Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 112 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Lê Quang Khoa xin cam đoan.
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các
số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép
theo bất cứ đồ án tương tự nào.
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn
chiu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

Sinh viên

Lê Quang Khoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin kính gởi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất trong toàn bộ quá trình theo học tập tại trường vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVHD, PGS.TS Thái Văn Nam, Viện Khoa
Học Ứng Dụng, Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã hết lòng
quan tâm và hỗ trợ kiến thức cho tôi thực hiện trọn vẹn đồ án. Thầy đã luôn động viên,
quan tâm, tận lực giúp đỡ, chỉ bảo và hướng tôi theo những hướng tốt nhất.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy (Cô) trong thời gian qua
đã truyền cho tôi một nền tản kiến thức vững chắn, là nguồn kiến thức tiền đề để tồi thực
hiện đồ án hôm nay.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, các thành viên trong nhóm đồ án do PGS.TS
Thái Văn Nam hướng dẫn luôn động viên chia sẻ và hỗ trợ tôi thực hiện đồ án


Sinh viên

Lê Quang Khoa


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 20....
Hội đồng xét duyệt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .......................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 7

6.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 7

7.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................... 8

8.

CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN .................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 10
1.1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỎ NHÂN TẠO ................................................ 10

1.1.1

Định nghĩa .................................................................................................. 10

1.1.2

Nguồn góc hình thành và phát triển .......................................................... 10


1.1.3

Các đặc tính của cỏ nhân tạo ..................................................................... 16

1.1.4

Các lợi thế của cỏ nhân tạo ....................................................................... 19

1.1.5

Các lĩnh vực sử dụng cỏ nhân tạo ............................................................. 20

1.2 THÀNH PHẦN CỎ NHÂN TẠO ........................................................................ 23
1.2.1

Các chất có trong cỏ................................................................................... 23

1.2.2

Các chất có trong lớp vật liệu đệm ............................................................ 24

1.2.3

So sánh và tìm ra chất nguy hại lý thuyết .................................................. 25

1.3

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO...................................................................... 33


i


1.3.1

Khái quát về đánh giá rủi ro ...................................................................... 33

1.3.2

Lập mô hình đánh giá rủi ro ...................................................................... 36

1.3.3

Tác dụng của đánh giá rủi ro đem lại ........................................................ 40

1.4 NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..................................................... 41
1.4.1

Tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới ............................................... 41

1.4.2

Các hướng đi trước .................................................................................... 42

1.4.3

Các hướng đi mới ...................................................................................... 43

1.4.4


Mục đích của hướng đi .............................................................................. 43

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 44
2.1 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ .................................................................................... 44
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 46
2.2.1

Sơ Đồ Nghiên Cứu .................................................................................... 46

2.2.2

Phương Pháp Nghiên Cứu Cụ Thể. ........................................................... 48

2.2.3

Phạm Vi Lấy Mẫu ..................................................................................... 52

2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ............................................................... 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 57
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG SÂN CỎ NHÂN TẠO TPHCM .......... 57
3.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ SÂN
CỎ NHÂN TẠO ......................................................................................................... 65
3.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE ĐẾN CẦU THỦ KHI SỬ DỤNG SÂN CỎ
NHÂN TẠO ................................................................................................................ 67
3.3.1

Rủi ro đến sức khỏe của benzene............................................................... 71

3.3.2


Rủi ro đến sức khỏe của formaldehyt ........................................................ 73

3.3.3

Rủi ro đến sức khỏe của toluen:................................................................. 76

3.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU RỦI RO .................... 79
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 83
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS (Absorption into bloodstream): Phần trăm hóa chất được hấp thụ trong máu
AQI (Air quality index): Chỉ số chất lượng không khí
AT (Averaging time): Thời gian phơi nhiễm trung bình (cả cuộc đời)
BTEX (Benzene, Toluene, Ethylbenzene, and Xylene): Tên gọi tắt chung của các chất
dễ bay hơi
BW (Body Weight): Trọng lượng cơ thể
Cav (Concentration at exposure point): Nồng độ hóa chất trong không khí
CDI (Chronic daily intake): Liều lượng chất độc đi vào cơ thể hằng ngày
ĐTH: Đô thị hóa
ED (Exposure duration): Thời gian phơi nhiễm
EF (Frequency Exposure): Tần số phơi nhiễm
FIFA (Fédération Internationale de Football Association): Hiệp hội Bóng đá Quốc tế
FIH (field hockey): Khúc côn cầu trên cỏ
GC/FID Phương pháp sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa
GC/MS (Gas chromatography mass spectrometry): Sắc ký khí ghép khối phổ hai lần liên

tiếp
INHav: Lượng chất hít vào
KHP: Không phát hiện
KHTDTT: Khoa học thể dục thể thao
NFL (National Football Leauge): Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia
NIOSH 1501(National Institute of Safety and Health): Phương pháp xác định tuloen,
benzene theo quy chuẩn
OEHHA (The Office of Environmentel Health Hazard Assessment): Văn phòng đánh
giá rủi ro về sức khỏe môi trường
PAH (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon): Hydrocacbon thơm đa vòng

iii


QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-TTg: Quy định- Thủ Tướng
RR (Retention rate): Tỉ lệ không khí được lưu trữ trong cơ thể khi hô hấp
Sân 3G: Sân cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn
SF (Slope Facter): Hệ số dốc
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VOCs (Volatile organic compound): Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách các thiết bị trong thí nghiệm ........................................................ 44
Bảng 2.2: Các phương pháp phâp tích khí theo tt 24/2017/TT-BTNMT ...................... 49
Bảng 2.3: Phân loại mức độ rủi ro ................................................................................. 56
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát chất lượng môi trường không khí ...................................... 66

