Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

GIÁO ÁN LỚP 5, TUẦN 4 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.77 KB, 28 trang )

Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên
Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2018

Tập đọc:

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
(Theo Hồng Thủy)

I. Mục tiêu.
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể
chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh hoạ trang 45, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn “A-lếch-xây nhìn tôi ... giữa tôi và A-lếch-xây.”.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về
trái đất.
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc đúng.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài, chú ý sửa lỗi
phát âm, ngắt giọng cho từng HS.


Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa
chắc ra / nắm lấy ... của tôi lắc mạnh và nói.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ: hòa sắc,
công trường, điểm tâm, chất phác, phiên
dịch, chuyên gia, đồng nghiệp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời:
+ Anh Thủy gặp A-lếch xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của anh A-lếch-xây có gì đặc
biệt khiến anh Thủy chú ý?
- Nêu ý 1 của bài?

Hoạt động của HS
- 2 HS đọc.
- 1 HS trả lời.

- HS theo dõi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc. (2 lượt)
+ HS 1: Đó là một ... hòa sắc êm dịu.
+ HS 2: Chiếc máy xúc ... thân mật.
+ HS 3: Đoàn xe tải ... máy xúc!
+ HS 4: A-lếch-xây ... và A-lếch-xây.

- HS đọc cho nhau nghe.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.


- HS đọc thầm.
+ Gặp nhau ở 1 công trường xây dựng.
+ Nêu được đặc điểm về vóc dáng, trang
phục, mái tóc, khuôn mặt, ... của nhân vật.
Ý1: Hoàn cảnh gặp mặt của anh Thuỷ và
anh A-lếch-xây.
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng + Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng
nghiệp diễn ra như thế nào?
nghiệp rất cởi mở và thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì + HS tiếp nối nhau phát biểu.
sao?
- Nêu ý 2 của bài?
Ý2: Cuộc gặp gỡ cởi mở, thân thiện giữa
anh Thuỷ và anh A-lếch-xây.

121


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

- GV giảng ... giúp HS hiểu tình hữu nghị
giữa các dân tộc.
- Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
- GV chốt nội dung chính của bài.
HĐ3: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để
tìm giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Treo bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá HS.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Câu chuyện giữa anh Thủy và anh A-lếchxây gợi cho em điều gì?
- GV tổng kết bài.
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị
bài Ê-mi-li, con ...
Toán:

- HS lắng nghe.
- HS nêu, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- HS nêu giọng đọc, HS khác bổ sung.

+ HS theo dõi.
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.

- HS trả lời, bổ sung.
- HS lắng nghe.

-----------------------------------------------------------ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy - học.

Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học theo
thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Mối qhệ giữa các dơn vị đo độ dài.
Bài 1: - Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập
và yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS điền các đơn vị đo độ dài vào
bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ giữa hai
đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ.
- Chốt mối qhệ giữa các đơn vị đo độ dài.

Hoạt động của HS
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.
Bài 1: - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào nháp, 1 HS làm
bài vào bảng phụ.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé

122



Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

HĐ2: Chuyển đổi các số đo độ dài.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3 HS chữa bài ở bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu của bài 2a) có gì khác bài 2b, c?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm số thích
hợp điền vào chỗ chấm.
- Chốt cách chuyển đổi từ các số đo có hai
tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị
đo và ngược lại.
HĐ3: Giải bài toán với các số đo độ dài.
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn, khuyến khích HS cả lớp làm
bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Bài toán này có liên quan gì đến nội dung
các em được ôn tập hôm nay?
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV chốt: “Quan hệ của các đơn vị đo độ
dài thông dụng. Cách chuyển đổi các số đo độ

dài”.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.
Đạo đức:

bằng

1
đơn vị lớn.
10

Bài 2: - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS1: bài 2a
HS2: bài 2b
HS3: bài 2c
Bài 3: - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Mỗi HS làm 1 cột.
- HS nêu cách chuyển đổi từng số đo độ
dài.

Bài 4: - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào
bảng phụ.
- HS giải bài toán được kết quả:
Đáp số: a, 935 km
b, 1726 km
- HS lắng nghe.


-----------------------------------------------------------CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống
để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu
ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
+ Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
+ Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Bảng phụ.

