Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư lượng của GLYPHOSATE trong các trang trại trồng nho huyện tuy phong tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG
CỦA GLYPHOSATE TRONG CÁC TRANG TRẠI TRỒNG NHO
HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN

Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS Thái Văn Nam
Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Phương Thảo

TP. Hồ Chí Minh, 2018

1411090429



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ
ĐÁNH GIÁ DƢ LƢỢNG CỦA GLYPHOSATE TRONG CÁC
TRANG TRẠI TRỒNG NHO HUYỆN TUY PHONG
TỈNH BÌNH THUẬN



Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS Thái Văn Nam
Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Phƣơng Thảo

TP. Hồ Chí Minh, 2018

1411090429



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Công Nghệ TP.HCM không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2018

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phương Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, những người đã giảng dạy, hướng dẫn và định hướng cho em
trong suốt quảng thời gian bốn năm qua tại trường bằng tất cả tâm huyết và lòng
yêu thương học trò. Em xin cảm ơn những người anh, người chị đã truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu để em có thể sử dụng những điều ấy hỗ trợ cho quá
trình học tập của bản thân.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Thái Văn Nam, người đã cùng đồng hành với
em trong những năm tháng sinh viên và cũng là người đã hỗ trợ, dìu dắt, định
hướng cho em rất nhiều trong thời gian làm bài đồ án này để em có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phương Thảo


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT.............................................................. vii

DANH MỤC ẢNG IỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC H NH ẢNH .............................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
3.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 3
3.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.................................................................................... 4
5. PHƢƠNG PHÁP ......................................................................................... 4
5.1 Phương pháp luận ....................................................................................... 4
5.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................... 5
5.2.1Phương pháp tổng hợp và biên hội tài liệu ............................................... 5
5.2.2Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................ 5
5.2.3Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................... 6
5.2.4Phương pháp so sánh ................................................................................ 6
5.2.5Phương pháp kế thừa ................................................................................ 6
5.2.6Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .......................................................... 6
6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 6
6.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 6
6.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................... 8
1.1 GIỚI THIỆU VỀ GLYPHOSATE .......................................................... 8
1.1.1 Khái niệm cơ bản về Glyphosate ............................................................. 8
1.1.2 Phân loại Glyphosate ............................................................................... 8
iii


iv


1.1.3 Cơ chế diệt cỏ dại của Glyphosate ........................................................... 8
1.1.4 Ưu – Nhược điểm của Glyphosate .......................................................... 9
1.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GLYPHOSATE ......................................... 11
1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................... 11
1.2.2 Tại Việt Nam.......................................................................................... 15
1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC DIỆT CỎ GLYPHOSATE Đ N MÔI
TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI ................................................. 16
1.3.1 Chu trình chuyển hóa của Glyphosate ................................................... 16
1.3.2 Ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe con người ............................ 18
1.4 TỔNG QUAN VỀ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG MÔI
TRƢỜNG VÀ THỰC PHẨM ...................................................................... 19
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CỦA GLYPHOSATE ..................................... 23
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 23
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 28
1.5.3 Những vấn đề cần quan tâm................................................................... 29
1.6 VÀI NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ KINH T - XÃ HỘI HUYỆN TUY
PHONG TỈNH BÌNH THUẬN .................................................................... 30
1.6.1 .. Điều kiện tự nhiên – môi trường của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận
......................................................................................................................... 30
1.6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận ............. 39
1.6.3 Vài nét về tình hình trồng nho ở huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận ... 39
1.6.4 Ảnh hưởng của cỏ dại đến quá trình canh tác nho................................. 39
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 41
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... 41
2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản ................................................................ 41
2.1.2 Mẫu phân tích......................................................................................... 43
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 43
2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................... 43
2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu điều tra xã hội học ...................................... 44
iv