Bảng 3.2: Kết quả phân tích benzen trong 2 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ................ 71
Bảng 3.3: Kết quả phân tích benzen trong 3 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ................ 71
Bảng 3.4: Kết quả phân tích benzen trong 5 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ................ 72
Bảng 3.5: Kết quả phân tích benzen trong 2 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật ....... 72
Bảng 3.6: Kết quả phân tích benzen trong 3 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật ....... 73
Bảng 3.7: Kết quả phân tích benzen trong 5 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật ....... 73
Bảng 3.8: Kết quả phân tích formaldehyt trong 2 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ........ 74
Bảng 3.9: Kết quả phân tích formaldehyt trong 3 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ........ 74
Bảng 3.10: Kết quả phân tích formaldehyt trong 5 giờ sân nhà thiếu nhi Thủ Đức ...... 75
Bảng 3.11: Kết quả phân tích formaldehyt trong 2 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật
........................................................................................................................................ 75
Bảng 3.12: Kết quả phân tích formaldehyt trong 3 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật
........................................................................................................................................ 76
Bảng 3.13: Kết quả phân tích formaldehyt trong 5 giờ sân đại học Sưu Phạm Kỹ Thuật .
…………………………………………………………………………………………76
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả rủi ro của benzene.……………………………………..
77
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả rủi ro của formaldehyt .................................................... 78

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sân cỏ nhân tạo .............................................................................................. 10
Hình 1.2: Chất hóa học trong cỏ .................................................................................... 16
Hình 1.3: Chất hó học trong vật liệu đệm ...................................................................... 16
Hình 1.4: Cấu tạo sân cỏ nhân tạo.................................................................................. 16
Hình 1.5: Nguồn nguyên liệu tự nhiên ........................................................................... 17
Hình 1.6: Nguồn nguyên liệu tái chế ............................................................................. 18
Hình 1.7: Sân tennis từ cỏ nhân tạo ............................................................................... 21

Hình 1.8: Sân golf từ cỏ nhân tạo .................................................................................. 21
Hình 1.9: Cỏ nhân tạo trong trang trí cảnh quan ............................................................ 22
Hình 1.10: Sân bóng đá từ cỏ nhân tạo .......................................................................... 23
Hình 1.11: Sân cỏ nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe .................................................... 31
Hình 1.12: Mô hình đánh giá rủi ro sơ bộ ...................................................................... 37
Hình 1.13: Mô hình đánh giá rủi ro ............................................................................... 39
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu và phân tích ............................................................................ 47
Hình 2.2: Sơ đồ về quy trình lấy mẫu ............................................................................ 48
Hình 2.3: Máy GC/MS trong phân tích chỉ tiêu NIOSH Methol 1501 .......................... 51
Hình 2.4: Cấu tạo máy GC/MS ...................................................................................... 51
Hình 2.5: Sân cỏ nhà thiếu nhi Thủ Đức ........................................................................ 52
Hình 2.6: Sân cỏ trường đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức ........................................ 53
Hình 3.1: Khảo sát thời điểm bắt đầu chơi bóng ........................................................... 58
Hình 3.2: Khảo sát thời gian tham gia chơi bóng .......................................................... 59
Hình 3.3: Khảo sát số lần chơi bóng trong tuần ............................................................. 60
Hình 3.4: Khảo sát hoảng thời gian chơi bóng .............................................................. 61
Hình 3.5: Khảo sát số người biết về sân cỏ nhân tạo gây hại ........................................ 62
Hình 3.6: Khảo sát các chấn thương khi chơi bóng ....................................................... 63
Hình 3.7: Khảo sát các triệu chứng bệnh ....................................................................... 64
Hình 3.8: Khảo sát về việc thay đối chất lượng sân cỏ .................................................. 65

vi


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Có thể nói TP.HCM là nơi đảm bảo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển
con người toàn diện (về giáo dục, y tế, khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội, tìm

