Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.35 KB, 173 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________

HOÀNG THỊ HƯỜNG

PHAN KHÔI
VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________

HOÀNG THỊ HƯỜNG

PHAN KHÔI
VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 9220121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
2. TS. Phạm Thị Thu Hương

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Hường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
* MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..........................................4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................................6
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ............................................................................6
7. Cơ cấu của luận án ...............................................................................................................7
* Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................... 8
1.1. Tình hình sưu tập, phục chế di sản Phan Khôi .......................................................8

1.2 Phan Khôi trong các bài nghiên c ứu, đánh giá ..................................................... 14
* Chương 2: PHAN KHÔI - TỪ KHÁT VỌNG CANH TÂN XÃ HỘI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN HỌC .......................................................................... 35
2.1. Hiện đại hóa và sự xuất hiện mẫu hình trí thức duy tân ...................................... 35
2.2. Những vấn đề cơ bản trong canh tân tư tưởng, xã hội, văn hóa của Phan Khôi......... 49
2.3. Hoạt động văn hóa, văn chương c ủa Phan Khôi ................................................. 57
* Chương 3: PHAN KHÔI VÀ VIỆC CANH TÂN THƠ VIỆT.............................. 75
3.1. Những thi thoại của Phan Khôi – thẩm định và thẩm định mới về thơ ............. 75
3.2. Tuyên ngôn về thơ mới của Phan Khôi ................................................................. 89
3.3. Những hiệu ứng từ quan niệm mới về thơ của Phan Khôi ................................. 94
* Chương 4: VĂN XUÔI TỰ SỰ PHAN KHÔI GIỮA CÁC HÌNH THỨC TỰ
SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................. 105
4.1. Tả thực trong văn xuôi tự sự của Phan Khôi....................................................... 105
4.2. Xu hướng luận đề trong văn xuôi tự sự của Phan Khôi..................................... 116
4.3. Trạng thái lưỡng lự trong văn xuôi tự sự của Phan Khôi .................................. 123
* KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 147
* DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
* TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong cảnh quan đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX – thời kỳ xảy ra “cuộc biến thiên vĩ đại”, trước nguy cơ bị phương Tây
đồng hóa, văn hóa phương Đông buộc phải thích ứng bằng những lựa chọn
khác nhau, Phan Khôi (1887-1959) là một trong những người tiên phong và
quyết liệt chọn hướng đi canh tân. Qua gần chục tờ báo cộng tác hoặc làm chủ
bút, với hàng trăm bài nghị luận, bút chiến sắc sảo, Phan Khôi đã khẳng định
vị trí bậc thầy trong thể báo chí chính luận về xã hội, văn hóa, văn nghệ - tạo
tiền đề cho cuộc cách tân, hiện đại hóa của văn hóa và văn học Việt Nam.

Ông được định vị là người mở đường cho loại hình phê bình văn học ở nước
ta theo hướng dân chủ hóa và hội nhập Đông –Tây. Vai trò của ông trong
trong việc tìm hướng đi mới cho thơ Việt hiện đại cũng đã được khẳng định.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do, suốt một thời gian dài Phan Khôi dường như bị lãng
quên. Những năm gần đây, trong xu thế đổi mới, di sản của Phan Khôi đã
được phục chế khá đầy đủ, cung cấp cơ sở cho việc đánh giá lại hiện tượng
này trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
1.2. Trong chặng đường hiện đại hóa văn hóa, văn học, đến những năm
1930-1940, văn học Việt Nam được xem là chín muồi với sự định hình về
quan niệm và cách viết hiện đại. Song đây là một quá trình chuẩn bị lâu dài và
cần đến những nhân tố mang tính đột phá, Phan Khôi chính là người đảm
đương vai trò đó. Theo nhận định của Lại Nguyên Ân, Phan Khôi hiện diện
trước xã hội và cuộc đời chỉ với tư cách nhà báo nhưng qua báo chí, Phan
Khôi đã chủ trương đổi mới văn học một cách mạnh mẽ, thậm chí hình thành
riêng cho mình quan niệm rất hiện đại, đem đến cú hích đáng kể, tạo tiền đề
cho văn học Việt Nam đi tới hiện đại hóa. Hơn nữa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1