v

2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu................................................................... 44
2.2.3.1 Tối ưu các thông số trên thiết bị GC/MS/MS ..................................... 44
2.2.3.2 Độ chọn lọc ......................................................................................... 45
2.2.2.3 Xây dựng đường chuẩn ....................................................................... 46
a.Nền mẫu nước .............................................................................................. 46
b.Nền mẫu đất: ................................................................................................ 47
c.Nền trái nho .................................................................................................. 48
2.2.3.4 Khảo sát giới hạn đo của phương pháp............................................... 50
2.2.3.5 Hiệu suất thu hồi, độ lập lại và độ tái lập của phương pháp ............... 50
CHƢƠNG 3: K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 52
3.1 K T QUẢ KHẢO SÁT NÔNG HỘ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ
ẢNH HƢỞNG CỦA GLYPHOSATE ......................................................... 52
3.1.1 Cách sử dụng thuốc ................................................................................ 54
3.1.2 Thời điểm sử dụng thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate ............................... 55
3.1.3 Thời gian cách ly.................................................................................... 57
3.1.4 Cách thức quản lý thuốc BVTV và bảo hộ lao động ............................. 58
3.1.5 Nguồn nước ngầm .................................................................................. 61
3.1.6 Biểu hiện khi tiếp xúc với thuốc ............................................................ 61
3.2 .. ĐÁNH GIÁ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG ĐẤT, NƢỚC VÀ
NHO ................................................................................................................ 62
3.2.1 Kết quả nồng độ Glyphosate ở các vị trí lấy mẫu .................................. 62
3.2.2 Kết quả nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu .............. 62
3.2.1.1 Kết quả nồng độ Glyphosate trong nước ở khu vực nghiên cứu ........ 64
3.2.1.2 Kết quả nồng độ Glyphosate trong trái nho ở khu vực nghiên cứu .... 68
3.2.3 Đánh giá nồng độ Glyphosate ở khu vực nghiên cứu............................ 70
3.2.4 So sánh với các kết quả nghiên cứu thế giới.......................................... 71

3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CH RỦI RO DO SỬ DỤNG
GLYPHOSATE ............................................................................................. 72
3.3.1 Chính sách của Nhà nước ...................................................................... 71
v


vi

3.3.2 Đối với cơ quan quản lý địa phương ..................................................... 72
3.3.3 Đối với người dân .................................................................................. 71
K T LUẬN – KI N NGHỊ .......................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75

vi


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT

AMPA

: Axit Aminomethyl Phosphonic

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVTV


: Bảo Vệ Thực Vật

ECHA

: Cơ Quan Hóa Chất Châu Âu

EFSA

: Ủy ban An toàn Thực phẩm Châu Âu

EPA

: Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ

EU

: Liên Minh Châu Âu

GDP

: Gross Domestic Product

IRAC

: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế

LD50

: Cách Thức Đo Lường Khả Năng Ngộ Độc Ngắn Hạn


MRL

: Dư Lượng Tối Đa Cho Phép

QCVN

: Quy Chuẩn Việt Nam

THC

: Tổng Lượng Tế Bào Hồng Cầu

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

: World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới)

vii


viii

DANH MỤC ẢNG IỂU

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa thuốc Glyphosate và Glyphosate
ammonium ..................................................................................................... 11
Bảng 1.2: Giới hạn Glyphosate trong thực phẩm ........................................... 20

Bảng 1.3: Kết quả phân tích Glyphosate tại Trung tâm phân tích thí nghiệm
Tp HCM đối với mẫu môi trường và mẫu thực phẩm .................................... 22
Bảng 1.4: Đánh giá về độc tính lâu dài và các nghiên cứu gây ung thư được
xem xét trong quá trình đánh giá của EU ....................................................... 24
Bảng 1.5 Đặc trưng khí hậu tỉnh Bình Thuận ................................................. 32
Bảng 1.6 Các đặc trưng của 07 sông chính chảy qua tỉnh Bình Thuận .......... 34
Bảng 1.7 Dân số theo cơ cấu hành chính ........................................................ 36
Bảng 2.1 Thời gian lưu, Mass và năng lượng va đập của các chất ................ 45
Bảng 2.2 Nồng độ thêm chuẩn vào mẫu nước đối chứng để xây dựng đường
chuẩn ............................................................................................................... 47
Bảng 2.3: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu đất để xây dựng đường chuẩn 48
Bảng 2.4: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu trái nho để xây dựng đường
chuẩn ............................................................................................................... 49
Bảng 2.5: Nồng độ và thể tích thêm chuẩn mẫu trắng để xác định độ lặp lại,
độ tái lập .......................................................................................................... 50
Bảng 3.1: Danh sách các hộ khảo sát.............................................................. 52
Bảng 3.2: Nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu ................... 64
Bảng 3.3: Nồng độ Glyphosate trong nước ngầm ở khu vực nghiên cứu ...... 66
Bảng 3.4: Nồng độ Glyphosate trong nước kênh ở khu vực nghiên cứu ....... 67
Bảng 3.5: Nồng độ Glyphosate trong trái nho ở khu vực nghiên cứu ............ 69
Bảng 3.6: Dư lượng Glyphosate trong nước mặt trên thế giới ....................... 70