kiếm việc làm…). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình (đô thị hóa) ĐTH đang
diễn ra nhanh chóng ở nhiều quận, huyện mới của TP.HCM như các quận 2, 7, 9, 12,
Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức với nhiều khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm,
Nam Sài Gòn, Hiệp Phước... Nhiều khu dân cư đô thị tự phát hình thành ở nhiều phường,
xã trước đây là nông thôn vùng ven như các phường: Phú Mỹ (quận 7), phường Trung
Mỹ Tây (quận 12)...
ĐTH càng tăng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, vấn đề về mỹ
quan đô thị được quan tâm nhiều hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Minh chứng cho điều
đó có thể thấy rõ nhất là các khu chung cư, căn hộ cao cấp, khu trung tâm thương mại,
khu đô thị…lần lượt ra đời, chúng phát triển nhanh chống nhầm phục vụ nhu cầu thiết
yếu của người dân. Đi kèm với đó là các cung ứng về dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của
con người.
Xã hội phát triển con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe từ đó
các dịch vụ như sân golf, sân tennis, sân bóng đá và nhiều dich vụ khác ra đời, thay vì
các sân vận động như truyền thống thì các mặt sân có nguồn gốc từ các sản phẩm công
nghệ ra đời đặc biệt là các sân cỏ nhân tạo đang phát triển rất mạnh mẽ.
Hiện nay từ sân cỏ nhân tạo không còn xa lạ gì với người dân đặc biệt là người
đam mê bóng đá, các giải bóng đó đa phần đều tồ chức trên các sân cỏ nhân tạo thay cho
sân cỏ tự nhiên và các giải bóng đá “phủi” thì 100% diễn ra trên sân cỏ nhân tạo, không
chỉ phục vụ các giải bóng đá mà còn phục vụ người đam mê bóng đá từ chuyên nghiệp
đến nghiệp dư

1


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Các sân cỏ nhân tạo có thể nói là đang phát triển nhanh chóng mặt, không quá khi
nói điều đó vì nhìn lại quá khứ thì sân cỏ nhân tạo du nhập vào Việt Nam từ 2010 do
một trường đại học xây dựng để phục vụ sinh viên thì đến năm 2013 số lượng sân cỏ

nhân tạo tăng lên khoảng 1000 sân và đến nay thì luôn tăng theo cấp số nhân. Có thể
thấy nhu cầu con người ngày càng tăng thì cung ứng dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Vậy
có bao giời bạn đặt ra cho mình câu hỏi liệu tốc độ tăng nhanh như vậy thì chất lượng
sân cỏ nhân tạo sẽ như thế nào, liệu vấn đề sân cỏ nhân tạo có thật sự gây ung thư hay
không và liệu bạn có đang vướng vào vấn đề rèn luyện sức khỏe để rồi gây hại cho sức
khỏe hay chưa. Để trả lời cho câu hỏi đó thì đề tài: “Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc
chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ” ra đời, nhắm đánh giá giả
thuyết: “Có hay không việc sân cỏ nhân tạo gây ung thư cho cầu thủ?” để đưa ra các biện
pháp tích cực nhất về vấn đề này.
Trong quá trình thực hiện đề tài người thực hiện luôn trăn trở bởi câu nói "Thật
đau lòng khi biết rằng, môn thể thao mà nó yêu thích đã giết chết nó.", Bà June Leahy
đến từ Seattle, Washington, Mỹ chia sẻ trên tờ Daily Star. Trước đó, con gái của bà
Leahy- cô Austen Everett đã chết ở tuổi 25 vì bệnh ung thư hạch non Hodgkin sau thời
gian chơi bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo. Còn bạn nghĩ như thế nào nếu những người
thân yêu của bạn hay chính bản thân bạn đang đứng trước con đường tương tự vì dựa
trên thực tế thì cô Austen Everett mất sau khoảng 10 năm chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo
(nói thêm: đây là một cầu thủ bán chuyên), thật sự rất cần thiết và cấp bách vì không thể
để chính giấc mơ, niềm đam mê của bạn giết chính bạn
Đề tài thực hiện với mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng, góp phần bảo vệ sức khỏe,
tạo không gian sống trong sạch, lành mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển bềnh vững.
Góp thêm tư liệu, kiến thức thực tế cho vấn đề và tạo hướng đi mới cho những nghiên
cứu sau.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Hiện nay việc đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến

sức khỏe của cầu thủ thực sự chưa được quan tâm một cách tích cực. Trong khi thế giới
thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu, phân tích và báo chí thực sự quan tâm đến vấn
đề này từ những thập niên 80 của thế kỹ trước như:
-

Nhà nghiên cứu Amy Griffin đã thu thập số liệu các cầu thủ từng có thời gian
dài tham gia chơi bóng rồi lập ra danh sách các cầu thủ bị bệnh ung thư.

-

Tiến sĩ Gaboury Benoit, nghiên cứu của ông dựa trên cơ sở lập luận tại sao
chất thải nguy hại lại được gắn mác là sản phẩm mới và được ưu chuộn khi
chưa qua xử lý. Nghiên cứu đã xác định chất trong các vụn cao su và đánh giá
về độc tính của nó.