123


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Khi đã gây ra lỗi chúng ta cần phải làm gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành
động vô trách nhiệm?
- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu thông tin.
- GV kể chuyện về tấm gương Trần Bảo Đồng.
- Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
. Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì
trong cuộc sống và trong học tập?
. Trần Bảo Đồng đã vượt qua những khó khăn để
vươn lên như thế nào?
. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã
vượt qua… vừa giúp đỡ được gđ vừa học giỏi.
HĐ2: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn?
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 tình huống, yêu cầu HS
thảo luận nhóm 2 bàn xử lí tình huống:
1) Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi
của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được.
Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ ntn?
2) Nhà Na rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ cuốn trôi
… Theo em, trong hoàn cảnh đó, Na có thể làm
gì để có thể đi học được?
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận ý kiến của HS.
* Kết luận: Phải biết vượt qua khó khăn để tiếp
tục học tập mới là người có chí.
HĐ3: Liên hệ bản thân.
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm bàn: Kể một số

khó khăn của em trong cuộc sống, học tập và
cách giải quyết cho các bạn cùng nghe.
- Gọi HS nêu khó khăn của mình mà chưa biết
cách khắc phục, cả lớp tìm cách giải quyết.
- Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta
nên làm gì?
* Kết luận.

124

Hoạt động của HS
- 1 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tra đổi, thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.

- HS trao đổi, thảo luận bày tỏ ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi liên hệ bản thân.

- HS nêu các ý kiến đưa ra hướng giải

quyết.
- Cần biết giúp đỡ và động viên bạn
vượt qua khó khăn.
- HS lắng nghe.


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

C. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tìm hiểu những tấm gương vượt khó ở
xung quanh em, trên sách, báo, ...
---------------------------------------Khoa học:

THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG"
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV
cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
+ Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
+ Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây
nghiện.
II. Đồ dùng dạy - học.
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma túy.

- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em cần
phải làm gì?
- Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức
khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Trình bày các thông tin sưu tầm.
- Tổ chức giới thiệu tranh, ảnh, sách báo HS
đã sưu tầm được về tác hại của các chất gây
nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Nhận xét, đánh giá HS.
HĐ2: Tác hại của các chất gây nghiện.
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc
thông tin trong SGK để hoàn thành bảng:
+ Nhóm 1, 4: Tác hại của thuốc lá.
+ Nhóm 2, 5: Tác hại của rượu, bia.
+ Nhóm 3, 6: Tác hại của ma túy.
- Gọi nhóm 1, 2, 3 dán phiếu lên bảng và

Hoạt động của HS
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu các

thông tin mình đã sưu tầm được.

- HS hoạt động theo nhóm.

- Các nhóm 1, 2, 3 lần lượt trình bày.

125


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

trình bày kết quả.
- Yêu cầu nhóm 4, 5, 6 nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
- GV liên hệ thực tế.
- Gọi HS đọc lại thông tin trong SGK.
- Kết luận: Tác hại của các chất gây nghiện
rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nêu tác hại của các chất gây nghiện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhóm 4, 5, 6 nhận xét, bổ sung.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
- HS lắng nghe.


-----------------------------------------------------Lịch sử:

PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

I. Mục tiêu:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
- Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ
An . Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con
đường giải phóng dân tộc.
- Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về
đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Phiếu học tập của HS.
- HS chuẩn bị các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về phong trào Đông du và Phan
Bội Châu.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra :
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời - 3 HS lên bảng và lần lượt trả lời các câu
các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận hỏi – NX
xét và cho điểm HS
+ Từ cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã xuất + … sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị
hiện những ngành kinh tế mới nào?
ở Việt Nam, chúng đã khai thác khoáng sản
của đất nước ta như khai thác than(Quảng
Ninh), thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng), bạc ở
Ngân Sơn(Bắc Cạn)… chúng xây dựng các

nhà máy điện, nước, xi măng, dệt để bóc lột
người lao động….
+ … sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị

126


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những ở Việt Nam, sự xuất hiện của các ngành kinh
giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ
Nam?
máy cai trị thuộc địa hình thành; thành thị
phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện
- Nhận xét.
B Bài mới:
* Giới thiệu bài mới
- GV cho HS quan sát chân dung Phan Bội
Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này
tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà
không?
- GV giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX, ở nước ta
có 2 phong trào chống Pháp tiêu biểu do 2 chí
sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh lãnh đạo.

HĐ 1: Tiểu sử của Phan Bội
Châu.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để
giải quyết yêu cầu:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư
liệu tìm hiểu được về Phan Bội Châu.
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin
để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu
trước lớp.
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, qua đó
nêu những nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu:
Ong sinh năm 1867 trong 1 gia đình nhà nho
nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi còn rất trẻ, ông đã
có nhiệt huyết cứu nước. Năm 17 tuổi Ông viết
hịch “ Bình Ty thu Bắc”- đánh thắng Pháp lấy lại
xứ Bắc- để cổ động nhân dân chống Pháp. Năm
19 tuổi lập đội “ Thí sinh quân” để ứng nghĩa khi
kinh thành Huế thất thủ nhưng sự việc không
thành. Năm 1904 ông bắt đầu hoạt động đấu

127

các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức,
chủ xưởng nhỏ và đặc biệt là giai cấp công
nhân.

