Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Phân tích tình hình quản trị tài chính của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk giai đoạn 2015-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.18 KB, 62 trang )


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo_ giảng viên: Đàm Thị Thanh Huyền
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để chúng em
nghiên cứu thành công đề tài ngày hôm nay.
Trong qua trình nghiên cứu , tìm hiểu, nhóm 5 không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy,
chúng em rất mong cô và các bạn góp ý, đưa ra nhận xét cũng như những lời khuyên hữu
ích, giúp cho đề tài thảo luận của nhóm 5 được hoàn thiện tốt nhất.
Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ qua
kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản
lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh
tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, đã đặt ra
cho doanh nghiệp nhiều khó khăn và thử thách.
Để tồn tại trong mội trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp cần phải kiểm soát tốt về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động
tài chính nói riêng. Cụ thể hơn, các nhà quản trị cần đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm
được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đưa ra được những đối sách
thích hợp, tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả. Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp
cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các
báo cáo tài chính. Kết quả của việc phân tích tài chính cho chúng ta thấy được thực trạng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Sau 1 thời gian
nghiên cứu, tìm hiểu tình trạng doanh nghiệp Việt Nam, nhóm 5 quyết đinh lựa chọn đề
tài thảo luận ngày hôm nay là “ Phân tích tình hình quản trị tài chính của Công ty cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk giai đoạn 2015-2017 “




CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TRONG QUẢN TRỊ
TÀI CHÍNH
1.1 Một số khái niệm định nghĩa cơ bản về phân tích trong quản trị tài chính
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
“Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục
tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.”
( Giáo trình Quản trị tài chính – Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông)
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức
giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh
sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo
lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
“Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà quản trị
trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra quyết định tài chính và tổ chức thực hiện
các quyết định đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.”
( Giáo trình Quản trị tài chính - Đại học Thương Mại)
“Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ
trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao
gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế
hoạch.”( Giáo trình Quản trị tài chính - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)


Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là bao gồm các hoạt động của nhà quản
trị trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định tài chính nhằm thực hiện và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.”

1.1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản
trị tài chính phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các
quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng
vững và phát triển. Các quyết định chiến lược trong hoạt động tài chính thường có ảnh
hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong
tương lai.
Khác với các quyết định chiến lược, các quyết định mang tính chiến thuật của quản
trị tài chính thường liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp.
Ví dụ như các quyết định về việc thanh toán, chi trả hoặc thu hồi các khoản nợ; việc
huy động các nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tạm thời của doanh nghiệp…Các
quyết định này chỉ mang tính chất tác nghiệp, ít ảnh hưởng lớn, lâu dài đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Để các quyết định tài chính về mặt chiến lược hoặc chiến thuật có tính khả thi và
hiệu quả cao đòi hỏi nó phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kĩ về
mặt tài chính.
Từ những vấn đề trên, có thể rút ra:
 Phân tích trong quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động
quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài
chính đối với các quan hệ tài chínhnảy sinh trong hoạt động hoạt động sản


xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp
1.2 Vai trò, ý nghĩa việc phân tích trong quản trị tài chính
1.2.1 Vai trò của phân tích tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt đông hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn
ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanhthường xuyên của
doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp trong từng thời kì và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức
thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu
vốn cho hoạt đông của doanh nghiệp với chi phí thấp nhất.
- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp phụ thuộc rất
lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng vào việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời
và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư từ đó góp phần lựa chọn dự án đàu tư tối ưu. Việc
huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm
bắt được cơ hội kinh doanh. Mặt khác nó cũng giúp Quản trị tài chính doanh nghiệp giảm
bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra. Việc hình thành và sử dụng hiệu
quả các quỹ của doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.


- Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt của hoạt động hoạt động sản
xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu ,chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính lãnh đạo và các
nhà quản lý có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh
nghiệp; phát hiện được kịp thời những tồn tại, khó khăn, từ đó có thể đưa ra các giả pháp
nhằm khắc phục những khó khăn và tồn tại.
1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình
tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho các đối tượng có liên quan có những dự đoán chính
xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi

ích của chính họ.
Những người ở những cương vị khác nhau thì phân tích tài chính nhằm các mục tiêu
khác nhau:
- Đối với nhà quản lý: Phân tích tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng
thanh toán công nợ, tăng sức canh tranh trên thị trường... Ngoài ra, nhờ hoạt động phân
tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các
thông tin kinh tế, thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư: Họ cần có nhưng thông tin trung thực, khách quan về
thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Do vậy,
phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá khả năng sinh lời, mức độ
rủi ro, khả năng hoàn trả... của công ty.
- Đối với người cho vay: Đây là những người cho công ty vay vốn để đảm bảo nhu
cầu sản xuất kinh doanh. Khi cho vay họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả nợ vay.