viii


ix

DANH MỤC H NH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 5
Hình 1.1: Cấu trúc phân tử của Glyphosate ...................................................... 9

Hình 1.2: Dự kiến sử dụng ở Mỹ vào năm 2013 và tổng số sử dụng ước tính
từ năm 1992 - 2013 ......................................................................................... 12
Hình 1.3: Báo cáo của IARC về khả năng ung thư của Glyphosate............... 13
Hình 1.4: Thuốc diệt cỏ Glyphosate có sử dụng hoạt chất Glyphosate.......... 16
Hình 1.5: Chu trình của Glyphosate trong môi trường ................................... 17
Hình 1.6: Đường đi của Glyphosate trong cơ thể con người .......................... 19
Hình 1.7: Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận........................................................... 31
Hình 1.8: Sơ đồ phân tích địa hình Tỉnh Bình Thuận..................................... 33
Hình 1.9: Bản đồ huyện Tuy Phong ............................................................... 37
Hình 2.1: Sắc ký đồ dung dịch, blank mẫu, mẫu thêm chuẩn ........................ 46
Hình 2.2: Đường chuẩn Glyphosate trên mẫu nước ....................................... 47
Hình 2.3: Đường chuẩn Glyphosate trên nền mẫu đất.................................... 48
Hình 2.4: Đường chuẩn Glyphosate trên mẫu trái nho ................................... 50
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu ......................................................................... 52
Hình 3.2: Những loại thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate thường sử dụng .......... 54
Hình 3.3: Cách pha thuốc của người dân địa phương .................................... 54
Hình 3.4: Liều lượng Glyphosate được pha thêm........................................... 55
Hình 3.5: Số lần phun thuốc diệt cỏ có Glyphosate trong một vụ .................. 56
Hình 3.6: Thời gian cách ly kể từ lần phun cuối đến khi thu hoạch ............... 57
Hình 3.7: Nơi tập kết tiêu hủy vỏ thuốc BVTV.............................................. 58
Hình 3.8: Hình chai lọ thuốc BVTV vương vãi trên nền đất.......................... 58
Hình 3.9: Cách xử lý bình phun thuốc sau khi sử dụng.................................. 59
Hình 3.10: Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình phun thuốc ............................ 60
Hình 3.11: Biển hiện của người dân khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Glyphosate
......................................................................................................................... 62
ix


x


Hình 3.12: Qui trình xử lý mẫu đất ................................................................. 63
Hình 3.13: Qui trình xử lý mẫu nước.............................................................. 65
Hình 3.14: Sơ đồ phân tích mẫu nho .............................................................. 68

x


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất nông nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế lớn và quan trọng
nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi mà nông
nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP. Việt Nam là quốc gia có nông nghiệp
trồng trọt là ngành mũi nhọn, với diện tích trồng lúa, hoa màu lớn để áp ứng nhu cầu
tiêu dùng nông sản ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản
xuất nông sản thường xuất hiện một số loài sâu, bệnh hại gây tổn thất nặng nề về cả
năng suất và chất lượng cây trồng. Để bảo vệ cây trồng, tối ưu hóa năng suất, ngoài
việc bón phân, lựa giống cây trồng thì người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) như là một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt mà thuốc bảo vệ thực vật mang lại là
những tác động xấu đến môi trường do thuốc bảo vệ thực vật thường có độc tính cao
và khó phân hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa, người sử dụng là nông dân nên ý
thức còn hạn chế, người dân thường sử dụng quá liều quy định. Chúng có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến người lao động nông nghiệp hoặc gián tiếp cho những người
không trực tiếp làm việc trong nông nghiệp nhưng sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn
nước ô nhiễm bởi vì một lượng lớn hóa chất này đi vào suối, hồ, đại dương và các
nguồn nước ngầm, nước mặt do mưa lũ hoặc tưới tiêu. Các chất BVTV có thể tác
động lên cơ thể người bị nhiễm độc ở nhiều mức độ như là suy giảm sức khỏe, gây rối
loạn hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, hệ tiết niệu, nội tiết
và tuyến giáp hoặc gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan từ mức độ nhẹ đến nặng
thậm chí tàn phế hoặc tử vong . Nguy hiểm hơn, hầu hết các hóa chất BVTV lại là

