Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề cương ôn tập môn Lập phân tích dự án môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.85 KB, 18 trang )

Contents
Câu 1 : Khái niệm về dự án.............................................................................................................2
Câu 2: Đặc điểm của DA.................................................................................................................2
Câu 3: Công tác nghiên cứu lập dự án môi trường....................................................................3
Câu 4: Công tác tổ chức soạn thảo dự án môi trường......................................................................4
Câu 5: Phân tích tổ chức nhân sự dự án môi trường (Các mô hình)...............................................7
a. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện DA................................................................7
b. Mô hình chủ nhiệm điều hành DA..........................................................................................8
c. Mô hình chìa khóa trao tay......................................................................................................9
.......................................................................................................................................................10
Câu 6: Vai trò của phân tích tài chính trong dự án đầu tư.............................................................10
Câu 7: Khái niệm và các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư.....................10
Câu 8: Khái niệm và sự cần thiết khi tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án va mục đích............12
Câu 9: Thẩm định các điều kiện pháp lý.......................................................................................13
Câu 10: Khái niệm và các giai đoạn của quản lý dự án môi trường..............................................14
Câu 11: Quản trị rủi ro dự án môi trường................................................................................14
Khái niệm rủi ro:.......................................................................................................................14
Phân loại rủi ro:........................................................................................................................14
Quản trị rủi ro dự án.................................................................................................................15
b. Nội dung quản trị rủi ro.........................................................................................................16
Xác định (nhận diện) rủi ro...................................................................................................16
Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại...............................................................................16
Phân tích và đánh giả mức độ rủi ro......................................................................................16
c. Các phương pháp quản trị rủi ro............................................................................................17

1


ĐỀ CƯƠNG LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Câu 1 : Khái niệm về dự án
Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu


rõ ràng, trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu phải
được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và
nói chung không được vượt qua dự toán đó.
Câu 2: Đặc điểm của DA
1. Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng có tính chất 1 lần: không có nhiệm vụ nào giống
hoàn toàn với nhiệm vụ nào. Điểm khác biệt của nó được thể hiện trên bản thân
nhiệm vụ và trên cả thành quả cuối cùng.
2. Phải đáp ứng được những mục tiêu rõ ràng
-

DA đầu tư có mục đích rõ ràng, được thể hiện ở 2 mức: Mục tiêu lâu dài là
những lợi ích KT-XH do DA mang lại; Mục tiêu trước mắt là mục đích cụ thể
cần đạt được của việc thực hiện DA.

-

Mục tiêu của dự án gồm 2 loại:
+ Mục tiêu mang tính chất thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của DA
như công suất, chỉ tiêu KTKT
+ Mục tiêu mag tính ràng buộc như thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung
về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao

3. Mang lại những yếu tố không chắc chắn và có rủi ro: Tính bất định và độ rủi ro
cao
4. Chỉ tồn tại trong 1 thời gian nhất định
-

DA có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn

-


DA là 1 sự sáng tạo, giống như các thực thể sống DA cũng trải qua các giai
đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc… DA không kéo
dài mãi mãi
2


-

Khi DA kết thúc, kết quả DA được trao cho bộ phận quản lý vận hành

5. Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng
6. Là đối tượng mang tính tổng thể
 Những đặc trưng trên đã chi phối trực tiếp đến công tác lập quản trị quá trình
thực hiện đầu tư và vận hành khai thác của dự án

Những đặc điểm khác của DA:
-

1 DA các biệt có thể là 1 phần của DA lớn

-

Trong quá trình triển khai thực hiện, các mục tiêu và đặc điểm kết quả của 1 số
DA có thể là 1 sản phẩm hoặc 1 số đơn vị của sản phẩm

-

Bộ máy tổ chức chỉ là tạm thời và được thành lập trong thời gian thực hiện DA


-

Sự tương tác giữa các hoạt động của DA có thể phức tạp.

Câu 3: Công tác nghiên cứu lập dự án môi trường
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
 Mục đích: xác định một cách nhanh chóng, nhưng ít tốn kém về các cơ hội đầu tư,
các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
 Nội dung: xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành các công cuộc đầu
tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
 Căn cứ phát hiện các cơ hội đầu tư:
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc chiến lược phát
triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở.
2. Nhu cầu trong nước và trên thế giới về những hoạt động cụ thể. Đây là
nhân tố quyết định sự hình thành và hoạt động của các dự án đầu tư.

