BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THANH THẮNG
NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẮC NỢ THEO
LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Chí Hiếu
HÀ NỘI - 2006
Tôi xin chân thành bày tá lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phan
Chí Hiếu, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tận tình
gióp đì tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả
Lê Thanh Thắng
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
tài liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả
Lê Thanh Thắng
MỤC LỤC
Trang
Phần Mở đầu
1
Chương 1. Khái luận về nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp bị yêu cầu phá sản
6
1.1.
Nghĩa vụ tài sản và phân loại nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản
6
1.2.
Vai trò của việc xác định và thực hiện nghĩa vụ
tài sản trong thủ tục phá sản doanh nghiệp
22
1.3.
Các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp mắc nợ trong pháp luật Việt Nam
28
Chương 2. Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài sản
của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và thực
tiễn áp dụng
31
2.1.
Nghĩa vụ tài sản có bảo đảm
31
2.2.
Nghĩa vụ tài sản có bảo đảm một phần
40
2.3.
Nghĩa vụ tài sản không có bảo đảm
45
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thi hành các quy định về nghĩa
vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá
sản
57
3.1.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu
phá sản
57
3.2.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi
hành các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp bị yêu cầu phá sản
69
Kết luận
72
Danh mục tài liệu tham khảo
73
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Dưới sự tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị
trường , nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn và bị tuyên bố phá sản. Phá sản là một hiện tượng tất
yếu của kinh tế thị trường và nó có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội.
Nếu giải quyết tốt thì thậm chí phá sản còn tác động tích cực đến nền kinh tế:
Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, con nợ, người lao động và loại bớt các doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ ra khỏi nền kinh tế.
Thời gian qua, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ở Việt Nam có
nhiều vướng mắc mà một trong số đó là vấn đề xác định nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ bị yêu cầu phá sản. Chẳng hạn như không có sự phân biệt
giữa nợ cũ và nợ mới; không có các căn cứ xác định các khoản nợ dẫn đến Toà
án thường lúng túng trong giải quyết tranh chấp; gian lận trong thanh toán nợ;
tạo ra các khoản nợ có bảo đảm hoặc chuyển từ nợ không bảo đảm thành nợ có
bảo đảm; nhầm lẫn giữa nợ từ kinh doanh Với nợ phát sinh từ tiêu dùng trong
trường hợp phá sản doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh... Trong khi
đó, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định sơ lược về vấn đề này.
Luật Phá sản năm 2004 (sau đây viết tắt là Luật Phá sản) được Quốc hội
khoá XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/10/2004. Luật đó có những sửa đổi cơ bản và có nhiều nội dung mới phù
hợp Với yêu cầu thực tiễn, trong đó có các quy định về nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ, tạo điều kiện cho công tác giải quyết vụ việc phá sản
một cách công bằng, đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên,
do hiện tượng phá sản còn khá mới mẻ, hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn
chưa đồng bộ nên việc thực thi Luật Phá sản còn gặp nhiều khó khăn. Việc
Luật Phá sản chưa thực sự phát huy hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân về mặt pháp lý. Mặc dù Luật Phá
2
sản có một bước tiến đáng kể so Với Luật Phá sản doanh nghiệp (1993) nhưng
hiện nay còn thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là các quy
định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
Sau hơn một năm áp dụng, hiệu quả của Luật Phá sản chưa phát huy
được bao nhiêu. Theo báo cáo tham luận của Toà Kinh tế Toà án nhân dân tối
cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án nhân dân năm 2005 thì trong
năm 2005, các Toà án phải giải quyết 14 vụ yêu cầu phá sản doanh nghiệp
(trong đó thụ lý mới 11 vụ và 3 vụ của năm 2004 chuyển qua). Trong số đó,
các Toà án mới giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%), còn lại 13 vụ chưa giải
quyết. Như vậy, số lượng đơn xin phá sản gửi Toà án tăng hơn so Với năm
2004 (năm 2004 chỉ thụ lý 05 vụ) là do Luật Phá sản khả thi hơn Luật Phá sản
doanh nghiệp (1993). Tuy nhiên, số việc được giải quyết không nhiều, có thể
do việc hướng dẫn thực hiện còn chậm dẫn đến có nhiều vướng mắc làm chậm
tiến độ giải quyết của các cấp Toà án. Việc giải quyết nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hiện nay còn đang gặp nhiều vướng
mắc, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mắc nợ rút luikhái thương
trường . Vì vậy, việc sớm có văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phá sản, đặc
biệt là các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là một nhiệm
vụ cấp thiết hiện nay. Do đó, cần nghiên cứu chỉ rõ các quy định mới của Luật
về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, đánh giá mức độ phù hợp với
thực tiễn, dự báo trước các vướng mắc sẽ phát sinh để đề xuất hướng khắc phục.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp của đề tài: “Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sản
năm 2004” là một nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là một nội dung quan trọng
trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp. Pháp luật của bất cứ quốc gia nào
trên thế giới dự là theo trường phái bảo vệ quyền lợi của chủ nợ hay bảo vệ
3
quyền lợi của doanh nghiệp mắc nợ đều có những quy định cần thiết điều
chỉnh vấn đề này.
Đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực trạng về nghĩa vụ
tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật Phá sản năm 2004 mà chỉ có một số
đề tài khoa học nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Chẳng hạn như đề tài:
“Xử lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản
(2004)”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Kim Chi; “Thủ tục giải
quyết phá sản theo Luật Phá sản năm 2004”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học
của Đồng Thái Quang; “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản theo Luật Phá sản năm 2004”, đề tài luận văn thạc sĩ luật học của
Nguyễn Thị Hưêng;“Luật Phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so
sánh và phương hướng hoàn thiện”, đề tài luận án tiến sĩ luật học năm 2004
của Trương Hồng Hải; “Thực trạng phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn
thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ
của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2004; “Thực tiễn thi
hành và những đòi hái khách quan của việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản
doanh nghiệp”, công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Toà án nhân dân
tối cao năm 1999; “Pháp luật quốc tế về phá sản và vận dụng vào việc xây
dựng Luật Phá sản (sửa đổi) ở nước ta”, công trình nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở của Toà án nhân dân tối cao năm 2001. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản của thủ tục phá sản nói chung
mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện các khía cạnh
pháp lý, cũng như chưa đánh giá toàn diện thực trạng các quy định về nghĩa vụ
tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, từ đó dự báo các vướng mắc có khả năng
phát sinh và đề xuất giải pháp để Luật Phá sản có tính thực thi hơn trong việc
giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận liên quan
đến nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, đánh giá thực trạng áp dụng
pháp luật phá sản trong việc xác định nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc
nợ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để thực thi hiệu quả các quy định của Luật
Phá sản về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ
như: Khái niệm nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản, phân loại
nghĩa vụ tài sản, vai trò của việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài sản trong thủ
tục phá sản.
- Chỉ ra các điểm mới của Luật Phá sản về nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp mắc nợ và dự báo các vướng mắc có khả năng phát sinh; đánh giá sự
tác động của các quy định mới đó đối với thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên
bố phá sản doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp để thi hành hiệu quả các quy định của Luật Phá sản
nhằm giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với mục đích và nhiệm vụ như trên, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở
các vấn đề liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ;
điều kiện và thủ tục thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó trong quá trình giải quyết yêu
cầu phá sản doanh nghiệp. Các vấn đề nghiên cứu được đặt trong bối cảnh các quy
định của Luật Phá sản năm 2004 và sự liên hệ, đối chiếu Với Luật Phá sản doanh
nghiệp năm 1993 để thấy những điểm mới, tiến bộ trong pháp luật về phá sản của
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
5
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường , định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và Nhà nước ta.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà đề tài đặt ra, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thống kê, phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp và khảo sát thực tiễn.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần làm sáng tá một số vấn đề lý luận liên quan đến nghĩa vụ tài sản
của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản như: Khái niệm nghĩa vụ tài sản; tiêu chí phân
loại nghĩa vụ tài sản; vai trò của việc xác định nghĩa vụ tài sản trong thủ tục giải
quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
- Chỉ ra các điểm mới của Luật Phá sản năm 2004 về nghĩa vụ tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ và dự báo các vướng mắc có khả năng phát sinh; đánh giá sự
tác động của các quy định mới đó đối với thực tiễn giải quyết yêu cầu phá sản doanh
nghiệp.
- Đề xuất định hướng và giải pháp để thi hành hiệu quả các quy định của Luật
Phá sản nhằm giải quyết nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như: Thời điểm
xác định giá trị tài sản bảo đảm; người bảo lãnh cho doanh nghiệp mắc nợ; phân định
các loại nghĩa vụ tài sản (nợ); thừa nhận khoản nợ mới phát sinh được ưu tiên thanh
toán trong quá trình phục hồi doanh nghiệp.
7. Cơ cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Lời nói đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Nội dung các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Khái luận về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá
sản.
Chương 2: Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị
yêu cầu phá sản và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành
các quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản.
6
CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN VỀ NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
BỊ YÊU CẦU PHÁ SẢN
1.1. Nghĩa vụ tài sản và phân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp
bị yêu cầu phá sản
1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản
Dưới sự tác động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị
trường , hoạt động kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp là điều khó tránh
khái. Việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân khách quan như sự bất trắc và
biến động trong nền kinh tế thị trường mà doanh nghiệp không lưêng trước
được; khó khăn về khách hàng, cách thức quản lý của các cơ quan quản lý kinh
doanh. Bên cạnh đó, cũng có thể việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp
lại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như sự yếu kộm trong việc điều
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chính sách phát triển thương
mại của doanh nghiệp không tốt, thiếu khả năng thích ứng Với những biến
động trên thương trườnghoặc doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn về tài
chính.