những hợp chất hữu cơ rất bền, khó bị phân hủy hóa học và sinh học, tồn tại dai dẳng
trong môi trường. Vì vậy, vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi
trường, đang rất được quan tâm. Do điều kiện nghiên cứu độc học của Việt Nam còn
hạn chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc không cứu chữa được.
Thực trạng này đang là vấn nạn bức xúc cho các nhà quản lý.
Thuốc trừ cỏ được xem là tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, làm nông
nghiệp hiện đại không thể không dùng thuốc trừ cỏ. Hầu hết nông dân sử dụng thuốc
1


trừ cỏ trong trồng trọt để giảm công lao động vì loại thuốc này diệt cỏ nhanh, mạnh,
diệt tận gốc, giá lại rẻ... Tuy nhiên, thuốc trừ cỏ chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế nếu sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV (đúng thuốc, đúng lúc, đúng
nồng độ và liều lượng, đúng cách) thì mới không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Việc lạm dụng loại hoá chất này đang gây ra nhiều hệ luỵ, tác động tiêu cực đến môi
trường sinh thái và sức khỏe con người.
Trong thập niên vừa qua, việc sử dụng chất diệt cỏ họ organophosphate –
Gyphosate [(N-phosphonomethyl) glycine] ngày càng trở nên phổ biến và hiện nay là
một trong những thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Sau khi được
phun tưới, Glyphosate nhanh chóng bị hấp thụ trong đất và sau đó đi vào hệ thống
nước ngầm và nước bề mặt (sông ngòi). Dư lượng Glyphosate giờ đây được tìm thấy
trong nhiều loại mẫu bao gồm cả mẫu thực vật [8]. Nồng độ tối đa cho phép của
Glyphosate trong nước uống tại Mỹ là 0,70 mg/L [17] và 0,1 g/L tại Liên Hiệp Châu
Âu [18]. Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy thuốc diệt
cỏ Glyphosate có tác động độc hại đối với cua nuôi do ức chế miễn diện, do sự phá
hủy DNA của tế bào máu và làm suy giảm số lượng tế bào hồng cầu gây ra những
thay đổi trong hoạt động của các enzyme liên quan đến miễn dịch [26]. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) mới đây cho hay, đang tiến hành phân tích thuốc trừ sâu có chứa
Glyphosate – được sử dụng rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ, và cũng là chất có thể gây ung
thư ở con người. Một nghiên cứu mới được công bố bởi Hiệp hội vi trùng học và vi

sinh học Hoa Kỳ trên tạp chí mBio đã chỉ ra thuóc trừ cỏ Glyphosate 2,4D và dicamba
gây nên hiện tượng kháng kháng sinh đối với các loại vi khuẩn tiếp xúc với nó [23].
Thời gian qua, Bình Thuận đã tập trung phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu
ngành theo hướng bền vững. Đặc biệt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được
Bình Thuận xác định là yếu tố then chốt nhằm tạo bước đột phá trong quá trình hội
nhập và được coi là khu vực “thủ phủ” trồng nho của cả nước, sản lượng hằng năm đạt
trên 400.000 tấn chiếm gần 80% sản lượng cả nước. Vì vậy việc sử dụng thuốc diệt cỏ
tại khu vực này là điều khó tránh khỏi.
Tại Việt nam, Glyphosate hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ, việc đánh giá dư
lượng chưa được thực hiện rộng rãi. Việc lạm dụng hiệu quả trừ cỏ của Glyphosate có
thể sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người nông dân sử dụng phun
2