-

Nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Canada đã chỉ ra, chất độc trong viên cốm
cao su trong một sân 3G có thể ảnh hưởng lớn tới cầu thủ bóng đá - đặc biệt
là thủ môn, những người hay phải tiếp xúc với mặt đất

Ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự quan tâm sâu sắc về vấn đề này, có chăng chỉ
dừng lại ở một số bài báo mà nội dung là lấy từ nghiên cứu của nước ngoài.
Chưa có đề tài nghiên cứu về tác động của sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam. Như
TT&VH Cuối tuần đã có trao đổi với bà Đặng Thị Hồng Nhung, Phó Viện trưởng Viện
Khoa học Thể dục Thể thao về việc có hay không khả năng các hạt cao su trên sân cỏ
nhân tạo có thể gây ung thư.
Theo nguồn thông tin trên thì có một số câu hỏi được đạt ra và cũng đã có câu trả
lời như sau:
Từ trước tới nay, Viện KHTDTT đã có những đề tài nghiên cứu nào liên quan đến

sân cỏ nhân tạo không và nội dung các đề tài nghiên cứu là gì?
Cho tới hôm nay, Viện Khoa học TDTT chưa có đề tài nào nghiên cứu về sân cơ
nhân tạo. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu về tiêu chuẩn hàng hóa sản phẩm trong tập
luyện và thi đấu thể thao (cũng đã có) đề tài nghiên cứu, theo tôi được biết đó là
những sản phẩm sử dụng trong tập luyện và thi đấu: 01 đề tài của Trung tâm thông

3


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

tin – Tổng cục TDTT, do TS. Đàm Quốc Chính chủ nhiệm; 01 đề tài của Trường Đại
học TDTT Đà Nẵng (không rõ ai chủ nhiệm).
Quan điểm của chị như thế nào trước các thông tin sân cỏ nhân tạo có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tập luyện trên đó trong thời gian dài? Vì
sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam cũng được làm từ lốp cao su tái chế?
Vì chưa nghiên cứu đến vấn đề này, do vậy tôi không thể đưa ra nhận định cũng
như quan điểm về ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe hay với bất kỳ tác động nào
khác.
Viện KHTDTT có nhận thấy sự cần thiết đối với việc thực hiện một đề tài nghiên
cứu (trong thời gian sớm nhất có thể) về những tác động của sân cỏ nhân tạo đối
với người tham gia tập luyện không?
Trên phương diện cá nhân, mọi vấn đề của đời sống xã hội đều cần thiết và cần
nghiên cứu một cách bài bản, khoa học, đặc biệt vấn đề về nâng cao sức khỏe cho
người dân thông qua tập luyện thể thao.
Anh Nguyễn Vũ Vệ An (sinh năm 1990, Quận Bình Thạnh, TP.HCM): Tôi chưa
từng nghe nói tác hại của nó
Tôi chưa nghe nói về tác hại của sân cỏ nhân tạo với sức khỏe, chưa thấy ai nói
gì về điều này. Tôi chơi bóng đá ở sân cỏ nhân tạo nhiều năm nay và rất thích đá
bóng ở sân này vì nó bằng phẳng, tạo cảm giác êm, thoải mái hơn cả khi đá trên nhiều

mặt sân cỏ tự nhiên.
Tôi nghĩ cứ chơi thể thao thì sẽ giúp ích cho sức khỏe chứ không nghe nói gì đến ảnh
hưởng xấu của sân cỏ nhân tạo tới sức khỏe. Điều tôi thấy không tốt ở nhiều sân là mặt
cỏ bị bào mòn sau nhiều năm. Nhiều sân cỏ bị mòn nên chỉ trơ cát sỏi, chạy trên mặt sân
này có cảm giác rất khô cứng và rất dễ dẫn đến chấn thương. Hoặc khi đá dưới trời nắng
nóng, không khí có mùi hắc khó chịu do mặt sân bốc lên.
Anh Nguyễn Ngọc Quang (Hà Nội): Tôi chờ cơ quan nhà nước trả lời

4


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Khi nghe thông tin về việc sân cỏ nhân tạo ở Mỹ có thể là tác nhân gây ung thư
thì tôi cũng khá lo lắng. Trước tiên, tôi cho con mình đi tập môn thể thao khác thay
vì cho cháu đi đá bóng hàng tuần như trước kia. Tôi chờ đợi cơ quan nhà nước có
nghiên cứu và trả lời cụ thể về vấn đề này.
Một bác sĩ từ Bệnh viện Ung bướu Trung ương (Hà Nội)
Cá nhân tôi làm ở Viện nhưng chưa tiếp nhận bệnh nhân với các thông tin cung
cấp thông tin tương tự. Khi qua Mỹ, tôi cũng biết là họ có nhiều những nghiên cứu
khác nhau, như những ai hay ngồi ghế da thì tỉ lệ ung thư da cao hơn so với người
khác. Còn để đánh giá về việc hạt cao su sân cỏ nhân tạo có gây ung thư hay không,
nếu có một nghiên cứu chắc nó sẽ cần vài chục năm.
Nhưng cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan là:
-

Nghiên cứu để thay đổi được gì

-


Dùng vật liệu gì thay thế

-

Tính thiết yếu của nghiên cứu

-

Tính khả thi

Và có phải chăng vì các lý do trên mà các nghiên cứu chưa được tiến hành?
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được nồng độ các chất ô nhiễm tồn tại trong sân cỏ nhân tạo do quá
trình bay hơi hoặc phân hủy các vật liệu làm cỏ.
Đánh giá rủi ro sức khỏe của sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe cầu thủ khi tham gia
chơi bóng.
Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro cho các cầu thủ khi tham gia
chơi bóng tại các sân cỏ nhân tạo.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu

5


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài thực hiện,
tìm hiểu các phương pháp thực hiện, tiến hành nghiên cứu, nắm bắt các vấn đề cần phải
khắc phục hoặc kế thừa phát triển từ nền tảng các nghiên cứu trước đó.
Tổng quan về sân cỏ nhân tạo

Tổng quan các phương pháp đánh giá
Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước
Nội dung 2: Đánh giá tình hình phát triển sân cỏ nhân tạo tại TP.HCM
Thu thập các dữ liệu về số lượng sân cỏ nhân nhân tạo.
Nhu cầu sử dụng sân cỏ nhân tạo.
Nội dung 3: Xác định nồng độ các chất ô nhiễm do quá trình hoạt động của sân cỏ
nhân tạo gây ra
Phân tích lựa chọn các khu vực lấy mẫu
Lấy mẫu và phân tích mẫu
Thực hiện thí nghiệm 1, xác định nồng độ khí thải ở điều kiện chuẩn
Thực hiện thí nghiệm 2, xác định nồng độ khí thải khi tăng nhiệt độ lên 30°C
Thực hiện thí nghiệm 3, xác định nồng độ khí thải khi tăng nhiệt độ lên 35°C
So sánh kết quả phân tích với QCVN 06:2009/ BTNMT
Nội dung 4: Đánh giá rủi ro sức khỏe của sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe cầu thủ
Phân tích lựa chọn các thông tin khảo sát ý kiến cầu thủ
Khảo sát ý kiến cầu thủ
Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe thông qua ba thí nghiệm về ảnh hưởng
của nhiệt độ đến nồng độ của các chất khí ô nhiễm
Đánh giá rủi ro sức khỏe
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro
Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật

6


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện để tài nghiên cứu cần xử dụng các phương pháp sau:

-

Phương pháp khảo cứu tài liệu

-

Phương pháp xác định thành phần mẫu

-

Phương pháp thiết kế

-

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.

-

Phương pháp bố trí thí nghiệm.

-

Phương pháp phân tích mẫu.

-

Phương pháp xử lý số liệu

Các phương pháp thực hiện cụ thể sẽ được trình bày rõ ở Chương 2
6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau:
Cỏ nhân tạo, các vật liệu đệm được trải thêm trên sân cỏ nhân tạo (các vụn cao su
được làm từ lóp xe cũ cắt nhỏ giúp tăng độ đàn hồi cho bóng), các cầu thủ tham gia chơi
bóng trên sân cỏ nhân tạo.
Các mẫu cỏ được chia ra hai nguồn:
-

Các mẫu cỏ mới chưa qua sử dụng

-

Các mẫu cỏ được lấy từ sân vận động (cỏ đã qua sử dụng)

6.2. Phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài được giao nhiệm vụ là “Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc
chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ” nên phạm vi của đề tài được
giới hạn ở việc đánh giá rủi ro sức khỏe khi chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo.
Do thời gian cũng như kinh phí thực hiện ít nên đề tài chỉ nhầm vào việc phân
tích mẫu để thực hiện đánh giá rủi ro còn vấn đề kiểm tra sức khỏe cầu thủ chỉ dựa trên
ý kiến của người khảo sát.
Thời gian thực hiện đề tài:

7


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
7.1. Ý nghĩa khoa học

Việc thực hiện đề tài “ Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ
nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ “ góp thêm tư liệu, cở sở khoa học tiền đề để tạo ra
các hướng đi mới trong tương lai. Tạo thêm sự quan tâm từ phía cộng đồng về vấn đề
này. Kết quả nghiên cứu có thể sẽ là nền tảng, cung cấp các cơ sở dữ liệu cũng như là tài
liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nhằm đánh giá về khả năng gây tác động của sân cỏ nhân tạo tới sức khỏe
cầu thủ một cách chính xác hơn. Đưa ra lời giải thích cho các thắc mắc còn tồn tại lâu
nay, các kết quả của đề tài đều nhằm mục đính phục vụ cộng đồng là nâng cao sức khỏe
và tránh những tác động tiêu cực. Tạo ra các hướng đi và các cải cách mới cho cuộc sống
góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN
Đồ án tốt nghiệp có cấu trúc gồm 3 phần với 3 chương nội dung chính.
Phần mở đầu:
Đề cập đến đặt vấn đề cho đề tài và các mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn khi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu về cỏ nhân tạo, nguồn gốc, thành phần chính cũng như tình hình phân
bố ở Việt Nam hiện nay, Tổng quan tài liệu các nghiên cứu về cỏ nhân tạo cũng như các
chất có trong cỏ nhân tạo hiện nay. Thiết lập mô hình đánh giá rủi ro cho đề tài. Tìm
hiểu về các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề ra các hướng đi mới.
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài, vật liệu dùng cho nghiên
cứu và địa điểm tiến hành thực hiện đồ án tốt nghiệp. Lập sơ đồ nghiên cứu cụ thể, tiến

8


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ


hành lấy mẫu và phân tích.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Trình bày các kết quả thu được, đưa ra hướng giải quyết, đánh giá về kết quả.
Khảo sát hiện trạng sử dụng sân cỏ nhân tạo ở tphcm, đánh giá chất lượng môi
trường không khí tại một số sân cỏ nhân tạo, đánh giá rủi ro sức khỏe đến cầu thủ khi sử
dụng sân cỏ nhân tạo. Từ đóđề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro
Kết luận và Kiến nghị
Tổng kết các kết quả thu được từ đề tài, các vấn đề làm được và chưa được. Đưa
ra những kiến nghị cụ thể nhằm phát triển đề tài nghiên cứu có thể áp dụng cho thực tiễn.

