Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Bài thi phân biệt các hình thức tín dụng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.42 KB, 10 trang )

Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN
¯
Đề bài:
Phân biệt các hình thức tín dụng: cho vay nặng
lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng
Nhà nước, tín dụng quốc tế
Lớp: C7A4a
GV: Nguyễn Phương Nam
Nhóm: Đàm Thanh Sang
Lê Phương Mai
Nguyễn Thị ThanhTrang
Nguyễn Võ Thu Phúc
Trần Thị Thanh Thúy
Tp HCM, ngày 07 tháng 03 năm 2010
1
Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
I/ Những vấn đề chung về tín dụng:
1/Sự xuất hiện của vấn đề tín dụng:
Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái xã hội. Kể từ khi ý thức
phân công lao động xã hội hình thành, năng suất lao động gia tăng trao đổi
hàng hoá phát triển thì bắt đầu xuất hiện sản phẩm dư thừa và phân hoá giai
cấp trong xã hội. Sự phân hoá giai cấp tất yếu dẫn đến tình trạng xuất hiện
một số cá nhân trong xã hội phải sống trong điều kiện thiếu thốn những nhu
cầu sinh hoạt tối thiểu, một số khác ở trong trạng thái dư thừa. Khi ấy giữa
hai nhóm này, một bên sẽ phát sinh nhu cầu nhưng không đủ khả năng để
đáp ứng, một bên thừa vật chất chưa có khả năng sử dụng. Hai đối tượng này
đã thoả thuận với nhau để thiết lập nên mối quan hệ vay mượn, quan hệ tín
dụng hình thành từ đó. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản
phẩm của nền kinh tế hàng hoá.


2/Khái niệm:
- Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người đi vay
được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thoả thuận, thời gian và lợi tức phải trả.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữư sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi được một lượng giá
trị lớn hơn giá trị ban đầu.
3/ Đặc điểm của tín dụng:
Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế -xã
hội. Dù ở bất cứ phương thức sản xuất nào thì đối tượng vay mượn đều là
hàng hoá hay tiền tệ, tín dụng có những đặc điểm sau:
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài chính không đồng nhất với nhau
- Chỉ thay dổi quyền sử dụng vốn tín dụng mà không thay đổi quyền sở
hữu vốn tín dụng
- Thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và
người đi vay, người sở hữư vốn tín dụng được nhận một phần lợi tức
tín dụng.
4/Vai trò của tín dụng:
Tín dụng thể hiện vai trò rất tích cực đối với các mặt trong đời sống kinh
tế xã hội.
- Thứ nhất là tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp
phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
• Vai trò này đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng diễn ra
bình thường, tiếp tục và hiệu quả. Tín dụng hút vốn của những
2
Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thừa vốn hoặc tạm thời nhàn rỗi.
Đồng thời tín dụng cung ứng kịp thời cho những doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đang cần vốn.
• Với chức năng tập trung những nguốn vốn nhãn rổi trong xã
hội, tín dụng đã trực tiếp giảm lượng tiền mặt tồn đọng trong lưư

thông. Do đó trong điều kiện nền kinh tế lạm phát thì tín dụng
được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần
làm giảm lạm phát
• Tín dụng góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, tạo
điều kiện ổn định giá cả, là tiền đề quan trọng để sản xuất và lưu
thông hàng hoá phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò
của tín dụng càng tăng lên trong việc giải quyết các nghiệp vụ kinh
tế - xã hội
- Thứ hai là tín dụng thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Một trong những nguyên tắc của ngân hàng
là cho vay có hoàn trả và có lãi, do vậy doanh nghiệp sử dụng vốn tín
dụng của ngân hàng phải tính đến khả năng hoàn trả vốn tín dụng thúc
đẩy doanh nghiệp cải tiến sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả,
nâng cao mức sinh lợi.
- Thứ ba là tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Tín dụng góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc
gia về khoa học, ngoại giao, xã hội, chính trị, thương mại quốc tế. Do vậy
tín dụng quốc tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế các nước
phát triển, thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và
giữa các nước ở các châu lục khác nhau.
II/ Các hình thức tín dụng:
Chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu và phân biệt các hình thức tín dụng sau đây:
cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân
hàng và tín dụng quốc tế.
1/ Tín dụng cho vay nặng lãi:
- Hình thức tín dụng này ra đời trong điều kiện trình độ sản xuất xã
hội còn ở mức thấp kém, sản xuất còn phụ thuộc và điều kiện thiên nhiên.
Khi các rủi ro xuất hiện thì sẽ đẩy con người vào những hoàn cảnh đặc biệt
thiếu thốn và để đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tồn tại trong xã hội thì
họ phải chọn việc vay nợ. Người đi vay chủ yếu là nông dân, thợ thủ công