- HS nêu hiểu biết của bản thân.
Đó là Phan Bội Châu, ông là nhà yêu nước
tiêu biểu đầu thế kỷ XX.


- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt từng HS trình bày thông tin của
mình trước nhóm.
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận để
lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện 1 nhóm HS trả lời, các nhóm khác
bổ sung ý kiến.


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

tranh giải phóng dân tộc bằng việc khởi xướng và
lập Hội Duy Tân một tổ chức yêu nước chống
Pháp chủ trương theo cái mới tiến bộ. Ông là
người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trò trọng
yếu trong phong trào Đông du. Từ năm 1905 đến
1908, phong trào này đã đưa được nhiều thanh
niên ra nước ngoài học để trở về cứu nước.
Sau khi phong trào Đông du tan rã. Phan Bội
Châu tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc, Thái
Lan. Năm 1925 Ơng bị Pháp bắt ở Trung Quốc
đưa về Việt Nam, giam ở Hỏa Lị và định bí mật
thủ tiêu Ơng. Song do phong trào đấu tranh
mạnh mẽ ở Việt Nam địi thả Phan Bội Chu nn
Php đưa ông về giam lỏng ở Huế.
Ông mất ngày 29-10-1940 tại Huế.

HĐ 2: Phong trào Đông du.

+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng
đọc SGK và thuật lại những nét chính về
phong trào Đông du dựa theo các câu hỏi gợi ý
sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian
nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của
phong trào là gì?

+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh
niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông
du như thế nào?

+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghiã
của phong trào này là gì?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo
luận trước lớp.
- GV tổ chức cho HS trình bày các nét chính về
phong trào Đông du trước lớp.

128

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS,
cùng đọc SGK, thảo luận để cùng rút ra các
nét chính của phong trào Đông du như sau:
+ Phong trào Đông du được khởi xướng năm
1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích
của phong trào là đào tạo những người yêu
nước có kiến thức về khoa học kỹ thuật được
học ở Nhật, sau đó đưa họ về nước để hoạt
động cứu nước.

+ Phong trào vận động được nhiều thanh
niên sang Nhật học. Để có tiền họ làm nhiều
việc để kiếm tiền. Cuộc sống kham khổ, chật
chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy họ vẫn
hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng
đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.
+ Phong trào Đông du phát triển làm cho thực
dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân
Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào
Đông du. Sau đó chính phủ Nhật trục xuất
những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội
Châu ra khỏi Nhật. Phong trào Đông du tan rã.


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS,
sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn,
nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học
tập?
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội
Châu và những người du học?
- GV hỏi HS khá , giỏi: Vì sao phong tro Đông
du thất bại?
- GV giảng thêm: Sự thất bại của phong trào
Đông du cho thấy rằng đã là đế quốc thì không
phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với

nhau để áp bức dân tộc ta.

Tuy tan rã nhưng phong trào Đông du đã đào
tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng
thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân
dân ta.
- 3 HS trình bày theo 3 phần trên, sau mỗi
lần trình bày, HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý
kiến.
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến trước lớp.

+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học
tập để về cứu nước.
+ … Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống
phá phong trào Đông du.
+… Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật

C. Củng cố –dặn dò :
- GV nêu câu hỏi: Nêu những suy nghĩ của em - 2 HS trả lời
về Phan Bội Châu.
- GV nêu: Phan Bội Châu là một người anh
hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động của
nhà chí sĩ yêu nước là 1 tấm gương sáng, đến
các thế hệ ngày nay cũng đều trân trọng.
Không chỉ đồng bào ta thấy rõ mà ngay cả kẻ
thù cũng phải nhiều phen công khai xác nhận.
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học
thuộc bài cũ, tìm hiểu về quê hương và thời
niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
Chuẩn bị bài sau: Quyết chí ra đi tìm đường

cứu nước.
----------------------------------------------Chính tả: (Nghe - viết)

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu.
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong
các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong
số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II. Đồ dùng dạy - học.
Giấy khổ to viết sẵn mô hình cấu tạo vần.

129


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS viết các tiếng tiến, biển, bìa,
mía theo mô hình cấu tạo vần.
- Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh
trong từng tiếng?
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.

HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả.
a, Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì
đặc biệt?
b, Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu từ khó dễ lẫn khi viết và
luyện viết các từ khó.
c, Nghe - viết chính tả.
d, Chấm bài, nhận xét bài viết của HS.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: - Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh
trong mỗi tiếng vừa tìm được?
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp: tìm tiếng
còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích
nghĩa của thành ngữ đó.
- Gọi HS lần lượt giải thích từng câu thành
ngữ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV giải thích lại nếu câu thành ngữ nào
HS giải thích chưa đúng.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu
thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi.


Hoạt động của HS
- 1 HS viết ở bảng lớp, HS cả lớp viết ở
nháp.
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc.
- HS trả lời, bổ sung.

- Các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại
quốc, tham quan, chất phác, giản dị, ...

Bài 2: - 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm vào vở.
- cuốn, cuộc, buôn, muôn, của, múa.
- HS nêu, bổ sung.
Bài 3: - 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận:
+ Muôn người như một: mọi người đoàn
kết một lòng.
+ Chậm như rùa: quá chậm chạp.
+ Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó
nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc
trên ruộng đồng.

------------------------------------------------------

130



Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018
Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH

I. Mục tiêu.
- Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học.
- Từ điển.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đặt câu với một cặp từ trái nghĩa.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ,
tục ngữ ở tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ.
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Gọi HS nêu nghĩa của từ hoà bình.

- Tại sao em lại chọn ý b mà không phải là ý
a hoặc ý c?
- Giải thích nghĩa của các dòng: Trạng thái
bình thản, trạng thái không có chiến tranh,
trạng thái hiền hòa, yên ả.
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ.
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi. Dùng từ điển
tìm hiểu nghĩa của từng từ và tìm những từ
đồng nghĩa với từ hòa bình.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từng từ và đặt câu
với mỗi từ đó.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Vì sao từ bình yên, thanh bình, thái bình
đồng nghĩa với từ hòa bình?
- GV giải thích bổ sung.
HĐ3: Viết doạn văn.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, hướng dẫn

Hoạt động của HS
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- Ý b (Trạng thái không có chiến tranh)
- HS giải thích.
- HS lắng nghe.


- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- Những từ đồng nghĩa với từ hòa bình:
bình yên, thanh bình, thái bình.
- HS trả lời (Mỗi HS 1 từ).

- HS giải thích.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS làm bài

131


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

HS kém.
- HS làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng và
đọc đoạn văn.
- HS nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi một số HS đọc đoạn văn của mình.
- Đoạn văn em viết miêu tả cảnh miền quê
hay thành phố?
- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ diễn đạt.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và

chuẩn bị bài sau.

vào giấy khổ to.
- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn của mình.

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nêu cảnh mình tả.

--------------------------------------------------------Toán:

ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy - học.
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS viết số hoặc phân số thích hợp
vào chỗ chấm:
a, 34 dam = ... m
b, 9 m = ... dam
600 m = ... hm
93 m = ... hm
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nêu mối qhệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.

- Giới thiệu bài.
HĐ1: Mối qhệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Bài 1: - Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập
và yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS điền các đơn vị đo khối lượng
vào bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ giữa hai
đơn vị đo khối lượng liền nhau và cho ví dụ.
- Chốt lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo
khối lượng.
HĐ2: Chuyển đổi các số đo khối lượng.

Hoạt động của HS
- 2 HS làm ở bảng (Mỗi HS làm 1 phần),
HS dưới lớp làm vào nháp.

- HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Bài 1: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào nháp, 1 HS làm
bài vào bảng phụ.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé
1
bằng
đơn vị lớn.

132


10


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách chuyển đổi các số đo
của bài 2c, d.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
HĐ3: Giải bài toán với số đo khối lượng.
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi một số HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Bài toán này có liên quan gì đến nội dung
các em được ôn tập hôm nay?
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV chốt: “Quan hệ của các đơn vị đo khối
lượng. Biết chuyển đổi các số đo khối lượng.”
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.
Kể chuyện:

Bài 2: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS1: bài 2a, b
HS2: bài 2c, d

Bài 4: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài
vào bảng phụ.
- HS giải bài toán được kết quả:
Đáp số: 100 kg đường

- HS lắng nghe.

-----------------------------------------------------------KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu.
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học.
HS sưu tầm câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở
Mỹ Lai.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới các từ:
đã nghe, đã đọc, ca ngợi hòa bình, chống

chiến tranh.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ
kể. Khuyến khích HS cần chọn kể câu
chuyện ngoài SGK.

