Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

98 CÂU HỎI ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.07 KB, 6 trang )

Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ 12
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Câu 1. Miền duy nhất có địa hình núi có đủ 3 đai cao ở Việt Nam là :
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
D. Miền núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 2. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm
A. có nền nhiệt độ cao
B. lượng mưa trong năm lớn
C. độ ẩm không khí cao quanh năm
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa
Câu 3. Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi nào ?
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Đông Bắc
D. Tây Bắc
Câu 4. Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là
A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
B. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc
C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng
D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng
Câu5. Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm
A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình
B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai
C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
D. đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu
Câu 6. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. cận xích đạo gió mùa


C. cận nhiệt đới hải dương
D. nhiệt đới lục địa khô
Câu 7. Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm địa hình nào dưới đây?
A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra về phía Bắc B. Các dãy núi có hướng Tây Bắc - Đông Nam
C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao
D. Các cao nguyên ba dan xếp tầng
Câu 8. Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cà phê chè là do
A. có các khu vực địa hình thấp, kín gió
B. có mùa đông lạnh
C. địa hình cao nên nhiệt độ giảm
D. có hai mùa rõ rệt
Câu 9. Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ( Quảng Bình) nằm trong vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Đông Bắc
D. Tây Bắc
Câu 10. Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là
A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô B. được phân chia thành 3 dải nằm song song với bờ biển
C. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá
D. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt
Câu 11. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. thuộc châu Á
B. nằm ven Biển Đông, phía tây Thái Bình Dương
C. nằm trong vùng nội chí tuyến
D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa
Câu 12. Ở nước ta, những nơi có mùa mưa và mùa khô rõ rệt là
A. Nam Bộ và ven biển Trung Bộ
B. Nam Bộ và Tây Nguyên
C. vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên
D. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 13. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều
A. Bắc - Nam, Đông Bắc - Tây Nam và theo độ cao
B. Bắc - Nam, Đông - Tây và theo độ cao
C. Bắc - Nam, Đông - Tây và Đông Bắc - Tây Nam
D. Đông - Tây, Đông Bắc - Tây Nam và theo độ cao
Câu 14. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là :
A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 15. Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm:
A. rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa
C. rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa
D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng
Câu 16. Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ :
A. Đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.

-1-


Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
C. Đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
D. Đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 17. Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ
A. đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng
B. vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh
C. chỉ làm ảnh hưởng tới khu vực ven biển
D. chỉ làm ảnh hưởng tới các khu vực núi cao

Câu 18. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai
B. Cao Bằng
C. Hà Giang
D. Lạng Sơn
Câu 19. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
A. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
B. Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ dầu.
C. Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
D. Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Câu 20.Cấu trúc địa hình với “ 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 21. Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây ?
A. Suy giảm về số lượng loài
B. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài
C. Suy giảm về hệ sinh thái
D. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm
Câu 22. Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
A. vùng trong đê
B. vùng ngoài đê
C. các ô trũng ngập nước
D. rìa phía tây và tây bắc
Câu 23. Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là
A. các đồng bằng châu thổ ( đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
B. các đồng bằng ven biển miền Trung
C. các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
D. các thung lũng giữa núi

Câu 24. Cấu trúc địa hình ở vùng núi Đông Bắc có đặc điểm cơ bản nào dưới đây ?
A. Các dãy núi có hướng vòng cung
B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 đai cao
D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan
Câu 25. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây ?
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ B. Đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp
C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau
D. Mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng
Câu 26. Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. ấm áp, khô ráo
B. lạnh, khô
C. ấm áp, ẩm ướt
D. lạnh, ẩm
Câu 27. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, chạy từ
A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau
B. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau
C. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang
D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
Câu 28. Các cánh cung núi lớn ở vùng núi Đông Bắc, từ tây sang đông lần lượt là
A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn
Câu 29. Nước ta có Tín phong hoạt động là do vị trí nước ta
A. thuộc châu Á
B. thuộc nửa cầu Bắc
C. nằm trong vùng nội chí tuyến
D. nằm ven Biển Đông, phía tây Thái Bình Dương
Câu 30. Những vùng chịu tác động khô hạn lớn nhất ở nước ta vào mùa khô là

A. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ
C. các vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc
D. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Câu 31. Trong chế độ khí hậu, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có hai mùa rõ rệt là
A. mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam
B. mùa nóng và mùa lạnh
C. mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, khô
D. mùa mưa và mùa khô
0

Câu 32. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8 34 B tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh
A. Lai Châu.
B. Hòa Bình.
C. Điện Biên.
D. Sơn La.
Câu 33. Vùng biển mà ở đó Nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là
A. nội thủy.
B. lãnh hải.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 34. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
A. đồng bằng.
B. đồi núi thấp.
C. núi trung bình.
D. núi cao.
Câu 35. Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.
C. thấp dần từ tây sang đông.