Do đó, mối quan tâm hàng đầu của họ tới doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ, vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn quan tâm tới khả năng sinh lời, tiềm năng
của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này sẽ cho phép họ mạo hiểm hơn trong quyết
định cho vay.
- Đối với cơ quan nhà nước: giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính của doanh
nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn ( chính sách thuế, lãi suất đầu tư...)
nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.
- Đối với những người hưởng lương trong công ty: Đây là những người có nguồn
thu nhập duy nhất là tiền lương được trả. Tuy nhiên, cũng có những công ty người được
hưởng lương có một phần cổ phiếu nhất định trong công ty thì họ có thu nhập từ lương và
tiền lời được chia. Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của
mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuỳ
thuộc vào công việc được phân, đảm nhiệm.

- Đối với công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính doanh
nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu được để xác định tính hợp lý, trung
thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót của doanh nghiệp.
 Từ đó ta thấy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định
giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh yếu của một công ty, tìm ra nguyên nhân khách
quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp
với mục đích mà họ quan tâm
1.3 Nội dung phân tích trong quản trị tài chính
1.3.1 Phân tích khái quát qua đánh giá báo cáo tài chính
a. Bảng cân đối kế toán


Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng
quát toàn bộ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và
nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán
được phản ánh dưới hình thức giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng
nguồn vốn.
- Nội dung bảng cân đối kế toán:
 Phần Tài sản :
+ Phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo.
+ Về mặt kinh tế các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá
trị, quy mô, kết cấu các loại tài sản như tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các
khoản phải thu, tài sản cố định… mà doanh nghiệp hiện có.
+ Về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản đang thuộc
quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
+ Tài sản bao gồm : Tài sản ngắn hạn (Tiền và các khoản tương đương tiền,
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn
kho, Tài sản ngắn hạn khác..)và tài sản dài hạn (Các khoản phải thu dài hạn,
Tài sản cố định, Bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài
sản dài hạn khác)

 Phần nguồn vốn:
+ Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm
lập báo cáo.
+ Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu và đặc điểm sở
hữu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh.


+ Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật
chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ
đông, ngân hàng, nhà cung cấp…).
+ Trong đó, phần nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả (Nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn) và vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn chủ sở hữu, Nguồn kinh phí và quỹ
khác)
b. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh
nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh
nghiệp với ngân sách Nhà nước
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính đánh giá hiệu quả hoạt
động, khả năng sinh lời, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ,
kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch , dự toán chi phí sản xuất, giá
vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm-hàng hoá và thu nhập của hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác sau một kỳ kế toán.
- Kết cấu và nội dungphản ánh của Báo cáo hoạt động kinh doanh:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

C. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Là báo cáo tài chính tổng hợp nhằm tổng kết tiền của doanh nghiệp phát sinh từ đâu
và trong kì sử dụng như thế nào. Cho biết lượng tiền thay đổi theo ba hoạt động kinh
doanh đầu tư và tài chính.
Một doanh nghiệp nhỏ luôn cần quan tâm đến bảng lưu chuyển tiền vì nó cho biết số
liệu có thể chuyển những khoản phải thu thành tiền hay không đó là điều kiện để thanh
toán nợ.

Dòng tiền vào :
-

Các khoản thu từ khách hàng
Lãi tiền gửi ngân hàng
Lãi tiết kiệm và đầu tư
Đầu tư của cổ đông

Dòng tiền ra :
- Chi mua cổ phiếu, mua NNVL, công cụ

- Trả lương tiền thuê và chi phí hoạt động hàng ngày
- Mua TSCĐ, máy tính văn phòng,...
- Chi trả cổ tức, lãi vay
- Chi trả thuế
D.Thuyết minh tài chính
Là một bản báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ
sung , thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày chi tiết hết trong
báo cáo tài chính.
1.3.2 Phân tích tình hình quản trị tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Các tỷ số được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
phạm vi bài viết này bao gồm:
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu kết cấu tài sản và nguồn vốn