Hoạt động kinh doanh kộm hiệu quả dẫn đến tình trạng doanh nghiệp
không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Để bảo vệ quyền lợi của các chủ
nợ, ở mỗi quốc gia đều có các quy định pháp lý về nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp mắc nợ, cho phộp các chủ nợ được yêu cầu con nợ thanh toán các
khoản nợ của mình. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tình hình tài
chính lành mạnh, có thể thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn khi được chủ
nợ yêu cầu. Nhưng một số doanh nghiệp khác, do hoạt động kinh doanh thua
lỗ kộo dài đó dẫn đến tình trạng không còn khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn; mặc dù đó cố gắng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm có tiền
mặt để trả nợ, nhưng doanh nghiệp vẫn không khụi phục được khả năng thanh
7
toán nợ của mình. Người ta nói rằng doanh nghiệp trên bị lâm vào tình trạng
phá sản. Để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ và của chính doanh nghiệp mắc
nợ, thủ tục phá sản được đặt ra để giải quyết tình trạng này.
ở Việt Nam, trong tiếng Việt phổ thông, các khái niệm “khánh tận”, “mất
khả năng thanh toán” hay “phá sản” được dựng để chỉ tình trạng không trả
được nợ. Bộ luật Thương mại Trung phần được ban hành ngày 12/6/1942 theo
Dụ số 46 của Bảo Đại, có hiệu lực từ ngày 25/01/1944 và chính thức hết hiệu
lực ở miền Nam ngày 20/12/1972 là đạo luật thương mại đầu tiên của người
Việt Nam. Vay mượn pháp luật phá sản của Pháp, đạo luật này sử dụng hai
thuật ngữ “khánh tận” và “phá sản” hầu như đồng nghĩa [28, tr.701,702]. Tại
Điều 864 Bộ luật Thương mại được chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành
ngày 20/12/1972 quy định: “Thương gia ngưng trả nợ sẽ bị tuyên án khánh
tận”. Như vậy, “khánh tận” còn được hiểu là mất khả năng thanh toán. Tuy
nhiên, khi phá sản được thừa nhận là một hiện tượng bình thường trong nền
kinh tế thị trường thì thuật ngữ “phá sản” mới chính thức được quy định trong
hai văn bản pháp lý quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân
(ban hành ngày 21/12/1990).
Việc xác định khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rất
quan trọng bởi đây là cơ sở để Toà án xem xét mở thủ tục phá sản. Luật phá
sản của mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau để xác định doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, trên thế giới có hai khuynh hướng chủ
yếu trong việc xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
Thứ nhất, tiêu chí định tính. Theo tiêu chí này, doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản là doanh nghiệp có tổng số nợ lớn hơn khả năng thanh toán.
Việc xác định này được dựa trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ:
Pháp luật của Vương quốc Bỉ quy định một doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán nợ là doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, bị mất uy tớn về mặt tài
chính (Tức là không còn đủ tài sản để bảo đảm các số nợ của mình hoặc kiếm
8
cách trả nợ bằng các phương pháp bất thường). Hoặc theo Luật Phá sản của
Liên bang Nga năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004), tại Điều 2 quy
định: “Khánh tận (phá sản) - là sự tuyên bố của Toà án trọng tài về việc con
nợ không còn khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tiền tệ và nghĩa vụ
thanh toán khác theo yêu cầu của chủ nợ”. Bên cạnh đó, Luật Phá sản của
Liên bang Nga còn giải thích thế nào là “nghĩa vụ tiền tệ” và “nghĩa vụ thanh
toán”. “Nghĩa vụ tiền tệ” là nghĩa vụ của con nợ phải thanh toán cho chủ nợ
một khoản tiền nhất định, phát sinh từ các giao dịch dân sự hoặc trên cơ sở các
căn cứ khác theo quy định của pháp luật. Còn “nghĩa vụ thanh toán” là các
khoản thuế và các khoản thu nộp ngân sách bắt buộc khác.
Như vậy, theo khuynh hướng định tính, để xác định doanh nghiệp đó lâm
vào tình trạng phá sản hay chưa người ta chủ yếu dựa vào sự cân đối giữa nợ
đến hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp mắc nợ.
Thứ hai, tiêu chí định lượng. Theo tiêu chí này, người mắc nợ mà không
trả được nợ đến hạn Với hạn mức giá trị nhất định theo luật định thì sẽ bị coi là
lâm vào tình trạng phá sản. Ví dụ: Luật Phá sản của nước Anh quy định rõ một
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ khi có một chủ nợ Với số tiền trên
50 bảng đó: Gửi đơn đến đòi nợ doanh nghiệp và sau ba tuần lễ doanh nghiệp
đó không trả nợ hoặc không thương lượng xong Với chủ nợ hoặc không tìm ra
được biện pháp bảo đảm thoả đáng số nợ; có một án lệnh bắt doanh nghiệp trả
nợ mà không thể thi hành được; khiếu nại số nợ không xong thì coi như đó mất
khả năng thanh toán nợ đến hạn và sẽ bị đưa vào thi hành thủ tục phá sản
doanh nghiệp [10, tr.21].
