Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

sơ đồ mạch chống trộm trên xe 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.51 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH VE
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LINH KIỆN ĐIỆN TƯ
Hình 1.1. Ký hiệu điện trơ.......................................................................4
Hình 1.2. Ký hiệu biến trơ.......................................................................5
Hình 1.3. Ký hiệu nhiệt điện trơ (thermistor).........................................5
Hình 1.4. Ký hiệu tụ điện........................................................................5
Hình 1.5. Ký hiệu cuộn cảm....................................................................6
Hình 1.6. Mối tiếp giáp P – N.................................................................7
Hình 1.7. Ký hiệu LED...........................................................................8
Hình 1.8. Ký hiệu diode zener................................................................8
Hình 1.9. Ký hiệu transistor thuận và transistor nghịch..........................8
Hình 1.8. Ký hiệu cấu tạo thyristor.........................................................9
CHƯƠNG 2 MẠCH CHỐNG TRỘM SƯ DỤNG CÔNG TẮC TỪ
Hình 2.1.Sơ đồ mạch chống trộm.........................................................10

LỜI NÓI ĐẦU
2


Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã làm cho
cuộc sống của chúng ta ngày càng nâng cao mọi mặt cả trong sinh hoạt lẫn sản xuất.
Với xu hướng tự động hóa hiện đại hóa và mục tiêu tăng năng suất lao động nhiều
thiết bị máy móc và các mạch điện tử được nghiên cứu và ứng dụng vào trong đời
sống. Trong tài liệu này tôi xin giới thiệu một mạch điện tử được ứng dụng trong
thực tế đó là mạch chống trộm trên ô tô. Mạch điện này dễ sử dụng cũng như giá
thành thấp.


Mục đích của mạch điện này là giúp cho chủ sơ hữu xe cảnh báo cho xe khi
có người lạ cố tình xâm nhập vào xe để báo cho chủ xe hay mọi người xung quanh
biết có kẻ muốn xâm nhập xe, nó đã đem lại sự an tâm cho người sử dụng.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng loại xe khác
nhau của các hãng như Toyota, Camry, Honda, Mekong Auto, Isuzu… Mỗi hãng xe
khác nhau có công nghệ sản xuất khác nhau, thậm chí cùng một hãng xe ơ những
dòng xe khác nhau cũng có hệ thống khác nhau. Cũng để giúp cho các sinh viên của
trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề này các
giảng viên của khoa cơ khí động lực đã giao cho em tìm hiểu “chuyên đề điện –
điện tử ô tô”.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên tiểu
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của các thấy cô giáo và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Duy Khiêm đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề điện – điện tử ô tô này.

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về các linh kiện điện tử

• Linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định
được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Để tạo nên một
mạch điện hay thiết bị điện tử chúng ta phải sử dụng rất nhiều các linh kiện
điện tử, từ những linh kiện đơn giản như điện trơ, tụ điện, cuộn dây… đến
các linh kiện không thể thiếu được như đi ốt, transisto,… và các linh kiện
điện tử tổ hợp phức tạp.

• Phân loại linh kiện điện tử có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý

nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch
tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể
đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là
hợp lý nhất.

- Linh kiện chủ động là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC
để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn
bằng một máy phát tín hiệu, như diode, transistor.

- Linh kiện bị động không cấp nguồn vào mạch, nói chung có quan hệ
tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trơ, tụ điện, cuộn cảm,
biến áp.

- Linh kiện điện cơ tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh,
rơle, công tắc,..
1.2. Linh kiện điện tử thụ động
1.2.1. Điện trở.

• Điện trơ là loại linh kiện được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử. Hiểu
một cách đơn giản - Điện trơ là sự cản trơ dòng điện của một vật dẫn điện,
nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trơ nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trơ lớn,
vật cách điện thì điện trơ là vô cùng lớn.

• Giá trị điện trơ được tính theo đơn vị Ohm (Ω), kΩ, MΩ, hoặc GΩ.
• Điện trơ là một linh kiện điện tử thụ động gồm hai tiếp điểm kết nối, dùng để
hạn chế cường độ dòng điện, điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện
áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối
trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác. Điện trơ có ký
hiệu R.


• Điện trơ được phân loại dựa trên khả năng chống chịu, trơ kháng....tất cả đều
được các nhà sản xuất ký hiệu trên nó.

4


Hình 1.1. Ký hiệu điện trơ
A) Các loại điện trở:

1. Biến trơ là loại điện trơ có thể điều chỉnh để thay đổi giá trị. Các loại cảm
biến có điện trơ biến thiên như: cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lực tác
động và các phản ứng hóa học.

