Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

THIẾT CHẾ tài PHÁN HÌNH sự QUỐC tế NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH

THIẾT CH Ế TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LU ẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT ANH

THIẾT CH Ế TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LU ẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
M ã số:

60380108


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU ẬN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Anh


LỜI CẢM Ơ N

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, đƣợc sự hƣớng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã
hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, các
Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Cảm ơn Khoa Sau đại học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thực hiện
quản lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng nhƣ

chƣơng trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành lu ận
văn này đúng tiến độ.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thuận
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn


DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

Tòa án Hình sự quốc tế (International Criminal Court)

ICC


M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM Ơ N
DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤ C
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ THIẾT CHẾ TÀI P HÁN HÌNH SỰ QU ỐC TẾ
VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ QUỐ C TẾ CỦA CÁ NH ÂN ................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thiết chế tài phán hình sự quốc tế........... 6
1.1.1. Định nghĩa ..................................................................................... 6
1.1.2. Bản chất và đặc trưng của thiết chế tài phán hình sự quốc tế ...... 11
1.1.3. Các nguyên tắc của thiết chế tài phán hình sự quốc tế ................. 14
1.2. Thiết chế tài phán hình sự quốc tế và vấn đề trách nhiệm hình sự quốc
tế của cá nhân ........................................................................................... 19

1.2.1. Tội ác quốc tế (tội phạm quốc tế) ................................................. 19
1.2.2. Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân ........... 25
KẾT LUẬ N CHƢƠNG I.............................................................................. 33
Chƣơng 2 CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ AD HOC .. 34
2.1. Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tokyo ....................................... 34
2.1.1. Quá trình thành lập...................................................................... 34
2.1.2. Cơ cấu thành phần của Tòa án quân sự quốc tế........................... 37
2.1.3. Thẩm quyền xét xử và các nguyên tắc chung ................................ 38
2.1.4. Ủy ban nghiên cứu và truy nã tội phạm chiến tranh đầu sỏ ......... 39
2.1.5. Thẩm quyền của Tòa và trình tự tiến hành phiên tòa xét xử ......... 41
2.1.6. Phán quyết và thi hành phán quyết .............................................. 43
2.2. Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và Rwanda .............................. 45
2.2.1. Thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ và
Rwanda.................................................................................................. 47


2.2.2. Cơ cấu tổ chức và trình tự tiến hành phiên tòa xét xử .................. 52
2.2.3. Phán quyết và thi hành phán quyết .............................................. 55
KẾT LUẬN CHƢƠ NG II .......................................................................... 58
Chƣơng 3 TÒA ÁN HÌNH SỰ Q UỐC TẾ ICC -

THIẾT CHẾ TÀI

PHÁN HÌNH SỰ QUỐ C TẾ THƢ ỜNG TRỰC ....................................... 59
3.1. Thẩm quyền tài phán, thụ lý vụ án và luật áp dụng............................. 61
3.1.1. Thẩm quyền tài phán của Tòa ICC............................................... 61
3.1.2. Thụ lý vụ án ................................................................................. 66
3.1.3. Nguồn luật áp dụng của Tòa ICC................................................. 67
3.1.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của cá nhân ............... 69
3.2. Cơ cấu tổ chức của ICC ..................................................................... 71

3.2.1. Thẩm phán của ICC ..................................................................... 71
3.2.2. Ban chánh án và các Hội đồng xét xử .......................................... 73
3.2.3. Phòng công tố và phòng lục sự .................................................... 74
3.2.4. Đặc quyền và miễn trừ của các cơ quan của ICC ........................ 76
3.3. Hoạt động điều tra và truy tố .............................................................. 77
3.3.1. Hoạt động điều tra ....................................................................... 77
3.3.2. Thủ tục truy tố.............................................................................. 80
3.4. Quá trình xét xử tại ICC ..................................................................... 82
3.4.1. Quá trình tố tụng tại Hội đồng xét xử........................................... 82
3.4.2. Quá trình xét xử tại Hội đồng phúc thẩm ..................................... 85
3.5. Bản án và thi hành án ......................................................................... 89
3.5.1. Bản án ......................................................................................... 89
3.5.2. Thi hành bản án ........................................................................... 90
3.6. Vấn đề gia nhập Qui chế Rome của Việt Nam ................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠ NG III ........................................................................ 98
KẾT LUẬN ............................................................................................... 100
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm quốc tế là loại tội phạm nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân
loại bởi mức độ nguy hiểm đến đời sống nhân loại. Tội phạm quốc tế không
chỉ gây ảnh hƣởng đến đời sống quốc gia mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến hòa
bình và an ninh quốc tế.
Những hành vi gây hại tới nhân loại cần phải đƣợc trừng trị thích đáng,
với thiết chế tài phán mạnh mẽ để đảm bảo mức độ răn đe cho các chủ thể của

Luật quốc tế. Trong lịch sử thế giới đã ghi nhận sự ra đời của Tòa án
Nurumbe, Tòa Tokyo, Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ, Tòa Rwanda.
Các tòa án này đã tiến hành xét xử các tội phạm chiến tranh, tội phạm phân
biệt chủng tộc... đóng vai trò quan trọng đối với những nỗ lực của nhân loại
nhằm chống lại các tội ác quốc tế.
Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là một thiết chế tài phán hình sự mang
tính chất thƣờng trực và có vai trò đặc biệt trong việc xét xử các loại tội phạm
quốc tế (tội xâm lƣợc, tội chống lại loài ngƣời, tội ác chiến tranh, tội diệt
chủng). Từ những tàn dƣ của lịch sử cũ để lại, những sự kiện đang diễn ra và
kể cả đời sống nhân loại sau này, những tội phạm vẫn đang tồn tại và phát
triển, chờ đợi cơ hội để tiến hành các hành vi đi ngƣ ợc lại lợi ích của cộng
đồng quốc tế, xâm phạm quyền của con ngƣời và sử dụng loài ngƣời vì các
mục đích gây chiến tranh, thù hằn, phân biệt đối xử... ICC đƣợc thành lập từ
năm 1998 trên cơ sở quy chế Rome. ICC đƣợc ra đời với kỳ vọng của cộng
đồng quốc tế về một thiết chế tài phán hình sự quốc tế có sự kế thừa các tòa
án trƣớc đó, vừa thực hiện mục tiêu trừng trị tội phạm, mang lại công lý cho
nhân loại, vừa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia.