thuốc, ảnh hưởng đến người dân sống ở khu vục lân cận, và đặc biệt là ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng các sản phẩm như trái nho do một số người tiêu dùng ăn cả
vỏ nho có chứa dư lượng. Vì vậy đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư
lượng của Glyphosate trong các trang trại trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận” được thực hiện để xem xét quá trình sử dụng, thải bỏ Glyphosate ra môi
trường, tích lũy trong trái nho. Qua khảo sát trực tiếp các chủ trang trại trồng nho,
nghiên cứu bước đầu đánh giá độc tính của Glyphostae nhằm hạn chế hậu quả xấu
nhất và bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây. Dư lượng của Glyphosate trong môi
trường đất, nước và trong trái nho cũng được phân tích để các nhà quản lý, nhà khoa
học có bước đầu tiên về dư lượng Glyphosate tại khu vực nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng sử dụng Glyphosate trong nông nghiệp trồng nho tại tỉnh Bình
Thuận.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của Glyphosate đối với người nông dân và mức độ tồn
dư Glyphosate có trong đất, nước và trái nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm sử dụng Glyphosate hợp lý hơn trong sản

xuất nông nghiệp, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi
trường.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học về dư lượng Glyphosate trong đất, nước và trái nho tại
khu vực chuyên canh nho của Việt Nam.
Đánh giá độ tin cậy và rủi ro của Glyphosate đối với người nông dân và người sử
dụng cần được thực hiện.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hạn chế rủi ro do sử dụng Glyphosate, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của
người trồng trọt cũng như người sử dụng.
Kết của đề tài cung cấp dữ liệu cho nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường và nông
nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp.
4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 Nội dung 1: Tổng hợp, biện hội các tài liệu liên quan đến:
3


 Xây dựng qui trình phân tích dư lượng Glyphosate trong các mẫu môi trương
khác nhau.
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và tình hình trồng nho tại Huyện
Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.
 Các nghiên cứu liên quan đến Glyphosate trên thế giới và tại Việt Nam.
 Ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe người nông dân và người tiêu dùng.
 Nội dung 2: Đánh giá tình hình quản lý, xử lý các loại bao bì, vật dụng chứa
Glyphosate sau khi sử dụng của nông dân trong các vùng canh tác
 Nội dung 3: Đánh giá khả năng gây độc cấp tính của Glyphosate đối với con người
 Nội dung 4: Đánh giá mức độ tồn dư Glyphosate trong môi trường và trong trái
nho tại các trang trại trồng nho
 Thiết lập sơ đồ lấy mẫu đất, nước và trái nho.

 Tiến hành lấy mẫu đất, nước và trái nho.
 Phân tích mẫu xác định dư lượng Glyphosate trong đất, nước và trái
nho.
 Thiết lập bảng kết quả nồng độ Glyphosate đất, nước và trái nho tại các
điểm lấy mẫu.
 Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kiểm soát việc phân phối, sử dụng và thải bỏ
Glyphosate tại các trang trại trồng nho Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.
5. PHƢƠNG PHÁP
5.1 Phƣơng pháp luận
Vấn đề ô nhiễm Glyphosate trong môi trường và tồn dư của nó trên các sản
phẩm là mối quan tâm ngày càng lớn của con người. Con người khi tiếp xúc với
đất, nước và thực phẩm có chứa Glyphosate thì sẽ bị phơi nhiễm Glyphosate qua
đường tiêu hóa, hô hấp và qua da. Để đánh giá được ảnh hưởng của Glyphosate đến
sức khỏe người nông dân và môi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa,
tham vấn ý kiến của người dân khu vực trồng nho người nông dân có dùng
Glyphosate để diệt cỏ. Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước và nho, để phân tích đánh
giá dư lượng. Kết quả thu được sẽ được so sánh với tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ
cũng như các nghiên cứu mới nhất hiện nay trên thế giới để đánh giá ảnh hưởng của

4


dư lượng Glyphosate. Toàn bộ sơ đồ trình tự nghiên cứu được trình bày trong Hình
1.

Mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan

Khảo sát thực địa


Qui trình phân tích

Khảo sát hiện trạng sử dụng,
tahỉ bỏ Glyphosate ra môi
trường

Lấy mẫu

Phân tích mẫu

Đánh giá khả năng gây độc cấp
tính lên cơ thể con người

Đánh giá dư lượng

Đề xuất giải pháp

Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu
5.2

Phƣơng pháp thực hiện

5.2.1 Phƣơng pháp tổng hợp và biên hội tài liệu
Tìm hiểu các tài liệu trong nước đã nghiên cứu về Glyphosate. Ngoài ra, còn tìm
hiểu, đọc thêm tài liệu nước ngoài xem các nước đã nghiên cứu những vấn đề gì về
Glyphosate, mối quan tâm của nước ngoài đối với Glyphosate. Sau đó tổng hợp tài
tiệu, xem ưu nhược điểm và khả năng áp dụng các nghiên cứu vào điều kiện thực tế.
5.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
-


Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp
với tình hình thực tế.

-

Đối tượng phỏng vấn là trồng nho (11 hộ) trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận.

5


-

Điều tra tình hình sử dụng thuốc diệt cỏ có hoạt chất Glyphosate: loại thuốc sử
dụng, cách sử dụng, liều lượng…

-

Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate đối với cơ thể người
(gây độc cấp tính)

-

Khảo sát thực địa: Khảo sát tình hình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc có
chứa chất Glyphosate, thuốc diệt cỏ Glyphosate dư thừa. Đánh giá sơ bộ về công
tác quản lý và khả năng gây ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường.

5.2.3 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Các mẫu đất, nước mặt, nước ngầm, trái nho đều được phân tích nồng độ

Glyphosate. Việc phân tích được tiến hành lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình nhằm
tránh các sai số cơ học.
5.2.4 Phƣơng pháp so sánh
Kết quả phân tích chất lượng sau xử lý được so sánh với QCVN, cùng với các
kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài được biện luận và so sánh với các
nghiên cứu trước đó, từ đó rút kết các vấn đề đạt được và chưa đạt của đề tài.
5.2.5 Phƣơng pháp kế thừa
Dùng số liệu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu trước để ứng dụng vào
nghiên cứu này.
Dựa theo quy trình phân tích Glyphosate trong mẫu môi trường, thực phẩm
của đề tài “Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định dư lượng Glyphosate trong môi
trường - Ứng dụng đánh giá dư lượng Glyphosate tại các trang tại trồng nho Huyện
Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận”, đề tài tiếp tục đánh giá dư lượng Glyphosate trong đất,
nước mặt và nước ngầm và trái nho tại các trang trại trồng nho.
5.2.6 Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài được góp ý và bổ sung
chỉnh sửa nhiều lần thông qua những chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, và các
chuyên gia về phân tích và lấy mẫu môi trường. Tham khảo các phương pháp của các
chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực môi trường để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp.
Cụ thể phương pháp thựuc hiện được trình bày ở chương 2.
6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1

Đối tƣợng nghiên cứu
6


-

Các hộ trồng nho, người dân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận


-

Hiện trạng sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate bao gồm Grassad 480SL
(hiệu đầu trâu) và BN-kocal 480SL (hiệu khủng long)

6.2 Phạm vi nghiên cứu
Do kinh phí có hạn, chi phí phân tích mẫu cao, giới hạn về thời gian chúng tôi
chi khảo sát khu vực trồng nho tại Xã Phước Thể, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình
Thuận người nông dân có sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate.

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1

GIỚI THIỆU VỀ GLYPHOSATE

1.1.1 Khái niệm cơ bản về Glyphosate
Glyphosate (N-(phosphonomethyl)glycine), công thức hóa học C3H8NO5P là một
loại thuốc diệt cỏ và để "làm khô" vụ mùa. Nó là một hợp chất hữu cơ photpho, rõ
ràng hơn một photphonat, được sử dụng để diệt cỏ dại, đặc biệt là cỏ dại lá rộng
hàng năm và cỏ cạnh tranh với mùa màng. Có khả năng ngăn cản enzym EPSPS,
loại enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp acid amin thơm, các vitamin,
protein, và nhiều quá trình trao đổi thứ cấp của cây trồng. Glyphosate bền trong
đất và nước với thời gian phân hủy hơn một tháng.
- Cấu trúc phân tử Glyphosate:

Hình 1.1: Cấu trúc phân tử của Glyphosate

Nó được nhà hóa học John E.Franz của hãng Mosanto khám phá là một loại thuốc
diệt cỏ vào năm 1970. Mosanto mang nó ra thị trường vào năm 1974 dưới tên thương
mại là Roundup và bằng sáng chế Hoa Kỳ của Monsanto liên quan đến thương mại
hết hạn vào năm 2000.
Glyphosate được hấp thụ qua lá và một phần nhỏ qua rễ, và vận chuyển đến các
điểm phát triển. Nó ức chế enzim thực vật liên quan đến tổng hợp của ba acid amin
thơm: tyrosine, tryptophan và phenylalanine. Do đó, nó chỉ có hiệu quả đối với các
cây trồng đang phát triển.
1.1.2 Phân loại Glyphosate
Glyphosate có 2 loại chính là thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium
8


* Giống nhau:
– Hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium đều là hợp chất hữu cơ hay
thuốc hóa học có độ độc nhóm III, thuốc ít độc với động vật máu nóng, độ độc với
người sử dụng thấp hơn so với các loại thuốc trừ cỏ khác.
– Hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và Glyphosate
ammonium: Kết quả nghiên cứu của Khoa Khoa học cây trồng – trường Đại học
Tenessee của Mỹ, 2006 đã kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả phòng trừ cỏ
dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và hoạt chất Glyphosate ammonium.
– Cả 2 hoạt chất đều dễ sử dụng, khi hòa nước có thể tan hoàn toàn tạo thành dung
dịch không có hiện tượng phân lớp, lắng cặn.
* Khác nhau:
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium
Hoạt chất Glyphosate

Hoạt chất Glyphosate ammonium

1. Họat chất diệt cỏ của thuốc diệt cỏ chứa


1. Hoạt thuốc diệt cỏ của thuốc diệt cỏ

Glyphosate là muối

có chứa Glyphosate ammonium là muối

Glyphosate isopropylamine

ammonium Glyphosate.

2. Thuốc (hoạt chất Glyphosate) phần lớn 2.

Thuốc

(hoạt

chất

Glyphosate

sản xuất dưới dạng lỏng (chai), khó vận ammonium) sản xuất dưới dạng hạt, bột
chuyển, bảo quản.

khô (gói) nên dễ dàng vận chuyển, bảo
quản.

3.

Thuốc


thành

phẩm có

hoạt

chất 3.

Thuốc

thành

phẩm

hoạt

chất

Glyphosate có hàm lượng hoạt chất thấp từ Glyphosate ammonium có hàm lượng
16 – 48%, liều lượng sử dụng cao từ 2 – 4 hoạt chất cao từ 77,7 -88.8%, liều lượng
lít/ha.

sử dụng thấp từ 1 -1,5kg/ha

(Nguồn:)