9


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỎ NHÂN TẠO
1.1.1 Định nghĩa

Hình 1.1: Sân cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo (tiếng Anh: artificial grass hoặc artificial turf) là một sản phẩm được
làm từ vật liệu nhựa tổng hợp, mô phỏng theo hình dáng và cấu trúc của cỏ tự nhiên.
Chúng được sử dụng trong các sân chơi thể thao, sau này nó dần được phổ biến và được
sử dụng trong trang trí sân vườn và các ứng dụng công nghiệp khác. Lý do chính của
việc dùng cỏ nhân tạo là do nó có thể được sử dụng liên tục mà ít phải chăm sóc hay bón
tỉa như cỏ tự nhiên. Các sân vận động có mái che hoàn toàn có thể dùng cỏ nhân tạo,
không cần ánh sáng giống như cỏ thật vì cần ánh nắng mặt trời để quang hợp.
Một số nhược điểm của cỏ nhân tạo như: không được sử dụng xăng dầu, hóa chất

độc hại, chất cháy, giá thành đầu tư ban đầu lớn hơn nhưng thực tế giá trị kinh tế lại tốt
hơn so với cỏ thật.
1.1.2 Nguồn góc hình thành và phát triển
Thảm cỏ nhân tạo (còn được gọi là cỏ nhân tạo, cỏ tổng hợp hoặc cỏ nhân tạo) là
một bề mặt được làm từ sợi nhân tạo thay cho cỏ tự nhiên. Nó thường được sử dụng

10


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

trong các không gian chơi trên cỏ hoặc thể thao. Tuy nhiên, hiện nay nó đang được sử
dụng rộng rãi về tính ứng dụng thương mại. Lý do chính là bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo
chống lại việc sử dụng nặng, chẳng hạn như trong thể thao, và không cần tưới hoặc trang
trí. Các sân vận động có mái che, được che phủ và che phủ một phần có thể yêu cầu cỏ
nhân tạo vì khó khăn để có được ánh sáng mặt trời đủ để cỏ tự nhiên khỏe mạnh.
Sân cỏ nhân tạo lần đầu tiên được chú ý nhiều trong những năm 1960, khi nó
được sử dụng trong Astrodome mới được xây dựng. Sản phẩm cụ thể được sử dụng được
gọi là AstroTurf và thuật ngữ này từ đó thường được sử dụng thông tục để diễn tả bất kỳ
sân cỏ nhân tạo nào.
Sân cỏ nhân tạo đã có mặt trong vài thập kỷ qua. Có thể lập luận rằng cỏ nhân tạo
ban đầu được phát triển để giải quyết những hạn chế của cỏ tự nhiên. Tuy nhiên, phiên
bản sớm nhất đã không được thiết kế cho bóng đá và thay đổi các trò chơi đáng kể. Do
đó, bóng đá không bao giờ triệt để chấp nhận ý tưởng của trận đấu cấp cao phù hợp trên
bề mặt nhân tạo.
Sân cỏ nhân tạo có sự đột phá xảy ra khi các nhà sản xuất bắt đầu phát triển các
bề mặt được thiết kế đặc biệt cho bóng đá. Việc xây dựng cơ bản của thế hệ cỏ nhân tạo
mới nhất là sự pha trộn của các sợi cỏ giống như một lớp đặc biệt với hỗn hợp cát hoặc
cao su. Đã được chứng minh là phù hợp nhất cho bóng đá cho đến nay.
David Chaney - người đã chuyển đến Raleigh, Bắc Carolina vào năm 1960 và sau đó

làm giám đốc Đại học Dệt May Đại học bang Bắc Carolina - đứng đầu nhóm các nhà
nghiên cứu của Research Triangle Park đã tạo ra sân cỏ nhân tạo đầu tiên đáng chú ý. Sự
thành công đó đã dẫn Sports Illustrated tuyên bố Chaney là người đàn ông "chịu trách
nhiệm về giải đấu bóng chày trong nhà và hàng triệu tấm chào mừng". Sân cỏ nhân tạo
lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1966 khi AstroTurf được lắp đặt tại Astrodome ở
Houston, Texas. Sân vận động trong nhà tân tiến nhất đã cố gắng sử dụng cỏ tự nhiên
trong mùa giải đầu tiên của mình vào năm 1965, nhưng điều này đã thất bại thảm hại và

