do các tác động bên ngoài .........................................................20
1.2.3
Đánh giá từng rủi ro dựa trên xác suất và ảnh hưởng rồi xếp hạng từ cao
xuống thấp.............................................................................................................20
1.2.4 Phân tích và đánh giá các công cụ kiểm soát rủi ro .....................................22
1.3KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÁC NGHIỆP .............................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................32
2.1TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
...................................................................................................................................32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BacABank.............................................32
2.1.2
Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á............33
2.1.3
Khái quát tình hình hoạt động của BacABank.HCM...............................34
2.1.3.1Khái quát tình hình kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ................34
2.1.3.2Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh TPHCM .............36
2.1.3.3Nhiệm vụ các bộ phận tại BacABank.HCM .........................................38
2.1.3.4 ..... Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi
nhánh TPHCM ..................................................................................................40
2.2THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(mô hình 7 bước) .......................................................................................................43
2.2.1
Nhận dạng tất cả các rủi ro liên quan có thể cản trở các mục tiêu đề ra ......
..................................................................................................................43
2.2.2
Phân tích và mô tả rủi ro tác nghiệp tại BacABank.HCM .......................44
2.2.3
Đánh giá từng rủi ro dựa trên xác suất và ảnh hưởng rồi xếp hạng ưu tiên
từ cao xuống thấp ..................................................................................................55
2.2.4
Phân tích và đánh giá các công cụ kiểm soát rủi ro .................................56
vii
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................57
2.3.1
Ưu điểm ....................................................................................................57
2.3.2
Hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á– Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................59
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á– Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.....62
2.3.3.1Yếu tố khách quan .................................................................................62
2.3.3.2Yếu tố chủ quan .....................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á– CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
...................................................................................................................................67
3.1.1
Định hướng phát triển chung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á–
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................67
3.1.2
Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Bắc Á– Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................69
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 ...............................................................72
3.2.1
Giải pháp về thiết lập môi trường quản trị RRTN ...................................72
3.2.1.1 Định kỳ xem xét lại các chiến lược và chính sách RRTN quan trọng
của Ngân hàng, nâng cao năng lực của Ban Giám đốc và Cơ cấu tổ chức của
ngân hàng ..........................................................................................................72
3.2.1.2 . Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt
động ngân hàng .................................................................................................73
viii
3.2.2
Giải pháp về nhận dạng, phân tích, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát
RRTN ..................................................................................................................74
3.2.2.1 ... Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan
trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất
ổn và thiếu sót trong hoạt động ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh ....74
3.2.2.2Cần xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất một cách đầy đủ, tin cậy..............75
3.2.2.3Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phòng tránh và giảm
thiểu rủi ro tác nghiệp .......................................................................................75
3.2.2.4Cần áp dụng các công cụ đo lường và tài trợ rủi ro tác nghiệp .............76
3.2.2.5Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ. ...................................77
3.2.3
Giải pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ phận giám sát..........