Xem xét tình hình chung là xem xét sự thay đổi về tổng tài sản và nguồn vốn qua
các chu kỳ kinh doanh - thường là 1 năm. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi về quy
mô tài chính của doanh nghiệp (Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng mà
chưa giải thích gì về hiệu quả, chất lượng tài chính ). Đánh giá tổng tài sản tăng lên chủ
yếu ở hạng mục nào (tài sản cố định/ tài sản lưu động) và được hình thành từ nguồn nào
(tăng lên ở khoản nợ hay vốn chủ sở hữu tăng). Ngoài ra, cần phải phân tích kết cấu tài
sản và nguồn vốn.
a. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trên Tổng tài sản
Tỷ trọng TSNH trên Tổng tài sản = (TSNH / Tổng tài sản) x 100
 Phân tích tình hình biến động của tài sản ngắn hạn nhằm xem xét sự biến động
của tiền, đầu tư ngắn hạn, các khaorn phải thu, hàng tồn kho…có đảm bảo cho
việc dự trữ tài sản cho sản xuất kinh doanh hay không. Từ đó, Nhà quản trị
tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải pháp.
b.Tỷ suất tự trài trợ:
Tỷ suất tài trợ = (Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn)x100

 Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay
mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh
nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
c.Tỷ số nợ ( Debt Ratio – Rd )
Rd = (Nợ phải trả / Tổng tài sản) x 100
 Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với
các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa
phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường
hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ
muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp


dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận định đúng về tỷ
số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạn của các
loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ
những rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Năng lực thanh toán của doanh nghiệp gồm: thanh toán hiện hành (thanh toán nợ
ngắn hạn) và thanh toán nhanh(thanh toán nợ dài hạn).
a. Hệ số thanh toán hiện hành ( Rc )
Rc = Tài sản ngắn hạn / Các khoản nợ ngắn hạn
 Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn
hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TS lưu động
với nợ ngắn hạn.
 Hệ số này không phải càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng TS lưu động
tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ máy này
không vận động, không sinh lời, tính hợp lí của TS này phụ thuộc vào ngành

nghề kinh doanh
Nói chung, tỷ số luân chuyển tài sản lưu động hay tỷ số thanh toán hiện hành
trong khoảng 1 – 2 là vừa, nhưng trong thực tế khi phân tích tỷ số này cần kết hợp với
đặc điểm ngành nghề khác nhau và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động của
doanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động. Có ngành có tỷ số này
cao, nhưng cũng có ngành nghề có tỷ số này thấp, không thể nói chung chung được và
cũng không thể dựa vào kinh nghiệm được….
c.Tỷ số thanh toán nhanh (Rq )


Rq = ( Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho ) / Các khoản nợ ngắn hạn
 Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn
không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( tồn kho ). Do đó, có thể thấy
tỷ số thanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng
thanh toán ngắn hạn.
 Thông thường chỉ tiêu này = 1 là hợp lý nhất
1.3.2.3. Nhóm các tỷ số sử dụng tài sản-đánh giá năng lực kinh doanh của công ty
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn doanh
nghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Vì vốn của
doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản: tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn, nên cần phải đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản, và từng bộ phận cấu thành tổng
tài sản. Tình hình vận động vốn của doanh nghiệp tốt, chứng tỏ trình độ quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp cao, hiệu suất sử dụng tiền vốn cao. Ngược lại, sẽ chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là thấp.
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá năng lực kinh doanh, bao gồm các
tỷ số

 Tỷ số khoản phải thu
Tỷ số khoản phải thu = Doanh thu bán chịu / khoản phải thu bình quân
 Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh

nghiệp (số vòng quay khoản phải thu) nghĩa là trong 1 kì, nợ phải thu luân
chuyển bao nhiêu lần
 Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt
 Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360


Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả
năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp.Cho Nhà quản trị biết trung bình bao nhiêu ngày ta sẽ phải thu
khoản nợ của khách hàng
a.Tỷ số hàng tồn kho (Ri )
Ri = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho.
(Trong trường hợp nếu có thông tin về giá vốn hàng bán thì ta sẽ thay thế Doanh
thu = Giá vốn hàng bán để thông tin về hệ số hàng tồn kho được chính xác hơn.)
 Cho biết số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
 Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng
tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn
đạt được doanh số cao.
b. Hệ số tài sản cố định (FAU )
FAU = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định
 Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của
doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định,
chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ
cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định
không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất
không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt
khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.

c. Hệ số tổng tài sản (TAU )
TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản


 Hệ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả
sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng
vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
 Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng
hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị
của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích
càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán
và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ
các tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng có hiệu quả.
1.3.2.4. Nhóm các tỉ số khả năng sinh lợi
Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt. Để phản ánh tổng hợp
nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính toán các
tỷ số lợi nhuận. Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi
của doanh nghiệp, là khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp, một mặt quan trọng
trong đánh giá thành tích tài chính của doanh nghiệp. Các đối tượng liên quan: nhà đầu
tư, chủ sở hữu, nhà quản lý,… đều quan tâm đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp.
Năng lực thu lợi của doanh nghiệp quan trọng đối với các nhà quản lý vì tổng lợi
nhuận và lợi nhuận thuần là những chỉ tiêu để đánh giá thành tích kinh doanh của những
người quản lý.
a.Tỷ số lợi nhuận biên
Tỷ số lợi nhuận biên = Thu nhập thuần / Doanh thu
 Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi
nhuận, phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến
lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ số này giảm thì doanh
nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao
tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp.