Hoạt động của HS
- 5 HS tiếp nối nhau kể chuyện.
- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.

- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu.

133


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

- Yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý 3.
- GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng.
HĐ2: Kể chuyện trong nhóm.
- Chia 4 HS thành 1 nhóm, kể câu chuyện
của mình cho các bạn trong nhóm nghe và
trao đổi về ý nghĩa của chuyện.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi:
+ Trong câu chuyện, bạn thích nhân vật
nào? Vì sao?

+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay
nhất?
+ Câu chuyện có ý nghĩa ntn đối với phong
trào yêu hoà bình, chống chiến tranh?
HĐ3: Thi kể chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS hỏi bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã nghe
cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm.
- HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của
câu chuyện các bạn nhóm mình kể.

- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét.
- HS cả lớp bình chọn.

-----------------------------------------------------------Khoa học:
THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG"
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu. Giúp HS:
Đã có ở tiết 1.
II. Đồ dùng dạy - học.

- Hình minh họa trang 22, 23.
- Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
- Cây cảnh to.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy.
- HS nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
HĐ1: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ
rê sử dụng chất gây nghiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 22, 23 SGK và
cho biết: Hình minh họa các tình huống gì?
- Hướng dẫn HS thực hành cách từ chối khi bị rủ
rê sử dụng các chất gây nghiện.

134

Hoạt động của HS
- 3 HS lần lượt trả lời.
- HS nhận xét.

- Hình vẽ các tình huống các bạn HS bị
lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện
rượu, thuốc lá, ma túy.


Tuần 5


Trường Tiểu học Nghi Liên

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ để tìm cách từ
chối cho mỗi tình huống trên, sau đó đóng vai.
- Các nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất.
HĐ2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
- Chuẩn bị các câu hỏi về tác hại của thuốc lá,
rượu, bia, ma túy cài lên cây.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện làm giám khảo.
- Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu
hỏi, cả tổ thảo luận, sau đó trả lời.
- Tổng kết cuộc thi.
- Chốt tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia.
Biết nói “Không” đối với các chất gây nghiện.
HĐ3: Trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm.
- Nêu tên trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”.
- Nghe tên trò chơi, em nghĩ đến điều gì?
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết, đánh giá trò chơi.
* Kết luận: Khi biết hành vi nào đó sẽ gây nguy
hiểm cho bản thân hoặc người khác, các em cần có
ý thức tránh xa nguy hiểm.
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và
chuẩn bị bài sau.
Địa lí:


- HS làm việc theo nhóm tổ.
- Lần lượt từng nhóm diễn kịch.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời, bổ sung.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc mục "Bạn cần biết” tr 23.

-----------------------------------------------VÙNG BIỂN NƯỚC TA

I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp
nguồn tài nguyên to lớn
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang,
Vũng Tàu,....trên bản đồ ( lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Lược đồ vùng biển nước ta
- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hát

A. Bài cũ: “Sông ngòi”
- Học sinh trình bày
- Hỏi học sinh một số kiến thức và kiểm tra + Đặc điểm sông ngòi VN

135


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

một số kỹ năng.
 Giáo viên nhận xét. Đánh giá
B. Bài mới:
“Tiết Địa lí hôm nay tiếp tục giúp chúng ta
tìm hiểu những đặc điểm của biển nước ta”
HĐ1. Vùng biển nước ta
- Gv vừa chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ
VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) vừa nói
vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển
nước ta giáp với các vùng biển của những
nước nào?
 Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ
phận của Biển Đông .
HĐ2. Đặc điểm của vùng biển nước ta
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm của biển nước ta

+ Chỉ vị trí các con sông lớn

+ Nêu vai trò của sông ngòi
- Nhận xét
- Học sinh nghe
- Hoạt động lớp
- Theo dõi

- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a,
Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia,
Thái Lan
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống
và sx (tích cực, tiêu cực)

Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc
hạ xuống
+ Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
- Học sinh trình bày trước lớp
+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước - Nghe và lặp lại
ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các
vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật
triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều
trên
HĐ3: Vai trò của biển
- Hoạt động nhóm
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để - Học sinh dựa và vốn hiểu biết và
nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống SGK, thảo luận và trình bày
- Học sinh khác bổ sung

và sản xuất của nhân dân ta
- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là - Nghe
nguồn tài nguyên và là đường giao thông
quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch,
nghỉ mát .
* HĐ4: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân + Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm
phiên cho tới khi có nhóm không trả lời du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ
được.
trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du
lịch biển đó.
C. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Đất và rừng “
- Lắng nghe
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------

136


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2018
Toán:

LUYỆN TẬP


I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ
dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn giải bài toán với các số đo
độ dài, khối lượng.
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi một số HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Em đã vận dụng cách nào để giải bài này?
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS chữa bài ở bảng lớp.
- Gọi một số HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn tính diện tích một hình
quy về tính diện tích HCN, hình vuông.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời: Mảnh đất
được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình

dạng như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của
mảnh đất.
- Gọi HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài nhau.