những năm đầu thế kỷ XX là một sự chuyển đổi trên mọi phương diện, từ
quan niệm văn chương đến việc hình thành các hình thức viết mới, Phan Khôi
đã có vị trí ra sao trong toàn bộ công cuộc đổi thay đó? Đấy là vấn đề cần
được tiếp tục tìm hiểu, giải quyết.
1.3. Hiện đại hóa là một vấn đề mang tính qui luật, nhưng ở trường hợp
Việt Nam, nó còn là sản phẩm của quá trình thực dân hóa, là quá trình nhiều
thế hệ trí thức kiếm tìm và kiến tạo bản sắc dân tộc trong tình cảnh vong
quốc. Hơn nữa, Việt Nam đi về phía hiện đại, nhập vào quỹ đạo chung của cả
thế giới từ truyền thống văn hóa vùng Đông Á trong tình thế bị áp đặt. Tình
huống đó khiến cho tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam trở thành một bước

chuyển bất thường, và ở đó nhiều giá trị truyền thống buộc phải bị phán xét,
thậm chí chối bỏ trong khi nhiều giá trị ngoại lai khác được thừa nhận, cổ súy
du nhập vào đời sống tinh thần dân tộc. Trạng thái phức tạp này được hiện
hữu trong nhiều trường hợp mà Phan Khôi là đại diện tiêu biểu.
Vì vậy, khảo sát, tìm hiểu Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một công việc cần thiết để đánh giá đúng vị
trí, vai trò của Phan Khôi trong lịch sử văn học dân tộc; đồng thời cung cấp
một cách nhìn khách quan, toàn diện hơn về một hiện tượng văn hóa – văn
học Việt Nam, để Phan Khôi không còn là “người xa lạ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích những hoạt động văn học, bao gồm cả báo chí trên
toàn bộ cuộc đời cầm bút của Phan Khôi để hiểu đúng vị trí văn học sử và
đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ở nửa đầu
thế kỷ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích tác phẩm (báo chí, văn xuôi tự sự, thơ, những dịch

2


phẩm...) của Phan Khôi từ cái nhìn đồng đại và lịch đại.
- Phân tích, biện luận ý nghĩa lịch sử của các tác phẩm đó với tư cách một
bộ phận trong tổng thể hoạt động văn hóa – xã hội của Phan Khôi, từ đó đánh
giá đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học Viêt Nam những
năm nửa đầu thế kỷ XX.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án chú trọng nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động tư tưởng, văn học
và báo chí của Phan Khôi (về báo chí tập trung vào các bài viết mang tính

phản biện xã hội, tranh luận văn chương; về sáng tác văn học tập trung vào
những tác phẩm mang tính mở đường và những bài viết thể hiện cách tân về
quan niệm và lối viết).
- Đặt hoạt động sáng tác văn học và báo chí của Phan Khôi trong bối cảnh
hiện đại hóa văn học Việt nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tất cả sáng tác văn học của Phan Khôi bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết,
thơ (sáng tác những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ 1918 đến 1940)
- Các tác phẩm báo chí của Phan Khôi liên quan đến vấn đề cách tân tư
tưởng, đổi mới cách viết, đổi mới hình thức viết, và quan niệm về nghệ thuật
văn chương...
- Các dịch phẩm của Phan Khôi.
Bên cạnh đó, tác phẩm báo chí và văn học của một số nhà văn, nhà báo
cùng thời với Phan Khôi được dùng để so sánh và đối chiếu.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Như trên đã nói, cuộc đời cầm bút của Phan
Khôi nằm trong quá trình hiện đại hóa văn hóa và văn chương Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Tức là các hoạt động văn hóa văn chương của Phan Khôi nằm

3


trong bước chuyển từ trung đại phương Đông sang cận hiện đại phương Tây
và ở tình thế xã hội Việt Nam bị thuộc địa hóa. Đây cũng là quá trình thay đổi
mang tính cách mạng, hay có thể diễn đạt bằng một khái niệm do Thomas
Kuhn từng đề xuất là quá trình “thay đổi hệ hình” (paradigm shift) [79]. Theo
diễn giải của Kuhn, quá trình thay đổi này đã tạo “một bước chuyển mang
tính cách mạng trong toàn bộ hệ hình tri thức” [207, tr 18], bao gồm: thế giới
quan, khung khổ tri thức, ngôn từ biểu đạt, những tín niệm, giá trị và kỹ thuật
chung,... Chính từ bối cảnh này đòi hỏi vấn đề hiện đại hóa ở Phan Khôi cần

