Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.86 KB, 4 trang )

Trong thời đại 4.0 ngày nay, việc phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam
cùng với xu hướng toàn cầu, mở cửa hội nhập tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển
kinh tế xã hội. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chúng ta đang dần dần chuyển mình trở thành một
nước công nghiệp đời sống của nhân dân ngày càng một nâng cao. Song mặt trái của sự phát
triểnkinh tế đó là làm ô nhiễm môi trường bởi các chất thải công nghiệp,nhà ở,ý thức người dân Do
vậy vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là một đề tài được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và đối với nước ta nó trở thành nột vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết hợp lý. Trong
khuôn khổ bài tiểu luận này em xin trình bày một số hiểu biết về mối quan hệ giữa triển kinh tế và
bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bài tiểu luận của
em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót cũng như ngôn từ. Em rất mong được thầy cô và bạn
bè cùng đóng góp ý kiến. Và dưới đây là phần trình bày của nhóm 3:

ĐỀ TÀI: Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
I)
-

-

*

Các khái niệm chung:
Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống
về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải
tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung
của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ
thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:



-

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

-

Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.

-

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất của mình.

-

Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.

-

Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải
thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Một số việc làm để bảo vệ môi trường: Chúng ta phải nghiêm cấm các hành vi




Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt
các nguồn động vật, thực vật.




Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân
bằng sinh thái;



Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn
cho phép vào môi trường xung quanh;



Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động
vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;

II)
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế:
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa
bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi của môi trường. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào môi
trường mà cụ thể là tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói tài nguyên nói riêng hay môi
trường tự nhiên nói riêng có vai trò quyết định trong việc phát triển về kinh tế của
mỗi quốc gia.
1) Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu
ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống:

- Quá trình sản xuất diễn ra hằng ngày đều sử dụng những dạng vật chất cũng

như các yếu tố khác từ môi trường để tạo ra sản phẩm hàng hóa
- Bên cạnh đó trong sinh hoạt hằng ngày, con người cũng cần có không khí để
thở, nhà để ở, phương tiện đi lại, .. những cái đó chính là môi trường.
- Môi trường không chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng những “đầu ra”
như chất thải sinh hoạt, rác thải, phế phẩm sinh hoạt và còn nhiều chất độc
hại ra môi trường... Những điều trên nếu xử lí không tốt sẽ mang lại 1 hậu
quả vô cùng nghiêm trọng.
2) Môi trường liên quan đến tính ổn định`và bền vững của sự phát triển kinh tế
xã hội:
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo ra các biến đổi của môi
trường.
- Phát triển kinh tế xã hội là việc nâng cao điều kiện sống của người dân về vật chất
cũng như tinh thần, nâng cao chất lượng văn hóa. Để làm được điều ấy môi trường
đóng góp 1 phần khônng nhỏ, giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau: môi trường là địa bàn là đối tượng của sự phát triển, còn
phát triển là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi của môi trường.
- Tác động của con người đến môi trường ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự
nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình đó.
- Môi trường tự nhiên đồng thời tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên hoặc gây ra các thảm họa thiên tai đối
với các hoạt động kinh tế- xã hội trong khu vực
3) Môi trường có liên quan đến tương lai đất nước, dân tộc:
Bảo vệ môi trường chính là để giúp phát triển kinh tế xã hội đủ điều kiện đảm bảo an
ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.
Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới không làm tốt công tác bảo vệ môi
trường làm cho môi trường bị hủy hoại thì tương lai ắt hẳn phải gánh chịu những
hậu quả nặng nề.

III)
Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
1) Chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất:


Hiện nay theo thống kế, ở Việt Nam có trên 800000 cơ sở sản xuất công
nghiệp với khoảng 100 khu chế xuất công nghiệp tập trung, đồng nghĩa với
việc chúng ta phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công
nghiệp gây nên. Bên cạnh đó có khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp
chưa có trạm xử lý nước thải.
Trong dệt may , công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải có hàm lượng chất
rắn cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép, mặt khác lượng chất thải này không
được xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây nên ô nhiễm trầm trọng.
2) Chất lượng môi trường tại khu vực đô thị:
Chất lượng môi trường đô thị bị tác động bởi các hoạt động chỉnh trang đô
thị, giao thông, các khu công nghiệp xen lẫn khu dân cư.
-Về ô nhiễm không khí ngoài tác động của các khu công nghiệp, hoạt động
của giao thông vẫn tải cũng chiếm 1 phần quan trọng. Ở TPHCM hàng năm
các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoản 210000 tấn
xăng và 190000 tấn dầu, thải vào không khí 1100 tấn khói bụi, 25 tấn chì,
4200 tấn CO2 và 4500 tấn NO2.
-Về vấn đề ô nhiễm nguồn nước : theo báo cáo của các chuyên gia Việt Nam
ở các hội nghị nước ngoài thì ô nhiễm nguồn nước ở Việt nam đã đến mức
báo động bởi dân số ngày càng gia tăng khiến hệ thống thoát nước các đô thị
xuống cấp nghiêm trọng
-Về ô nhiễm môi trường đất: ô nhiễm không khí, nước cũng là phàn nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường đât. Các chất độc hại trong không khí kết tụ lại
làm mưa axit rơi xuống làm ô nhiễm đất,sử dụng nước thải trong nông
nghiệp cũng gây ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra các phế thải rắn của
ngành công nghiệp như luyện kim khai thác mỏ… cũng gây hại cho đất.

IV) Một số giải pháp:
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng là do giải pháp quy hoạch chưa hợp lý,
bộ máy quản lý hoạt động chưa hiệu quả, cơ sở kĩ thuật chưa đa dạng, chưa được đầu tư đúng mức.
Để giải quyết, xin đề nghị 1 vài giải pháp sau:

1) Giải pháp quy hoạch:
Phân bố lại địa bàn sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung hóa và quy hoạch hợp lý hơn.
Đối với các thành phố lớn Như TPHCM hà nội
Quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa ra khỏi nước thải công nghiệp và nước sinh
hoạt, cải tạo hệ thống hồ điều tiết nước mưa để hạn chế ngập úng khi mưa lớn.
Quy hoạch xử lý trạm nước thải đô thị
Xây dựng bãi rác đảm bảo kĩ thuật và vệ sinh môi trường
Xây dựng hệ thống cây xanh đô thị, tạo độ che phủ phục vụ giải trí.
2) Giải pháp quản lý:
Xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đồng bộ, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường từ trung ương đến địa phương
Bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.
Phát triển công tác giáo dục nâng cao bảo vệ môi trường bằng những hình thức thích hợp.
3) Giải pháp công nghệ:
Đa dạng hóa các loại công nghệ môi trường, ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh
học trong bảo vệ môi trường
Nghiên cứu phát triển công nghệ xư lý chất thải nguy hại và chất thải khó phân hủy sinh học.


Ưu tiên sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế chất thải.
TÓM LẠI: Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, việc nâng cao năng lực
quản lý của nhà nước trong quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp là 1 nhu cầu cấp
bách. Bên cạnh những biện pháp hành chính việc động viên cộng đồng tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường đang giữ vai trò quan trọng. Sự phát triển các phương tiện truyền
thông là 1 sự hỗ trợ quan trọng trong vấn đề vận động cộng đồng.




×