..................................................................................................................78
3.2.3.1 Xây dựng văn hóa quản trị RRTN. .......................................................78
3.2.3.2 Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ
nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và mức độ am hiểu về các ngành nghề kinh
doanh; phát triển các chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp. ...........................79
3.2.3.3 . Nâng cao sự đoàn kết, thống nhất giữa ban lãnh đạo, các bộ phận trong
chi nhánh...........................................................................................................81
3.2.3.4 Cần xây dựng đầy đủ quy trình, quy chế cho công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp ...............................................................................................................81
3.3MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .........................................................................................83
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................83
3.3.2
Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................83
3.3.3
Kiến nghị đối với BacABank ...................................................................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................94
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
NGHĨA TIẾNG VIỆT
AMA
Phương pháp đo lường tiên tiến
ATM
Máy rút tiền tự động
BacABank
NGHĨA TIẾNG
NƯỚC NGOÀI
Advanced Measurement
Approach
Automated Teller
Machine
Ngân hàng thương mại cổ phần
Bắc Á
Ngân hàng thương mại cổ phần
BacABank.HCM
Bắc Á – Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh
CLS
Phần mềm CLS của Citibank
CNTT
Công nghệ thông tin
ĐHĐCĐ
Đại hội đồng cổ đông
EUR
Đồng tiền chung Châu Âu
HĐQT
Hội đồng quản trị
KRIs
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
POSS
Điểm chấp nhận thẻ
QLRR
Quản lý rủi ro
Continuous Linked
Settlement
Key Risk Indicators
x
RRTN
Rủi ro tác nghiệp
SA
Phương pháp chuẩn hóa
TCTD
Tổ chức tín dụng
TMCP
Thương mại cổ phần
TSĐB
Tài sản đảm bảo
USD
Đô la Mỹ
VND
Việt Nam đồng
The Standardised
Approach
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận đo lường RRTN...........................................................................16
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đo lường RRTN ...............................................................21
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2016 ................................. 41
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ từ năm 2014 đến năm 2016 .........................................42
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của BacABank.HCM năm 2014 - 2016
...............43
Bảng 2.4: Tuổi đời làm việc của nhân viên BacABank.HCM ..................................44
Bảng 2.5: Số năm làm việc của nhân viên BacABank.HCM ...................................45
Bảng 2.6: Kết quả điều tra khảo sát về RRTN .........................................................46
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý rủi ro cơ bản .................................................................11
Hình 1.2: Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình QLRRTN ...................12
Hình 1.3: Chuỗi DOMINO của HENRICH ..............................................................15
Hình 1.4: Khung quản trị rủi ro tác nghiệp ...............................................................22
Hình 1.5 Sơ đồ khung QTRR hoạt động của ngân hàng DBS ..................................26
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh TPHCM ...............37
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Ngân hàng thuơng mại (NHTM) là tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động
nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh
doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của NHTM có ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế quốc dân. Với vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối giữa
doanh nghiệp và thị trường, là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
và là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế. Trong xu thế hội
nhập và phát triển như hiện nay, việc đổi mới các mặt hoạt động, ứng dụng khoa
học - công nghệ và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước để hệ thống ngân hàng
vận hành thông suốt và hiệu quả là một đòi hỏi cấp bách của các NHTM nói riêng
và nhà nước nói chung.
Với hoạt động kinh doanh ngân hàng, hầu như không có loại nghiệp vụ nào,
không có loại dịch vụ nào là không có rủi ro bởi hoạt động của NHTM trong nền
kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động kinh tế - xã hội đều
nhanh chóng tác động đến ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn
đến hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BacABank) luôn ý thức việc quản
trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế mở cửa thị trường dịch vụ
tài chính theo cam kết quốc tế, giảm thiểu những thiệt hại, hạn chế rủi ro cho khách
hàng và cho ngân hàng. Tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau, đặc biệt là diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn, phức tạp và
khó lường của tình hình xã hội,....nên đang đặt ra tính cấp bách đối với BacABank
trong việc tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tác
nghiệp nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tìm
ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh tại BacABank là hết sức cần thiết. Do vậy,
2
tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025” làm công trình nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
+ Góp phần làm rõ hơn các tài liệu, hệ thống hóa các lý luận liên quan đến
RRTN và QTRRTN để nhận diện, đo lường, giám sát và hạn chế, giảm thiểu các chi
phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.