2

Trong hệ thống pháp luật quốc tế, cộng đồng quốc tế đặt ra hai loại
trách nhiệm pháp lý chính đối với các chủ thể tham gia, đó chính là trách
nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan (đặt ra trong trƣờng hợp chủ thể có hành vi vi
phạm Luật quốc tế) và trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan (đặt ra trong
trƣờng hợp chủ thể không thực hiện hành vi vi phạm Luật quốc tế nhƣng gây
thiệt hại cho các chủ thể khác). Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ áp dụng đối
với quốc gia (chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế, có khả năng gánh
chịu trách nhiệm vật chất và phi vật chất đại diện cho lợi ích quốc gia đó),
chứ không đề cập đến trách nhiệm đối với cá nhân (những ngƣời trực tiếp chỉ

đạo, thực hiện, tham gia thực hiện các hành vi vi phạm Luật quốc tế). Chính
vì thế, để đảm bảo các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích cộng đồng
quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế đặt ra với quốc gia, còn cá nhân ph ải
gánh chịu trách nhiệm hình sự quốc tế.
Việc đặt ra trách nhiệm hình sự quốc tế đối với cá nhân là rất cần thiết,
tuy nhiên, các nguyên tắc, phƣơng thức tiến hành, thẩm quyền tiến hành còn
có nhiều vƣớng mắc khi thiết chế tài phán hình sự quốc gia và thiết chế tài
phán hình sự quốc tế tồn tại song song và sự lo ngại của quốc gia trƣớc thẩm
quyền của tòa án quốc tế đối với công dân quốc gia thực hiện tội ác quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dƣới góc độ lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu liên quan
đến thiết chế tài phán hình sự quốc tế cũng đã có khá nhiều bài viết, khóa luận
tốt nghiệp, luận án viết về thiết chế tài phán hình sự quốc tế nhƣng chủ yếu
chỉ xem xét về Tòa hình sự quốc tế (ICC) chứ không tìm hiểu sâu về các thiết
chế tài phán hình sự quốc tế (Ad hoc, thƣờng trực..). Có thể kể đến một số
nghiên cứu nhƣ:


3

-

“Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của
Việt Nam”, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Xuân Sơn, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2013.

-

“Tòa án hình sự quốc tế - một số vấn đề pháp lý cơ bản”. Trần
Thăng Long, Khoa Luật Quốc tế - Đại học Luật TP. Hồ Chí M inh,

Tạp chí Khoa học pháp lý số 08/2002.

-

“Thẩm quyền tài phán của tòa hình sự quốc tế (International
Criminal Court – ICC) theo quy chế Rôm (Rom Statue), TS. Lê M ai
Anh, Trƣởng bộ môn Luật quốc tế - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2005.

-

Bên cạnh đó còn rất nhiều sách tham khảo của các học giả nhƣ: TS.
Nguyễn Thị Thuận; TS. Lê M ai Anh; TS. Dƣơng Tuy ết M iên, TS.
Nguyễn Thị Phƣơng Hoa...

-

Các hội thảo về Tòa hình sự quốc tế (ICC) cũng đƣợc tổ chức:
+ Hội thảo: “Giới và Tòa án hình sự quốc tế” do Trung tâm nghiên
cứu giới và phát triển thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức tháng 3/2002.
+

Hội thảo: “Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt

Nam” do Hội luật gia tổ chức với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Thụy
Sĩ và Hà Lan tại Hà Nội. Cuộc Hội thảo đã tạo điều kiện để Hội luật
gia dịch và xuất bản hai cuốn sách “Những văn kiện pháp lý về Tòa
hình sự quốc tế” và “Những vấn đề cơ bản về Tòa hình sự quốc tế”.
Những công trình nghiên cứu nói trên cũng chỉ mới đề cập tới Tòa hình sự

quốc tế (ICC) nhƣng cũng chƣa đề cập trực tiếp tới trách nhiệm hình sự đối
với cá nhân và nghiên cứu sâu về các thiết chế tài phán khác bên cạnh ICC.


4

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
M ục đích nghiên cứu của luận văn là xác định rõ vấn đề xác định trách
nhiệm hình sự pháp lý quốc tế đối với cá nhân; xem xét, làm rõ các thiết chế
tài phán hình sự về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, các hoạt động tố tụng, thi
hành phán quyết... và vai trò của các thiết chế này trong việc chống tội phạm
quốc tế (thiết chế tài phán hình sự Ad hoc; Tòa hình sự quốc tế (ICC)).
4. Câu hỏi nghiên cứu
Khi đi vào nghiên cứu đề tài, ngƣời viết đã xác định một số câu hỏi mà
đề tài cần nghiên cứu là: Thiết chế tài phán hình sự quốc tế có những đặc
trƣng gì khác biệt so với các thiết chế tài phán khác? Trách nhiệm hình sự
quốc tế đối với cá nhân đƣợc xác định nhƣ thế nào? Các thiết chế tài phán
hình sự ad học hoạt động ra sao? Thiết chế tài phán hình sự thƣờng trực hoạt
động nhƣ thế nào?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣ ợc nghiên cứu dự a trên cơ sở áp dụng các phƣơng ph áp
nghiên cứu kho a học khác nhau. C ụ thể là các phƣơng pháp duy v ật biện
chứng, duy vật lịch sử, phƣơng ph áp tổng h ợp , phƣơng pháp ph ân tích ,
phƣơng ph áp thống kê, phƣơng pháp so sánh và đ ối chiếu , kết h ợp nghiên
cứu lý luận và thự c tiễn để đƣa ra các giải pháp cụ thể và khả th i. Ph ƣơng
pháp chủ yếu đƣ ợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp phân tích v à
nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Cụ thể, ngƣ ời viết tiến hành phân tích các
vấn đề lý luận về hình sự quốc tế, và rút ra vấn đề truy cứu trách nhiệm
hình sự quốc tế của cá nhân; trên cơ s ở thực tiễn đ ời sống quốc tế, học viên
phân tích các quy định, trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các thiết chế tài

phán ad hoc; phân tích các quy đ ịnh, thẩm quyền, trình tự , thủ tục giải
quyết của th iết ch ế thƣ ờng trực đ ể thấy đ ƣ ợc vai trò của từng th iết ch ế
trong việc trừng trị các tội ác quốc tế.


