Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Biện pháp thi công cán nền (song ngữ Anh -Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.08 KB, 25 trang )

METHOD STATEMENT FOR SCREEDING.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁN, LÁNG NỀN.
1. Purpose / Mục đích.
2. Reference documents / Tài liệu tham khảo.
3. Manpower, Material, Equipment / Nhân công, vật liệu, thiết bị.
4. Sequence of Work / Trình tự công việc.
5. Determination of initial time setting of fresh mortar / Xác định thời gian đông kết vữa
tươi.
6. Sampling and preparation of sample / Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
7. Floor Screed Application / Thi công cán vữa nền.
8. Floor Screed Hardener Application / Thi công tăng cứng sàn bê tông.
9. Cleaning & Protection / Vệ sinh và bảo vệ.
10. Appendix. / Phụ lục.


Mortar aggregate ratio M75 / Bảng cấp phối vữa M75.



Test results on motar / Kết quả thí nghiệm vữa tươi.



Inspection and test / Quy trình kiểm tra và nghiệm thu



Transport equipment / Thiết bị vận chuyển.




Plan layout supplying material by Hoist / Mặt bằng bố trí vật liệu chuyển từ
vận thăng vào mỗi tầng.



Equipment Location & Lifting Loading Chart / Vị trí của thiết bị & Biểu đồ
tải nâng tải.



Method drawings for screeding / Bản vẽ biện pháp cán nền.

0


1. Purpose/ Mục đích.
 The purpose of this method is to provide a detailed description on how to carry
out the screeding work of Sunwah Pearl project.
 Mục đích của biện pháp này nhằm cung cấp mô tả chi tiết công tác thi công
cán, láng nền của dự án Sunwah Pearl.
2. Reference documents/ Tài liệu tham khảo.
 The project specification / Tiêu chuẩn kỹ thuật dự án


Vietnamese standard / Tiêu chuẩn Việt Nam.


TCXDVN 3121-1 -2003: Vữa xây dựng - phương pháp thử - Phần 1:
xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất.


TCVN 3121-2: 2003: Vữa xây dựng - phương pháp thử - Phần 2: lấy
mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 3121-9: 2003: Vữa xây dựng - phương pháp thử - Phần 9: xác
định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi.

TCXDVN 4314-2003: Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 2682-2009 : Xi măng poóc lăng - yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 9202-2012 : Xi măng xây trát.

TCVN 9204-2012

: Vữa xi măng khô trộn sẵn không co.


TCXDVN 9377-2-2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công
và nghiệm thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng.

1


3. Manpower, Material, Equipment/ Nhân công, vật liệu, thiết bị.
3.1 Manpower/ Nhân công. (Sơ đồ tổ chức sẽ trình sau)
 Equivalent number of labor force as demand of work / đảm bảo đủ nhân lực
theo yêu cầu của công việc.
 Site Engineers, Architects and QA/QC staff to check and control the quality of
screeding work / Kỹ sư, kiến trúc sư hiện trường và QA/QC kiểm tra và kiểm
soát chất lượng trong quá trình thực hiện công tác cán, láng nền.

3.2 Material/ Vật liệu.
 Water / Nước.


Cement: approved by client / Ximăng đã được duyệt bởi chủ đầu tư.

 Sand: approved by client. / Cát lấy từ cát sông với nguồn được duyệt bởi chủ
đầu tư.
 Hardener: approved by client/ Chất tăng cứng đã được duyệt bởi chủ đầu tư.
3.3 Equipment/ Thiết bị.
.025 m3

 Water pump c/w piping / máy bơm nước và ống nước kết nối

1cask

0.025 m3
1cask sand
1cask sand
0.025 m3

 Mortar mixing machine / máy trộn vữa tô
 2.0-3.0m alu. ruler / thước nhôm từ 2 đến 2.5m

0.025 m3



Mortarboard, plater / bay tô trát, bàn xoa mặt phẳng.


 String / Dây
 Theodolite, total station, laser machine / Máy kinh vĩ, máy toàn đạt, máy bắn
tia laser.
 Mortar Bucket / Máng chứa vữa

2


 Wheel darrow / Xe rùa.