Hình 1.2. Ký hiệu biến trơ.

2. Điện trơ nhiệt là loại điện trơ nhiệt có giá trị điện trơ thay đổi theo nhiệt độ.
Nhiệt trơ thường dùng để ổn định nhiệt cho các tầng khuếch đại công suất
hay làm linh kiện cảm biến trong các hệ thống điều khiển tự động theo nhiệt
độ.

Hình 1.3. Ký hiệu nhiệt điện trơ (thermistor).
B) Ứng dụng:

• Trong sinh hoạt, điện trơ được dùng để chế tạo các dụng cụ điện như bàn ủi,
bếp điện, nồi cơm điện, bóng đèn,..

• Trong công nghiệp, điện trơ dùng để chế tạo các thiết bị sấy, sươi, giới hạn
dòng điện khơi động của động cơ,…

• Trong lĩnh vực điện tử, điện trơ dùng để giới hạn dòng điện hay tạo sự giảm

thế.

• Điện trơ có mặt ơ mọi nơi trong thiết bị điện tử và điện trơ là linh kiện quan
trọng không thể thiếu.
1.2.2. Tụ điện.

• Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu tạo bới hai
bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện
xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

• Cấu tạo của tụ điện: bên trong tụ điện là 2 bản cực kim loại được đặt cách
điện với nhau, môi trường giữa 2 bản tụ này được gọi là điện môi (môi
trường không dẫn điện). Điện môi có thể là: không khí, giấy, mica, dầu nhờn,
nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh... Tùy theo lớp cách điện ơ giữa hai bản cực là
gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

5


Hình 1.4. Ký hiệu tụ điện.
Đơn vị của tụ điện:
Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta
thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như:
1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
Ứng dụng:

• Tụ điện dược sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết
bị điện tử, tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu.

• Tụ điện dược sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiêt

bị điện tử thì tụ điện là một linh kiện không thể thiếu được, mỗi mạch điện tụ
đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu, lọc nhiễu, lọc điện
nguồn, tạo dao động,…Ngày nay còn có tụ nano để tăng dung lượng bộ nhớ
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
1.2.3. Cuộn cảm.

• Cuộn cảm là một linh kiện cơ bản trong điện tử, nhưng nó xuất hiện trong
các mạch điện tử với tần số thấp hơn điện trơ và tụ điện. Tuy không phải là
một thành phần quen thuộc trong mạch điện tử nhưng nó lại là một thành
phần cực kỳ rắc rối trong mạch.

• Cuộn cảm là một linh kiện điện tử thụ động dùng để chứa từ trường. Cuộn
cảm được cấu tạo bơi một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng, lõi cuộn dây
có thể là không khí hoặc là vật liệu dẫn từ hay lõi thép kỹ thuật.

Hình 1.5. Ký hiệu cuộn cảm.
Công dụng:
Trong điện tử, cuộn cảm thường dùng để:

6


• Dẫn dòng điện môt chiều.
• Chặn dòng điện cao tần.
• Ghép nối tiếp hoặc song song với tụ để thành mạch cộng hương.
Phân loại
Tùy theo cấu tao và phạm vi sử dụng, cuộn cảm được phân loại:

• Cuộn cảm cao tần.
• Cuộn cảm âm tần.

• Cuộn cảm trung tần.
1.3. Linh kiện bán dẫn
1.3.1. Chất bán dẫn.

• Chất bán dẫn là nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện bán dẫn như
Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết bị điện tử ngày nay.

• Chất bán dẫn là những chất có đặc điểm trung gian giữa chất dẫn điện và
chất cách điện, về phương diện hóa học thì chất bán dẫn là những chất có 4
điện tử ơ lớp ngoài cùng của nguyên tử đó là các chất Germanium (Ge) và
Silicium (Si).
1.3.2. Diode bán dẫn.

• Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dòng
điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các
tính chất của các chất bán dẫn. Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt chỉnh lưu
thông thường, điốt Zener, LED. Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là
một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N.

• Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo
một tiếp giáp P – N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề
mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán
dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện
=> lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

7


Hình 1.6. Mối tiếp giáp P – N.


1.3.3. Diode LED
Diode LED có cấu tạo giống như Diode thông thường. Khi có dòng điện chạy từ
Anot qua Katot thì LED sáng.

Hình 1.7. Ký hiệu LED
1.3.4. Diode zener.

• Cấu tạo diode zener có cấu tạo tương tự diode thường, có hai lớp bán dẫn P –
N ghép lại với nhau, diode zener được ứng dụng trong chế độ phân cực
ngược, khi phân cực thuận diode zener như diode thường nhưng khi phân
cực ngược diode zener sẽ ghim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi
trên diode.