9



– Thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, do
đó cần lưu ý khi sử dụng để thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng.
– Phun thuốc vào thời điểm cỏ đang sinh trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non.
– Dùng nước trong, sạch để pha thuốc, không dùng nước có bùn, nước phèn để pha.
Dùng bình phun với béc phun dạng phun sương để đảm bảo thuốc trải đều trên lá
cỏ.
– Khi phun thuốc phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng, mang bảo hộ lao động và vệ
sinh cá nhân sau phun, không cho người già, người đang bệnh hoặc trẻ vị thành
niên đi phun thuốc.
– Không phun thuốc trước khi trời có mưa 4-6 giờ, hoặc lúc có dông, gió lớn.
Không phun thuốc ở đất có ngập nước hoặc ở thời tiết qúa khô hạn.
– Sau khi phun xịt thuốc phải súc rửa bình thật sạch sẽ trước khi sử dụng bình để
phun những lọai thuốc khác lần sau.
1.1.3 Cơ chế diệt cỏ dại của Glyphosate
Dưới tác động lưu dẫn, hoạt chất diệt cỏ dại Glyphosate sẽ xâm nhập vào bên trong
thân cỏ thông qua bộ lá và các phần xanh khác, rồi tiếp tục di chuyển đến tất cả các bộ
phận, kể cả hệ rễ và thân ngầm dưới mặt đất, làm cho thối cành và thân ngầm nên diệt
trừ cỏ một cách triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại. Đồng thời, với
phụ gia chất lượng cao, gốc sinh học giúp tăng hoạt tính diệt cỏ trong Glyphosate,
hiệu lực diệt cỏ kéo dài đối với các loại cỏ khó trừ như: cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy,
cỏ ống,cỏ chỉ … Ngoài giúp diệt trừ cỏ cho vườn rẫy, đồn điền cây lâu năm như: cà
phê, cao su, các loại cỏ khó trị trong vườn cây ăn trái, hoặc diệt cỏ trước khi gieo
trồng cây ngắn ngày, diệt lúa chét thì Glyphosate có khả năng phát hoang cho những
diện tích khai hoang, đất không canh tác, bờ mương, bờ ruộng.
1.1.4 Ƣu – Nhƣợc điểm của Glyphosate
1.1.4.1 Ưu điểm
 Glyphosate là thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng, diệt trừ được hầu hết các loại cỏ
đa niên và cỏ hàng niên. Đặc biệt thuốc có hiệu quả cao và kéo dài đối với một số
loại cỏ khó trừ như cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống.
 Thuốc Glyphosate có tính an toàn cao đối với con người và môi trường khi sử

dụng theo hướng dẫn được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
10


 Với việc kiểm soát phổ rộng các loài cỏ dại tự nhiên và toàn bộ hệ rễ của chúng,
thuốc Glyphosate đã loại bỏ và hay làm giảm yêu cầu cày đất, duy trì độ ẩm của
đất và làm giảm thải khí carbon
 Glyphosate thuộc nhóm độc III, độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại
thuốc trừ cỏ hoạt chất Gramaxone (nhóm độc II), LD50 = 5,0 mg/kg
1.1.4.2 Nhược điểm
 Thuốc có tác dụng diệt cỏ chậm, cỏ hàng niên sau phun thuốc 4-5 ngày và cỏ đa
niên sau phun 7-10 ngày cỏ mới chết.
 Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, ngoài tác dụng diệt được rất nhiều lọai
cỏ, nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây trồng thì thuốc
diệt cả cây trồng.
 Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu phát hiện Glyphosate có khả năng gây ung thư và
đã bắt đầu bị cấm ở nhiều quốc gia (Đức, Bỉ, Hà Lan). Tháng 12 năm 2017, Cục
môi trường liên bang Mỹ đã ban hành một dự thảo để hướng dẫn đánh giá rủi ro
đến sức khỏe của Glyphosate.
1.2

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GLYPHOSATE

1.2.1 Trên thế giới
Glyphosate không có tính chọn lọc, diệt được rất nhiều loại cỏ, do đó nó là một
trong những loại thuốc loại BVTV được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, nhất là ở
Châu âu, Mỹ và Argentina. Năm 2011, 650.000 tấn Glyphosate đã được sử dụng trên
toàn thế giới. Glyphosate không nằm trong danh sách kiểm tra của Chương trình Theo
dõi Chất lượng Thuốc trừ sâu của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, cũng
như Chương trình Dữ liệu Thuốc trừ sâu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên,

một thử nghiệm thực địa cho thấy rau diếp, cà rốt và lúa mạch chứa dư lượng
Glyphosate lên đến 4,15 kg/ha sau khi đất được xử lý một năm.
Glyphosate có hiệu quả trong việc gây chết nhiều loại thực vật, bao gồm cỏ lá
rộng và cây gỗ. Trong năm 2007, Glyphosate là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều
nhất trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ với 180 đến 185 triệu pao (82.000 đến 84.000
tấn), loại thứ hai được sử dụng nhiều nhất trong nhà và vườn với 5 đến 8 triệu pao
(2.300 đến 3.600 tấn) và chính phủ áp dụng từ 13 đến 15 triệu bảng (5.900 đến 6.800
tấn) trong ngành công nghiệp và thương mại.
11


×