3


3.4. Plan of Vertical supplying material by Hoist / Kế hoạch cung cấp vật liệu theo
phương đứng bằng vận thăng

HOIST

HOIST

MATERIAL

HOIST 1
SECTION

4


3.5. Plan layout supplying material by Hoist / Mặt bằng bố trí vật liệu chuyển từ
vận thăng vào mỗi tầng.



(Xem bản vẽ phần phụ lục / See the appendix drawing)

3.6. Equipment Location & Lifting Loading Chart / Vị trí của thiết bị & Biểu đồ
tải nâng tải:
a) Temporary road layout. / Mặt bằng bố trí đường tạm:


(Xem bản vẽ phần phụ lục / See the appendix drawing)
b) Brick Lifting:



(Xem bản vẽ phần phụ lục / See the appendix drawing)

4. Sequence of Work / Trình tự công việc:
4.1. Screed work sequence chart/ Sơ đồ trình tự thi công cán nền:

5


4.2. Material handling, storage and delivery / Xử lý vật liệu, bảo quản và vận
chuyển:
 Cement bags delivered should be stored at enclosed storage with 100 mm
above ground level and covered by plastic protection in order to prevent
water. / Các bao xi măng được vận chuyển, bảo quản cách mặt đất 100mm và
được che phủ tấm bạt nếu cần thiết để tránh nước

 The bagged cement shall be stored in piles not more than 8 bags high. Prevent

flood by providing perimeter surface drainage if necessary / Các bao xi măng
được bảo quản, xếp chồng lên nhau nhưng không quá 8 bao. Nơi cất giữ phải
ngăn nước, bố trí thoát nước nếu cần thiết.
 Skim coat material, expanded metal lath, corner beads, etc. shall be stored in a
dry place, under cover and protect from damage and distortion. / Vật liệu bột
trét, lưới mắt cáo, nẹp góc … được bảo quản nơi khô ráo, che chắn và bảo vệ

6


khỏi bị hư hỏng và bóp méo.
 Materials shall be hoist up by hoist. / Vật liệu được vận chuyển lên các tầng
bằng vận thăng và cẩu tháp.
 Dry mortar after mixing at the mixing station is transported by cart, turtle
carriage to hoist, tower crane. Then transported to the floor and transported to
the floor to be rolled. / Vữa khô sau khi trộn tại trạm trộn được vận chuyển
bằng xe bò, xe rùa ra vận thăng, cẩu tháp. Sau đó được chuyển lên các tầng và
vận chuyển đến nơi cần cán nền.


Contain in mortar bucket. / Vữa được chứa trong máng

7


8


4.3. Mixing Yard Preparation / Chuẩn bị sân trộn vữa:


 Mixing yards location showing in the temporary facility plan & layout. / Vị trí
trạm trộn vữa được thể hiện trong mặt bằng kế hoạch bố trí cơ sở, thiết bị tạm
thời.
 Bờ bao xung quanh nơi chưa cát sạch được xây bằng gạch cao 400mm, chiều
rộng 120mm và tô vữa 2 mặt, kích thước theo bản vẽ phác thảo.
5. Determination of initial time setting of fresh mortar / Xác định thời gian đông kết
vữa tươi.
(Thí nghiệm xác định thời gian đông kết vữa tươi theo TCVN 3121-9 : 2003)
5.1. Nguyên tắc.
 Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi tính từ khi đổ nước vào hỗn
hợp khô đến khi mẫu vữa chịu được lực đâm xuyên xác định.

9


5.2. Thiết bị và dụng cụ thử.
 Thiết bị xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi được mô tả trên hình
1, bao gồm:
 Khâu đựng vữa (4) hình côn, bằng vật liệu không hút nước, đường kính trong
50mm và 75 mm, chiều cao 50 mm ÷ 100 mm. Chiều dày khâu tuỳ thuộc vào
vật liệu chế tạo, nhưng phải đủ chắc để giữ được hình dáng theo kích thước
trên;