Hoạt động của HS
- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Bài 1: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài
vào bảng phụ.
- HS giải bài toán được kết quả:
Đáp số: 100 000 quyển vở
Bài 2: - 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS giải bài toán được kết quả:
Đáp số: 2000 lần

Bài 3: - 1 HS đọc.
- Mảnh đất được tạo bởi hai hình: HCN
ABCD có chiều rộng 6m, chiều dài 14m và
hình vuông CEMN có cạnh dài 7m.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài
vào bảng phụ.
- HS giải bài toán được kết quả:

Đáp số: 133 m2

137


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

C. Củng cố - Dặn dò.
- GV chốt: “Cách tính diện tích một hình quy về
tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.”
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.

- HS lắng nghe.

---------------------------------------------Tập đọc:

Ê-MI-LI, CON ...
(Tố Hữu)

I. Mục tiêu.
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. HS đọc tốt biết đọc diễn
cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Học thuộc 1 khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh hoạ trang 50, SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài Một chuyên
gia máy xúc.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc đúng.
- Gọi 1 HS đọc xuất xứ và bài thơ.
- Cho HS luyện đọc tên riêng: Ê-mi-li, Mo-rixơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc xuất xứ và 4 khổ
thơ, chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ: Lầu Ngũ
Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B.52, na pan,
Oa-sinh-tơn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện

Hoạt động của HS
- 2 HS tiếp nối đọc bài.
- 1 HS trả lời.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc. (đọc 2 lượt)
- 1 HS đọc chú giải.

- HS đọc cho nhau nghe.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc khổ thơ đầu đầy xúc động.

138


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
- Chú Mo-ri-xơn nói chuyện cùng ai?
- Nêu nội dung chính của khổ thơ 1.

- HS trả lời.
Ý 1: Chú Mo-ri-xơn nói chuyện cùng con
gái Ê-mi-li.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và trả lời:
- HS đọc thầm.
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến + Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô
tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
nhân đạo.
- Nêu nội dung chính của khổ thơ này.
Ý 2: Tố cáo tội ác của chính quyền Giôn-xơn

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và trả lời:
- HS đọc thầm.
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ + Mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói
biệt?
với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.”
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi + Vì chú muốn vợ con chú bớt đau buồn,
vui, xin mẹ đừng buồn”?
bởi chú ra đi thanh thản và tự nguyện.
- Nêu nội dung chính của khổ thơ 3.
Ý 3: Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối và cho biết:
- HS đọc thầm.
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú + HS tiếp nối nhau phát biểu.
Mo-ri-xơn?
- Nêu nội dung chính của khổ thơ cuối.
Ý 4: Mong muốn cao đẹp của chú Mo-ri-xơn.
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- HS nêu, bổ sung.
- GV chốt nội dung chính của bài thơ.
- 3 HS nhắc lại.
HĐ3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Treo bảng phụ viết khổ thơ 3 - 4, hướng - HS lắng nghe.
dẫn HS đọc 2 khổ thơ này.
- Tổ chức luyện đọc và học thuộc lòng khổ
- HS đọc cho nhau nghe.
thơ 3 - 4 theo cặp.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng khổ thơ 3 - 4.
- 3 đến 5 HS thi đọc.

- Nhận xét, đánh giá HS.
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV tổng kết bài.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học TL bài thơ và chuẩn bị
bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
Tập làm văn:

-----------------------------------------------------------LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ

I. Mục tiêu.
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết
quả học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).
+ Thuyết trình kết quả tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học.

139


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại bảng thống kê số HS trong
từng tổ của lớp.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Thống kê kết quả học tập của mình.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm bài. Lưu ý đây là thống kê
đơn giản, chỉ cần trình bày theo hàng.
- Gọi HS đọc kết quả thống kê.
- Nhận xét về kết quả học tập của mình.
HĐ2: Thống kê kết quả học tập của tổ.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm tổ:
+ Trao đổi bảng thống kê (BT1) để thu thập số
liệu về từng thành viên trong tổ.
+ Kẻ bảng thống kê.
+ Điền các số liệu vào bảng thống kê.
- Gọi các nhóm đọc phiếu.
- Trong tổ 1, 2, 3, … bạn nào tiến bộ nhất? GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.