3


3. Tình hình cung cấp những mặt hang hoặc hoạt động dịch vụ đề cập trên đây
ở trong nước và trong thế giới còn chỗ trống để dự án chiếm lĩnh trong một
thời gian dài.
4. Tiềm năng sẵn có, cần và có thể khai thác về vốn, tài nguyên thiên nhiên,
sức lao động để thực hiện dự án của đất nước, của địa phương, của nghành
hoặc của các cơ sở.
5. Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện dự án. Đây là tiêu
chuẩn tông hợp để đánh giá tính khả thi của toàn bộ dự án.
2. Nghiên cứu khả thi
* Nội dung phần thuyết minh dự án
 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối

với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm
xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các
yếu tố đầu vào khác.
 Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao
gồm công trình chính, công trình phụ và các hạng mục công trình khác; phân tích
lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
 Các giải pháp thực hiện bao gồm:
1. Phương án giải phóng mặt bằn, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng
hạ tầng kỹ thuật nếu có.
2. Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công
trình có yêu cầu kiến trúc.
3. Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động.
4. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
 Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ và các yêu cầu
an ninh quốc phòng.
 Tổng mức vốn đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả
năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với các dự án có yêu
cầu thu hồi vốn; các chi tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội của dự án.

4


Câu 4: Công tác tổ chức soạn thảo dự án môi trường
2.2.1. Quy trình soạn thảo dự án môi trường
2.2.1.1. Yêu cầu và căn cứ để soạn thảo dự án môi trường
a. Yêu cầu đối với việc soạn thảo dự án môi trường
- Đảm bảo DA được lập ra phù hợp với các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm,
quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế
=> Việc soạn thảo DA phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.

- Đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông số phản ánh các yếu tố
kinh tế, kỹ thuật của DA trong từng giai đoạn nghiên cứu.
- Đánh giá được tính khả thi của DA trên các phương diện, trên cơ sở đưa ra các phương
án, so sánh lựa chọn phướng án tốt nhất, tính toán thận trọng và chính xác từng nội dung
DA, đặc biệt là các nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường sản phẩm và dịch vụ để
lạu chọn phương án tối ưu.
b. Các căn cứ để soạn thảo DA đầu tư
 Các căn cứ pháp lý
- Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH của Nhà nước và
địa phương
- Về mặt pháp lý, DA đầu tư được lập căn cứ vào chủ trương, quy hoạch phát triển
được duyệt của ngành, địa phương hay các nhiệm vụ cụ thể được nhà nước giao
- Hệ thống văn bản pháp quy: là các luật hiện hành áp dụng trong mọi lĩnh vực như:
các văn bản về luật quốc tế và luật của CHXHCNVN có liên quan đến lập, thẩm
định và triển khai DA: về lĩnh vực môi trường ở VN có Luật môi trường, khía
cạnh bảo vệ môi trường có Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Phát triển và bảo
vệ rừng,…
 Căn cứ thực tế
2.2.1.2. Mục đích, yêu cầu và công tác lập nhóm soạn thảo
a. Xác định mục đích, yêu cầu của việc lập DA đầu tư
- Mục đích: xây dựng được những nội dung có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và có tính
khả thi cao để các cơ quan quản lý nhà nước chức năng xem xét và phê duyệt, các định
chính chấp thuận tài trợ vốn.

5


- Yêu cầu: Xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện với các phương án nghiên cứu, tính
toán có cơ sở và phù hợp nhằm đảm bảo những yêu cầu đặt ra đối với DA đầu tư, tức
đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý, tính thống nhất và tính phỏng định có

căn cứ.
b. Nhóm soạn thảo DA đầu tư
- Thường gồm chủ DA và các thành viên. Số lượng các thành viên của nhóm phụ thuộc
vào nội dung và quy mô của DA. Chủ nhiệm DA là người tổ chức và điều hành công tác
lập DA. Nhiệm vụ chính của chủ nhiệm DA là:
 Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo DA (bao gồm cả xác định và phân bổ kinh phí
soạn thảo)
 Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
 Giám sát và điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm
 Tập hợp các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để giả quyết nội dung cụ thể
DA
 Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm soạn thảo.
2.2.1.3. Quy trình soạn thảo DA môi trường
Bước 1: Nhận dạng DA
-