10


Hình 1 - Sơ đồ cấu tạo dụng cụ thử thời gian bắt đầu đông kết Cân kỹ thuật 10
kg, có vạch chia tới 100 g;
 Cơ cấu đòn bẩy (1) tạo lực ấn kim đâm xuống mẫu thử;
 Kim đâm xuyên (3) làm bằng đồng hoặc thép không gỉ, đường kính 5 mm, tổng

chiều dài 65 mm, phần dưới của kim (phần đâm vào vữa) có đường kính 6,175
mm ± 0,025 mm, dài 25 mm ± 0,25 mm;
 Vòng đệm (2) có đường kính ngoài 20 mm, đường kính trong vừa đủ để lắp
lỏng vào phần trên của kim. Vòng đệm có tác dụng cho biết kim đã đâm đủ sâu
vào mẫu vữa;
 Đồng hồ bấm giây;
 Phòng/thùng dưỡng hộ mẫu (nhiệt độ 270C ± 2 0C, độ ẩm 95 % ± 5 %);
 Bay, chảo,…
 Kích thước tính bằng milimét
5.3. Cách tiến hành.
 Lấy khoảng 1 lít mẫu vữa theo TCVN 3121-2: 2003. Đổ vữa đầy hơn miệng
khâu và dùng chày, theo như quy định trong TCVN 3121-3: 2003, đầm khoảng
10 cái sao cho vữa được đầy kín trong khâu. Dùng dao gạt vữa thừa ngang
miệng khâu, dùng vải lau sạch vữa bám xung quanh khâu, cân khâu có chứa
mẫu, được khối lượng m1.
 Đặt khâu có chứa mẫu vào vị trí dưới kim, sao cho bề mặt vữa trong khâu cách
kim đâm xuyên khoảng 20 mm. Hạ kim từ từ cho tới khi chạm bề mặt vữa. Giữ
ở vị trí này 1 giây – 2 giây cho kim ổn định. Sau đó ấn kim đâm xuyên xuống
mẫu cho đến khi vòng đệm của kim chạm vào bề mặt mẫu.
 Khoảng thời gian giữa các lần đâm xuyên là 15 phút – 30 phút, tuỳ theo vữa

11


không có hoặc có phụ gia kéo dài đông kết. Sau đó bảo quản mẫu ở nhiệt độ
270C ± 2 0C và độ ẩm 95% ± 5% trong túi nilon bọc kín.
 Ghi lực đâm xuyên của các lần thử, xác định bằng cách đọc các giá trị chỉ trên
đồng hồ của cân, được khối lượng m2.
 Tiến hành thử mẫu cho tới khi cường độ đâm xuyên xác định theo 6.1, đạt 0,5
N/mm2.

5.4. Tính kết quả.
a) Cường độ đâm xuyên (Rđx), tính bằng N/mm2, theo công thức:


R dx 

m2  m1
10
F

 Trong đó:
 m1 là khối lượng của khâu có chứa mẫu, tính bằng kilôgam;
 m2 là khối lượng đọc được trên cân khi thử, tính bằng kilôgam;
 F là diện tích tiết diện của kim đâm xuyên, tính bằng mm2, F = 29,93 mm2.
b) Thời gian bắt đầu đông kết, tính bằng phút, kể từ khi các thành phần vật liệu của vữa
được trộn với nước cho đến khi vữa đạt cường độ đâm xuyên là 0,5 N/mm2.
 Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 2 lần xác định. Nếu kết quả giữa hai
lần thử sai lệch nhau quá 30 phút thì phải tiến hành xác định lại.
5.5. Báo cáo thử nghiệm.


Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:

 Địa điểm, thời gian, người lấy và chuẩn bị mẫu;
 Loại vữa;
 Phương pháp lấy và chuẩn bị mẫu vữa;

12



 Khối lượng m1 và m2;
 Kết quả thử, lấy chính xác đến 1 phút;
 Ngày thử mẫu;


Số hiệu của tiêu chuẩn này;

 Các chú ý khác trong quá trình thử.
6. Sampling and preparation of sample / Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
(Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo theo TCVN 3121-2 : 2003)
6.1. Định nghĩa.
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
 Lô (lot): Lượng vữa được sản xuất trong điều kiện được coi là đồng nhất. Sau
khi thử nghiệm, lượng vữa này được đánh giá là “phù hợp” hay “không phù
hợp”.
 Mẫu đơn (increment): Lượng vữa được lấy bằng mỗi thao tác có sử dụng thiết
bị lấy mẫu.
 Mẫu cục bộ (spot sample): Mẫu được lấy tại một thời điểm và từ một vị trí.
Mẫu cục bộ có thể được tạo nên từ các mẫu đơn liên tiếp.
 Mẫu gộp (bulk sample): Tập hợp của các mẫu đơn nhằm đại diện cho lô lấy
mẫu.
 Mẫu thử (test sample): Mẫu rút gọn từ mẫu gộp dùng cho các phép thử nghiệm.
6.2. Thiết bị, dụng cụ.
 Môi, thìa xúc bằng thép hoặc nhựa cứng, dung tích không nhỏ hơn 1 lít;
 Một số thùng chứa khô, sạch có nắp đậy kín