Theo khuynh hướng định lượng, chỉ cần xem xét đến khả năng thanh
toán đối với nợ đến hạn của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến tài sản
hiện có của doanh nghiệp. Do đó, khả năng mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp được sớm hơn nên các giải pháp phục hồi hoặc cho doanh nghiệp phá
sản có thể tiến hành kịp thời khi doanh nghiệp chưa thật sự kiệt quệ về tài
9
chính, bảo vệ hiệu quả lợi ích của doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ. Việc
chứng minh doanh nghiệp mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản của các chủ nợ
được quy định thuần tuý mà không phải đi sâu vào cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp. Hơn nữa, trên thực tế các chủ nợ rất khó có khả năng tìm hiểu kỹ được
cơ cấu tài chính của doanh nghiệp mắc nợ.
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp của Việt Nam qua các thời kỳ phát
triển kinh tế - xã hội cũng đó cố gắng đưa ra các dấu hiệu cụ thể để xác định
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp
(1993) quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp
gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đó áp dụng
các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn”. Các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn bao gồm: Có phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất
kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; có biện pháp xử lý hàng hoá,
vật tư tồn đọng; thương lượng Với các chủ nợ để hoán nợ, mua nợ, bảo lãnh,
giảm nợ, xoá nợ; vay ngân hàng để trả các khoản nợ đến hạn... Theo quy định
tại Điều 3 Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật Phá
sản doanh nghiệp (1993) thì dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản là doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả
được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả
ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp.
Luật Phá sản năm 2004 đó thay đổi dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản. Điều 3 Luật Phá sản quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác
xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Như vậy, so Với Luật Phá sản
doanh nghiệp năm 1993 thì Luật Phá sản chỉ sử dụng một dấu hiệu duy nhất là
“không có khả năng thanh toán nợ đến hạn” để xác định doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản.
10
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều loại
nghĩa vụ khác nhau, trong đó có các nghĩa vụ về tài sản hay còn gọi là các
khoản nợ. “Nghĩa vụ” theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
1998 được hiểu là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã
hội, đối với người khác [27, tr.657]. Cũng theo từ điển này, “tài sản” được
hiểu là của cải vật chất dựng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng [27,
tr.853]. Tuy nhiên, các định nghĩa này chỉ là định nghĩa trong ngôn ngữ phổ
thông chứ không phải là định nghĩa trên phương diện pháp lý của khái niệm
nghĩa vụ tài sản. Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật dân sự năm 2005 thì
nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (gọi chung là bên
có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tê có
giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền).
Luật Phá sản không đưa ra khái niệm nghĩa vụ tài sản mà chỉ đưa ra
cách xác định nghĩa vụ về tài sản. Theo quy định tại Điều 33 Luật Phá sản thì
việc xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản được xác định bằng: Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã
thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này không có bảo đảm; các yêu cầu đòi doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước
khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh
toán đó bị huỷ bỏ.
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản dự được biểu
đạt dưới hình thức này hay hình thức khác nhưng đều có các dấu hiệu pháp lý
cơ bản như sau:
Thứ nhất, đây là nghĩa vụ xác định được bằng một khoản tiền mà doanh
nghiệp mắc nợ (con nợ) phải thanh toán cho các tổ chức, cá nhân khác (chủ nợ).
11
Nghĩa vụ về tài sản không giống như nghĩa vụ giao vật hay nghĩa vụ
thực hiện một công việc. Nghĩa vụ giao vật là nghĩa vụ mà theo đó bên có
nghĩa vụ phải hoàn trả nguyên vẹn một vật nào đó như hai bên đó thoả thuận
cho bên có quyền. Còn nghĩa vụ thực hiện một công việc là việc bên có nghĩa
vụ phải thực hiện một công việc mà hai bên đó thoả thuận, có thể là một công
việc cho bên có quyền hoặc cho người thứ ba. Các nghĩa vụ này không được
xác định giá trị và tính thành tiền như nghĩa vụ về tài sản. Ví dụ: Doanh nghiệp
A ký hợp đồng Với Doanh nghiệp B thuê một chiếc xe ô tô tải để phục vụ kinh
doanh. Từ hợp đồng này sẽ phát sinh hai nghĩa vụ đối với Doanh nghiệp A: 1/
Nghĩa vụ hoàn trả chiếc ô tô khi hết thời hạn thuê; 2/ Nghĩa vụ thanh toán tiền
thuê. Như vậy, nghĩa vụ hoàn trả vật thuê không phải là nghĩa vụ tài sản phát
sinh khi Doanh nghiệp A bị yêu cầu phá sản. Cách thức thực hiện nghĩa vụ
hoàn trả vật thuê khi doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản hoàn toàn khác cách
thức thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền thuê. Doanh nghiệp là bên thuê tài sản
phải trả nguyên vẹn tài sản đó cho bên cho thuê. Còn đối với khoản tiền thuê,
nếu không có bảo đảm thì chỉ được thanh toán khi thanh lý tài sản của doanh
nghiệp bị phá sản.
