Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân biệt các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.29 KB, 7 trang )

[1]

MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn
cầu. Trong bối cảnh đó thì đấu thầu cạnh tranh càng trở thành một phương pháp quan
trọng trong việc tiếp thu nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.
Đây vẫn là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam và còn có nhiều điểm cần học hỏi và
hoàn thiện để công tác đấu thầu quốc tế thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc
lựa chọn nguồn lực bên ngoài phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc
phân biệt các hình thức lựa chọn nhà thầu cũng là một trong những điều cần thiết không
chỉ đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.
Với lý do như trên, em xin được lựa chọn đề tài số 2: “Phân biệt các hình thức
lựa chọn nhà thầu sau đây: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu”
làm nội dung cho BTHK của mình.
NỘI DUNG
1.Khái quát chung về đấu thầu quốc tế
1.1. Khái niệm
Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người gọi thầu (người
mua) công bố trước các điều kiện mua hàng để người dự thầu (người bán) báo giá và các
điều kiện chất lượng của hàng hóa, các điều kiện thương mại khác để người mua chọn
được người bán đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình.
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu( cá nhân, tổ chức) trong và ngoài
nước tham gia.1
1.2. Những bên tham gia đấu thầu
Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về
đấu thầu
Bên nhà thầu: là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp
luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để kí kết và thực hiện
hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
1.3. Đặc điểm


- Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, chỉ diễn ra ở một địa điểm, trong
một thời gian xác định trước;
- Đối tượng mua bán không nhất thiết là hàng hoá có sẵn mà mua bán dựa vào tiêu
chuẩn kỹ thuật, có thể là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ;
- Trong đấu thầu chỉ có một người mua nhưng có nhiều người bán( thị trường của
người mua) và giá thành là giá thấp nhất (giá sàn);
1 Các hình thức đấu thầu quốc tế, ngày

truy cập 12/10/2018.

[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[2]

- Mọi điều kiện đều được quy định sẵn trừ giá cả;
- Đấu thầu thường bị chi phối từ cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư về một số các
điều kiện cũng như các thủ tục pháp lý.
2. Phân biệt các hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn
chế và chỉ định thầu.
Khác với pháp luật về đấu thầu của Việt Nam – có tới 7 hình thức lựa chọn nhà
thầu, các cam kết quốc tế về mua sắm chính phủ (MSCP) như Hiệp định Mua sắm chính
phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ có 3 hình
thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.
Tuy nhiên, nội hàm và phạm vi áp dụng của 3 hình thức nêu trên cũng có nhiều điểm
khác biệt với pháp luật nội địa.
2.1. Về khái niệm
- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn
chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. 2

- Đấu thầu hạn chế, theo quy định của EVFTA và GPA tương tự như hình thức đấu
thầu rộng rãi có lựa chọn Danh sách ngắn trong Luật Đấu thầu 2013 của Việt Nam.
- Chỉ định thầu, theo quy định trong GPA và EVFTA, là hình thức lựa chọn nhà
thầu mà chủ đầu tư/bên mời thầu liên hệ với một hoặc một số nhà thầu theo lựa chọn của
mình.
2.2. Về phạm vi áp dụng
- Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, nội hàm và phạm vi áp dụng của EVFTA
giống với các quy định tương ứng trong pháp luật về đấu thầu của Việt Nam. Theo đó,
các nhà thầu quan tâm tới gói thầu đều có thể nộp hồ sơ dự thầu.
Khoản 2 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định như sau:
“Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của
Luật này.”
Như vậy, đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho hầu hết các gói thầu, dự án thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu trừ các trường hợp sau đây:
Đấu thầu hạn chế;
Chỉ định thầu;
Chào hàng cạnh tranh;
Mua sắm trực tiếp;
Tự thực hiện;
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;
Tham gia thực hiện của cộng đồng.