13


 Bay và dao nề;

 Xẻng;
 Cân kỹ thuật, chính xác đến 1gam;
 Máy trộn (nếu có).
6.3. Lấy mẫu.
a) Lấy mẫu tại hiện trường.
 Vữa tươi
o Vữa tươi sản xuất ở trạm trộn: Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3
mẫu cục bộ ở lúc bắt đầu, giữa và cuối của quá trình đổ vữa ra khỏi
thùng trộn.
o Vữa tươi trên phương tiện vận chuyển: Dùng dụng cụ thích hợp ở điều
3, lấy 3 mẫu cục bộ ở 3 vị trí có độ sâu khác nhau trên phương tiện vận
chuyển.
o Vữa tươi trộn tại công trường. Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3
mẫu cục bộ ở 3 vị trí khác nhau trong 1 mẻ trộn.
 Vữa khô trộn sẵn
o Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3 mẫu cục bộ ở 3 bao chứa khác
nhau sao cho mẫu đại diện cho toàn bộ lô.
b) Mẫu gộp.
o Khối lượng các mẫu đơn được lấy sao cho mẫu gộp từ các mẫu đơn đó
có thể tích/khối lượng không nhỏ hơn 20 lít (với vữa tươi) hoặc 15kg
(với vữa khô).
o Các mẫu gộp từ vữa khô trộn sẵn được chứa trong bao cách ẩm, các
mẫu gộp từ vữa tươi được đựng trong các vật chứa không thấm nước đã
được lau khô. Các vật chứa đảm bảo được đậy hoặc buộc kín. Các mẫu
vữa ngay sau khi lấy tại công trường được đưa về phòng thí nghiệm để
thử các chỉ tiêu cần kiểm tra.

14



6.4. Chuẩn bị mẫu thử
 Vữa tươi.
o Mẫu gộp vữa tươi phải được trộn lại khoảng 30 giây trong chảo đã lau
bằng khăn ẩm. Rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư sao cho khối
lượng mẫu để thử mỗi tiêu phải lớn hơn 1,5 lần lượng vữa cần thiết cho
thử nghiệm từng chỉ tiêu.
 Vữa khô trộn sẵn
o Mẫu gộp vữa khô được nhào trộn với nước sao cho vữa tươi đạt giá trị
độ lưu động (độ dẻo) theo quy định ở bảng 1. Việc trộn vữa được thực
hiện bằng máy hoặc bằng tay, toàn bộ thời gian trộn khoảng 3 phút.
Bảng 1 – Giá trị độ lưu động tương ứng các loại vữa
Độ lưu động, mm
Loại vữa
- Vữa thường

165-195

vữa hoàn thiện
thô
175-205

- Vữa nhẹ

145-175

155-185

vữa xây

mịn

175-205
155-185

 Vật liệu để kiểm tra thành phần cấp phối được lấy theo điều 5.3 phải để trong
các vật chứa riêng rẽ, chất kết dính phải được chứa trong các bao cách ẩm hoặc
bình đậy kín. Để chuẩn bị vữa tươi trong phòng thí nghiệm, các vật liệu phải
được cân chính xác đến 1 gam. Các vật liệu sau khi cân được trộn khô đến khi
đồng nhất, sau đó cho nước vào và trộn ướt 3 phút nữa. Điều chỉnh lượng nước
trộn sao cho vữa tươi đạt độ lưu động theo quy định ở bảng 1.
6.5. Bao gói, ghi nhãn mẫu thử


Mẫu thử phải được chứa trong các thùng kín, có nhãn nhận biết với các thông
tin sau:

 Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân lấy mẫu;
 Tên và địa chỉ khác hàng;

15


 Địa điểm, thời gian và cách tạo mẫu gộp;
 Phương pháp và thời gian trộn (tay/máy);
 Dấu nhận biết trên thùng chứa mẫu;


Số hiệu của tiêu chuẩn này;

 Các dấu hiệu khác nếu cần.
7. Floor Screed Application / Thi công cán vữa nền.

