Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.2 KB, 7 trang )

Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Doãn Đình Huề
(Cập nhật: 4/12/2007)
Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam cần nhận thức được những khó khăn và
thuận lợi của đất nước. Đó là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải
qua nhiều năm chiến tranh nền kinh tế còn thấp kém. Từ một nền
kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phải có bước chuyển đổi cơ chế, luật pháp
cho phù hợp.
1- Quan điểm về phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mục tiêu lợi nhuận là tâm
điểm khiến cho các thành phần kinh tế đều vươn tới. Bằng mọi biện
pháp, thủ đoạn, các nhà sản xuất tìm mọi cách để thu được nhiều lãi.
Trong quá trình tái sản xuất hàng hóa thì tiêu thụ hàng hóa là khâu quyết
định của quá trình sản xuất. Sản xuất bao nhiêu, sản xuất cái gì luôn là
câu hỏi đối với các nhà sản xuất hàng hóa. Họ không mạo hiểm sản xuất
ra mà hàng hóa không tiêu thụ được. Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường được coi trọng phát triển. Quan điểm này đã chi phối quá trình
phát triển lâu dài của cả nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm của các nước đi
theo nền kinh tế thị trường khuyên ta phải nhanh chóng tư nhân hóa nền
kinh tế, phát triển các doanh nghiệp tư nhân. Họ cho rằng chỉ có con
đường đó mới thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, coi nhẹ vai trò
của kinh tế nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện
dưới các hình thức ràng buộc như gắn với việc cho vay các nguồn vốn,
trong đó có vốn ưu đãi, vốn dài hạn và trung hạn, các dự án, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nếu nhận
thức việc vay vốn không đầy đủ, không sáng suốt sẽ dẫn đến tình trạng
đến kỳ hạn, chúng ta sẽ không trả được nợ, hoặc sử dụng vốn không


đem lại hiệu quả kinh tế, từ thất bại về kinh tế sẽ dẫn đến vấn đề chính
trị. Thực tế trên thế giới có nước từ vấn đề kinh tế không tự chủ được
dẫn đến buông lỏng và bị thỏa hiệp, nhượng bộ về chính trị dẫn đến mất
định hướng phát triển và chủ quyền. Đây là bài học rất bổ ích mà chúng
ta cần phải suy ngẫm, tính toán cho phù hợp với chặng đường phát triển
kinh tế - xã hội cho phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Trong
guồng máy chung luôn vận động và phát triển, không cho phép ta đứng
ngoài mà phải chuyển động. Sự sáng tạo và thông minh của con người
Việt Nam luôn là niềm tin để chúng ta chiến thắng mọi trở ngại và khó
khăn để giành thắng lợi. Điều này được chứng minh trong chiến tranh
cứu nước vĩ đại, cái khó ló cái khôn, có được cách đánh hay, sáng tạo.
Trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi con người Việt Nam
có sáng tạo mới. Lĩnh vực công nghệ thông tin, nước ta đi sau nhưng có
bước tiến khá được bạn bè thế giới khen ngợi. Nhiều chuyên gia lĩnh vực
tin học cho rằng tiềm năng Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm
thông tin - xử lý phần mềm của thế giới. Sự sáng tạo của tuổi trẻ Việt
Nam có nhiều thành tựu mà các nước nhìn nhận ở Việt Nam sau hơn 20
năm đổi mới như thi Rô bớt con, tin học, thợ nghề, toán, vật lý, hóa,
ngoại ngữ, sinh… Đáng chú ý là người phát minh ra máy rút tiền tự động
ATM là người Việt kiều tại Mỹ. Các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng
thanh toán bằng hệ thống giao dịch điện tử nối mạng đã được Việt Nam
thực thi một cách nhanh có hiệu quả. Nếu như một giao dịch, xưa mất vài
ngày thì đến nay chỉ mấy vài giây. Sự nắm bắt, tiếp thu công nghệ hiện
đại tiên tiến với phương châm "đi tắt, đón đầu" đã đem lại hiệu quả trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp đổi
mới. Ở các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,
xây dựng, giao thông, thủy sản… đã được trang bị và ứng dụng các công
nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điều quan trọng là làm cho xã hội nhìn nhận được thành quả của đổi mới
của Đảng và bước đầu tiếp cận với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Chính vì vậy, sự nghiệp đổi mới của Đảng đòi hỏi mỗi chúng ta phải có
nhận thức đúng hơn, phải tự vận động vượt lên chính mình để không bị
tụt hậu, phải tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến của thế giới.
Quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của
Nhà nước chính là cái mới của sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đương
nhiên để có được nhận thức đúng đòi hỏi quá trình thực tiễn đã minh
chứng qua các giai đoạn phát triển của đất nước. Qua mỗi lần đại hội
Đảng, chúng ta càng nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn, sâu sắc hơn, từ thấp
đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Quả thực coi trọng các
thành phần kinh tế cùng phát triển đã làm cho nền kinh tế khởi sắc, đời
sống nhân dân ta được nâng cao, nông thôn được đổi mới. Sự đổi mới
nhanh chóng ở Việt Nam về kết cấu hạ tầng, thu nhập, đời sống và nhất
là từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
thế giới. Nhiều sản phẩm của các thành phần kinh tế đã có chỗ đứng ở
thị trường thế giới, có thương hiệu. Có mặt hàng bán giá rẻ làm cho nước
công nghiệp phát triển cũng lo ngại và kiện ta bán giá thấp, phá giá thị
trường. Sở dĩ sản phẩm của ta cạnh tranh được với hàng ngoại, vì sản
xuất chi phí thấp hơn; như cá ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trong quá trình phát triển các thành phần kinh tế, điều cần coi trọng là
thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước đóng
vai trò quan trọng là vì nhiều ngành nghề, lĩnh vực các thành phần kinh tế
khác không làm được hoặc làm không hiệu quả thì kinh tế nhà nước đảm
nhiệm. Kinh tế tư nhân tuy năng động nhưng nếu lợi nhuận ít sẽ không
đảm đương được nhiệm vụ mà xã hội cần.
Quan điểm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng
tình hình mới. Quan điểm này được hầu hết các nước đều coi trọng. V.I.
Lê-nin đã từng chỉ rõ: giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó
hơn. Đối với mỗi quốc gia, an ninh chính trị xã hội luôn được đặt lên hàng
đầu. Ở nước ta quan điểm trên luôn được Đảng và Nhà nước ta coi
trọng. Đương nhiên, cũng vì lý do nước ta đã trải qua nhiều năm chiến