D. thấp dần từ bắc xuống đông .
Câu 36. Cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là
A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

-2-


Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
C. hướng đông – tây và hướng vòng cung.
D. hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung.
Câu 37. Địa hình núi nước ta được chia thành 4 vùng là:
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
C. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.
D. Hoàng Liên Sơn Tây Bắc, Trường Sơn, Cực Nam Trung Bộ.
Câu 38. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta biểu hiện rõ rệt ở
A. sự xâm thực rất mạnh mẽ ở các khu vực địa hình cao và bồi lắng phù sa các vùng trũng.
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, …
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiiều bậc địa hình.
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: TB- ĐN và vòng cung.
Câu 39. Đặc điểm địa hình: “Gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam và cao nhất nước ta” là của
vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 40. Vùng núi Tây Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Câu 41.Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
B. nằm ở giữa sông hồng và sông Cả.
C. nằm ở phía Nam của Sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Câu 42.Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 43. Cấu trúc địa hinh “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây Bắc.
Câu 44. Hướng Tây Bắc- Đông Nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong khu vực
A. vùng núi Đông Bắc.
B. Nam Trung Bộ ( Trường sơn Nam).
C. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 45. Thung lũng sông Hồng là ranh giới của 2 vùng núi
A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
C. Đông Bắc và Tây Bắc.
D. Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 46. Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều nằm trong vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.
D. Tây Bắc.
Câu 47. dãy núi góp phần tạo nên sự phân hóa Đông- Tây ở Bắc Trung Bộ là
A. Trường Sơn Bắc.
B. Bạch Mã.
C. Hoành Sơn.
D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 48. Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là
A. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế.
B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng Tây Băc- Đông Nam.
C. Tương phản địa hình 2 sườn Đông Tây.
D. Các dãy núi có hình cánh cung mở ra ở phía Bắc.
Câu 49. Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại:
A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao
B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
C. đồng bằng trẻ (phù sa mới) và đồng bằng già (phù sa cổ)
D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển
Câu 50. Các đồng bằng tương đối lớn nằm dọc ven biển miền Trung, lần lượt từ Bắc vào Nam là:
A. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tuy Hòa
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Tuy Hòa, Quảng Nam
C. Nghệ An, Thanh Hóa, Tuy Hòa, Quảng Nam
D. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa
Câu 51. Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.
Câu 52. Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là:
A. vùng thấp trũng – cồn cát, đầm phá – đồng bằng.
B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng - vùng thấp trũng.

C. cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng – đồng bằng.
D. đồng bằng - cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng.
Câu 53. Dải đồng bằng miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do
A. thềm lục địa ở khu vực này bị thu hẹp.
B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ.
C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.
D. có nhiều cồn cát, đầm phá.
Câu 54. Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của
A. quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. sông ngòi nhiều nước.
D. chế độ nước sông theo mùa.
Câu 55. Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây

-3-


Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhệt đới ẩm gió mùa.
B. Là một biển nhỏ trong Thái Bình Dương.
C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
D. Phía Đông và Đông Nam mở ra đại dương.
Câu 56. Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do
A. Biển Đông là một biển rộng.
B. hướng núi tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
Câu 57. Các bãi biển Duyên Hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.
B. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.
C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.