và người cho vay là các địa chủ, quan lại, những người có thế lực trong xã
hội lúc bấy giờ.
3
Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
- Tín dụng được thể hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật –
hàng hoá. Việc cho vay thu lãi rất là cao, lãi suất có thể là 200%/năm hoặc
300%/năm, với mức lãi suất cao như thế này thì này hầu như người đi vay
không thể trả được nợ. Sở dĩ mức lãi suất cao vì trong giai đoạn này quan hệ
tín dụng chưa phát triển, đời sống còn người còn rất lạc hậu thì mức cầu tín
dụng lớn hơn rất nhiều lần so với mức cung tín dụng và nhu cầu đi vay
thường là rất cấp bách và không thể trì hoãn được. Với mức cho vay nặng lãi
này thì không mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn
làm gia tăng sự phân biệt giàu nghèo, giữa các giai cấp với nhau.
Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao
cho nền kinh tế - xã hội thì một hình thức tín dụng khác đã ra đời đó là tín
dụng thương mại.
2/ Tín dụng thương mại:
- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng trong đó các nhà sản xuất
kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá trên
cơ sở quen biết và tín nhiệm lẫn nhau.
- Sự có mặt của hình thức tín dụng thương mại bắt nguồn từ tính tất yếu
khách quan của quá trình sản xuất. Qúa trình sản xuất và luân chuyển
vốn của các doanh nghiêp thường không giống nhau do đó dẫn đến
hiện tượng: trong cùng một thời điểm sẽ có một số nhà doanh nghiệp
đang sẵn có một lượng hàng hoá cần bán, một số nhà doanh nghiệp lại
cần mua số hàng hoá ấy, nhưng do chưa tiêu thụ được hàng hoá nên
không đủ tiền mặt để thanh toán ngay. Trong thường hợp này trên cơ
sở quen biết tín nhiệm lẫn nhau, họ có thể thoả thuận một quan hệ vay
mượn dẫn đến người bán có thể bán lượng hàng hoá của mình để giảm
bớt chi phí về bảo quản, ngược lại người mua mặc dù chưa đủ tiền

nhưng cũng có thể có được hàng hoá đưa vào chu kỳ sản xuất mới.
- Cơ sở pháp lý xác định của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ, được
gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Đây là dạng
đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền của người bán và
nghĩa vụ thanh toán nợ của người mua khi món nợ đó đến hạn.
- Đối tượng của tín dụng thương mại là cho vay dưới dạng hàng hoá,
hàng hoá là lượng hàng đã nằm ở giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất
và phải được chuyển hoá thành tiền.
Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nhưng cũng có những mặt hạn chế mà không thể khắc phục được như
phạm vi, đối tượng, quy mô phục vụ luôn bị giới hạn…Vì vậy đòi hỏi
phải có loại hình tín dụng khác có thể phuc vụ cho nhu cầu ngày càng
phát triển của nền kinh tế - xã hội.
4
Kho bạc nhà nước Gv: Nguyễn Phương Nam
3/ Tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Sự xuất hiện của tín dụng
ngân hàng chính là điểm son trong lịch sử phát triển của các loại hình
tín dụng nói chung.
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn
trong các chủ thể của nền kinh tế xã hội được thể hiện qua hai nghiệp
vụ là huy động vốn và cho vay:
• Nghiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng huy động và tập trung
được các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhãn rỗi của các doanh
nghiệp,các tầng lớp dân cư trên quy mô toàn xã hội đầu tư cho
các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn xã hội.
• Nghiệp vụ cho vay: Trên cơ sở vốn tiền tệ được huy động, ngân
hàng phải thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả cao nhất để
phát triển sản xuất, lưư thông hàng hoá...

- Ngân hàng sử dụng nhiều phương thức cho vay phù hợp về thời gian,
lãi suất để đáp ứng kịp thời vốn cố định, vốn lưu động phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doangh nghiệp, của các chủ thể
có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng được cung cấp
dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền tệ và bút tệ. Có công cụ lưu thông
riêng là kỳ phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín
dụng của ngân hàng với doanh nghiệp, nhà nước và dân cư.Kỳ phiếu
ngân hàng là một loại chứng khoán có giá của ngân hàng hay là giấy
nhận nợ của ngân hàng được lưu thông không kỳ hạn trên thị trường.
Giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt
chẽ, bổ sung và hỗ trợ với nhau: hoạt động của tín dụng thương mại sẽ
tạo cơ sở để cung cấp tín dụng ngân hàng còn tín dụng ngân hàng lại tạo
điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển.
4/ Tín dụng nhà nước:
- Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tầng lớp
dân cư, các tổ chức kinh tế dưới hình thức chính phủ là người đi vay bằng
việc phát hành công trái để huy động vốn của dân và các tổ chức xã hội khác
trong xã hội hoặc Chính phủ là người cho vay để thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định.
- Nhu cầu tín dụng nhà nước hình thành từ mâu thuẫn gay gắt giữa thu
và chi NSNN.Tín dụng nhà nước phản ảnh sự dịch chuyển tạm thời nguồn
vốn nhàn rỗi hoặc vốn đầu tư từ phía công chúng, từ các tổ chức kinh tế - xã
hội vào NSNN và sự dịch chuyển tạm thời từ nguồn vốn NSNN huy động
5

×