2 Xem thêm tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2013;

[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[3]


- Đối với đấu thầu hạn chế, được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao
về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của
gói thầu.
- Đối với chỉ định thầu, chỉ được phép áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt
sau đây:
Bên mời thầu đã đăng tải Thông báo mời thầu hoặc Thư mời thầu song không có
nhà thầu nào nộp hồ sơ dự thầu hoặc không có nhà thầu nào yêu cầu tham dự; hoặc
những hồ sơ dự thầu đã nộp không phù hợp với các yêu cầu cơ bản nêu trong hồ sơ mời
thầu; hay không có nhà thầu nào đáp ứng các điều kiện tham dự; hoặc có sự thông đồng
giữa các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Đồng thời, bên mời thầu không điều chỉnh đáng kể
các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
Chỉ một nhà thầu cụ thể có thể cung cấp hàng hoá/dịch vụ đó và không có hàng
hoá, dịch vụ thay thế phù hợp do yêu cầu của gói thầu là cho tác phẩm nghệ thuật, hay
do yêu cầu về bảo hộ quyền sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các quyền độc quyền
khác hoặc không có sự cạnh tranh vì lý do kỹ thuật
Trường hợp cung cấp bổ sung hàng hoá/dịch vụ bởi nhà thầu đã trúng thầu gói
thầu trước đó trong bối cảnh hàng hóa/dịch vụ bổ sung không nằm trong phạm vi của gói
thầu trước, song sự thay đổi nhà thầu không thể thực hiện được vì các lý do kinh tế hoặc
kỹ thuật như yêu cầu về tính đồng bộ hoặc sự tương thích với các thiết bị, phần mềm,…
đã mua sắm trong gói thầu trước hay các điều kiện bảo hành của nhà thầu; và việc thay
đổi nhà cung cấp làm tăng thêm quá nhiều chi phí cho chủ đầu tư;
Trường hợp tối khẩn cấp do những tình huống chủ đầu tư không lường trước được
khiến cho việc mua sắm hàng hoá/dịch vụ theo quy trình thông thường (đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế) không đáp ứng được về mặt thời gian;
Hàng hoá mua tại các sở giao dịch hàng hoá;
Mua sắm hàng mẫu hoặc sản phẩm đầu tiên theo yêu cầu của hợp đồng cụ thể với
mục đích nghiên cứu và phát triển;
Trường hợp với gói thầu xây lắp bổ sung vốn không xuất hiện trong hợp đồng ban
đầu song nằm trong mục tiêu của hồ sơ mời thầu ban đầu và do các tình huống không
lường trước được, phần công việc xây lắp bổ sung đó cần phải được thực hiện để hoàn

thành gói thầu xây lắp theo hợp đồng;
Khi hoạt động mua sắm diễn ra trong điều kiện đặc biệt thuận lợi chỉ xuất hiện
trong một thời gian rất ngắn trong trường hợp thanh lý bất thường (phá sản, bán tống bán
tháo tài sản…), song không phải trường hợp mua sắm thường xuyên từ các nhà thầu
quen thuộc;
Trường hợp hợp đồng được trao cho người thắng trong các cuộc thi thiết kế với
điều kiện cuộc thi đó được tổ chức phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định EVFTA,
[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[4]

đặc biệt là liên quan tới việc đăng tải Thông báo mời thầu và cuộc thi do ban giám khảo
độc lập đánh giá với tiêu chí người thắng cuộc sẽ giành được hợp đồng.3
2.3. Về trình tự, thủ tục.
- Đối với đấu thầu rộng rãi, gồm các bước sau đây:
Bước 1: Sơ tuyển. Mời các nhà thầu dự tuyển, phát và nộp các tài liệu nộp sơ
tuyển, phân tích các số liệu dự sơ tuyển, lựa chọn và thông báo danh sách các nhà thầu.
Bước 2: Nhận đơn thầu. Soạn thảo tài liệu đấu thầu, phát tài liệu đấu thầu, danh
sách các nhà thầu đã tham quan thăm công trình, sửa đổi bổ xung tài liệu đấu thầu, xử lý
các thắc mắc của các ứng thầu, nhận đơn thầu.
Bước 3: Mở và đánh giá thầu.Mở đơn thầu, đánh giá đơn thầu, ký hợp đồng giao
nhận thầu.
- Đối với đấu thầu hạn chế: về cơ bản giống với đầu thầu rộng rãi tuy nhiên theo
EVFTA và GPA quy định, khi áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu,
chủ đầu tư/bên mời thầu phải đăng tải thông báo mời quan tâm/mời sơ tuyển và mời các
nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm/hồ sơ dự sơ tuyển. Thông báo mời quan tâm/mời sơ tuyển
phải có ít nhất các thông tin như: thông tin về bên mời thầu (tên, địa chỉ liên hệ…), mô tả
về gói thầu (bản chất, số lượng hàng hoá/dịch vụ cần mua sắm), hình thức lựa chọn nhà
thầu, địa chỉ nộp hồ sơ quan tâm/hồ sơ dự sơ tuyển, mô tả tóm tắt các điều kiện tham dự,