D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.
Câu 58. Nguồn loại tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở
A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải NamTrung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 59. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. than bùn.
B. bô xít.
C. đá quý.
D. sắt.
Câu 60. Hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
A. có góc nhập xạ lớn quanh năm và có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi.
C. có nhiệt độ cao quanh năm.
D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng.
Câu 61. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.
B. lượng mưa hàng năm lớn.
C. trong năm có hai mùa rõ rệt
D. nhiệt độ trung bình năm cao, tổng số giờ nắng lớn.
Câu 62. Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500-2000mm/ năm nguyên nhân chính là do
A. Tín Phong mang mưa tới.
B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
C. Các khối khí đi qua biển mang ẩm vào đất liền.
D. Địa hình cao đón gió gây mưa.
Câu 63. Nhiệt độ TB năm của nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới cụ thể là:
A. nhiệt độ TB năm trên toàn quốc đều trên 200C.
B. nhiệt độ TB năm trên toàn quốc đều trên 200C ( trừ vùng Đông Bắc).
C. nhiệt độ TB năm trên toàn quốc đều trên 200C (trừ vùng Tây Bắc).

D. nhiệt độ TB năm trên toàn quốc đều trên 200C (trừ vùng núi cao).
Câu 64. Mưa vào mùa hạ của nước ta (trừ Trung Bộ), nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của
A. gió mùa Tây Nam và Tín phong.
B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
C. Tín Phong và dải hội tụ nhiệt đới.
D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
Câu 65. Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa đông bắc ở nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. vùng núi Tây Bắc.
C. vùng núi Đông Bắc.
D. vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 66. Do tác động của gió mùa đông bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. ấm áp, khô ráo.
B. ấm áp, ẩm ướt.
C. lạnh, khô.
D. lạnh ẩm.
Câu 67. Nguyên nhân hình thành gió fơn ở Bắc Trung Bộ là
A. Gió mùa Tây Nam vượt Trường Sơn Bắc.
B. Gió mùa đông Bắc vượt Hoàng Liên Sơn.
C. Gió mùa Tây Nam vượt dãy Bạch Mã.
D. Gió mùa Đông Bắc vượt dãy Hoàng Sơn.
Câu 68. Vào nửa sau mùa đông mưa phùn thường xuất hiện ở?
A. Ven biển Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
C. Ven biển Bắc Bộ và vùng núi Đông Bắc.
D. Vùng núi Tây Bắc và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 69. Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở
A. sông Bến Hải.
B. dãy Bạch Mã.
C. dãy Hoành Sơn.

D. các cao nguyên Nam Trung Bộ.
Câu 70. Ở nước ta gió Tín Phong hoạt động mạnh nhất vào khoảng thời gian
A. giữa gió mùa Đông Bắc.
B. giữa gió mùa Tây Nam.
C. giữa gió mùa Đông Bắc và giữa gió mùa Tây Nam.
D. chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
Câu 71. Vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây chủ yếu do
A. độ cao phân thành nhiều bậc địa hình khác nhau.
B. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
C. độ dốc địa hình theo hướng TB- ĐN.
D. tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 72. So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có
A. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
B. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
C. mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.
D. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
Câu 73. Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung.
B. Cấu trúc địa chất- địa hình phức tạp.
C. Nơi duy nhất địa hình núi cao với đủ 3 đai cao.
D. Có đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta.

-4-


Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
Câu 74. Nhịp điệu sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào
A. độ dài của sông.
B. chế độ mưa mùa.
C. diện tích lưu vực sông.

D. độ dốc của lòng sông.
Câu 75. Chế độ nước sông theo mùa là hệ quả của
A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.
C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.
Câu 76. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do
A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh.
B. sông có nhiều đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.
C. chế độ mưa thất thường.
D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.
Câu 77. Đất frealit đỏ vàng là do
A. Hình thành trên đá mẹ có nhiều bazo.
B. Nhận được nhều ánh sáng Mặt Trời.
C. Lượng phù sa trong đất lớn.
D. Tích tụ nhiều oxit sắt và oxit nhôm.
Câu 78. Loại rừng tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng ngập mặn với các hệ thực vật sú vẹt.
D. rừng thưa rụng lá và xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
Câu 79. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là?
A. Rừng gió mùa thường xanh.
B. Rừng lá rộng nhiệt đới thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng thưa rụng lá.
Câu 80. Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc lãnh thổ nước ta là
A. Nhiệt độ TB năm trên 200C. Biên độ nhiệt độ TB năm lớn.
B. Nhiệt độ TB năm trên 200C. Biên độ nhiệt độ TB năm nhỏ.
C. Nhiệt độ TB năm trên 250C. Biên độ nhiệt độ TB năm lớn.
D. Nhiệt độ TB năm trên 250C. Biên độ nhiệt độ TB năm nhỏ.