5

6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy chế về thành lập các thiết

chế tài phán ad hoc và thƣờng trực (ICC), tập trung vào xem xét trách nhiệm
hình sự quốc tế đối với cá nhân.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm hình sự đối với
cá nhân, xem xét hoạt động của các thiết chế tài phán quốc tế. Từ đó rút ra kết
luận vai trò, đánh giá thực trạng xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế đó.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở khoa học và thực tiễn để
phục vụ tổng hợp thông tin về các thiết chế tài phán hình sự quốc tế trong việc
xét xử các cá nhân:
- Làm cơ sở cho việc xem xét các ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình giải
quyết để có những thay đổi, cải tổ phù hợp với thực tiễn đa dạng của Pháp
luật hình sự quốc tế;
- Cơ sở cho Việt Nam xem xét và quyết định gia nhập Quy chế Rome 1998;
- Là học liệu cho các bạn sinh viên, học viên và những cá nhân quan
tâm tham khảo phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu khoa học.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn có kết cấu gồm 03 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: LÝ LUẬ N VỀ THIẾT CHẾ TÀI PHÁN H ÌNH SỰ
QUỐC TẾ VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ QUỐ C TẾ CỦA CÁ NHÂ N
Chƣơng 2: CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐ C TẾ
ADHO C
Chƣơng 3: TÒA ÁN HÌNH SỰ Q UỐC TẾ ICC – THIẾT CHẾ TÀI
PHÁN HÌNH SỰ QUỐ C TẾ THƢ ỜNG TRỰC


6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ THIẾT CHẾ TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐ C TẾ
VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ QUỐ C TẾ CỦA CÁ NH ÂN

Sự hình thành và phát triển các thiết chế tài phán hình sự quốc tế (Tòa
án hình sự quốc tế) gắn liền với quá trình hình thành và phát triển trách nhiệm
hình sự quốc tế của các cá nhân phạm tội ác quốc tế (trong khoa học luật quốc
tế đƣợc gọi là tội phạm quốc tế), đây là loại hình tội phạm nguy hiểm nhất đối
với toàn thể nhân loại, vì chúng xâm hại đến hòa bình và an ninh qu ốc tế.
Xuất phát từ sự đánh giá mức độ và tính chất cực kì nguy hiểm của tội ác
quốc tế trong đời sống nhân loại, đồng thời để đảm bảo công lý quốc tế luôn
đƣợc thực thi, tội phạm phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Cộng đồng quốc tế
đã nhất trí thành lập các loại hình Tòa án hình sự quốc tế theo các phƣơng
thức khác nhau có nhiệm vụ xét xử và trừng trị các tội phạm quốc tế do cá
nhân thực hiện theo đúng các qui đ ịnh của luật quốc tế. Nhƣ vậy các tòa án
kiểu này đã đƣợc luật quốc tế xác lập nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự
của cá nhân do có hành vi tội phạm quốc tế. Lịch sử nhân loại đã từng biết
đến Tòa án quân sự Nurumbe và Tokyo, Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ

cũ, và Rwanda… Đây là các Tòa án hình sự quốc tế đóng góp rất lớn cho quá
trình hình thành và phát triển thiết chế tài phán hình sự quốc tế. Vai trò và giá
trị pháp lý cũng nhƣ thực tiễn của chúng là không thể phủ nhận trong tiến
trình phát triển hiện nay của nhân loại.
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thiết chế tài phán hình sự quốc tế
1.1.1. Định nghĩa
Xuất phát từ thực tiễn thành lập và mục đích hoạt động trong thực tiễn
đời sống quốc tế của các Tòa án hình sự quốc tế, có thể đƣa ra một định nghĩa


7

có tính tổng quát sau đây về thiết chế tài phán hình sự quốc tế, theo đó: thiết
chế tài phán hình sự quốc tế là những cơ quan/tổ chức quốc tế đƣợc hình
thành trên cơ sở các văn bản pháp lý quốc tế tƣơng ứng nhằm thực hiện chức
năng truy tố, xét xử các cá nhân phạm tội ác quốc tế theo luật quốc tế.
Ngoài những đặc điểm chung, mỗi thiết chế tài phán hình sự quốc tế
cũng có những điểm đặc thù, riêng biệt của mình. Sự riêng biệt này đƣợc thể
hiện trong các văn bản thành lập Tòa án hình sự quốc tế nhƣ xác định các loại
hình tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa, qui định cơ cấu tổ chức và
các nguyên tắc, trình tự thủ tục xét xử của các Tòa án… (điển hình nhƣ Qui
chế Tòa án Nurumbe và Tokyo… ). Các văn bản nêu trên không chỉ ghi nhận
các điều khoản liên quan đến vấn đề thuộc nội dung và trình tự xét xử mà còn
xác định cả thẩm quyền tài phán và cơ cấu tổ chức của Tòa. Ngoài ra, các văn
bản thành lập Tòa hình sự quốc tế còn thống nhất hóa các nguyên tắc hoạt
động cũng nhƣ các qui ph ạm phân định các loại hình tội phạm quốc tế thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa cũng nhƣ các vấn đề tổ chức - nhân sự của bộ
máy tòa án và các v ấn đề khác có liên quan trong quá trình h ợp tác và tƣơng
trợ tƣ pháp hình sự.
Việc phân loại các thiết chế tài phán hình sự quốc tế đã đƣợc nghiên

