Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

BAI GIANG TAM LY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.52 KB, 36 trang )

TÂM LÝ – TÂM LÝ HỌC
TÂM LÝ Y HỌC


• MỤC TÊU

1. Nêu được định nghĩa, khái niệm, đối tượng
nghiên cứu và các nhiệm vụ của tâm lý học.
2. Nêu được bản chất, đặc điểm, các giai đoạn
hình thành và phân loại các hiện tượng tâm lý.
3. Nêu được khái niệm, định nghĩa, đối tượng
nghiên cứu và nhiệm vụ của tâm lý học y học.
4. Nêu vai trò của yếu tố tâm lý trong y học.


1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TLH
1.Từ lúc con người xuất hiện trên trái đất là lúc xuất hiện tâm
lý con người. Tùy theo thế giới quan khác nhau mà người ta
giải thích vấn đề này cũng khác nhau. Đây là cuộc đấu tranh
lâu dài và quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm.
2.Người sáng lập của tâm lý học là Wihelm Wundt vào năm
1879
3.Những người đóng góp cho tâm lý học đầu tiên là Hermann
Ebbinghaus( nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov (Phản
xạ có điều kiện)


Triết học Mác – Lênin
+ Phát triên tư tưởng của Sechenov, Pavlov nghiên cứu
vỏ não mà hoạt động là cơ sở của mọi hiện tượng tâm


lý, ông mở đường cho việc nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý bằng thực nghiệm.
+Ngày nay TLH có vai trò quyết định đến sức khỏe
con người. Tổ chức WHO đã định nghĩa sức khỏe là
sự tương tác của mối liên hệ giữa xã hội – thể chất tinh thần con người.


2. ĐỊNH NGHĨA

- Tâm lý là hoạt động phản ánh hiện thực khách

quan khi chúng tác động vào não người thông
qua các giác quan từ đó nảy sinh các hành động
nó khác nhau ở mỗi người.
- Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội
chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý
của con người và quá trình phát sinh, phát triển
của chúng.


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TLH
• Các hiện tượng tâm lý con người
• Các quy luật phát sinh, biểu hiện và phát
triển của các hiện tượng tâm lý.
• Cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.


4. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC

• Hoạt động tâm lý của con người không

ngừng phát triển và vận động theo những
quy luật của xã hội và tự nhiên. Vì vậy,
nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là
nghiên cứu những quy luật của hoạt
động tâm lý trong sự phát triển của nó.


• Nghiên cứu các quy luật hình thành nhân cách với
những thuộc tính của nó và điều chỉnh những hành vi
sai lệch.
• Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong những hoạt
động khác nhau của con người như: lao động, học
tập, giải trí…nghiên cứu động cơ thúc đẩy con người
trong các hoạt động, các đặc điểm trong tri giác, chú ý
khi con người hoạt động.
• Hoạt động tâm lý của con người mang những đặc thù
riêng theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…vì vậy
nhiệm vụ của tâm lý học là phải nghiên cứu những
đặc điểm hoạt động tâm lý của từng đối tượng có tính
cách chuyên biệt.


5. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
• Theo tâm lý học duy vật biện chứng, hiện tượng tâm lý
là sự phản ánh của hiện thực khách quan lên vỏ não.
• Hiện thực khách quan là muôn hình, muôn vẻ, trong
đó có hiện tượng tâm lý, hiện tượng sinh lý, hiện
tượng vật lý.
• Ví dụ:
• Tờ giấy màu trắng: hiện tượng vật lý.

• Miệng cười: hiện tượng sinh lý.
• Vui : hiện tượng tâm lý.


6. ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
• 6.1. Tính chủ thể

• Sự phản ánh của tâm lý bao giờ cũng mang
tính chủ quan.
• Tâm lý con người, ngoài những đặc điểm của
tâm lý con người nói chung, còn mang những
đặc điểm tâm lý riêng của từng cá nhân (cá
tính).


6.2 Tính tổng thể:

Hoạt động của não bộ có tính chất
thống nhất và toàn thể vì vậy các hiện
tượng tâm lý trong một con người luôn
luôn liên quan chặt chẽ với nhau.


6.3 Tính thống nhất :
( Giữa hoạt động bên trong và bên ngoài).

• Hiện tượng tâm lý bao giờ cũng diễn ra trong
một con người cụ thể.
• Vì tâm lý phản ánh sự vật, hiện tượng và hoàn
cảnh bên ngoài lên não bộ nên có thể thông

qua hoàn cảnh bên ngoài, hành vi, tác phong,
vẻ mặt, ngôn ngữ hoặc khảo sát não bộ ta có
thể nghiên cứu tâm lý con người.


7. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
QUÁ TRÌNH TL (I)

Qúa trình nhận thức.
Quá trình tình cảm.
Quá trình ý chí.

TRẠNG THÁI TL(II)

THUỘC TÍNH TL( III)

Sự chú ý. Xu hướng
Tâm trạng Khí chất
Sự ganh đua.
Tính cách


7.1 Các quá trình tâm lý ( hiện tượng tâm lý loại
1): Là những hiện tượng tâm lý xảy ra nhanh gọn,
có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
• Có 3 loại quá trình tâm lý:
• Quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác,tư duy…
• Quá trình tình cảm: yêu, ghét, dễ chịu, khó chịu…

• Quá trình ý chí: xác định mục đích, đấu tranh tư
tưởng…


7.1.1 Nhận thức
• A. Nhận thức cảm tính
• Cảm giác : là một quá trình tâm lý phản ánh
từng thuộc tính riêng lẻ và bề ngòai của sự vật,
hiện tượng khi chúng tác động vào giác quan
con người. Cảm giác là mức độ thấp nhất là
hình thức đầu tiên của hoạt động nhận thức.
• Cảm giác bao gồm:
- Cảm giác bên ngoài
- Cảm giác bên trong