11


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

các điều kiện sân đã không đáng kể trong nửa sau của mùa giải, với thảm cỏ màu xanh
lá cây chết.
Do việc cung cấp cỏ nhân tạo mới chỉ hạn chế, nên chỉ có khu vực được lắp đặt
trước khi Houston Astros mở cửa vào tháng 4 năm 1966, sân chơi ngoài trời được lắp
đặt vào đầu mùa hè trong chuyến đi bộ đường dài của Astros và lần đầu tiên được sử
dụng sau khi nghỉ All-Star Tháng Bảy. Việc sử dụng AstroTurf và các bề mặt tương tự
đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada vào đầu những năm 1970, được lắp đặt ở cả
sân vận động trong nhà và ngoài trời dùng cho bóng chày và bóng đá. Duy trì một sân
chơi cỏ trong nhà, trong khi về mặt kỹ thuật có thể, là tốn kém. Các đội đã chọn để chơi
trên bề mặt nhân tạo ngoài trời đã làm như vậy vì chi phí bảo trì giảm, đặc biệt là trong
thời tiết lạnh hơn với sân vận động "cắt cookie" đa mục đích ở thành thị như Cincinnati's
Riverfront.
Toàn bộ thời gian các hệ thống cỏ nhân tạo đã được phát triển cho đến nay đã
được thông qua gần như tất cả các Cơ quan quản lý thể thao như; FIFA (Hiệp hội Bóng
đá Quốc tế), IRB (Hội bóng bầu dục quốc tế), FIH (Hiệp hội quần vợt quốc tế), ITF (Liên
đoàn Quần vợt Quốc tế), GAA, MLB (bóng chày), NFL (National Football Leauge).
❖ Cỏ nhân tạo trong Lịch sử bóng chày

Sân cỏ nhân tạo lần đầu tiên được sử dụng trong bóng chày Major League
Baseball tại Houston Astrodome năm 1966, thay thế cho sân cỏ được sử dụng khi sân
vận động mở một năm trước đó. Mặc dù cỏ được trồng đặc biệt để sử dụng trong nhà,
mái vòm Lucite nửa trong suốt của mái vòm, đã được sơn trắng để cắt giảm ánh sáng
chói mà làm phiền các cầu thủ, đã không vượt qua đủ ánh sáng mặt trời để hỗ trợ
cỏ. Trong hầu hết mùa giải 1965, Astros chơi trên đất màu xanh lá cây và cỏ chết.
Giải pháp là lắp đặt một loại cỏ nhân tạo mới trên thực địa, ChemGrass, được biết đến
dưới cái tên AstroTurf. Bởi vì nguồn cung cấp của AstroTurf vẫn còn thấp, chỉ có một
số lượng hạn chế có sẵn cho các trò chơi nhà đầu tiên. Không có đủ cho toàn bộ sân chơi,
nhưng có đủ để trang trải phần cỏ truyền thống của đồng nội. Sân chơi vẫn được sơn bẩn

12


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

cho đến sau khi All-Star Break. Nhóm đã được gửi đi trong một chuyến đi đường dài
trước khi nghỉ, và vào ngày 19 tháng 7 năm 1966, việc lắp đặt phần ngoài sân của
AstroTurf đã được hoàn thành.
Sau đó, sân cỏ nhân tạo được lắp đặt tại các sân vận động chơi các môn thể thao
khác nhau như sân vận động Three Rivers của Pittsburgh, sân vận động Veterans của
Philadelphia. Sự khác biệt lớn nhất trong việc chơi cỏ nhân tạo là quả bóng bật cao hơn
cỏ thật, và cũng đi nhanh hơn, làm cho người chơi phải chơi xa hơn bình thường, do đó
họ sẽ có đủ thời gian để phản ứng. Quả bóng cũng có độ nẩy hơn so với trên sân cỏ.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất của trò chơi "sân cỏ", như nó được gọi là, đã được
quan sát thấy trên cơ thể của các cầu thủ. Bề mặt nhân tạo, thường được đặt trên nền
bêtông, ít hơn nhiều so với sân cỏ tự nhiên, gây ra nhiều hao mòn trên đầu gối, mắt cá,
chân và lưng dưới, thậm chí còn rút ngắn sự nghiệp của những người chơi đóng một
phần đáng kể các trò chơi của họ trên bề mặt nhân tạo. Người chơi cũng phàn nàn rằng
sân cỏ nóng hơn sân truyền thống, đôi khi gây gai kim loại đốt chân của họ, hoặc những

phần nhựa tan chảy. Những yếu tố này cuối cùng đã gây ra ở một số sân vận động, chẳng
hạn như Sân vận động Kauffman ở Kansas City, Missouri, để chuyển từ sân cỏ nhân tạo
trở lại cỏ tự nhiên.
❖ Sân cỏ nhân tạo trong lịch sử bóng đá Mỹ
Năm 1969, sân vận động Griffin của Đại học Pennsylvania, Philadelphia,
Pennsylvania, chuyển từ cỏ thành sân cỏ nhân tạo. Cũng là quê hương của Philadelphia
Eagles, đó là sân vận động bóng đá quốc gia đầu tiên sử dụng sân cỏ nhân tạo. Vào năm
2006, Sân vận động Gillette, sân vận động bóng đá New England Patriots và New
England Revolution, chuyển từ cỏ sang sân cỏ nhân tạo do xung đột về thời tiết xấu và
nhiều hoạt động thể thao và các sự kiện âm nhạc tại sân vận động. Đây là một trong 13
sân vận động bóng bầu dục quốc gia có sân cỏ thay vì sân cỏ.
❖ Sân cỏ nhân tạo trong Lịch sử Hockey Field