b.Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Thu nhập thuần / Tổng tài sản
 Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp. Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của doanh
nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn kinh tế của mình.
c. Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
ROE = Thu nhập thuần / Vốn chủ sở hữu
 Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng
nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Vinamilk
2.1.1 Vài nét tổng quan về Công ty
Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk có mã giao dịch trên sàn chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ
sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
- Tên

công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK

- Tên giao dịch: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY
- Ngày thành lập: 20/08/1976
- Trụ sở chính: Tòa nhà Vinamilk - Số 10 Tân Trào - P. Tân Phú - Q. 7 - Tp. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (84.28) 5415 5555
- Fax: (84.28) 5416 1226 - 5416 1230
- Email:
- Website:
- Văn phòng đại diện
 Tại Hà Nội: 57 Trần Duy Hưng - P. Trung Hòa - Q. Cầu Giấy - Tp. Hà Nội
 Tel: (84.4) 3556 3638
 Tại Đà Nẵng: 175 Triệu Nữ Vương - TP. Đà Nẵng
 Tel: (84.511) 389 7222
 Tại Cần Thơ: 86D Hùng Vương – P. Thới Bình – Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
 Tel: (84.71) 381 1274


(Nguồn: />2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tiền thân của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được
thành lập năm 1976, là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Thực phẩm
- Năm 1982, Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp
Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I
- Tháng 03/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
- Ngày 01/10/2003, chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi
là CTCP Sữa Việt Nam.
- 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần Sữa Sài Gòn (là Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay)
- 2005: Thành lập Nhà máy sữa Bình Định và Nghệ An.
- 2006: Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày
19/01/2006. Thành lập Phòng khám An Khang tại TP.HCM. Đây là phòng khám đầu tiên
tại Việt Nam với công nghệ thông tin trực tuyến. Tháng 11, thành lập Công ty TNHH
MTV Bò sữa Việt Nam.
-2007: Thành lập Nhà máy sữa Lam Sơn.
- 2008: Thành lập Nhà máy sữa Tiên Sơn.

- 2010: Vinamilk góp vốn 10 triệu USD vào công ty Miraka Limited, tương đương 19,3%
VĐL. Năm 2015, tăng vốn đầu tư tại Miraka Limited lên 22,81%. Nhận chuyển nhượng
100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt
Nam. Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.
- 2012: Thành lập Nhà máy sữa Đà Nẵng
- 2013: Khánh thành Nhà máy sữa bột Việt Nam, Nhà máy sữa Việt Nam (Mega). Công
ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa trở thành một công ty con của Vinamilk thông
qua việc nắm giữ 96,11% VĐL và tăng thành 100% vào 2017. Vinamilk mua 70% cổ
phần Driftwood Dair y H o l d in gs Corporation tại bang California, Mỹ và chính thức
nắm giữ 100% cổ phần vào tháng 05/2016.


- 2014: Vinamilk góp 51% vốn thành lập Công ty AngkorMilk tại thị trường Campuchia
và chính thức tăng mức sở hữu vốn lên 100% vào năm 2017. Góp 100% vốn thành lập
công ty con Vin - amilk Europe Spostka Z O g r a n i c zo n a Odpowiedzialnoscia tại Ba
Lan.
- 2016: Tham gia góp 18% vào CTCP APIS nhằm mở rộng và phát triển chuỗi giá trị các
sản phẩm của Vinamilk. Thành lập Văn phòng đại diện Thái Lan.
- 2017: Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi. Đầu tư vào ngành đường với
việc nắm 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh
Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
 Tầm nhìn công ty: trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
 Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất,
chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội.
2.1.3: Ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu, sản
xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café...

- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê BĐS, kho bãi, bến bãi, vận tải hàng bằng ô tô, bốc
xếp hàng hoá...
- Bán lẻ thực phẩm và đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
2.1.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý



2.2 Phân tích đánh giá thực trạng tài tình hình tài chính tại công ty cổ phần sữa Việt
Nam – Vinamilk
2.2.1. Phân tích qua báo cáo tài chính
Để có thể đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty Vinamilk 1 cách
chính xác và rõ ràng nhất, nhóm 5 đã thu thập dữ liệu số liệu qua Bộ báo cáo tài chính
của công ty Vinamilk giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể:

BẢNG 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK
(2015 – 2017)
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
A.TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
16,731,875
18,673,828
20,307,435
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1,358,683
655,423
963,336

1. Tiền
1,212,518
599,923
834,436
2. Các khoản tương đương tiền
146,165
55,500
128,900
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
8,668,378
10,453,749
10,561,714
1. Chứng khoán kinh doanh
525,981
443,133
443,131
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh
(72,195)
(501)
(676)
doanh (*)
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
8,214,593
10,011,117
10,119,259
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
2,685,469
2,866,684
4,591,703
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

2,202,396
2,191,348
3,613,982
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn
126,290
288,808
622,979
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn khác
359,995
390,619
367,851
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
(3,212)
(4,169)
(13,194)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý
76
86
IV. Hàng tồn kho
3,810,095
4,521,766
4,021,059
1. Hàng tồn kho
3,827,369
4,538,440
4,041,303

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
(17,274)
(16,673)
(20,244)
V. Tài sản ngắn hạn khác
209,251
176,205
169,623
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
156,056
59,288
51,933
2. Thuế GTGT được khấu trừ
53,192
116,836
117,133


3. Thuế và các khoản khác phải thu của nhà
nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính
phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Trả trước cho người bán dài hạn
3. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
4. Phải thu nội bộ dài hạn
5. Phải thu về cho vay dài hạn

6. Phải thu dài hạn khác
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
IV. Tài sản dở dang dài hạn
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài
hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
V. Đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết. liên doanh
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
6. Đầu tư dài hạn khác
VI. Tài sản dài hạn khác

2


81

557

10,746,301
20,898

10,704,829
21,855

14,359,884
53,775
29,974

5,574
15,325

7,246
14,609

5,374
18,427

8,214,135
7,795,346
13,059,721
(5,264,376)

8,321,053
7,916,323

14,257,739
(6,341,416)

10,609,309
10,290,517
18,917,436
(8,626,919)

418,789
553,684
(134,895)
142,368
179,678
(37,310)
843,679

404,730
557,891
(153,161)
136,973
179,678
(42,705)
993,112

318,792
469,549
(150,757)
95,273
143,341
(48,068)

1,928,569

82,394

127,672

181,678

761,285
940,365

865,440
613,807

1,746,891
555,498

397,131
11,378
(4,740)
536,596

419,909
11,387
(7,490)
190,000

481,283
82,337
(8,121)


442,510

494,046

642,530


1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn
4. Tài sản dài hạn khác
VII. Lợi thế thương mại
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
9. Phải trả ngắn hạn khác
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
13. Quỹ bình ổn giá

14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả người bán dài hạn
2. Người mua trả tiền trước dài hạn
3. Chi phí phải trả dài hạn
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
5. Phải trả nội bộ dài hạn
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
7. Phải trả dài hạn khác
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
9. Trái phiếu chuyển đổi
10. Cổ phiếu ưu đãi (Nợ)
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
12. Dự phòng phải trả dài hạn
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

417,330
25,180

142,345
27,478,176
6,554,260
6,004,317
2,193,603
19,882
215,808
452,476
593,486


459,395
34,651

612,135
30,395

123,983
474,930
29,378,656
34,667,319
NGUỒN VỐN
6,972,707
10,794,261
6,457,498
10,195,563
2,561,910
3,965,691
35,952
360,182
255,510
383,314
192,349
205,723
1,025,975
1,528,288

1,351
644,468
1,475,359
2,420

405,464

3,360
592,100
1,332,666
890
456,785

7,345
2,783,824
268,102
604
692,490

549,943

515,209

598,698

2,599
2,815
368,170

1,663
589
326,970

1,040
16,568

274,949

89,034
87,326

90,026
95,961

203,618
102,523


14. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
- Cổ phiếu ưu đãi
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4. Vốn khác của chủ sở hữu
5. Cổ phiếu quỹ (*)
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
8. Quỹ đầu tư phát triển
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ
trước

- LNST chưa phân phối kỳ này
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB
13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát
14. Quỹ dự phòng tài chính
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

20,923,916
20,923,916
12,006,622
12,006,622

22,405,949
22,405,949
14,514,534
14,514,534

23,873,058
23,873,058
14,514,534
14,514,534

260,700

260,700

(5,388)


(1,176)

(7,160)

8,330
3,291,207

5,655
1,797,020

18,367
2,851,905

5,391,796

5,591,832

5,736,921

3,154,336

2,928,776

2,646,644

2,237,460

2,663,055


3,090,277

231,350

237,386

497,790

27,478,176

29,378,656

34,667,319


×