+ Xem xét thực tiễn Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh TPHCM
(BacABank.HCM) để phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân dẫn tới RRTN.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, cơ chế chính sách
QTRRTN của BacABank.HCM
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của QTRR và QTRRTN trong hoạt động
ngân hàng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QTRRTN tại BacABank.HCM, tìm ra
những mặt đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
+ Tham khảo công tác QTRRTN cũng như kinh nghiệm QTRRTN của các
NHTM quốc tế và trong nước, trên cơ sở xem xét tình hình QTRRTN tại
BacABank.HCM, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp trong hoạt động kinh doanh của BacABank.HCM giai đoạn 2017 – 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QTRRTN của BacABank - chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
3
+ Phạm vi về không gian: Nội dung luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở thực
tiễn hoạt động của BacABank - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các Tổ chức tín
dụng khác được đề cập đến trong luận văn chỉ để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
+ Phạm vi về thời gian: Dựa trên cơ sở số liệu RRTN và công tác QTRRTN
tại BacABank - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến 2016, qua đó
phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTN của
Ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu,
tổng hợp lý luận, xác định cơ sở lý luận để đánh giá thực tiễn của đề tài.
Phương pháp thống kê, phân tích: Phương pháp này nhằm thu thập dữ liệu từ
các nguồn khác nhau để thống kê, so sánh các số liệu thực tế qua các kỳ báo cáo
RRTN, qua các phiếu khảo sát, liệt kê các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giả định
từ đó để phân tích, đánh giá, kết luận và đề xuất các giải pháp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu làm 03 chương:
-
Chương 1: Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại
-
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
– Chi nhánh TPHCM
-
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á – Chi nhánh TPHCM
4
CHƯƠNG 1
QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp không phải là một khái niệm mới đối với các ngân hàng.
Những tổn thất do rủi ro tác nghiệp đã được phản ánh lê bảng cân đối kế toán của
ngân hàng từ nhiều thập kỷ trước. Chúng xảy ra hàng ngày trong ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các tổn thất đều rất nhỏ và hoàn toàn có thể dự đoán trước và
phòng ngừa được. Ví dụ như lỗi trong khi ghi sổ sách kế toán, lỗi thẻ tín dụng, hay
một số thiết bị trong hoạt động ngân hàng bị hỏng… Một số sự kiện có thể gây ra tổ
thất rất lờn như các hoạt động kinh doanh chứng khoán trái phép, tham nhũng, làm
giả sổ sách hay các yếu tố bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn,…
Rủi ro tác nghiệp luôn hiện hữu hâu như trong tất cả các giao dịch và hoạt
động của ngân hàng thương mại. Theo Basel II về giám sát ngân hàng, “rủi ro tác
nghiệp là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy
đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên
ngoài”
[Nguồn: Theo Kloman, Haimes, (1991), Quản trị rủi ro toàn diện].
Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ hội hợp tác phát
triển mới. Bên cạnh cơ hội, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa đến hoạt động của các
ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra.
Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống quản lý
rủi ro tác nghiệp hiệu quả cũng như xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với
5
toàn bộ cán bộ nhân viên, nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro tác nghiệp cho
tương lai.
Khái niệm
Trong quá trình nghiên cứu và phỏng vần rất nhiều nhà quản trị ngân hàng
trên khắp thế giới, BIS (Bank for international settlement) đã đưa ra khá nhiều định
nghĩa về rủi ro tác nghiệp. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay định ngĩa về rủi ro tác
nghiệp được chấp nhận rộng rải là: “rủi ro tác nghiệp là rủi ro gây ra tổn thất do
các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy
trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả
rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”
[Nguồn: Hiệp ước Basel III, Các nguyên tắc thức đẩy quản trị doanh nghiệp
và quản lý rủi ro].
Phân loại
Từ khái niệm rủi ro tác nghiệp của BIS ở trên có thể chia thành 4 phần bao
gồm:
Rủi ro con người
Là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; chẳng hạn như cán bộ ngân
hàng thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ khống để vay vốn, cán bộ ngân hàng
nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận thù lao, cán bộ ngân hàng
quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ
nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân, hay như nhân viên thiếu kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến hạch toán sai, nhầm lẫn,…
Ví dụ: Nhân viên giao dịch phụ trách điểm giao dịch của Ngân hàng X giả
mạo chữ ký của khách hàng để rút số tiền lên đến 5 tỷ đồng. Nhân viên của ngân
hàng Y chi nhánh Vinh đã sơ suất khi thao tác trên máy tính nên chọn nhầm mã nộp
là AUD thay vì VND nên số tiền được chương trình máy tính tự đồng quy đổi thành
48,5 tỷ VND thay vì 4 triệu VND khách hàng nộp vào và được ghi có vào tài khoản
6
khách hàng. Tại Ngân hàng Z, thủ quỹ đã rút 1,28 tỷ đồng và 8,000.00 USD tiền trái
phiếu chính phủ trong kho quỹ do nhân viên đó quản lý để mang đi thế chấp lấy tiền
chơi cổ phiếu, kinh doanh chứng khoán.