• Diode zener co nguyên lí hoạt động giống diode thông thường nhưng có điện
áp sụp đổ ngược thấp. Áp sụp đổ ngược gọi là áp zener.

Hình 1.8. Ký hiệu diode zener.
1.3.5. Transistor.

• Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như
một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

• Một transistor chứa ba lớp gồm có một chất bán dẫn loại P kẹp giữa hai bán
dẫn loại N hoặc một bán dẫn loại N kẹp giữa hai bán dẫn loại P. Một điện
cực B (cực gốc), E (cực phát) và C (cực góp).

• Các transistor thường chia làm hai loại là PNP và NPN, tùy theo cách bố trí
các chất bán dẫn.

8




Hình 1.9. Ký hiệu transistor thuận và transistor nghịch.

Ứng dụng transistor:
+ Transistor có thể xem là một linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị
điện tử, các loại IC thực chất là các mạch tích hợp nhiều transistor trong một linh
kiện duy nhất.
+ Trong mạch điện, transistor được dùng để khuếch đại tín hiệu analog,
chuyển trạng thái của mạch digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ
dao động,…
+ Ứng dụng trong mạch ổn áp (IC ổn áp), mạch relay điều chỉnh thế hiệu sử
dụng trên ô tô, mạch đánh lửa bán dẫn, mạch điều khiển kim phun và cảm biến tốc
độ xe sử dụng trên ô tô.
1.3.6. Thyristor ( SCR )

• Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc
nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương
đương ơ dưới ). Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G,
Thyristor là Diode có điều khiển, bình thường khi được phân cực thuận,
Thyristor vẫn chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G =>
Thyristor dẫn cho đến khi cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc ngắt điện áp
nguồn nuôi thì Thyristor mới ngừng dẫn.
• Ứng dụng: Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu có điều
khiển.

9



Hình 1.10. Ký hiệu cấu tạo của Thyristor

10


CHƯƠNG 2: MẠCH CHỐNG TRỘM SỬ DỤNG CÔNG TẮC TỪ
2.1.Công dụng của mạch chống trộm:

• Dùng để điều khiển công tắc chống trộm đảm bảo an toàn cho xe.
• Giúp cho xe được bảo quản an toàn trước những tên trộm xe chuyên nghiệp.
• Được ứng dụng trên cả xe ô tô và xe máy.
2.2. Sơ đồ nguyên lý :

Hình 2.1. Sơ đồ mạch chống trộm
2.3. Nguyên lý hoạt động:

• Khi công tắc từ đóng ( cửa đóng ). Dòng điện đi từ: + ắc quy đến công tắc
đến công tắc từ đến R6 đến transistor Q1 đến R3 đến R4 về âm ắc quy. Làm
cho transistor không dẫn nên không có dòng kích cho SCR hoạt động, thì đèn
LED không sáng và còi không báo.

• Khi công tắc từ mơ ( cửa mơ ). Sẽ có dòng điện đi từ: + ắc quy đến công tắc
đến R5 đến transistor Q1 đến R3 đến R4 về âm ắc quy. Lúc này có dòng điều
khiển transistor dẫn. Khi transistor dẫn, có dòng kích SCR hoạt động. Lúc
này dòng điện đi từ + ắc quy đến công tắc, qua LED đến R2 qua SCR về âm
ắc quy đèn LED sáng. Đồng thời dòng điện đi qua còi báo đến SCR và về âm
ắc quy, Còi báo hoạt động.

11



KẾT LUẬN
Ô tô đang được sử dụng rộng rãi ơ nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân
cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô
tô trong một vài năm trơ lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu
đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Tuy nhiên, việc để bảo
quản hay giữ gìn một chiếc xe giữa các tên trộm là điều không hề dễ dàng.
Xuất phát từ nhu cầu trên khoa giao cho nghiên cứu chuyên đề điện – điện tử
ô tô, nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành về
hệ thống chống trộm sử dụng công tắc từ trên xe ô tô. Kiến thức trong đề tài này
được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan linh kiện điện tử, giới thiệu mạch chống trộm
trên ô tô, công dụng và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch chống trộm.
Mặc dù thời gian thực hiện đề tài tiểu luận rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ
của thầy giáo viên hướng dẫn, các thầy giáo trong khoa cơ khí động lực cùng bạn
bè. Đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình.
Trong đề tài này em cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những sai sót,
rất mong được sự đóng góp ý kiến để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Đỗ Văn Dũng (2007), hệ thống điện và điện tử trên xe ô tô hiện
đại, TP Hồ Chí Minh.
2. />3. />4. />
13




×