Xác định DA thuộc loại nào, DA phát triển ngành, vùng hay đầu tư xây dựng mới,
cải tạo, mở rộng 1 doanh nghiệp,…
Xác định mục đích cụ thể của DA
Chủ DA đầu tư
Làm rõ sự cẩn thiết phải có DA
Thứ tự ưu tiên của DA trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của DN,
của ngành và trong chiến lược phát triển KT-XH của vùng, đất nước
Tính hợp phapscuar ngành sản xuất kinh doanh

Bước 2: Lập đề cương sơ bộ của DA và dự trù kinh phí soạn thảo
Đề cương sơ bộ của DA thường bao gồm: giới thiệu sơ lược về DA và những nội dung cơ
bản của DA khả thi: nghiên cứu các căn cứ để xác định đầu tư, nghiên cứu khía cạnh kỹ
thuật, tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính, KT-XH của DA.
Kinh phí soạn thảo của DA gồm:

-

Chi phí cho việc sưu tầm hay mua các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác phân
tích soạn thảo của DA
6


-

-

Chi phí khảo sát điều tra thực địa
Chi phí hành chính, văn phòng
Chi phí bồi dưỡng ( hoặc thù lao) cho những người làm công tác soạn thảo DA bao
gồm cả các chuyên gia (trong và ngoài nước) mời tham gia vào quá trình phân tích
các nội dung của DA
Mức kinh phí cho mỗi DA cụ thể tùy thuộc vào quy mô DA, loại DA và đặc điểm
của việc soạn thảo DA, nhất là điều kiện về thông tin, tư liệu và yêu cầu khảo sát,
điều tra thực địa để soạn thảo DA.

Bước 3: Lập đề cương chi tiết của DA
-

Việc lập đề cương chi tiết được tiến hành sau khi đề cương sơ bộ được thông qua.
Ở đề cương chi tiết, các nội dung của đề cương sơ bộ càng chi tiết càng tốt. Cần tổ
chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết ở nhóm soạn thảo, để mọi thành viên
đóng góp xây dựng đề cương và từng phần việc, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt
công việc của mình trong công tác soạn thảo DA

Bước 4: Phân công công việc cho các thành viên soạn thảo

-

Trên cơ sở đề cương chi tiết được chấp nhận, chủ nhiệm DA phân công công việc
cho các thành viên của nhóm soạn thảo theo chuyên môn của họ.

Bước 5: Tiến hành soạn thảo DA
-

-

Thu thập thông tin, tư liệu cần thiết cho DA. Việc thu thập thông tin tư liệu các
thành viên nhóm soạn thảo thực hiện theo phần việc được phân công. Các nguồn
thu thập chính: các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức
kinh tế có liên quan, sách báo, tạp chí,…
Điều tra, khảo sát thực tế để thu thập các dữ liệu thực tế cần thiết phục vụ việc
nghiên cứu, giải quyết vấn đề thuộc các phần nội dung của DA
Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập theo các phần công việc đã phaan
công trong nhóm soạn thảo tương ứng với các nội dung của DA
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của từng phần việc sẽ
được các thành viên nhóm tổng hợp, sau đó được tổng hợp chung thành nội dung
của DA.

Bước 6: Mô tả DA và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết
định đầu tư của nhà nước xem xét.
-

Nội dung của DA, sau khi đã tổ chức phản biện và thảo luận trong nhóm soạn thảo
sẽ được mô tả ở dạng văn bản hồ sơ và được trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan
có thẩm quyền quyết định đầu tư cho ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh nội dung DA.
7



Bước 7: Hoàn tất văn bản DA
-

Sau khi có ý kiến của chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư
xem xét, nhóm soạn thảo tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của DA cũng
như hình thức trình bày. Sau đó bản DA sẽ được in ấn

Câu 5: Phân tích tổ chức nhân sự dự án môi trường (Các mô hình)
a. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện DA
- Là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư tự thực hiện và quản lý mọi công việc của dự
án hoặc lập ra 1 ban quản lý để tư vấn.
- Đối tượng áp dụng: DA quy mô nhỏ (DA xây dựng: có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ
đồng), Kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn của CĐT, đồng thời CĐT có đủ năng
lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý DA.
- Ưu điểm:
+ Các quyết định và thông tin được thực hiện nhanh chóng.
+ Phản ứng linh hoạt với các thay đổi của môi trường.
+ Ít tốn kém chi phí.
- Nhược điểm:
+ Tính chuyên môn hóa không cao.
+ Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khi thực hiện dự án
- Sơ đồ:
Chủ đầu tư- chủ dự án