cứu và tổng kết trong khoa học luật quốc tế. Vấn đề này gắn liền với quá trình
hợp tác quốc tế đấu tranh phòng và chống tội phạm quốc tế và đƣợc xác định
dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức văn bản pháp lý quốc tế thành lập Tòa
án hình sự.
+ Tòa án hình sự quốc tế đƣợc thành lập dựa trên các văn bản pháp lý
quốc tế có hiệu lực trong các trƣờng hợp riêng biệt. Ví dụ nhƣ Tòa án quân sự
Nurumbe và Tòa án quân sự Tokyo đƣợc hình thành dựa trên cơ sở pháp lý
Tuyên bố 1943 giữa các quốc gia đồng minh về trách nhiệm của các tội phạm


8

quốc tế Đức quốc xã; Hiệp ƣớc Pôxdam 1945 đã ch ấp nhận các Nguyên tắc
của Tuyên bố M atxcơva và cuối cùng Hiệp ƣớc London đƣợc kí giữa các
nƣớc Anh, Pháp, M ĩ và Liên Xô v ề truy nã và trừng trị các tội phạm chiến
tranh của các nƣớc thuộc khối Trục tại châu Âu. Hiệp ƣớc London 1945 đã
ghi nhận Qui chế của Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tòa án quân sự
Tokyo. Các Qui chế này là bộ phận cấu thành và không thể tách rời của Hiệp
ƣớc London 1945. Đây là các văn b ản pháp lý quốc tế tạo tiền đề và tiến tới
1

thành lập Tòa án quân sự quốc tế kể trên . Có thể thấy tính đặc biệt của nhóm
Tòa án hình sự quốc tế này, khi chúng đƣợc thành lập dựa trên không chỉ một
điều ƣớc quốc tế, mà dựa trên hệ thống các văn kiện quốc tế, trong đó có hai
điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có vị trí và vai trò lịch sử trong tiến trình phát
triển của nhân loại.
+ Loại Tòa án hình sự quốc tế thứ hai là các Tòa án đƣợc thành lập
không dựa trên cơ sở điều ƣớc quốc tế nhƣ nhóm trên, mà đƣợc quyết định
thành lập dựa trên các nghị quyết, quyết định của cơ quan, tổ chức quốc tế có

thẩm quyền. Thuộc nhóm này là các Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và
Rwanda, cụ thể theo Nghị quyết số 808 năm 1993 của Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc về quyết định thành lập Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và
Nghị quyết số 955 năm 1994 cũng của cơ quan quốc tế này quyết định thành
lập Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda. Cả hai Tòa án này có thẩm quyền và
chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân phạm tội ác quốc
tế theo qui định của luật nhân đạo quốc tế (tội ác chiến tranh, tội diệt
chủng… ). Từ góc độ học thuật pháp lý quốc tế, hai nghị quyết trên không
phải là các điều ƣớc quốc tế, chúng chỉ là các quyết định có tính “mệnh lệnh”
của Hội đồng bảo an, nhƣng điều đó hoàn toàn không phủ nhận bản chất thỏa
thuận thành lập hai Tòa án hình sự này của cộng đồng quốc tế trong khuôn
1

PGS.TS Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, 2007, trang 222.


9

khổ Liên hợp quốc, chỉ có điều bản chất thỏa thuận đó đƣợc thể hiện ở
phƣơng thức đặc biệt, thể hiện thông qua sự nhất trí thỏa thuận của cộng đồng
quốc tế (Liên hợp quốc) gồm 193 quốc gia thành viên trao cho H ội đồng bảo
an quyền lực đặc biệt này.
+ Tòa án hình sự quốc tế đƣợc thành lập theo phƣơng thức truyền thống
của luật quốc tế, dựa trên cơ sở một điều ƣớc quốc tế duy nhất thể hiện sự
đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế. Bản chất thỏa thuận của luật quốc tế
đƣợc khẳng định rõ ràng và chắc chắn trong quá trình đàm phán, kí kết điều
ƣớc quốc tế thành lập Tòa án. Thuộc về nhóm này là Tòa án hình sự quốc tế
(ICC), đƣợc các quốc gia thống nhất thành lập thông qua việc kí kết Hiệp ƣớc
quốc tế tại Hội nghị ngoại giao đƣợc tổ chức ở Rôma (Italia) vào năm 1998.
Hiệp ƣớc Rôma 1998 hay còn đƣ ợc gọi là Qui chế Rôma 1998 về thành lập

Tòa án hình sự quốc tế qui định thẩm quyền tài phán của mình đối với bốn
loại tội phạm quốc tế (tội xâm lƣợc, tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, tội ác
chống loài ngƣời). Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đóng trụ sở tại Lahay (Hà
Lan) và chính thức hoạt động công vụ vào ngày 01 tháng 7 năm 2003. Từ góc
độ luật quốc tế, Tòa án ICC đƣợc thành lập dựa trên cơ sở Qui chế tòa án hình
sự quốc tế - một điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đặc thù, chứ không phải là một
phần (phụ lục) gắn liền với một điều ƣớc quốc tế chung nào đó, ví dụ nhƣ Qui
chế Tòa án công lý quốc tế là phụ lục 6 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc… Sự
ra đời và hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) là bƣớc phát triển ở tầm
cao mới của hệ thống các thiết chế tài phán hình sự quốc tế.
- Thứ hai, căn cứ vào phƣơng thức hoạt động
Trên cơ sở phƣơng thức hoạt động, khoa học luật quốc tế phân chia các
thiết chế tài phán hình sự quốc tế thành hai loại:
+ Tòa án hình sự quốc tế thƣờng trực.
+ Tòa án hình sự quốc tế ad hoc (Tòa án hình sự quốc tế vụ việc).