13


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

Việc đưa ra các bề mặt tổng hợp đã làm thay đổi đáng kể môn thể thao của môn
khúc côn cầu. Kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1970, các cuộc thi ở các nước
phương Tây hiện nay chủ yếu được chơi trên bề mặt nhân tạo. Điều này đã làm tăng tốc
độ của trò chơi và thay đổi hình dạng của cây gậy hockey để cho phép các kỹ thuật khác
nhau, chẳng hạn như bẫy dính ngược và đánh.
Sân cỏ ngoài trời khác với sân cỏ nhân tạo ở chỗ nó không cố gắng tạo ra cảm
giác cỏ, được làm bằng sợi ngắn hơn tương tự như sợi được sử dụng trên lĩnh vực của
Dunfermline. Cấu trúc sợi ngắn hơn cho phép cải thiện tốc độ mang lại bởi các lớp cỏ
nhân tạo trước đó được giữ lại.
Sự phát triển này trong trò chơi tuy nhiên có nhiều vấn đề đối với nhiều cộng
đồng địa phương, những người thường không có khả năng xây dựng hai lĩnh vực nhân
tạo: một cho hockey thực địa và một cho các môn thể thao khác. FIH và các nhà sản xuất

đang nghiên cứu để tạo ra các lĩnh vực mới phù hợp với nhiều môn thể thao.
❖ Sân cỏ nhân tạo trong Hiệp Hội Bóng Đá
Một số hiệp hội bóng đá châu Âu đã lắp đặt sâ cỏ nhân tạo vào những năm 1980,
được gọi là "sân chơi bằng nhựa" (thường là châm biếm) ở các quốc gia như Anh. Tại
Anh, một số địa điểm của câu lạc bộ chuyên nghiệp đã chấp nhận họ; Đường Loftus của
QPR, Đường Kenilworth của Thị trấn Luton, Công viên Ranh giới của Oldham Athletic
và Prestdale's Deepdale. QPR đã là đội đầu tiên lắp đặt sân chơi nhân tạo tại sân vận
động của họ vào năm 1981, nhưng là đội đầu tiên loại bỏ nó khi họ làm như vậy vào năm
1988.
Năm 1981, câu lạc bộ bóng đá Luân Đôn Queens Park Rangers đã thay sân cỏ
thành sân cỏ nhân tạo. Những câu lac bộ khác cũng theo sau, và vào giữa những năm
1980 đã có bốn bề mặt sân cỏ nhân tạo hoạt động trong giải đấu Anh. Họ nhanh chóng
trở thành một trò đùa của cả nước: quả bóng nhịp nhàng giống như nó được làm bằng
cao su, các cầu thủ vẫn tiếp tục mất đi sức mạnh của mình, và bất cứ ai ngã rạp đều có

14


Đánh giá rủi ro sức khỏe của việc chơi bóng tại sân cỏ nhân tạo đến sức khỏe của cầu thủ

nguy cơ bị bỏng thảm. Không có gì ngạc nhiên khi người hâm mộ phàn nàn rằng bóng
đá thật khủng khiếp khi xem và, sau đó các câu lạc bộ đã trở lại với cỏ tự nhiên.
Vào những năm 1990, nhiều câu lạc bộ bóng đá ở Bắc Mỹ cũng đã gỡ bỏ các bề
mặt nhân tạo và lắp đặt lại cỏ, trong khi những người khác di chuyển đến sân vận động
mới với những bề mặt cỏ tiên tiến được thiết kế để chịu được nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, FIFA, UEFA và nhiều hiệp hội bóng đá trong nước đã cấm
sử dụng sân cỏ nhân tạo.
Nhằm khắc phục các hạn chế trên một thế hệ cỏ mới ra đời (thế hệ cỏ thứ 3) được
kết hợp giữa nhựa PE và các thành phần phụ gia theo công thức chuẩn. Người ta dùng
lóp xe tái chế cắt nhỏ thay cho cát giúp bóng đi chính xác như trên nền cỏ thật.

• Các sân cỏ nhân tạo ngày nay đã trả qua ba thế hệ cỏ:
Thế hệ thứ 1: sợi cỏ được làm từ nylon
Thế hệ cỏ thứ 2 và thứ 3: được làm bằng polyethylene (PE), polypropylene (PP)
hoặc polyamide (PA)
Nhưng ở thế hệ cỏ thứ 2: người ta sử dụng mật ong làm chất kết dính, cát làm lớp
đệm nên quá trình mài mòn diễn ra nhanh và kém hiệu suất trong quá trình chơi.
Thế hệ cỏ thứ 3 ra đời giải quyết được hầu hết các yêu cầu của người chơi cũng
như nhà cung ứng dịch vụ đưa ra như:
-

Độ thẩm mỹ cao

-

Độ mài mòn ít

-

Hiệu suất chơi bóng tốt

-

Độ đàng hồi bóng cao

-

Tuổi thọ sân cao

-


Thời gian cung ứng dịch vụ tăng

-

Giá thành thấp

Thành phần tạo nên cỏ nhân tạo chia ra 2 phần:

15


×