Chuyên gia quản lý dự án
( cố vấn)

8



Tổ chức thực hiện dự án
I

Tổ chức thực hiện dự án
II

Tổ chức thực hiện dự án III

b. Mô hình chủ nhiệm điều hành DA
- Là mô hình tổ chức quản lý trong đó CĐT thuê chủ nhiệm điều hành dự án có đủ trình
độ, năng lực quản lý dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm toàn bộ các
công việc theo hợp đồng ký kết.
- Ưu điểm: Tính chuyên môn hóa cao, tận dụng được ý kiến chuyên gia.
- Nhược điểm: Tốn kém chi phí, mất thời gian cho việc ra quyết định.
- Mọi quyết định của CĐT có liên quan đến các đơn vị thực hiện được triển khai thông
qua chủ nhiệm điều hành DA => Chủ nhiệm điều hành DA đại diện quyết định mọi hoạt
động thực hiện DA.
- Sơ đồ:

Chủ đầu tư- chủ dự án

Chủ nhiệm điều hành dự án

Các chủ thầu

Gói thầu 1

Gói thầu 2


Gói thầu ...

Gói thầu n

9


c. Mô hình chìa khóa trao tay
- Là mô hình tổ chức quản lý dự án trong đó chủ đầu tư sẽ giao cho nhà thầu toàn
quyền quản lý dự án. Nhà thầu trở thành chủ dự án và chịu trách nhiệm toàn bộ các
công việc của dự án. Chủ đầu tư chỉ tiếp nhận sau khi sản phẩm đã hoàn thành.
- Đặc điểm:

-

 CĐT giao cho một nhà thầu (có thể do một số nhà thầu liên kết lại với nhau)
thay mình thực hiện toàn bộ các công việc: từ lập DA đầu tư đến thực hiện DA
và bàn giao toàn bộ DA đã hoàn thành cho CĐT khai thác, sử dụng.
 CĐT được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu được thực hiện tổng thầu
toàn bộ DA từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi
bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
 Thậm chí tổng thầu thực hiện DA có thể giao thầu lại cho các nhà thầu phụ:
việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp.
Ưu điểm: Giảm rủi ro cho chủ đầu tư.
Nhược điểm: Chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào nhà thầu.
Sơ đồ:

Chủ đầu tư chủ dự án


Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu( Chủ nhiệm điều hành dự
án )
Thầu phụ

10


Gói thầu 1

Gói thầu 2

Gói thầu ...

Gói thầu n

Câu 6: Vai trò của phân tích tài chính trong dự án đầu tư.
- Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ dối với chủ đầu tư mà còn đối
với các cơ quan có thẩm quyền quyết đinh đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài
trợ vốn cho dự án.
+ Đối với chủ đầu tư: Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư
đưa ra quyết định có nên đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chức và các cá nhân đầu tư.
+ Đối với các cơ quan có thấm quyền quyết định đầu tư cùa Nhà nước: Phân tích tài
chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho cấp phép đầu tư đối với
các dự án sử dụng nguồn vốn của nhà nước.
+ Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để
quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có khả năng trả nợ là dự án đó phải đạt được
hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính.
-


Phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế xã hội:
Dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để
phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kt và xh phải bỏ ra hay thu
được.

Câu 7: Khái niệm và các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã h ội d ự án
đầu tư.
+ Khái niệm: phân tích khía cạnh kt xh của dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một
cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm của toàn bộ
nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
-

Giá trị gia tăng thuần: là 1 trong những tiêu chí cơ bản phản ánh hiệu quả kt của
dự án đầu tư trên góc độ của nền kt. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp trực tiếp
của dự án cho tăng trưởng kt của 1 quốc gia. Giá trị tăng thuần chính là mức chênh
lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Có công thức tính toán: NVA= O –
(MI+I) Trong đó O là giá trị đầu ra của dự án ; MI là giá trị đầu vài vật chất
thường xuyên và I là vốn đầu tư.
11


-

Giá trị hiện tại ròng kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự
án trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Công
thức tính toán như sau:
NPVE =

-


với BEi là lợi ích kt của dự án tại năm thứ i của đời dự án. CEi là chi phí kinh tế
tại năm i. Rs là tỷ suất chiết khấu xh. Nếu NPVE >0 thì tổng thu kt của cả đời dự
ân lớn hơn tổng chi của cả đời dự án quy về mặt bằng tg hiện tại. Nếu <0 thì có thể
bác bỏ hoặc điều chỉnh lại dự án đứng trên góc độ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế.