các tiêu chí lựa chọn số lượng hạn chế các nhà thầu đủ năng lực để mời nộp hồ sơ dự
thầu…
Sau khi đánh giá, lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, chủ đầu tư/bên mời
thầu phải cung cấp thêm một số thông tin, chẳng hạn như, dự kiến thời gian đăng tải
thông báo mời thầu (đối với gói thầu mua sắm thường xuyên), tiến độ cung cấp hàng
hoá/dịch vụ hay thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ và thời hạn nộp hồ sơ dự thầu….
Trừ trường hợp đã nêu rõ trong thông báo mời quan tâm/mời sơ tuyển về việc hạn chế số
lượng nhà thầu được phép nộp hồ sơ dự thầu cũng như các tiêu chí để lựa chọn số lượng
nhà thầu hạn chế đó, chủ đầu tư/bên mời thầu phải cho phép tất cả nhà thầu có đủ năng
lực (đã vượt qua giai đoạn đánh giá hồ sơ quan tâm/hồ sơ dự sơ tuyển) nộp hồ sơ dự
thầu.
- Đối với chỉ định thầu, gồm có hai hình thức chỉ định thầu thông thường và chỉ
định thầu rút gon. Về trình tự, thủ tục chỉ định thầu được quy định tại điều 55, 56 Nghị
định 63/2014/NĐ – CP . Về cơ bản cũng bao gồm các bước như đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế, tuy nhiên do việc chỉ định thầu chỉ được phép áp dụng trong một số trường
hợp đặc biệt nên việc tổ chức lựa chọn nhà thầuvà đánh giá hồ sơ có những điểm khác
biệt. Cụ thể:
* Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
– Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
3 Xem thêm tại Điều XV Hiệp định Mua sắm Chính phủ .

[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[5]

– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
* Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
– Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy
định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến

thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề
xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm,
tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói
thầu;
– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được
duyệt. 4
KẾT LUẬN
Đấu thầu quốc tế mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây
nhưng đã khẳng định phần nào vai trò, tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của đất nước.
Đấu thầu quốc tế giúp Nhà nước quản lý tài chính có hiệu quả và tăng cường các lợi ích kinh tế
xã hội khác. Đồng thời, thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước thu được những công nghệ
mới, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những
kiến thức về kỹ thuật, tư vấn của các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ... phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung BTHK của em, do thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên bài
làm không thể tránh những sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý từ phía thầy cô! Em
xin cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2016;
2. Hiệp định về mua sắm Chính phủ của WTO (Government Procurement
Agreement - GPA 1994) ký ngày 15/4/1994, có hiệu lực từ 1/1/1996 ;
3. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA);
4. Luật Đấu thầu năm 2013 ;
5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ;
6. Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng quan về Hiệp định mua sắm Chính phủ của WTO,

Tạp chí Thương mại, số 30/2009 và số 31/2009;
4 Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn, ngày truy cập 10/10/2018.

[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[6]

7. Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn, ngày truy cập 10/10/2018;
8. Các hình thức đấu thầu quốc tế, ngày truy cập 12/10/2018.

[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]


[7]

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................................1
1.Khái quát chung về đấu thầu quốc tế.......................................................................................1
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................1
1.2. Những bên tham gia đấu thầu..........................................................................................1
1.3. Đặc điểm..........................................................................................................................1
2. Phân biệt các hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định
thầu.............................................................................................................................................2
2.1. Về khái niệm....................................................................................................................2
2.2. Về phạm vi áp dụng.........................................................................................................2
2.3. Về trình tự, thủ tục...........................................................................................................4
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU]



×