10

Thuộc vào loại đầu tiên là Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đƣợc thành lập
theo Qui chế Roma năm 1998. Tòa có trụ sở, có các danh sách th ẩm phán và
công tố viên, có một hệ thống cơ cấu tổ chức thƣờng xuyên và ổn định, quan
trọng nhất là Tòa ICC xét xử các tội ác quốc tế đƣợc xác định theo Qui chế
mà không có giới hạn về thời gian, địa điểm thực hiện hành vi tội phạm, điều
này khác với qui định của Tòa án Nurumbe hoặc Tokyo hay Tòa án hình sự
về Nam Tƣ cũ và Rwanda. B ởi vì xét về bản chất, tiêu chí về thời gian, địa
điểm thực hiện hành vi tội ác quốc tế là cơ sở xác định là tòa án ad hoc hay
tòa thƣờng trực. Tiêu chí này tồn tại trong Qui chế của các tòa nêu trên.
Tòa án hình sự quốc tế ad hoc cũng xuất hiện trong thực tiễn hình sự
quốc tế. Xét trên cơ sở tiêu chí nêu trên thì Tòa án quân sự Nurumbe, Tokyo

và Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và Rwanda… thuộc loại là tòa án
hình sự quốc tế ad hoc. M ặc dù dựa trên cơ sở thành phần, cơ cấu tổ chức, qui
chế xét xử hay trụ sở các tòa án này đều thỏa mãn. Tuy nhiên hoạt động của
chúng bị giới hạn về thời gian và địa điểm thực hiện hành vi tội ác quốc tế.
Cụ thể theo Qui chế ghi nhận, Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tokyo có
thẩm quyền xét xử chỉ các cá nhân đầu sỏ tội ác quốc tế trong Thế chiến II,
còn các tội phạm quốc tế khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại quốc gia,
nơi hành vi phạm tội đƣợc thực hiện. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hai
Tòa án quân sự quốc tế này đã chấm dứt hoạt động. Còn hai Tòa án hình sự
quốc tế về Nam Tƣ cũ và Rwanda cũng đƣ ợc xác định cụ thể thẩm quyền tài
phán của mình; theo đó, Tòa án về Nam Tƣ cũ có thẩm quyền xét xử chỉ đối
với các cá nhân có hành vi xâm ph ạm nghiêm trọng Luật nhân đạo quốc tế
trong thời kì nội chiến trong phạm vi lãnh thổ của nƣớc CHLB Nam Tƣ cũ,
còn Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda có thẩm quyền xét xử các cá nhân
phạm tội ác quốc tế trong phạm vi lãnh thổ Rwanda cũng nhƣ trên lãnh thổ
các quốc gia láng giềng của Rwanda. Tiêu chí này đã xác lập thời hạn tồn tại
của hai tòa án nêu trên, qua đó khẳng định chúng thuộc loại Tòa án hình sự
quốc tế ad hoc.


11

Việc phân loại các thiết chế tài phán hình sự theo các tiêu chí đã trình
bày có giá trị học thuật nhất định trong khoa học luật quốc tế, còn về thực tiễn
việc phân loại không làm thay đổi vị trí của từng loại trong hệ thống tài phán
quốc tế, chúng đều có vị trí và vai trò lịch sử - pháp lý trong từng giai đoạn
lịch sử nhân loại.
1.1.2. Bản chất và đặc trưng của thiết chế tài phán hình sự quốc tế
Xét về bản chất, các thiết chế tài phán quốc tế đều đƣợc thành lập và
tiến hành thẩm quyền xét xử, tổ chức thực hiện phán quyết theo nguyên tắc

thỏa thuận. Bản chất này xuyên suốt toàn bộ quá trình hình thành và th ực thi
luật quốc tế của hệ thống tài phán quốc tế. Tuy nhiên, đối với các thiết chế tài
phán hình sự quốc tế, vấn đề bản chất của chúng không đơn giản nhƣ vậy, vì
đây là những công cụ trừng phạt tội ác quốc tế của nhân loại. Có thể diễn giải
bản chất của chúng rõ ràng và thuy ết phục qua từng giai đoạn thành lập, xét
xử và thi hành án. Trong giai đo ạn thành lập, bản chất thỏa thuận của thiết chế
tài phán hình sự quốc tế là rõ ràng, không th ể phủ nhận. Chỉ có các quốc gia
thông qua thỏa thuận chung (đƣợc thể hiện ở các hình thức khác nhau, nhƣ
điều ƣớc quốc tế hay quyết định của cơ quan quốc tế) mới nhất trí thành lập
đƣợc chúng, thiếu vắng loại hình văn bản pháp lý quốc tế nhƣ vậy, chắc chắn
tòa án hình sự quốc tế không xuất hiện. Tuy nhiên xuất phát từ đặc thù của tòa
án hình sự, trong giai đoạn xét xử và thi hành án các thiết chế tài phán hình sự
quốc tế khẳng định là các thực thể pháp lý quyền lực đặc biệt, có quyền
cƣỡng chế các cá nhân chấp nhận thẩm quyền của tòa và chấp nhận các án
phạt đã tuyên sau phiên tòa xét x ử công minh và đảm bảo công lý. Trong hai
gian đoạn này, sự thỏa thuận không còn tồn tại trong mối quan hệ giữa Tòa án
và các bên đƣơng sự giống nhƣ các Tòa án công lý quốc tế, hay Tòa án EU…
Dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tổng quát có tính thực tế nêu
trên, các đặc trƣng của hệ thống thiết chế tài phán hình sự quốc tế hoàn toàn
đƣợc thể hiện với nội dung sau:


12

+ Các thiết chế này đƣợc thành lập và phát triển ở mức độ ngày càng cao
dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các nƣớc liên quan, tiến trình phát triển các thiết
chế tài phán hình sự quốc tế sau Đại chiến II cho tới nay đã minh chứng đặc
trƣng này. B ản chất thỏa thuận ở đây không chỉ bao trùm lên giai đoạn thành
lập nhƣ đã phân tích ở phần trên, mà còn là cơ sở để các quốc gia nhất trí đƣa
ra các qui định có tính chất cƣỡng chế trong giai đoạn xét xử và thi hành án của