Hoạt động của HS
- 2 HS đọc bảng thống kê.

- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Một số HS nêu.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS các nhóm làm vào phiếu.

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Dựa vào bảng thống kê trả lời.

-------------------------------------------------------------Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018
Toán:

ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG

I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét
vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét
vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy - học.
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1 hm.

140


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên


- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Treo bảng phụ viết sẵn bài toán, yêu cầu HS
làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích dam2.
a, Hình thành biểu tượng về dam2.
- Yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện
tích đã học.
- GV treo lên bảng hình biểu diễn của hình
vuông có cạnh 1dam.
- Tính diện tích hình vuông có cạnh 1 dam.
- GV giới thiệu 1 dam x 1 dam = 1 dam2
Đề-ca-mét vuông chính là diện tích của
hình vuông có cạnh 1 dam.
- Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đềca-mét vuông.
b, Mối quan hệ giữa dam 2 và m2.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và nêu số đo diện
tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ.
- Vậy 1 dam2 bằng bao nhiêu mét vuông?
- Đề-ca-mét vuông gấp bao nhiêu lần mét
vuông?
HĐ2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích hm2.
Hướng dẫn tương tự như giới thiệu đơn vị đo

diện tích đề-ca-mét vuông.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: - Viết các số đo diện tích lên bảng và
yêu cầu HS đọc.
- HS nhận xét, đọc lại các số đo.
Bài 2: - Đọc các số đo diện tích cho HS viết.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Các số đo diện tích vừa được đọc và viết có
các đơn vị là gì?
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài 3a cột 1.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Đề-ca-mét vuông gấp mấy lần mét vuông?
- Mét vuông bằng bao nhiêu phần của đề-ca-

Hoạt động của HS
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào nháp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát hình.
- HS nêu cách tính: 1 dam x 1 dam.
- HS theo dõi.

- HS viết dam2. Một số HS đọc.

- HS quan sát và trả lời: Hình vuông 1
dam2 gồm 100 hình vuông 1 m2.
- 1 dam2 = 100 m2

- dam2 vuông gấp 100 lần m2.

- 1 hm2 = 100 dam2

Bài 1: - Mỗi HS đọc 1 số đo diện tích.
- HS nhận xét và đọc.
Bài 2: - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp
viết vào vở.
- Các đơn vị đo diện tích dam2, hm2
Bài 3: - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài
vào bảng phụ.

141


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

mét vuông?
C. Củng cố - Dặn dò.
- GV chốt: “Mối quan hệ giữa đề-ca-mét - HS lắng nghe.
vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với
héc-tô-mét vuông”.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.
--------------------------------------------------------Luyện từ và câu:

TỪ ĐỒNG ÂM


I. Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng
âm (2 trong 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và
các câu đố.
II. Đồ dùng dạy - học.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh
bình của nông thôn hoặc thành phố.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá HS.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ.
- GV viết bảng: + Ông ngồi câu cá.
+ Đoạn văn này có 5 câu.
- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
- Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì?
Em hãy chọn lời giải thích đúng.
- Em hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và
cách phát âm các từ câu trên.
- Chốt: Những từ phát âm hoàn toàn giống
nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa được gọi
là Từ đồng âm.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm.

HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài theo cặp: Phân
biệt nghĩa của những từ đồng âm.

Hoạt động của HS
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn.
- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc câu văn, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu.
- HS nêu nghĩa của từ câu trong từng câu.
- Hai từ câu phát âm giống nhau nhưng có
nghĩa khác nhau.
- HS nhắc lại.
- 3 HS đọc.
- Ví dụ: Bàn chân - chân bàn
Cái bàn - bàn bạc
Bài 1: - 1 HS đọc to.
- HS trao đổi thảo luận.

142


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

- Gọi HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét, bổ sung.
- GV giải thích nghĩa của từng từ đồng âm.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 2 HS đặt câu ở bảng.
- HS nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ
đồng âm mà em vừa đặt.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang
làm việc tại ngân hàng?
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: - Gọi HS đọc các câu đố.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS giải câu đó, nhận xét, bổ sung.
- Trong hai câu đố trên, có thể nhầm lẫn từ
đồng âm nào?
C. Củng cố - Dặn dò.
- Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và
tìm các từ đồng âm.
Tự học:

- HS lần lượt trình bày.
- HS lắng nghe.
Bài 2: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Ví dụ:

Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp.
Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ
nạn nhân chất độc màu da cam.
Bài 3: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS giải thích, bổ sung.
Bài 4: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- HS trả lời đúng:
a, Con chó thui.
b, Cây hoa súng và khẩu súng.
- 2 đến 3 HS trả lời.