-

Tỷ số lợi ích chi phí kinh tế B/CE là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kt và
tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đaauf tư quy về cùng 1 mặt bằng thời gian
theo tỷ suất chiết khấu xh. Công thức tính: B/CE

-

với BEi là lợi ích kt của dự án tại năm thứ i của đời dự án. CEi là chi phí kinh tế
tại năm i. Rs là tỷ suất chiết khấu xh. Nếu tỷ số lớn hơn 1 thì tổng rhu của dự án
quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án ngược lại nếu nhỏ
hơn 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án.

Ngoài ra, Tai Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu có tính chiến lược trong giai đoạn hiện
nay là nhằm phấn đấu đạt được“ dân gìàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”
tiêu chuẩn đánh gỉá lợi ích về mặt kinh tế xã hội của dự án dầu tư phải dược thể hiện
qua: .
-

+ Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng' cao mức sống của dân cư
được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân,
mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển.
+ Phân phối lại thu nhập thế hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào viêc
phát triển các vùng kỉnh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp

dân cư. .
+ gia tăng số lao động có việc làm. Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội các nước thừa lao động, thiếu việc làm.
+ Tăng thu và tỉểt kiệm ngọại tệ. Những nước đang phảt trìễn thường không
Chỉ nghèo mà còn là các nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phât trìển kinh tế quốc
dân của
những nước này.
. + Các tíêu chuẩn đánh giá khác:

12


Tăng thu cho ngân sách; tận dụng khai thác tài nguyên chưa đc quan tâm hay mới
phát hiện; phât triển các ngành công nghiệp chủ đạo; phât triển ktxh ở các địa
phương nghèo vùng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng.
Câu 8: Khái niệm và sự cần thiết khi tiến hành thẩm định, phê duyệt d ự án va
mục đích.
* Khái niệm: Thẩm định dự án là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan , khoa học
và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Từ đó có
quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
* Sự cần thiết phải thẩm định dự án
+ Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư bắt đầu từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước
đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án. Tất cả
các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều đống góp vào lợi ích
kinh tế có lợi chung của đất nước.
+ Một dự án dù được tiến hành soạn thảo, phân tích kỹ lưỡng đến đâu đều mang tính chủ
quan của người soạn thảo, của người phân tích và lập dự án. Vì vậy, để đảm bảo tính
khách quan của dự án, mức độ hợp lý và hiệu quả, cần thiết phải thẩm định.
+ Để nhận dạng những rủi ro có thể xuất hiện khi dự án được triển khai thực hiện.

* Mục đích:
- Đánh giá tính hợp lý của dự án: được biểu hiện một cách tổng hợp và được biểu hiện ở
từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có
hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Tính hiệu quả của dự án
được xem xát trên hai phương diện là hiệu quả tài chính và hiệu quả KTXH của dự án
- Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự
án, nhằm làm sáng tỏ và phân tích về 1 loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong
quá trình thưc hiện dự án.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay không hoặc sai sót ở nội dung nào, từ
đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ.
+ Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay
thấp
+ Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó sẽ chủ động hơn trong việc
tìm biện pháp khắc phục rủi ro.
- Đối với các đối tác đầu tư và các định chế tài chính:
+ Là căn cứ để quyết điịnh có nên góp vốn hay không?
+ Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính.
13


+ Biết được khả năng sinh lời và khả năng thanh toán nợ của dự án.
+ Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt về lãi suất và thời hạn trả nợ
- Đối với nhà nước:
+ Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phát
triển ktxh
+ Đánh giá chính xác và có cơ sơ khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn
cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ dự án tốt không bị loại.
+ Có căn cứ để áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp nhằm hỗ trợ nhà đầu tư