• Cảm giác bên ngoài: cảm giác nhìn( thị giác), cảm
giác nghe thính giác), cảm giác ngửi( khứu giác),
cảm giác nếm( vị giác), cảm giác da ( xúc giác)
• Cảm giác bên trong: cảm giác vận động ( là cảm giác
phản ánh những biến đổi bên trong các cơ quan vận
động, cảm giác vận động báo hiệu về mức độ co của
cơ và vị trí các phần cơ thể người); cảm giác thăng
bằng ( là cảm giác phản ánh vị trí và phương hướng
chuyển động của đầu); cảm giác cơ thể ( là cảm giác
phản ánh tình trạng hoạt động của các bộ phận nội
tạng)


• Tri giác: là một quá trình tâm lý phản ánh

một cách trọn vẹn các đặc điểm của sự
vật và hiện tượng khi chúng tác động
trực tiếp vào giác quan của con người
• Ở mức độ tri giác, con người mới phản
ánh một cách tổng hợp lại trên vỏ não
cho ta một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh
về một sự vật và hiện tượng


• B. Nhận thức lý tính
• Tư duy: là một quá trình tâm lý phản ánh những đặc
điểm bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính
quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiên thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
• Đây là một quá trình trí tuệ( phân tích, tổng hợp, so
sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa ) được thực hiện
để giải quyết vấn đề hoặc tìm ra cái mới


• Ví dụ: đứng trước một người lạ, cảm giác, tri giác
cho ta biết hình dáng, nét mặt, cử chỉ, lời nói…còn
tư duy có thể cho ta biết những cái bên trong như:
đạo đức, tài năng, tư tưởng, tình cảm, lập trường,
quan điểm của người đó. Đây là những đặc điểm bản
chất, những quy luật tinh thần của con người.
• Tưởng tượng là một quá trình phản ánh cái chưa
từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách
xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
biểu tượng đã có.



• Tình cảm
• Tiếp xúc với một sự vật hay một con người khác,
song song với những cảm giác dẫn đến những nhận
thức đó là vật gì, là người nào, ta có cảm xúc dễ
chịu, vui thú, hân hoan hay khó chịu, đau khổ, lo sợ,
buồn giận. Nếu cảm xúc mạnh thì gọi là cảm kích,
ban đầu cảm xúc và cảm kích chưa rỏ nét, đến lúc
nhận rỏ đối tượng và hình thành rỏ nét, gọi là cảm
động. Tiếp xúc với đối tượng qua một thời gian ,
kết hợp hiểu biết ít nhiều về đối tượng, xây dựng
những mối quan hệ riêng biệt với đối tượng thì gọi
là tình cảm. Khi tình cảm đan dệt với những giá trị
đạo đức, trách nhiệm, lý tưởng thì gọi là tình nghĩa


• Tình cảm
• A. Những con đường biểu hiện của cảm xúc biểu hiện
qua cơ thể
• Quan hệ thần kinh thực vật và hệ nội tiết: gây ra
những phản ứng như tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, các
mao mạch giãn hay co lại ( đỏ mặt hay tái mặt), các
cơ trơn của đường tiêu hóa hoạt ngừng hoạt động
làm đình trệ hệ tiêu hóa co thắt gây đau dạ dày hay
ruột( đau đứt ruột), khi thực quản co cứng lại vì cảm
xúc gây khó nuốt ta gọi là nghẹn ngào. Những biểu
hiện sinh lý khác nhau như tăng huyết áp, tăng đường
huyết, giãn đồng tử….đều là biểu hiện của tình trạng
kích thích hệ thần kinh thực vật



B. Những quy luật của tình cảm
• Quy luật lây lan: cảm xúc và tình cảm có thể lan
truyền từ người này sang người khác.
• Ví dụ: buồn lây, vui lây, đồng cảm…
• Quy luật thích ứng: nếu một cảm xúc hay tình cảm
nào đó được lập đi lập lại nhiều lần, nó có thể suy
yếu đi, không còn gây tác động mạnh nữa, sự chai
sạn của tình cảm.
• Quy luật tương phản: khi có cảm xúc hoặc tình cảm
với một đối tượng cũng có thể có cảm xúc hoặc tình
cảm với một đối tượng khác có liên quan


Ý chí:
• Là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sực nổ
lực, khắc phục khó khăn.
• Ý chí có các phẩm chất sau:
• Tính mục đích ( mục đích gần, mục đích xa)
• Tính độc lập: là năng lực quyết định và thực hiện hành
động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai
• Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra được những quyết
định kịp thời và cứng rắn, không bị dao động
• Tính kiên trì: phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt
được mục đích đề ra dù cho con đường đạt đến chúng có
lâu dài và gian khổ đến đâu.
• Tính tự chủ: là khả năng làm chủ được bản thân



7.2.Các trạng thái tâm lý (HTTL loại II)
• Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời
gian tương đối dài ( từ vài chục phút đến hàng
tuần hàng tháng), thường ít biến động nhưng
lại chi phối một cách cơ bản đến các quá trình
tâm lý đi theo nó .
• Ví dụ: sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua, trạng
thái nghi ngờ…


• 7.3 Các đặc điểm tâm lý hay thuộc tính tâm

• ( hiện tượng tâm lý loại III)
• Là những hiện tượng tâm lý lập đi lặp lại nhiều
lần và được củng cố bền vững có khi suốt đời
• Ví dụ: xu hướng, năng lực, khí chất, tính
cách…
• Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tâm lý
riêng chẳng ai giống ai một cách tuyệt đối


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×