-----------------------------------------------------------Ôn luyện Toán

I. Mục tiêu.
- HS hoàn thành các bài tập.
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ lệ với các số đo độ dài và số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy - học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HS hoàn thành các bài tập.
- Yêu cầu HS hoàn thành các BT trong ngày, - HS tự hoàn thành bài.
trong tuần.
- HS làm bài, GV hướng dẫn, giúp đỡ thêm
những HS còn chậm.
2. Bài tập dự kiến dành cho HS đã hoàn
thành bài.
Bài 1: Nếu 5 người làm trong 5 ngày thì đào Bài 1: HS giải bài toán được kết quả:

được 50m mương. Hỏi 8 người làm trong 4
ngày thì đào được bao nhiêu mét mương?

143


Tuần 5

Trường Tiểu học Nghi Liên

(Mức làm của mỗi người như nhau)
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
+ 5 người trong 5 ngày đào được ? m mương.
Đáp số: 64m mương
+ 1 người trong 5 ngày đào được ? m mương.
+ 1 người trong 1 ngày đào được ? m mương.
+ 8 người trong 1 ngày đào được ? m mương.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào
bảng phụ.
- Gọi một số HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Một đơn vị vận tải đã huy động 8 xe để Bài 2: HS giải bài toán được kết quả:
chở 480 tấn hàng trong thời gian quy định. Sau
khi chở được 160 tấn thì đơn vị được giao
nhiệm vụ chở thêm 640 tấn hàng nữa. Hỏi đơn
vị đó phải huy động thêm bao nhiêu xe để chở
xong lô hàng trong thời gian quy định? (Biết

rằng sức chở của mỗi xe như nhau)
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
+ Sau khi chở được 160 tấn thì số hàng còn lại
Đáp số: 16 xe
là bao nhiêu?
+ Số hàng đơn vị đó phải chở thêm là bao
nhiêu?
+ Bài toán trở về dạng toán nào đã học?
+ Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ có
mấy cách giải? Đó là những cách giải nào?
- GV chia nhóm (những HS đã hoàn thành
BT1), yêu cầu làm bài vào bảng nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày bài giải.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.
-------------------------------------------Tự học:
Ôn luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu.
- HS hoàn thành các bài tập.
- HS tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu; viết được đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng dạy - học.

144


Tuần 5


Trường Tiểu học Nghi Liên

Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
1. HS hoàn thành các bài tập.
- Yêu cầu HS hoàn thành các BT trong ngày.
- HS làm bài, GV hướng dẫn, giúp đỡ thêm
những HS còn chậm.
2. Bài tập dự kiến dành cho HS đã hoàn
thành bài.
Bài 1: Điền vào mỗi chỗ chấm một từ trái
nghĩa với từ được gạch dưới:
a, Món quà tặng nhỏ bé nhưng ý nghĩa .....
b, Lúc gian khổ họ luôn ở bên nhau, lúc ... họ
luôn có nhau.
c, Mới đầu thì chúng tôi cứ tưởng ngọn núi ở
gần, nhưng hoá ra nó ở rất …
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu làm gì? (Tìm từ trái nghĩa với
từ được gạch dưới)
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm
bài vào bảng phụ.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn từ đó
để điền vào chỗ trống?
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
Bài 2: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 đến

7 câu, trong đó có sử dụng một số cặp từ trái
nghĩa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV chia nhóm (những HS đã hoàn thành
BT1), yêu cầu trao đổi, giới thiệu cho nhau
nghe cảnh mình sẽ chọn tả.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi một số HS đọc đoạn văn và nêu rõ cặp từ
trái nghĩa đã dùng trong đoạn văn.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
- Khi viết đoạn văn, em sử dụng các cặp từ
trái nghĩa sẽ có tác dụng gì?
3. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng làm tốt bài tập.

145

Hoạt động của HS
- HS tự hoàn thành bài.

Bài 1: HS điền từ trái nghĩa với từ được
gạch dưới.
a, Món quà tặng nhỏ bé nhưng ý nghĩa
to lớn.
b, Lúc gian khổ họ luôn ở bên nhau, lúc
vui sướng họ luôn có nhau.
c, Mới đầu thì chúng tôi cứ tưởng ngọn
núi ở gần, nhưng hóa ra nó ở rất xa.


Bài 2: HS viết đoạn văn đúng yêu cầu đề
bài. Gạch chân dưới các cặp từ trái
nghĩa.


×