Câu 9: Thẩm định các điều kiện pháp lý
- Hồ sơ thẩm định dự án bao gồm: tờ trình của chủ đầu tư kèm theo báo cáo
nghiên cứu; văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi; các vb có giá trị
pháp lý, văn bản xác nhận ckhar năng huy động vốn, các văn bản nêu ý kiến
của các cấp chính quyền, ngành chủ quản đối với dự án đầu tư.
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư:
 Với doanh nghiệp nhà nước: quyết định thành lập hay thành lập lại; cơ
quan ra quyết điịnh tahnfh lập hay thành lập lại;cơ quan cấp trên trực
thuộc; người đại diện chính thức; chức vụ nguwofi đại diện chính thức
và địa chỉ, điện thoại.
 Với các thành phần kinh tế khác: giấy phép hđ, cơ quan cấp giấy phép
hđ, người đại diện chính thức, chức vụ người đại diện chính thức, vốn
pháp định, giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài
khoanr cấp và địa chỉ, điện thoại
 Với cty nước ngoài: giấy phép hđ, cơ quan cấp giấy phép hđ, nguwofid
dịa diện chính thức, chức vụ người đại diện chính thức, vốn pháp định,
giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài khoản cấp
và địa chỉ, điện thoại, lĩnh vực kinh doanh
Câu 10: Khái niệm và các giai đoạn của quản lý dự án môi tr ường.
Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt
động của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
− Lập kế hoạch là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, xếp đặt các
nhiẹm vụ theo trình tự hợp lý, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là
quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể
14


biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch

truyền thống.
− Điều phối thưc hiện dự án là quy trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn lao
động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian, chi
tiết hóa thời gian, Iập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án, ước tính thời
gian cần thiết để hoàn tất ( khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc). Trên cơ sở đó, bố trí
tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
− Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực
hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong
quá trình thực hiện, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực
hiện nhằm tổng kết kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. 
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án nối tiếp nhau, hình thành một chu trình năng
động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc
tái lập kế hoạch dự án.
Câu 11: Quản trị rủi ro dự án môi trường
Khái niệm rủi ro:
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có thể đo lường. Có những rủi ro có thể dễ
dàng nhìn thấy trước khi bắt đầu tiến hành dự án, nhưng cũng có những rủi ro chỉ nhìn
thấy được khi đã xảy ra.
Phân loại rủi ro:
* Rủi ro thuần túy và rủi ro suy tình
− Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu nó xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh
tế. Loại rủi ro này có đặc điểm sau Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa
đến kết quả mất mát hoặc tổn thất.. thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan
đến việc phá hủy tài sản. Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
− Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán,
phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn.
* Rủi ro có thể tính toán được và không tính toán được
− Rủi ro có thể tính toán được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó cỏ thể tiên
đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định:
− Rủi ro không thể tính toán được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất

thường và rất khố dự đoán được.
* Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm
− Rủi ro không thể bảo hiểm bao gồm rủi ro cờ bạc và suy tính.
− Rủi ro có thể bảo hiểm là những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến các thiệt hại.
− Đặc điểm:
+ Khả năng thiệt hại của một tập hợp các đơn vị tượng tự nhau.
15


+ Thiệt hại có tính ngẫu nhiên
+ Không phải thiệt bai do tự tạo ra.
+ Khổng phải do hiện tượng hao mòn vật chất tự nhiên như mòn, sờn, hỏng trong
quá trình sử dung.
+ Thiệt hại phải dược định dạng, có thể đo lương và đủ để tạo ra những khó khán
kinh tế
+ Thiệt hại được bảo hiểm phải được xác định rõ nguyên nhản.
+ Phải có khá nặng đo lường mức dộ thiệt hại.
+ Thiệt hại phải đủ tạo ra những khó khăn kinh tế..
+ Xác suất thiệt hại thảm họa thấp
* Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
− Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án.
− Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.
Quản trị rủi ro dự án
* Quản trị rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro đo lường mức
độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động
nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro, trong suốt vòng đời dự án.
* Một số quy tắc vàng trong quản lý rủi ro cửa dự án:
− Luôn coi quản lý rủí ro là một phần quan trọng của quản lý dự án.
− Xác định sớm rủi ro của dự án
− Cân đong đo đếm những thách thức và cơ hội