Thứ hai, các nghĩa vụ tài sản này phát sinh từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (Các giao dịch, hợp đồng được doanh nghiệp mắc nợ thiết lập
Với bạn hàng, người lao động hoặc từ việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ
luật định).
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tạo ra các
khoản nợ. Các khoản nợ này có thể phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng được
doanh nghiệp mắc nợ thiết lập Với bạn hàng. Chẳng hạn như để mở rộng đầu
tư, doanh nghiệp đó ký hợp đồng vay vốn của ngân hàng. Hợp đồng này đó
làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp. Theo đó, doanh
nghiệp phải trả nợ cả tiền gốc và tiền lãi đối với ngân hàng khi hết hạn hợp
đồng. Tuy nhiên, đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên
12
hợp danh trong công ty hợp danh vay vốn ngân hàng để xây nhà ở phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt cá nhân thì nghĩa vụ này không được coi là nghĩa vụ phát
sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ không được gọi là nghĩa
vụ về tài sản của doanh nghiệp mắc nợ bởi vì đây là khoản nợ dân sự giữa chủ
doanh nghiệp tư nhân Với ngân hàng chứ không phải nợ thương sự.
Các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được phát sinh từ
việc ký kết hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp Với người lao động. Ví dụ:
Để có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp A đó phải
ký kết hợp đồng lao động Với 50 công nhân làm việc trong các xưởng may của
mình. Hợp đồng này đó làm phát sinh nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, theo
đó doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, bảo hiểm xã hội và các
nghĩa vụ khác cho người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng
lao động đó ký kết.
Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cũng có thể phát sinh từ các khoản
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ví
dụ: Công ty gốm sứ A trong quá trình nung các sản phẩm gốm sứ, khói lò đó
làm chết cháy toàn bộ những ruộng lúa của người dân ở gần khu vực lò nung
gốm. Do đó, Công ty gốm sứ A đó phải bồi thường thiệt hại hoa màu cho
những người dân có ruộng lúa ở gần lò nung sứ vì hoạt động gây ô nhiễm môi
trường của Công ty.
Bên cạnh những nguyên nhân làm phát sinh nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp nêu trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện nghĩa vụ tài sản theo Luật
định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như
doanh nghiệp phải nộp những khoản thuế cho Nhà nước theo quy định của
Luật thuế áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đối với thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân hoặc cá nhân thành viên công ty thì khoản thuế này không được coi là
13
nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bởi vì nó là khoản nợ dân sự của chủ sở hữu
doanh nghiệp đối với cơ quan thuế Nhà nước.
Thứ ba, đây là các nghĩa vụ tài sản đó đến hạn thanh toán.
Khi xem xét doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản hay chưa thì
Toà án chỉ căn cứ vào các khoản nợ (nghĩa vụ tài sản) đó đến hạn thanh toán.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi
chủ nợ có yêu cầu. Với quy định này thì chỉ khi nào doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầu
mới bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, các doanh nghiệp mặc dù kinh
doanh thua lỗ nhưng vẫn còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi
chủ nợ yêu cầu thì chưa bị coi là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản thì Toà án ra quyết
định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản. Cũng tại khoản 4 của điều luật này thì Toà án ra
quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã
chưa lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, Toà án chỉ có thể ra quyết định mở
thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầu.
Sau khi Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý thì các khoản nợ chưa
đến hạn Cũng được coi là đến hạn (Điều 34 Luật Phá sản). Với quy định này
chúng ta có thể hiểu các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp mắc nợ dự đến
hạn hay chưa đến hạn thì khi mở thủ tục thanh lý doanh nghiệp đều được coi là
các khoản nợ đó đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, không được tính lãi đối với
thời gian chưa đến hạn. Như vậy, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu
phá sản phải là các nghĩa vụ tài sản đó đến hạn thanh toán.
Thứ tư, việc thanh toán nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ được
thực hiện theo một thủ tục đặc biệt.