tranh, đã thấm đậm triết lý không có gì quý hơn độc lập tự do, chủ quyền
dân tộc. Đến nay, đất nước thống nhất trên 30 năm, vết thương chiến
tranh vẫn còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Cho nên
phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh là quan điểm không thể
nào coi nhẹ được. Các công trình lớn xây dựng tính đến nhiều mặt, hiệu
quả sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, thu nhập của dân cư, an
sinh, môi trường, gắn với việc bảo vệ giữ gìn. Mỗi công trình kinh tế xây
dựng ở đâu đều được bàn bạc với quốc phòng, căn chỉnh với các
phương án tối ưu. Cũng chính nhờ quán triệt quan điểm này trong nhiều
năm qua, nước ta có tình hình an ninh chính trị ổn định được các nước
đánh giá cao. Điều này làm hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh, nhà đầu
tư nước ngoài đến ngày một đông, các khu công nghiệp, khu chế xuất
hình thành ở nhiều nơi. Đáng chú ý là Đảng và Nhà nước ta đang từng
bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và tạo môi trường kinh
doanh để các đối tác đầu tư, các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm
năng, thế mạnh để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo giữa
các vùng, miền. Tính ưu việt của chế độ xã hội ta là luôn làm tốt công tác
xóa đói giảm nghèo, là mục tiêu thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu này theo suốt ở các chặng
đường phát triển kinh tế - xã hội qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gắn với
kế hoạch mục tiêu thực hiện. Đối với phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển
nhanh, nhưng cũng làm cho khoảng cách giàu nghèo thêm doãng ra và
có sự phân hóa lớn. Chúng ta phải chấp nhận một bộ phận dân cư trong
xã hội làm giàu nhanh để kéo bộ phận dân cư khác. Vấn đề giáo dục
cộng đồng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân bằng
các loại hình khác nhau, tạo điều kiện có việc làm cho người lao động để
tăng thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo. Cần nhận thức rằng, phát triển
kinh tế - xã hội phải gắn với tiềm năng, thế mạnh, khả năng mỗi vùng,

miền. Trước hết, phải tạo cho địa phương có điều kiện làm giàu, sau đó
giúp đỡ các địa phương khác; miền xuôi giàu trước có trách nhiệm giúp
miền núi, vùng sâu, vùng xa để từng bước đi lên. Ở vùng điều kiện phát
triển kinh tế thuận lợi giúp vùng kinh tế khó khăn phải được quán triệt tới
từng các cấp ủy, chính quyền từ trung ương đến địa phương và cơ sở.
Đây chính là sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng ta trong quan điểm phát triển
kinh tế - xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo, phấn đấu để diện đói nghèo
trong xã hội ở mức thấp nhất. Về giải pháp giúp đỡ bằng nhiều hình thức,
với quan điểm là "cho cần câu, chứ không cho xâu cá". Quan điểm này
thời gian qua đã được các địa phương trong cả nước thực hiện rất tốt, có
nhiều điển hình kinh tế hộ đã thoát nghèo trở thành triệu phú.
2- Giải pháp để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm đáp ứng sự nghiệp đổi mới của Đảng và thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội. Điều cần chú ý là đổi mới hoạt động ngân hàng - tài
chính là khâu đột phá trong suốt tiến trình đổi mới nền kinh tế. Cơ chế
quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng - tài chính được đổi mới theo
hướng thông thoáng hơn, phù hợp với tự do hóa tài chính nhằm tạo môi
trường thuận lợi, cho các tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc thị
trường. Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường.
Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, nhất là thị
trường tài chính. Chú trọng liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường
vốn. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích thực hành tiết kiệm
trong tiêu dùng, tập trung vốn cho đầu tư phát triển. Cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ được chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế điều
hành dựa vào thị trường với việc từng bước loại bỏ các biện pháp kiểm
soát tiền tệ trực tiếp như các kế hoạch tiền mặt, kế hoạch tín dụng, trần
tín dụng ấn định lãi suất và đưa vào áp dụng các công cụ chính sách tiền

tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, dự trữ bắt buộc
được vận hành linh hoạt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng hệ
thống ngân hàng đáp ứng với cơ chế thị trường cùng với các loại hình
dịch vụ tiện ích nhằm phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế. Sớm cổ phần
hóa các ngân hàng thương mại theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Đương
nhiên, để cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cần có lộ trình và có
giải pháp mạnh để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Ngân hàng Nhà
nước không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách. Các khoản tín dụng
của Ngân hàng Nhà nước dành cho ngân sách nhà nước và các ngân
hàng thương mại là các khoản tín dụng ngắn hạn, có bảo đảm. Lãi suất
được chuyển từ cơ chế lãi suất cố định được kiểm soát bằng các mệnh
lệnh hành chính sang cơ chế lãi suất thị trường. Nhờ vậy, lãi suất và tỷ
giá trở thành thước đo giá trị và đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy tiết
kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tài chính, góp phần
khuyến khích xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
2.2. Xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện để
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy trong cơ chế
thị trường. Đương nhiên để thực hiện được nội dung này cần có luật
pháp đồng bộ. Lâu nay, chúng ta chuyển sang cơ chế mới song luật pháp
lại thiếu đồng bộ nên việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. Có nhiều văn
bản dưới luật và kể cả các luật còn mâu thuẫn, “chồng chéo” đã làm cho
các doanh nghiệp khó vận dụng, thậm chí luồn lách luật. Tình trạng trốn
thuế, chây ỳ thuế ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân
là khá phổ biến đã gây thất thoát lớn cho nguồn thu của Nhà nước. Việc
thỏa thuận thuế giữa cơ sở và cơ quan thuế tồn tại một quá trình dài
khiến cho công tác hành thu chưa đáp ứng được tính công bằng, khách
quan. Không ít trường hợp cùng trên địa bàn, cùng sản xuất, kinh doanh
mặt hàng song nộp thuế lại khác nhau do “cơ chế thỏa thuận thuế”, khiến
cho các cơ sở, doanh nghiệp chưa phấn khởi nộp thuế đúng với trách
nhiệm và nghĩa vụ. Đối với doanh nghiệp liên doanh cùng ở chân hàng

rào khu công nghiệp, việc áp thuế với mỗi đơn vị có số thu chênh lệch
nhau gây bức xúc cho các doanh nghiệp. Điều này được các ý kiến phát
biểu ở “Cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp với lãnh đạo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính.”
Đáng lưu ý là có một thực trạng là thủ tục hành chính ở Việt Nam là quá
rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, chi phí tốn kém. Không ít các nhà
đầu tư ngại việc làm thủ tục do chậm trễ, thủ tục hành chính qua nhiều
cửa mà chủ yếu “hành là chính”. Nếu có “lót tay” thì thông đồng bén giọt,
nếu không còn chờ đợi. Mặt khác, ngay việc thực hiện các ưu tiên cho
các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước làm hàng xuất khẩu
còn bị thu thuế như doanh nghiệp mua nguyên liệu từ bên ngoài; thậm
chí nếu tính đầy đủ còn bị thuế cao hơn. Tất cả các tồn tại trên đều là do
việc các văn bản, luật pháp còn chưa đồng bộ khiến cho quá trình thực
hiện gặp khó khăn. Đương nhiên cũng không loại trừ nhiều bộ phận như
hải quan ở nhiều địa phương còn tự đặt ra quy chế riêng để thực hiện
công tác hành thu, nhằm tạo nguồn thu bất chính để mưu cầu lợi ích
riêng. Thực tế cho thấy, ở nhiều cửa khẩu hàng xuất đi nước ngoài vẫn
còn nhiều tiêu cực mà chưa được ngăn chặn, như áp thuế không đúng
với số lượng, chủng loại hàng hóa. Các mặt hàng “nhạy cảm” vẫn chưa
được kiểm soát triệt để bảo đảm nghiêm minh đúng luật pháp.
2.3. Tiếp tục phát triển các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Qua
hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng phấn khởi, được bạn bè thế giới đánh giá cao. Những thành tựu đó
là nhờ sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới tư duy kinh tế, đưa nền kinh
tế nhiều thành phần thay cho việc chỉ chú trọng kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể. Sự nhận thức rõ về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần đã tạo điều kiện cho đất nước khởi sắc. Thực tiễn cho thấy phát
triển kinh tế hàng hóa là giai đoạn thấp của kinh tế thị trường, cho nên
đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong điều kiện đất nước còn nghèo thì phát

triển nền kinh tế nhiều thành phần là đúng hướng. Những kỳ thị về kinh tế
tư nhân đã dần dần không còn mặc cảm. Chính nhờ phát triển kinh tế tư
nhân, kinh tế trang trại đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động,

×