− Xác định người chịu trách nhiệm những rủi ro
− Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các rủi ro
b. Nội dung quản trị rủi ro
Xác định (nhận diện) rủi ro
− Là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng lĩnh vực rủi ro các loại rủi ro tiềm tàng
ảnh hưởng đến dự án.
− Trong toàn bộ vòng đời dự án (chuẩn bi dự án, thực hiện đầu tư xây dựng và các năm
khai thác sử dụng dự án) cần nhận dạng các rủi ro do môi trường bên ngoài và nội tại
có thể gây ra.
− Trong giai đoạn chuẩn bị dự án phải nhận dạng đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra trong
cả vòng đòi dự án. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình cần xem xét
các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí dầu tư xây dựng công trinh. Trong giai đoạn vận
hành, khai thác dự án cần nhận dạng các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí quản lý vận
hành dự án, các chi phí sản xuất, thu nhập hàng năm.
− Những căn cứ chính đê xác định rủi ro là:
+ Xuất phát từ bản chất sản phẩm dự án.
+ Phân tích chu kỳ dự án.
16


+
+
+
+

Căn cứ vào sơ đồ phân tích công việc, lịch trình thực hiện dự án.
Phân tích chi phí đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
Căn cứ vào thiết bị, nguyên liệu cho dự án.
Thông tin lịch sử các dự án tương tự về tình hình bán hàng, nhóm quản lý dự án.


Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại.
− Thiệt hại có nhiều loại. Có thể phân loại như sau:
− Thiệt hại tài sản trực tiếp là những thiệt hại vật chất do nguyên nhân trực tiếp nào
đó gây nên.
− Thiệt hại tài sản gián tiếp là những thiệt hại do hoạt động của bên thứ ba gây nên.
− Thiệt hại trách nhiệm là những thiệt hại do bị phạt liên quan đến trách nhiệm của
công ty mà người bị hại kiện thành công. Có 3 loại thiệt hại trách nhiệm chính
− Thiệt hại do bồi thường tai nạn lao động.
− Trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất.
− Trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Phân tích và đánh giả mức độ rủi ro
− Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án được xác định trên cơ sở các chi phí đầu tư
xây dựng công trình, chi phí vận hành, khai thác dự án và thu thập của dự án. Các
rủi ro tác động nhiều mặt và ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố này
− Có thể phân tích và đánh giá mức độ rủi ro bằng phương pháp phân tích định tính
và phân tích định lượng. Phân tích định tính là việc mô tả tác động của mỗi loại rủi
ro và sắp xếp chúng vảo từng nhóm mức độ: rủi ro cao, trung bình, thấp. Mục đích
của phân tích định tính là nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến những
bộ phận nào và mức độ ảnh hưởng của nó đến từng bộ phận và toàn bộ dự án.
− Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tin học để
ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ bất định. Một số công
cụ thường sử đụng đố lượng hóa rủi ro như phân tích mạng, phân tích xác suất,
phương pháp đồ thị, phân tích quan hệ.
− Cần kết hợp các phương pháp định tính với phương pháp định lượng trong việc
đánh giá mức độ rùi ro dự án.
c. Các phương pháp quản trị rủi ro
− Né tránh rủi ro là loại bỏ khă năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có độ
rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại
cao và mức độ thiệt hại lớn
− Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về

rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng cháp nhận những rủi ro thiệt hại nếu
nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả
năng bị thiệt hại không lớn.
17


− Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi
nó xuất hiện. Nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân số chính đó là nhóm nhân tố
môi trường đầu tư và nhân tố thuộc về nội tại dự án.
− Giám bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, cán bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo
lường, phân tích, đánh giá lại rùi ro một cách liên tục và xây dựng các kế hoạch để
đối phó, làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xảy ra.
− Chuyền dịch rủi ro là biện pháp trong đỏ một bên liên kết với nhiều bên khác để
chung chịu rủi ro.
− Tự báo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện
kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán
chính xác mức độ thiệt hại và do dự, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu đó xảy
ra. đặc điểm:
+ Là hình thức chấp nhận rủi ro.
+ Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc một
ngành.
+ Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại.
+ Có hoạt động dự đoán mức thiệt hại
+ Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chỉ tiêu của hệ thống bảo hiểm.
Lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn,
đồng thời, nâng cao khả năng sinh lời vì tạo diều kiện quay vòng vốn . Có nhược điểm là
đơn vị phải chi phi để vận hành chương trình tự bảo hiểm: đơn vị phải mua và cung cấp
nội bộ những dịch vụ có giá tự như những thiết bi ngăn ngừa thiệt hại; khi khả năng bị
thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê nguồn điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm
− Bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng


18



×