được soi sáng từ quan niệm về sự thay đổi hệ hình.
Thêm nữa, biểu hiện của biến động hệ hình đó lại là hệ quả của nhiều tác
nhân chi phối, như quyền lực chính trị, truyền thống chung, trải nghiệm cá
nhân,... Điều này cho thấy các hoạt động văn hóa nói chung, văn chương nói
riêng của Phan Khôi cũng phải được nhìn nhận, diễn giải như một hoạt động
diễn ngôn trong thời kỳ thực dân của Việt Nam: hiện đại hóa trên nền tảng
của văn hóa Đông Á ngót nghìn năm, và từ toàn bộ tri thức cùng hệ quan
niệm của cá nhân Phan Khôi. Và bản thân Phan Khôi cũng cần được xem là
hệ quả của một kiến tạo xã hội (socical construction), được hình thành trong
sự tương tác giữa bản ngã (sefl) và kẻ khác (other) [163, tr 47].
Bối cảnh diễn ngôn này cũng sẽ là cơ sở để luận án nhìn nhận các hình
thức viết của Phan Khôi theo thi pháp học, gồm thi pháp lịch sử hoặc thi pháp
thể loại và lý thuyết tự sự học.
Bên cạnh đó, việc coi những chuyển đổi đầu thế kỷ XX là một thay đổi hệ
hình cũng đòi hỏi đề tài phải được tiếp cận từ văn hóa học, cụ thể là nhìn nhận
sự nghiệp cầm bút của Phan Khôi nói chung và các vấn đề liên quan đến sáng
tác văn chương ở Phan Khôi nói riêng trong mối liên hệ với các thành tố văn
hóa khác. Đây là hướng tiếp cận được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
triển khai luận án.

4


4.2. Phương pháp nghiên cứu: Việc xác lập hướng tiếp cận các hoạt động
văn chương của Phan Khôi như trên sẽ quy định những phương pháp chính để
giải quyết đề tài: phương pháp văn học sử, phương pháp loại hình và phương
pháp liên ngành.
- Phương pháp văn học sử: Luận án sẽ đặt các hoạt động văn học và báo
chí của Phan Khôi trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX, đồng thời phân tích tác động của bối cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội

đến quan điểm, tư tưởng sáng tác, tinh thần học thuật của Phan Khôi.
- Phương pháp loại hình: Dựa vào đặc điểm chung của mẫu hình trí thức nghệ sĩ duy tân trong giai đoạn giao thời của xã hội Việt Nam để phân tích, lý
giải những hoạt động học thuật của Phan Khôi.
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng, kết hợp tri thức của các bộ môn khoa học
xã hội và nhân văn hiện đại nhằm phân tích, lý giải một cách thỏa đáng hơn những
đóng góp xuất sắc, đa dạng của Phan Khôi đối với quá trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Bên cạnh đó các hiện tượng văn học sử còn có những yêu cầu riêng, phụ
thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể của mỗi đề tài, nên trong trường hợp
Phan Khôi, vấn đề hiện đại hóa văn chương còn đòi hỏi những phân tích sâu
vào các hình thức thể loại chính (thơ, văn xuôi), vì thế những gợi ý của lý
thuyết thi pháp học (thi pháp lịch sử, thi pháp thể loại) và tự sự học (ngôi kể,
người kể chuyện, lời văn) sẽ cần thiết cho quá trình phân tích, luận giải vấn đề.
Ngoài ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng cụ thể
hóa các phương pháp trên bằng một số thao tác, như: so sánh, tổng hợp và
phân tích.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu một cách toàn diện đóng góp của Phan Khôi với tư cách là
người mở đường cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

5


- Góp phần đánh giá chính xác vị trí văn học sử của Phan Khôi trong diễn
trình văn học Việt Nam.
- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo về văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX và tác giả Phan Khôi.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận

- Luận án góp phần đánh giá đầy đủ hơn con đường hiện đại hóa văn
chương dân tộc, bổ sung thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu tính quy luật và
tính cụ thể của lịch sử phát triển một giai đoạn.
- Vận dụng một số gợi dẫn của lý thuyết hệ hình, quan niệm diễn ngôn khi
tìm hiểu tác phẩm Phan Khôi trong bối cảnh hiện đại hóa Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, luận án sẽ là một khẳng định tính tích cực cho việc dẫn nhập các
lý thuyết này vào thực tiễn văn học sử Việt Nam, đồng thời cũng có thể có
những đề xuất hoặc điều chỉnh nhất định với bộ khung của các lý thuyết đó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả của luận án sẽ góp phần minh định lại một số nhận xét, đánh
giá hoặc chưa đúng, hoặc quá khe khắt về Phan Khôi. Kết quả nghiên cứu sẽ
là nguồn tham khảo cho việc “phục chế” những trường hợp tác giả bị lãng
quên khác của văn học Việt Nam.
- Hiện đại hóa là một bài học đặc biệt đối với sự phát triển dân tộc nói
chung, chính vì vậy, đây cũng sẽ là một tham khảo cho hoàn cảnh toàn cầu
hóa hiện tại của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được triển khai thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