Tòa án hình sự quốc tế. Nhƣ vậy, từ góc độ học thuật luật quốc tế, các qui
phạm về xét xử và thi hành án cũng chứa đựng trong nó bản chất thỏa thuận,
các qui phạm này là sản phẩm của sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan.
+ Thẩm quyền và chức năng của thiết chế tài phán hình sự quốc tế đã
đƣợc khẳng định và ghi nhận chắc chắn trong thực tiễn cũng nhƣ lý luận luật
quốc tế. Theo đó các thiết chế này chỉ có thẩm quyền và chức năng xét xử và
trừng phạt các cá nhân phạm tội ác quốc tế theo qui định của luật hình sự
quốc tế (cụ thể là các Qui chế của tòa) nhƣ tội ác chiến tranh, tội chống nhân
loại, tội xâm lƣợc… Về nguyên tắc, các Tòa án hình sự quốc tế hoàn toàn
không có thẩm quyền, chức năng giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các
quốc gia. Nhƣ vậy, nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân
cũng thuộc về thiết chế tài phán hình sự quốc tế, do vậy khẳng định đây là tòa
2

án chuyên biệt cũng có thể đƣợc chấp nhận trong khoa học luật quốc tế .
+ Đặc trƣng tiếp theo luật áp dụng trong quá trình xét x ử và thi hành án
là luật quốc tế, bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức. Toàn bộ nội dung
các qui định của luật áp dụng đều đƣợc ghi nhận trong Qui chế của Tòa hữu
quan, bao quát toàn b ộ các vấn đề thẩm quyền, thụ lý, truy tố… và các khung
hình phạt cụ thể sau quá trình tiến hành thủ tục tố tụng cần thiết… Bên cạnh
đó, các tập quán quốc tế đƣợc luật quốc gia áp dụng và có tính phổ cập cũng
đƣợc Tòa án hình sự quốc tế sử dụng, và khi đó chúng trở thành các nguyên
tắc pháp luật chung, nhƣ: “đã gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng” hay “không ai
bị xét xử hai lần về cùng một hành vi phạm tội”…
2

Luật quốc tế, Đại học Hữu nghị giữa các dân tộc, Nxb. Luật học, M atxcơva 1999.


13


+ Đặc trƣng về tính chất bổ trợ của hệ thống các thiết chế tài phán hình
sự quốc tế.
Xuất phát từ bản chất là một thiết chế độc lập (xét về nguyên tắc và dựa
trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia) đối với các Toà án hình sự quốc gia,
cho nên, các thiết chế tài phán hình sự quốc tế chỉ bổ sung cho quyền “tài
3

phán hình sự quốc gia” . Tính bổ sung, sự bổ trợ (Complementarity) đƣợc
hiểu là, thiết chế tài phán hình sự quốc tế của Toà không phải là một cấp xét
xử cao hơn so với các Toà trong nƣớc hoặc là một Toà phúc thẩm đối với các
Toà án quốc gia, vì thế, các thiết chế này đƣợc xây dựng đã không hoàn toàn
loại bỏ quyền tài phán hình sự quốc gia, mà chỉ là công cụ pháp lý bổ sung
cho nhân loại trong việc ngăn ngừa và trừng trị tội ác quốc tế trong đời sống
quốc tế. Việc ghi nhận đặc trƣng này trong Qui ch ế của Tòa ICC hoàn toàn
không mâu thuẫn với việc thành lập Tòa án quân sự Nurumbe, Tokyo và Tòa
án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và Rwanda. B ởi vì bối cảnh quốc tế vào thời
gian đó không cho phép đƣ ợc sử dụng thiết chế tài phán hình sự quốc gia
(chiến tranh và nội chiến), vì vậy việc cộng đồng quốc tế quyết định thành lập
các Tòa án hình sự quốc tế là hoàn toàn cần thiết, khi các thiết chế tài phán
hình sự quốc gia đã bị vô hiệu hóa, không đảm bảo thực hiện hiệu quả chức
năng tài phán hình sự của mình, việc ra đời các Tòa án hình sự quốc tế nêu
trên chính là sự bổ sung hoàn hảo cho công lý quốc tế.
+ Đặc trƣng về hình phạt áp dụng
Đối với việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự quốc tế đã có
sự thay đổi cơ bản có tính bƣớc ngoặt, đƣợc thể hiện trong các phán quyết của
Tòa án hình sự quốc tế. Trong các phán quyết của Tòa quân sự Nurumbe và
Tokyo còn ghi nhận các mức án tử hình đối với các cá nhân phạm tội ác quốc
tế trong Thế chiến II, cụ thể nhƣ là M artin Bormann – Thƣ ký của Đảng Đức
3


Xem lời nói đầu Qui chế Tòa án hình sự quốc tế năm 1998.


14

quốc xã, Hans Frank – Cai trị Hà Lan sau khi nƣớc này bị Đức quốc xã chiếm
đóng, hay nhƣ là Wilhelm Frick – Bộ trƣởng Bộ Nội vụ của Đức quốc xã,…