14
Tính chất đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở chỗ: Sau khi có quyết định
thanh lý doanh nghiệp mắc nợ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành
phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ cho các chủ nợ tương ứng
Với phần quyền tài sản của họ. Nếu tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ
đủ để thanh toán hết các khoản nợ thì các chủ nợ được nhận toàn bộ số nợ của
mình. Trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ không còn đủ
để thanh toán hết cho các chủ nợ thì các chủ nợ được nhận lại khoản nợ của
mình theo tỉ lệ phần trăm tương ứng Với phần quyền tài sản của họ. Sau khi
thanh toán xong, doanh nghiệp mắc nợ không còn nghĩa vụ tài sản đối với các
chủ nợ cho dự doanh nghiệp mắc nợ vẫn chưa thanh toán hết cho các chủ nợ,
ngoại trõ trường hợp doanh nghiệp mắc nợ là doanh nghiệp tư nhân hoặc công
ty hợp danh. Quy định này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ nợ. Các chủ nợ đều có quyền bình đẳng khi nhận lại tài sản của doanh
nghiệp mắc nợ, tránh tình trạng có chủ nợ nhận được tài sản của doanh nghiệp
mắc nợ, có chủ nợ không nhận được do doanh nghiệp mắc nợ hết tài sản.
Qua sự phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản của nghĩa vụ về tài sản của
doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản như trên, luận văn đưa ra khái niệm
nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản như sau:
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản là
những nghĩa vụ xác định bằng tiền, đó đến hạn thanh toán, được phát sinh từ
các giao dịch, hợp đồng do doanh nghiệp mắc nợ thiết lập Với bạn hàng,
người lao động hoặc từ việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ luật định mà
doanh nghiệp phải thanh toán trong thủ tục phá sản.
Với quan niệm như trên thì nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp bị yêu
cầu tuyên bố phá sản chính là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán
cho bạn hàng, người lao động, Nhà nước và những đối tượng có liên quan khác
trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
15
1.1.2. Phân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản
Phân loại nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Việc phân loại này
sẽ giúp Toà án có thể xác định chính xác doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng
phá sản hay chưa để ra quyết định mở thủ tục (hoặc không mở thủ tục) phá
sản. Việc xác định chính xác các nghĩa vụ tài sản đảm bảo việc phân chia tài
sản của con nợ bị phá sản cho các chủ nợ, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp
pháp của họ trong trường hợp doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý.
Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ có rất nhiều nghĩa vụ về
tài sản mà doanh nghiệp mắc nợ phải thực hiện như: Các khoản nợ có bảo đảm
bằng tài sản thế chấp, cầm cố; hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước; những khoản
nợ không có bảo đảm; nợ lương, trợ cấp thụi việc, bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đó ký kết… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn,
tác giả căn cứ vào một số tiêu chí khác nhau để phân loại các nghĩa vụ tài sản
của doanh nghiệp mắc nợ như sau:
(i). Căn cứ vào tính chất nợ phân thành: Nợ có bảo đảm, nợ không có
bảo đảm và nợ có bảo đảm một phần.
* Nợ có bảo đảm là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Thông thường, tài sản này được đảm
bảo bằng hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc các biện pháp đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trong các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định trong Bộ luật dân sự thì các biện pháp
thông dụng nhất là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự năm 2005).
16
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dựng tài sản thuộc
sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là
bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Cầm cố hay thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ thừa nhận cho bên
có quyền những quyền hạn đặc biệt trên một hay nhiều tài sản xác định, theo
đó bên có quyền được bán những tài sản này để ưu tiên lấy tiền trõ nợ. Chủ nợ
có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảo đảm đó, trong trường hợp tài
sản bảo đảm không đủ để thanh toán nợ thì phần còn thiếu được coi như là
khoản nợ không có bảo đảm và sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài
sản của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bảo lãnh là việc
người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết Với bên có quyền (gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo
lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên Cũng có thể thoả thuận về việc bảo lãnh
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Công ty A bảo lãnh cho Công ty B ký kết hợp
đồng tớn dụng vay của Ngân hàng C 1 tỷ đồng, thời hạn vay là 12 tháng, lãi
suất 1%/tháng. Để bảo lãnh cho Công ty B, Công ty A đó thế chấp cho Ngân
hàng C một căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng. Trong trường hợp đến hạn thanh toán
mà Công ty B không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, theo tính “có
bảo đảm” của hợp đồng bảo lãnh thì Công ty A phải có nghĩa vụ thanh toán cả
tiền gốc và tiền lãi cho Ngân hàng C. Như vậy, khoản nợ của Ngân hàng là
khoản nợ có bảo đảm. Trường hợp Công ty A không thanh toán cho Ngân
hàng C theo nghĩa vụ của người bảo lãnh thì Ngân hàng có quyền phát mại tài
sản thế chấp là căn nhà trị giá 1,5 tỷ đồng của Công ty A để trõ nợ.