6


Chương 2: Phan Khôi - từ khát vọng canh tân xã hội đến hoạt động văn
hóa, văn học
Chương 3: Phan Khôi và việc canh tân thơ Việt
Chương 4: Văn xuôi tự sự của Phan Khôi giữa các hình thức tự sự Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX
Về nguyên tắc, việc định vị Phan Khôi trong tiến trình hiện đại hóa văn

học Việt Nam cần được tiến hành ở các phạm vi chính, là phê bình và sáng
tác văn chương. Chương 3 và 4 của luận án thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh
giá Phan Khôi trong sự hình thành hai hình thức quan trọng nhất của văn học
hiện đại là thơ mới và văn xuôi, tức là định vị Phan Khôi trong phạm vi sáng
tác. Còn tư cách phê bình ở Phan Khôi trong sinh hoạt văn chương sẽ được
đặt ở chương 2, mà không thiết kế thành một chương riêng, vì trên thực tế
Phan Khôi luôn tranh luận, phê bình bằng báo chí và ông vốn không chuyên
tâm về văn chương, văn chương chỉ thành mối lưu tâm của Phan Khôi khi nó
hàm chứa hoặc liên quan đến các vấn đề canh tân xã hội, canh tân tư tưởng
mà ông đang cổ súy. Nói cách khác, luận án đặt tư cách phê bình văn chương
của Phan Khôi trong tư cách nhà phản biện xã hội, tư tưởng Phan Khôi.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phan Khôi là một cây bút đặc biệt nhiệt thành trong đời sống báo chí,
văn học, văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Riêng trong văn học
sử Việt Nam, Phan Khôi chiếm một vị trí đặc biệt. Song vì một số lí do, việc
tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm của ông lại khá dè dặt. Thậm chí một thời gian
dài (hơn ba mươi năm), Phan Khôi còn phải chịu những tổn thất nặng nề về
nghề nghiệp và nhân phẩm. Tuy nhiên, khi những thiên kiến chính trị qua đi,
Phan Khôi đã trở lại và thành một đề tài luận bàn hấp dẫn.
1.1. Tình hình sưu tập, phục chế di sản Phan Khôi
Trước tác của Phan Khôi khá đa dạng, phong phú song trước năm 1945
hoạt động chủ yếu của ông là viết báo nên hầu hết tác phẩm được công bố
trên các tờ báo. Và vì báo chí là một hình thức thông tin, nên bên cạnh ưu
điểm cập nhật, phục vụ tức thời thì loại hình viết này cũng phải chịu đựng số
phận “đoản mệnh”, các bài báo của Phan Khôi không là ngoại lệ. Bên cạnh

đó, do những quan điểm sau này về văn nghệ (trong thời kỳ Nhân văn giai
phẩm, 1955-1956), Phan Khôi bị cách ly và không được quyền công bố bài
viết thì không chỉ Phan Khôi ra đi hết sức lặng lẽ (1959) mà phần lớn di sản
của ông bị lãng quên trong đời sống văn nghệ, đặc biệt là ở miền Bắc.
Ở thời điểm này, nhìn lại, có thể thấy những ấn phẩm của Phan Khôi
được xuất bản trong khoảng thời gian ông còn sống gồm:
- Năm 1936, tác phẩm Chương Dân thi thoại do Phan Khôi thực hiện,
trích in những bài nói chuyện về thơ của ông trong Nam âm thi thoại đã đăng
trên các báo Nam Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ
tân văn, Trung lập báo từ năm 1918–1931. Năm 1996, Nhà xuất bản Đà Nẵng
đã in lại cuốn sách này.