4

điều này đƣợc giải thích do mức độ hành vi quá nguy hiểm của các tội phạm
này đã đẩy nhân loại tới thảm họa diệt vong, nhƣ vậy, việc sử dụng án tử hình
tại thời điểm đó là hoàn toàn đúng đắn, đảm bảo các hành vi tội ác tƣơng tự
không tái diễn trong tƣơng lai. Tuy nhiên hiện nay, án tử hình đã hoàn toàn bị
loại bỏ trong Qui chế Roma năm 1998 cũng nhƣ trong các phán quy ết hình sự
của các Tòa hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ và Rwanda cũng nhƣ ICC. Sự thay
đổi quan trọng này thể hiện sự đảm bảo hiệu lực của pháp luật quốc tế, thể
hiện tính nhân văn sâu sắc trong luật hình sự quốc tế nói chung và hệ thống
các thiết chế tài phán hình sự nói riêng, có nghĩa quy đ ịnh này đã giúp thực
thi đƣợc các quy định của Luật nhân đạo quốc tế, Pháp luật quốc tế về quyền
con ngƣời và các quy phạm quốc tế về đấu tranh với các tội ác quốc tế nhƣ
Công ƣớc chống tội phạm diệt chủng năm 1948, Công ƣớc về chống hành vi
tra tấn dã man 1984… Theo đó, đ ặc trƣng về hình phạt này của các thiết chế
tài phán hình sự hiện nay chính là sự phản ánh rất rõ nét xu hƣớng phát triển
chung của luật hình sự quốc gia hiện nay là hạn chế và tiến tới loại bỏ án tử
hình trong đời sống cộng đồng.
1.1.3. Các nguyên tắc của thiết chế tài phán hình sự quốc tế
Hệ thống các thiết chế tài phán hình sự quốc tế đƣợc thành lập và vận
hành trƣớc tiên dựa trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản, các qui phạm jus

cogens có liên quan của luật quốc tế. Đồng thời, cũng nhƣ các ngành lu ật, chế
định luật quốc tế khác thì hệ thống này có các nguyên tắc chuyên biệt, đặc thù
của mình đƣợc định hình và áp dụng trong cả quá trình thành lập và tiến hành
hoạt động chức năng xét xử và trừng phạt. Các nguyên tắc này đƣợc ghi nhận
trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế hữu quan qua các thời kì hình thành và
4

TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Luật hình sự quốc tế với việc đảm bảo quyền con ngƣời, Nxb. ĐHQG TP.
HCM , 2014, tr. 259-260.


15

phát triển luật quốc tế, trong các tập quán quốc tế và các nguồn bổ trợ khác
5

của luật hình sự quốc tế . Các nguyên tắc đặc thù của thiết chế tài phán hình
sự quốc tế sẽ đƣợc nghiên cứu và phân tích theo lịch sử hình thành và phát
triển của luật hình sự quốc tế nói chung và của chính hệ thống này nói riêng,
đƣợc xác định giới hạn từ thời điểm thành lập Tòa án quân sự quốc tế
Nurumbe vào năm 1945 cho tới nay.
Khi Tòa án quân sự Nurumbe và Tokyo công bố các bản án hình sự của
mình đã chính thức ngừng hoạt động, nhƣng các nguyên tắc của hai tòa mà
trên cơ sở đó qui chế và phán quyết của hai tòa này đƣợc công bố và áp dụng
có tính chất thƣờng trực. Điều này đƣợc khẳng định qua việc Đại hội đồng
Liên hợp quốc vào năm 1946 đã quy ết định pháp điển hóa các nguyên tắc
Nurumbe bằng nghị quyết công nhận các nguyên tắc luật quốc tế đƣợc chấp
nhận bởi Qui chế và phán quyết của hai Tòa án quân sự quốc tế nêu trên, còn
luật đƣợc sử dụng trong quá trình xét x ử và ra phán quyết đƣợc khoa học luật
6


hình sự quốc tế gọi là Luật Nurumbe . Trong số các nguyên tắc đƣợc pháp
điển hóa của Luật Nurumbe có thể liệt kê một số nguyên tắc quan trọng nhƣ:
7

- Nguyên tắc nghiêm cấm chiến tranh xâm lƣợc .
- Nguyên tắc trừng phạt bằng hình luật đối với các cá nhân phạm tội ác
quốc tế. Nguyên tắc này khẳng định chỉ sử dụng các biện pháp hình sự để
trừng trị các cá nhân này, việc sử dụng các biện pháp chế tài của các ngành
luật khác là không đƣợc phép.
- Nguyên tắc không đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân
phạm tội ác quốc tế. Theo đó, trong m ọi trƣờng hợp các cá nhân phạm tội ác
quốc tế kể cả là nguyên thủ quốc gia hay ngƣời đứng đầu chính phủ… đều
phải chịu trách nhiệm hình sự quốc tế, mọi lý do đƣợc viện dẫn để lẩn tránh là
không hợp pháp.
5

PGS.TS Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, 2007.
L.Gardoski, Đại cƣơng luật hình sự quốc tế, Vacsava 1985.
7
Nguyên tắc này đồ ng thời qui định rõ quốc gia xâm lƣợc phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế còn các cá
nhân phạm tội ác này phải chịu trách nhiệm hình sự quốc tế.
6


16

- Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với các cá nhân
phạm tội ác quốc tế. Theo đó, pháp luật quốc tế xác định tính liên tục, không
gián đoạn của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự quốc tế đối với tội ác

quốc tế, không chấm dứt hoạt động tố tụng này khi cá nhân ph ạm tội ác quốc
tế còn sống. Nguyên tắc này thể hiện tính răn đe nghiêm kh ắc của Tòa án hình
8

sự quốc tế .
Thập niên 50, 60 và 70 của thế kỉ trƣớc đã ghi nhận sự ra đời của một
loạt các văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền, nhƣ Tuyên ngôn toàn thế giới
năm 1948 về quyền con ngƣời, hai công ƣớc năm 1966 về các quyền dân sự chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội cũng một loạt các công ƣớc về quyền con
ngƣời chuyên biệt nhƣ Công ƣớc về quyền trẻ em, về phụ nữ, về ngƣời khuyết
tật… Trong các văn bản này đã đúc kết nhiều nguyên tắc của luật hình sự
quốc tế (bao gồm luật nội dung và luật hình thức), các nguyên tắc này đƣợc
áp dụng trong quá trình ho ạt động chức năng của các Tòa án hình sự quốc tế
(hoạt động xét xử và thi hành phán quyết), thể hiện các qui tắc phổ cập một
cách cơ bản nhất. Thuộc các nguyên tắc này là:
- Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
nói chung và tội ác quốc tế nói riêng. Đây là m ột nội dung quan trọng của
nguyên tắc hợp tác quốc tế - một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Nguyên tắc này đề cao vai trò hợp tác của quốc gia với các thiết chế tài phán
hình sự quốc tế trong việc truy tìm, bắt giữ và giao nộp tội phạm…
- Nguy ên tắc bìn h đ ẳng trƣ ớc ph áp lu ật và tòa án . Đây là n guy ên tắc
chỉ đạo , bảo vệ qu yền củ a các cá nh ân đ ƣ ợc đ ối xử nhƣ nh au trƣ ớc pháp
luật v à tòa án , không có s ự ph ân biệt địa v ị x ã hội, chứ c vụ nhà n ƣ ớc,
ng uồn gố c tài sản …