* Nợ có bảo đảm một phần là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít
17
hơn khoản nợ đó. Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng tớn dụng vay của Ngân
hàng B 3 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là 1%/tháng. Công ty A đó thế
chấp cho Ngân hàng B một bất động sản trị giá 2 tỷ đồng. Như vậy, khoản nợ
của Ngân hàng B chỉ được đảm bảo một phần là 2 tỷ đồng bằng giá trị bất động
sản của Công ty A, còn phần nợ 1 tỷ đồng là khoản nợ không có bảo đảm.
* Nợ không có bảo đảm là các khoản nợ không được đảm bảo bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Cách phân loại các khoản nợ thành nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một
phần và nợ không có bảo đảm nhằm các mục đích sau:
- Xác định dấu hiệu phá sản của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có số nợ
không có bảo đảm lớn và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ này,
nếu chủ nợ có yêu cầu thì doanh nghiệp coi như đó lâm vào tình trạng phá sản.
Việc mất khả năng thanh toán chỉ tính tới các khoản nợ không có bảo đảm và
những phần nợ không có bảo đảm trong các khoản nợ có bảo đảm một phần.
- Xác định quyền và nghĩa vụ của chủ nợ khi doanh nghiệp bị yêu cầu
giải quyết phá sản.
Các chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảo đảm đó,
trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán nợ thì phần nợ còn
thiếu được coi như là khoản nợ không có bảo đảm và sẽ được thanh toán trong
quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ nợ có bảo đảm
không có quyền biểu quyết trong Hội nghị chủ nợ.
Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được phân chia tài sản còn lại của
doanh nghiệp mắc nợ. Nếu tài sản của doanh nghiệp đủ để trả cho tất cả các
chủ nợ thì các chủ nợ này được nhận đủ khoản nợ của doanh nghiệp mắc nợ
đối với mình. Trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ
không còn đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì các chủ nợ này sẽ được thanh
toán nợ theo tỉ lệ tương ứng Với phần quyền tài sản của họ. Ngoài ra, các chủ
nợ không có bảo đảm còn có quyền biểu quyết trong Hội nghị chủ nợ.
18
Các chủ nợ có bảo đảm một phần sẽ được thanh toán nợ bởi tài sản bảo
đảm đó, phần nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý
tài sản của doanh nghiệp. Các chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền biểu quyết
trong Hội nghị chủ nợ tương ứng Với phần nợ không có bảo đảm của mình.
- Cách thức (điều kiện và thủ tục) xử lý các khoản nợ.
Đối với các khoản nợ có bảo đảm có thể được thanh toán theo thủ tục
riêng. Chẳng hạn tài sản bảo đảm là tài sản cầm cố hoặc thế chấp sẽ được chủ
nợ mua lại và trõ vào phần nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ hoặc chủ nợ có
thể đem bán đấu giá tài sản đó lấy tiền trõ vào phần nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp mắc nợ. Nếu giá trị tài sản đó còn thừa sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo
đảm thì phần giá trị thừa đó được nhập vào khối tài sản còn lại của doanh
nghiệp. Trường hợp sau khi bán đấu giá tài sản bảo đảm đó mà vẫn không đủ
trả nợ cho chủ nợ có bảo đảm thì phần nợ còn thiếu đó sẽ được coi như khoản
nợ không có bảo đảm và được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán trong quá trình
giải quyết phá sản doanh nghiệp. Trường hợp có người thứ ba bảo lãnh thì
người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ. Sau khi thực hiện
xong nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh sẽ được tham gia như một chủ nợ
không có bảo đảm trong quá trình thanh lý doanh nghiệp mắc nợ.
Đối với các khoản nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán nợ theo
trình tự và thủ tục được quy định trong Luật Phá sản.
Như vậy, việc phân biệt nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như
trên có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh
nghiệp. Một mặt, Toà án sẽ sớm xác định được dấu hiệu phá sản của doanh
nghiệp mắc nợ. Mặt khác, Toà án cũng dễ dàng xác định được quyền và nghĩa
vụ của các chủ nợ, cũng như cách thức xử lý các khoản nợ nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và của doanh nghiệp mắc nợ.
(ii). Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán chia thành:
Nợ đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán.
19
* Nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ mà theo đó doanh nghiệp mắc nợ
phải có nghĩa vụ thanh toán ngay cho chủ nợ khi họ có yêu cầu. Ví dụ: Công ty
A ký kết hợp đồng tớn dụng vay của Ngân hàng B 1 tỷ đồng trong thời hạn 12
tháng, lãi suất là 1%/tháng. Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004 đến hết ngày
31/5/2005. Hợp đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc và
lãi suất khi đáo hạn. Hết ngày 31/5/2005, Công ty A không thanh toán. Người
ta gọi khoản nợ của Công ty A đối với Ngân hàng B là khoản nợ đó đến hạn
thanh toán.
* Nợ chưa đến hạn thanh toán là khoản nợ mà theo đó doanh nghiệp
chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng tớn
dụng vay của Ngân hàng B 1 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là
1%/tháng. Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004 đến hết ngày 31/5/2005. Hợp đồng
tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất khi đáo hạn.