7.1. Chuẩn bị bề mặt.
 Lớp nền bê tông phải đảm bảo phẳng, ổn định, có độ bám dính với vật liệu láng
và được làm sạch tạp chất, các vật liệu rời rạc dễ bong tróc, váng dầu.
 Trong trường hợp lớp nền có những vị trí lõm lớn hơn chiều dày lớp láng 20
mm thì phải tiến hành bù bằng vật liệu tương ứng trước khi láng.
 Với những vị trí lồi lên cao hơn mặt lớp nền yêu cầu thì phải tiến hành san
phẳng trước khi láng.
 Lớp nền phải có độ bám dính, làm sạch và tưới ẩm trước khi láng.
 To cooperate with other M&E to ensure that all built-in facilities already are
properly fixed before executing the screeding work. / Kết hợp với các bộ phận
cơ điện khác để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị chôn sẵn đã được gắn và hoàn
thiện trước khi tiến hành cán nền.
7.2. Vật liệu vữa cán nền.
 Mortar will be carefully mixed and processed at the mixing station as
required. / Vữa sẽ được trộn và chế tạo cẩn thận tại trạm trộn theo yêu cầu.
 Cement and sand shall be properly mixed in mixer or concrete batching plant
until attaining uniform color, and the correct amount of water shall be added to

16


achieve workability. / Xi măng, cát và nước trộn theo cấp phối M75 đã được
phê duyệt. (Chi tiết xem Biên bản chứng kiến và cấp phối vữa thí nghiệm M75
kèm theo ở phần phụ lục)
 Minimum mixing period of 2 minutes after water is added. / Thời gian trộn tối
thiểu 2 phút sau khi thêm nước
 Mixed mortar shall be used within 150 minutes; Mixed mortar if not used
within 150 minutes shall be discarded as “Reject” - shall be checked by
QA/QC. / Hỗn hợp vữa được sử dụng trong vòng 150 phút; hỗn hợp vữa nếu
không được sử dụng trong vòng 150 phút sẽ bị loại bỏ - sẽ được QA / QC kiểm

tra.
 Re-tempering will not be permitted; render that has begun to stiffen shall be
discarded. / Vữa tái ủ sẽ không được phép; vữa bắt đầu đông cứng lại sẽ bị loại
bỏ.

17


18


KHỐI LƯỢNG HOÀN THIỆN VỮA SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH (TẦNG 8)
N
o.

ZONE

1

TOWER
1

2

TOWER 2

3

TOWER
3


LEV
EL

MATERIAL
Floor - Thickness Sand Screeding Motar
Hoàn thiện vữa sàn
Floor - Thickness Sand Screeding Motar
Hoàn thiện vữa sàn
Floor - Thickness Sand Screeding Motar
Hoàn thiện vữa sàn

UNI
T

VOLUM
E

m3

28.17

m3

38.21

m3

60.97


REMAR
K

7.3. Dụng cụ cán nền
 Gồm bay xây, bay đánh bóng, thước tầm 3 m, thước rút, ni vô hoặc máy trắc
đạc, bàn xoa tay hoặc máy xoa, bàn đập, lăn gai.
7.4. Tiến hành cán vữa nền
 To carry surveying work to mark position, thickness of screeding on floor. /
Tiến hành công tác trắc đạc để định vị vị trí trên sàn.
 To fix some first linear leveling pegs (guide points) on whole surface of floor to
determine the finish surface of floor and also identify the thickness of
screeding, with the distance not exceed over 2m in length and width
dimensions. (to see attached drawings). / Để xác định bề dày lớp vữa cán nền
bằng cách gắn trước các cục ghém (điểm chuẩn) với khoảng cách các điểm
ghém không quá 2 m theo chiều ngang và chiều dọc. (xem bản vẽ đính kèm).
 Area with waterproof layer do waterproofing before. / Khu vực có chống thấm
thì phải chống thấm trước khi cán nền.
 The grout area required for the waterproofing additive (if any) must be added to
the grout in proportion to the approved waterproofing measures/ Khu vực vữa
cán nền yêu cầu pha phụ gia chống thấm (nếu có) thì phải pha phụ gia vào vữa

19


đúng theo tỷ lệ, biện pháp chống thấm được duyệt.
 To be ensure that floor are well weated before each coast applied. Apply
cement grout comprising cement and water in ratio 1:1.5 only. Using paste
brush dashed on to the surface before screeding/ Cần đảm bảo mặt nền phải
được tưới ẩm trước khi tiến hành lớp cán nền. Sử dụng hổn hợp xi măng và
nước với tỉ lệ 1:1,5 tưới lên bề mặt sàn bê tông trước khi tiến hành cán nền.