Rủi ro hệ thống
Là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm
soát dữ liệu kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự không phù hợp của
hệ thống,…
Ví dụ: trường hợp của một chủ thẻ do rút tiền tại ATM của 3 ngân hàng khác
với ngân hàng phát hành, số tiền thực tế rút là 3 triệu VND nhưng do lỗi hệ thống
tài khoản bị trừ mất 9 triệu VND, hay như trường hợp của một chủ thẻ khác rút 2
triệu VND nhưng tiền không ra trong khi đó tài khoản vẫn bị trừ 2 triệu VND.
Rủi ro bên ngoài
Là các rủi ro bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và thường
do các sự kiện của ngân hàng khác nhưng ảnh hưởng tác động đến ngành như gian
lận và trộm cắp bên ngoài, hỏa hoạn, thiên tai, bố trí thuê ngoài không thành công,
biểu tình, bạo loạn,…
Ví dụ: Ba ngân hàng lớn là Vietcombank, BIDV và ngân hàng Việt Nga đã
bị công ty Minh Chí và các công ty con của công ty này lừa vay 400 tỷ động với tài
sản đảm bảo được khai khống. Sự việc nay đã cho thấy sự lỏng lẻo, kém cỏi trong
hoạt động ngân hàng của các cán bộ tín dụng. Luật ngân hàng, tín dụng đều quy
định chặt chẽ việc thanh kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn. Đối với các
doanh nghiệp vay vốn như trên thì phải có tài sản đảm bảo, phải xem xét toàn bộ
hợp đồng mua bán chứng từ,… có hợp pháp hay không, phải trực tiếp đến nơi kho
bãi chứa hàng để kiểm tra. Nhưng ở đây cán bộ tín dụng đã cố tình bỏ qua các
nguyên tắc đó để dẫn tới việc ngân hàng bị kẻ lừa đảo dễ dàng móc túi.
Một ví dụ khác về tác động của thiên tai: Cách đây vài năm, một ngân hàng
đã lâm vào tình huống “dở khóc dở cười” khi tài sản đảm bảo là nhà đất của một
7
khoản vay trôi theo một vụ sạt lở đất. Ngân hàng chỉ còn cách chấp nhận mất khoản
vay đó, bởi người vay không có khả năng trả nợ mà tài sản đảm bảo nay đã biến
mất. Tương tự, vụ sạt lở đất tại Thanh Đa (Quận Bình Thạnh, TPHCM), sạt lở đất
tại Chợ Mới An Giang đã chôn vùi vào lòng song hàng chục căn hộ và cũng cuốn
trôi theo khối tài sản không nhỏ của ngân hàng được dung thế chấp vay vốn.
Rủi ro pháp lý
Là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng
trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế. ở một số nước, rủi ro
pháp lý bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý.
Ví dụ: Trong việc sử dụng tài sản đảm bảo: chẳng hạn như hiện tại nhà và
đất được quản lý riêng, nhà do bộ xây dựng quản lý theo Luật nhà ở, đất do Bộ Tài
nguyên và môi trường quản lý theo Luật đất dai. Từ năm 2003, luật đất đai có hiệu
lực song Luật nhà ở đến ngày 1/7/2006 mới có hiệu lực. Điều này dẫn đến trường
hợp co ngân hàng cho vay, tài sản thế chấp là 450 m² đất ở khu vực khá đắt đỏ ở Hà
Nội của bên thứ ba. Sau một thời gian, bên thế chấp xây một biệt thự trên đất đó.
Khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng muốn xử lý tài sản thế
chấp nhưng không được, bởi hợp đồng thế chấp chỉ có tài sản là quyền sử dụng đất,
nhà ở vẫn thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba và bên này không thế chấp nhà hay tài
sản gắn liền với đất.
Không có cách nào để “bê” biệt thự đi nơi khác, ngân hàng đành “làm ngơ”
đối với khoản vay trên. Đáng nói là, đến nay ngân hàng vẫn chưa nhận thức được
rủi ro này để đưa những điều khoản về nhận cả tài sản hình thành trên đất trong
tương lai vào hợp đồng.
Ngược lại, cũng có những khách hàng chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp
đất và hậu quả là ngân hàng lâm vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, khi mà tài sản
đảm bảo tuy có và ngân hàng toàn quyền xử lý, nhưng chỉ có điều ngân hàng không
có cách nào xử lý được. Bởi lẽ, tài sản đảm bảo là khung nhà xưởng của một doanh
8
nghiệp và ngân hàng không có cách nào bán được do không có ai mua. Thậm chí
ngân hàng còn bị khu công nghiệp giục đến lấy nhà xưởng về để trả đất thuê cho
khu công nghiệp. Chẳng biết mang nhà xưởng về đâu, ngân hàng đành coi như mất.
Quản lý rủi ro tác nghiệp
Quản lý RRTN theo định nghĩa của Basel thì được xác định dựa trên nguyên
nhân gây ra rủi ro. Do đó, Quản lý RRTN đồng nghĩa với việc quản lý các nguyên
nhân gây ra RRTN này, tức là quản lý về mọi mặt, mọi hoạt động trong ngân hàng,
về cán bộ ngân hàng, về quy chế, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông
tin, các yếu tố tác động từ bên ngoài, …và cả các sự kiện sắp xảy ra mà ta có thể dự
báo trước…
Khái niệm: Quản lý rủi ro tác nghiệp là quá trình xác định phạm vi, thiết lập bộ
máy, cơ cấu tổ chức, các chính sách, trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực,
công cụ quản lý để nhận diện, đánh giá/đo lường, đưa ra các giải pháp nhằm phòng
ngừa/giảm thiểu và giám sát/báo cáo các rủi ro tác nghiệp đã được xác định.
Mục tiêu của QLRRTN:
Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác
nghiệp;
Giảm vốn dành cho RRTN, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh
doanh;
Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu
quả.
Theo các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng định
tính bị mất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh. Ngoài ra RRTN còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Mặt
khác trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay cho thấy:
Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên;
9
Hội nhập quốc tế ngày một tăng;
Áp lực công việc, đòi hỏi kết quả cao hơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân
viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn;
Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn;
Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng hơn.
Với môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp như trên làm khả năng xảy ra
RRTN là rất cao, vì vậy QLRRTN càng trở nên cấp thiết đối với xu thế hội nhập
quốc tế ngày nay của các NHTM ở Việt Nam.
Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp
Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản trị RRTN, đưa ra những
khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Tán đồng quan điểm “Quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman, Haimes và các
tác giả khác thì Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro và theo cách nhìn mới Quản
trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những
cơ hội thành công.
(Nguồn: Hiệp ước Basel III, các nguyên tắc thúc đẩy quản trị DN và quản lý
rủi ro)
Ngày 18 tháng 11 năm 2009 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đa ban hành
phiên bản ISO 31000:2009 – tiêu chuẩn về quản lý rủi ro - bộ tiêu chuẩn này ra đời
với mục đích giúp tất cả các doanh nghiệp về những nguyên tắc và hướng dẫn cụ
thể trong quá trình quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.