Câu 81. Cảnh quan tiêu biểu cho lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
C. đới rừng xích đạo.
D. đới rừng lá kim.
Câu 82. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
B. đới rừng xích đạo.
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
D. đới rừng lá kim.
Câu 83. Thiên nhiên vùng núi thấp của nước ta có đặc điểm nào dưới đây
A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
B. Có cảnh quan thiên nhiên nhệt đới gió mùa.
C. Cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
D. Cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.
Câu 84. Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao
A. từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m.
B. từ 1600 – 1700m đến 2000m.
C. từ 2000m đến 2600m.
D. từ 2600m trở lên.
Câu 85. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là
A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Câu 86. Trong những năm qua, diện tích rừng nước ta thay đổi theo xu hướng
A. Diện tích rừng tự nhiên giảm, diện tích rừng trồng tăng.
B. Diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng giảm.
C. Diện tích rừng tự nhiên tăng, diện thích rừng trồng giảm.
D. Diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng.

Câu 87. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do
A. khai thác bừa bãi, quá mức.
B. sự tàn phá của chiến tranh.
C. nạn cháy rừng.
D. chủ trương, chính sách của nhà nước.
Câu 88. Để đảm bảo vai trò của rừng đối ới việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta cần đảm bảo
A. Độ che phủ rừng cả nước là 20- 30%, vùng núi dốc phải đạt 40- 50%.
B. Độ che phủ rừng cả nước là 30- 40%, vùng núi dốc phải đạt 50-60%.
C. Độ che phủ rừng cả nước là 40- 45%, vùng núi dốc phải đạt 60- 70%.
D. Độ che phủ rừng cả nước là 45- 50%, vùng núi dốc phải đạt 70- 80%.
Câu 89. Khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm là.
A. khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, nhiệt độ các tháng đều trên 25 0C.
B. khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (trung bình tháng trên 25 0C).
C. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.
D. khí hậu nóng ẩm, quanh năm nhiệt độ trên 250C.

-5-


Gv: Nguyễn Thị Minh Hương – THPT Kim Sơn A
Câu 90. Đai ôn đới gó mùa trên núi (độ cao trên 2600m trở lên) chỉ có
A. Vùng núi Đông Bắc.
B. Dãy Hoàng Liên Sơn.
C. Khối núi Phong Nha- Kẻ Bàng.
D. Tây Nguyên.
Câu 91. Nhóm đất chủ yếu ở đồi núi thấp là
A. đất cát.
B. đất phèn.
C. đất mùn thô.
D. đất feralit.

Câu 92. Than nâu phân bố chủ yếu ở
A. Quảng Ninh.
B. ĐBSH.
C. Tây Bắc.
D. ĐBSCL.
Câu 93. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất nước ta là
A. Bể Hoàng Sa và Trường Sa.
B. Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
C. Bể Sông Hồng và Phú Khánh.
D. Bể Malai- Thổ Chu và bể Vũng Mây- Tư Chính.
Câu 94. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
A. Trung quốc, Lào, Camphuchia.
B. Trung Quốc Camphuchia, Lào.
C. Lào, Trung Quốc, Camphuchia.
D. Lào Camphuchia, Trung Quốc.
Câu 95. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là
những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :
A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 96. Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Bão đổ bộ vào phía Bắc có cường độ yếu hơn bão đổ bộ vào phía Nam.
C. Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng 5, 6, 7.
D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.
Câu 97. Lũ quét xảy ra ở nơi có các điều kiện nào dưới đây?
A. sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn.
B. những lưu vực sông suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị
bóc mòn.

C. ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ.
D. tất cả các nơi trên.
Câu 98. Đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi:
A. Nhiệt độ cao trên 250C, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi
B. Nhiệt độ dưới 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng
C. Nhiệt độ dưới 150C, mùa đông nhiệt độ dưới 50C, độ ẩm cao
D. Nhiệt độ cao trên 250C, mùa hạ nóng, độ ẩm cao
Câu 99. Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, các loại cây ôn đới xuất hiện ở độ cao :
A. > 2000m
B. 2600m
C. 1500m
D. > 1600 - 1700m
Câu 100. Phạm vi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
A. Tả ngạn sông Hồng
B. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã
C. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
C. Từ dãy Bạch Mã đến 110B

-6-



×