Ngày 01/10/2004, Toà ra ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Công ty A. Đây là khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nên Công ty chưa phát
sinh nghĩa vụ thanh toán đối với Ngân hàng. Do đó, khi giải quyết phá sản
Toà án không được coi khoản nợ này là căn cứ để xác định Công ty đó lâm vào
tình trạng phá sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý
đối với doanh nghiệp thì các khoản nợ chưa đến hạn được xử lý như các
khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng tớn dụng vay của Ngân hàng B 1 tỷ đồng
trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là 1%/tháng. Thời hạn vay từ ngày 01/6/2004
đến hết ngày 31/5/2005. Hợp đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán
tiền gốc và lãi suất khi đáo hạn. Ngày 01/12/2004, Toà ra ra quyết định mở thủ
tục thanh lý Công ty A. Vậy, khoản nợ của Công ty A đối với Ngân hàng B
được tính như sau: Tiền nợ gốc 1 tỷ đồng; tiền lãi tính đến hết tháng 11/2004 là
20
1 tỷ đồng x 6 tháng x 1%/tháng = 60 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền Công ty
A nợ Ngân hàng B là 1 tỷ 60 triệu đồng.
Việc phân biệt nợ đến hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn thanh toán
giúp Toà án có thể xác định chính xác doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán nợ đến hạn hay chưa. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là
lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ hai điều kiện sau đây: 1/ Có các
khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo
đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đó rõ ràng
được các bên xác nhận, có đầy đủ chứng cứ để chứng minh và không có tranh
chấp. 2/ Chủ nợ đó có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán. Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ
đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đó có yêu cầu nhưng không được
doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản
khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…).
(iii). Căn cứ vào vào thời điểm phát sinh nợ có thể phân biệt thành:
Nợ cũ và nợ mới.
* Nợ cũ là khoản nợ được phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp, hợp
tác xã bị mở thủ tục giải quyết phá sản. Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng tớn
dụng vay của Ngân hàng B 3 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng Với lãi suất
0,8%/tháng. Thời hạn vay từ ngày 01/4/2005 đến hết ngày 31/3/2006. Hợp
đồng tớn dụng quy định bên vay phải thanh toán tiền gốc và lãi suất khi đáo
hạn. Ngày 01/4/2006 Ngân hàng B vẫn chưa nhận được cả tiền gốc cho vay và
tiền lãi của Công ty A. Ngày 25/4/2006 Toà án ra quyết định Thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty A. Như vậy, khoản nợ của Ngân hàng
B là khoản nợ phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp bị mở thủ tục giải quyết
phá sản và được gọi là nợ cò.
* Nợ mới là các khoản nợ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động phục hồi
doanh nghiệp. Khoản nợ này được tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện
21
theo phương án phục hồi được Hội nghị chủ nợ thông qua. Thông thường,
người ta chia nợ mới có trong thủ tục phá sản là nợ bắt nguồn từ hợp đồng và
nợ ngoài hợp đồng.
- Những khoản nợ trong hợp đồng: Đa số những khoản nợ mới của
doanh nghiệp bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh, hoạt động này có sự giám
sát và kiểm tra của Thẩm phán phụ trách giải quyết việc phá sản. Quá trình thi
hành phương án phục hồi, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện một số hợp đồng cò
và ký kết thêm hợp đồng mới. Trong những hợp đồng này, bên cựng giao kết
hợp đồng sẽ được hưởng quyền ưu tiên thanh toán. Có nghĩa là các nghĩa vụ tài
sản của doanh nghiệp phát sinh trong giai đoạn phục hồi phải được thanh toán.
Do đó, các khoản nợ lương sau ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản
cũng đều được hưởng quyền ưu tiên thanh toán.
- Những khoản nợ ngoài hợp đồng: Bao gồm các loại Thuế có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền phạt hoặc tiền bồi thường
thiệt hại do việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
+ Thuế: Thông thường, tất cả các loại Thuế có liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sau ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục giải
quyết yêu cầu phá sản phải được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ và đúng hạn;
đặc biệt khi doanh nghiệp được thi hành phương án phục hồi hoạt động sản
xuất kinh doanh. Đây được coi là khoản nợ mới phát sinh trong quá trình
doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi.
+ Những vi phạm pháp luật: Trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp, có thể sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính
hay phạt tiền từ những việc làm vi phạm pháp luật của doanh nghiệp đó.
Chẳng hạn như doanh nghiệp vi phạm về chất lượng hàng hoá hay cạnh tranh
không lành mạnh... Các khoản nợ này của doanh nghiệp chỉ có từ ngày Toà án
hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp. Vì vậy, có thể
những vi phạm pháp luật này đó xảy ra trước ngày Toà án mở thủ tục giải