8


- Năm 1939 Nhà xuất bản Tân Dân (Hà Nội) đã cho ra mắt tiểu thuyết
xã hội Trở vỏ lửa ra.
- Năm 1950, hầu hết các bài nghiên cứu về tiếng Việt của Phan Khôi
trong thời gian ông làm việc ở Ban Ngôn ngữ văn tự của Hội Văn hóa Việt
Nam được tập hợp in thành sách với nhan đề là Tìm tòi trong tiếng Việt. Sau
đó Phan Khôi đã sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung vào cuốn Tìm tòi
trong tiếng Việt và đổi tên thành Việt ngữ nghiên cứu (được nhà xuất bản
Văn nghệ in và phát hành vào năm 1955). Đến năm 1977, tác phẩm này được
nhà xuất bản Đà Nẵng in lại. Trong lần tái bản này, giáo sư Hoàng Tuệ đã
nhận xét, đánh giá cao công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này của Phan Khôi
và đề nghị “cần đưa vào tủ sách của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện
nay, đặc biệt các sinh viên đại học khoa Ngữ văn” [71, tr 13]. Đây có thể coi
như một thăm dò cho việc phục chế di sản Phan Khôi sau này.
- Năm 1956, Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội xuất bản tác phẩm dịch
của Phan Khôi Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn; Thi thiên, Châm ngôn, Nhã ca

(các chương trong Kinh thánh Tin lành)...
Thanh Lãng trong hai công trình Phê bình văn học thế hệ 1932 (năm
1967) và Mười ba năm tranh luận văn học 1932 -1945 (năm 1972) đã có
những thành quả đáng ghi nhận trong việc tìm kiếm di sản báo chí của Phan
Khôi, tập trung ở tờ Phụ nữ tân văn (1929-1934). Như vậy Thanh Lãng là
người có đóng góp bước đầu trong việc phục chế một phần di sản báo chí của
Phan Khôi.
Còn ở miền Bắc, kể từ sau vụ án Nhân văn giai phẩm, Phan Khôi bị che
khuất sau bức màn lịch sử. Tình hình này chỉ thay đổi sau 1986, nhưng sự
tháo bỏ định kiến khá chậm chạp. Mười năm, từ 1986 đến 1996, chỉ có 2 ấn
phẩm của Phan Khôi (Việt ngữ nghiên cứu, Chương Dân thi thoại) được
đưa trở lại sinh hoạt văn hóa văn chương, và đó cũng là những tác phẩm

9


không mấy gai góc, và ít đại diện cho tính cách và hiểu biết của ông.
Năm 1998, tạp chí Tao Đàn (trọn bộ 2 tập) do Nguyễn Ngọc Thiện và
Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn cũng đã đưa vào 6 bài viết của Phan
Khôi viết năm 1939 như: “Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta”, “Người
Việt Nam với óc khoa học (về sự phân loại)”, “Tục ngữ, phong dao và địa vị
của nó trong văn học”, “Tôi với thi sĩ Tản Đà”, “Một cái vũ trụ quan còn mờ
tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm”, “Vận ngữ
với thơ”. Những bài này đã được Lại Nguyên Ân đưa vào trong công trình
sưu tập Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1938-1942, xuất bản năm 2017.
Như vậy, nhờ công sức của Thanh Lãng, Nguyễn Ngọc Thiện, Lữ Huy
Nguyên, một số tác phẩm đăng báo, đặc biệt là những bài nghị luận về văn
chương của Phan Khôi đã được phát hiện lại và công bố tới độc giả. Tuy
nhiên số lượng không nhiều, chỉ đến khi nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân công
bố hàng loạt kết quả sưu tầm thì công cuộc “phục chế” di sản Phan Khôi mới

thực sự bắt đầu. Đó là bộ sách gồm 10 cuốn, sưu tập các tác phẩm báo chí của
Phan Khôi từ năm 1928 đến 1942 theo năm công bố, cụ thể như sau:
- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1928, được Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn
hành, năm 2003, gồm 450 trang tập hợp những bài Phan Khôi đăng trên Đông
Pháp thời báo ở Sài Gòn, thường ký bút danh C.D. (viết tắt tên hiệu Chương
Dân của ông), đôi khi là K., Kh., trong mục Câu chuyện hằng ngày, Phan
Khôi và Diệp Văn Kỳ ký chung bút danh Tân Việt, T.V.
- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1929, cũng được ấn hành bởi Nhà
xuất bản Đà Nẵng năm 2005 với 800 trang sưu tầm những bài Phan Khôi cho
đăng trên các nhật báo Thần chung, Trung lập và tuần báo Phụ nữ tân văn ở
Sài Gòn trong năm 1929.
- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1930 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm
2006), gồm 1010 trang tập trung các bài viết của ngòi bút Phan Khôi trong

10


Luận án đủ ở file: Luận án full













×