8

PGS.TS Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, 2007.


17


- Nguyên tắc xét xử công khai, minh bạch và phù hợp với luật quốc tế.
Nguyên tắc này nhấn mạnh tới tính công khai, rõ ràng và không che gi ấu
trong hoạt động xét xử, khi tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết phải hoàn
toàn tuân thủ các qui định có liên quan của luật quốc tế.
- Nguyên tắc độc lập và công bằng của tòa án khẳng định mọi tác động
lên hoạt động chức năng của tòa hình sự quốc tế là phi pháp, sẽ dẫn đến các
phán quyết không công bằng, nhƣ vậy công lý không đƣợc thực thi. Chỉ có
tòa độc lập và xét xử công bằng mới bảo vệ đƣợc công lý.
- Nguyên tắc nghiêm cấm tra tấn và các hành vi đối xử vô nhân đạo, hạ
thấp phẩm giá con ngƣời cùng với nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với ngƣời
bị giam giữ. Đây là những nguyên tắc gắn liền với nhau, xác lập nghĩa vụ
nhân đạo mà các thiết chế tài phán hình sự quốc tế phải thực thi đồng thời.
- Nguyên tắc không áp dụng hình phạt tử hình đƣợc ghi nhận trong qui
chế của các Tòa hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ, về Rwanda và Tòa ICC.
Nguyên tắc này đã đƣợc thực hiện trong thực tế và phù hợp với xu hƣớng hạn
chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn án tử hình trong lĩnh vực hình sự.
Thập niên 90 của thế kỉ 20 ghi nhận sự ra đời của các thiết chế tài phán
hình sự quốc tế, nhƣ Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ cũ, về Rwanda và
đỉnh cao là sự thành lập Tòa án ICC vào năm 1998. Trong Qui chế của các tòa
án này đều ghi nhận lại các nguyên tắc đã trình bày ở trên, trong phạm vi
nghiên cứu chúng ta sẽ đề cập tới các nguyên tắc có tính kĩ thuật trong hoạt
động xét xử của các loại tòa này, từ góc độ học thuật, các nguyên tắc này
đƣợc coi là các nguyên tắc pháp luật chung có tính kĩ thuật trong tố tụng hình
sự nói chung, thuộc về các nguyên tắc này bao gồm:
+ Nguyên tắc không xét xử hai lần về cùng một hành vi: không cá nhân
nào bị xét xử trƣớc tòa án về một hành vi cấu thành tội phạm, mà ngƣời đó đã bị
tòa kết án hoặc đƣợc xử trắng án. Cũng nhƣ không ai bị xét xử bởi một tòa án
khác về một tội ác quốc tế, mà ngƣời đó đã bị tòa kết án hoặc đƣợc xử trắng án.



18

+ Nguyên tắc không có tội khi không có luật: không ai phải chịu trách
nhiệm hình sự trƣớc tòa và theo qui chế của tòa, nếu hành vi của ngƣời đó
không cấu thành một tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa vào thời điểm
thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, việc định nghĩa tội phạm phải nghiêm ngặt,
không đƣợc suy diễn theo hƣớng mở rộng kiểu “tƣơng tự luật”.
+ Nguyên tắc không phải chịu hình phạt khi không có luật. Ngƣời bị
tòa án kết án với khung hình phạt cụ thể chỉ có thể bị xử phạt theo các qui
định của Qui chế tòa án (khi có luật). Trong trƣờng hợp không có Qui chế
hoặc không có qui định xử phạt tƣơng ứng trong Qui chế (không có luật) thì
ngƣời đó không bị chịu hình phạt.
+ Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu đối với các tội ác quốc tế thuộc
thẩm quyền tài phán của tòa nhằm nhấn mạnh tính nghiêm trọng đặc biệt của
tội ác quốc tế. Nguyên tắc này đƣợc coi là ngoại lệ của nguyên tắc thời hiệu tố
tụng của luật hình sự. Theo nguyên tắc không áp dụng thời hiệu, thì mọi cá
nhân phạm tội ác quốc tế phải chịu trách nhiệm hình sự trƣớc tòa và theo qui
chế một cách vô thời hạn, trách nhiệm hình sự của các cá nhân này chỉ có thời
điểm phát sinh không có th ời điểm kết thúc.
+ Nguyên tắc không hồi tố. Nội dung nguyên tắc qui định tòa án chỉ có
thẩm quyền tài phán đối với tội phạm đƣợc thực hiện sau khi luật hình sự
quốc tế có hiệu lực (cụ thể là qui chế tòa án), đồng thời nguyên tắc này còn
khẳng định không ai phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui chế của tòa về
9

hành vi thực hiện trƣớc khi Qui chế tòa án có hiệu lực . Trong thực tế, hoạt
động của Tòa án Nurumbe và Tokyo là ngo ại lệ đặc biệt của nguyên tắc này,
thẩm quyền của tòa án có hiệu lực hồi tố đối với các cá nhân phạm tội ác quốc
tế trƣớc khi tòa án đƣợc thành lập theo Qui chế vào năm 1946.


9

Xem thêm Quy chế Roma năm 1998.


×