 The mortar is dried at the mixing station (in M75 grade), then the mortar is
transported to the place where the substrate is to be rolled, adding enough water
to ensure the plasticity of the substrate - Will be inspected by QA/QC. / Vữa
được trộn khô ở trạm trộn (theo cấp phối M75), sau đó vận chuyển vữa đến nơi
cần cán nền, thêm nước vừa đủ đảm bảo độ dẻo để cán nền – Sẽ được QA/QC
kiểm tra.
 To use plater, mortarboard and alu. Ruler to screed. / Dùng thước nhôm, bay,
bàn xoa để tiến hành công tác cán nền.


Khi bề mặt khu vực cán nền rộng phải dùng thép hộp chia khu vực cán nền ra
thành các ô vuông 3m x 4.5m để cán riêng từng ô vuông. Thời gian tối thiểu để
cán nền 2 ô liền kề là 24h.

 To check surface of screeding layer to ensure smoothly, corectly and vertically
during execute the work. / Phải kiểm tra bề mặt lớp vữa nhằm đảm bảo bề mặt
luôn luôn phẳng, thẳng, đúng kích thước trong suốt quá trình cán nền.
7.5. Bảo dưỡng
 Khi thời tiết nắng nóng, khô hanh sau khi láng xong 1 h đến 2 h, phủ lên mặt
láng một lớp vật liệu (Bao bố vật liệu 100% cotton) giữ ẩm, tưới nước bảo
dưỡng trong 3 ngày sau khi láng.
 Không đi lại, va chạm mạnh trên mặt láng trong 12 h sau khi láng.
 Với mặt láng ngoài trời cần có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong một

20


ngày đến ba ngày sau khi láng.
7.6. Quality control work / Công tác kiểm soát chất lượng:
 Mặt lát (láng) phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ.

 Độ chênh tối đa cho phép trên bề mặt đo bằng loại thước thẳng 1800mm là
3mm.
 Tất cả các góc tại các mặt thẳng đứng phải là góc vuông trừ khi được quy định
khác.
 Độ dốc và phương dốc của mặt lát (láng) phải theo đúng thiết kế, nếu có chỗ lồi
hoặc lõm quá mức cho phép thì đều phải được lát (láng) lại.
 Độ bám dính và đặc chắc của vật liệu gắn kết hoặc vật liệu láng với lớp nền
kiểm tra bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt lát (láng) nếu có tiếng bộp thì phải bóc ra
sửa lại.
8. Floor Screed Hardener Application / Thi công tăng cứng sàn bê tông.
8.1 Quy trình thi công:
 Đổ, nén và làm phẳng bê tông lót tới cao độ yêu cầu của sàn.
 Sau khi nước phân tách từ bê tông đã hết trước lần se cứng đầu tiên, tiến hành
rắc đều chất làm cứng lên trên, cách mặt sàn một khoảng ngắn
 Việc rải chất làm cứng sẽ được tiến hành 2 lần, theo hai phương vuông góc với
nhau
 Lần đầu tiên chiếm 2/3 khối lượng và lần thứ hai là phần còn lại, chiếm 1/3
khối lượng.
a. Rải lớp thứ nhất
 Chia khu vực sàn thành từng ô nhỏ sao cho thuận tiên, đánh dấu những ô đó rồi
sắp xếp đủ vật liệu ở mỗi ô dựa vào hàm lượng sử dụng.

21


 Sau khi bề mặt bê-tông bốc hơi hết nước, xoa đều lại bề mặt để mở mặt rồi bắt
đầu rải lớp thứ nhất. Chú ý rải trước ở khu vực gần cửa, gần tường, cột vì ở
những khu vực này, bêtông sẽ khô nhanh hơn.
 Sau khi lớp thứ nhất sậm màu lại do hút ẩm từ nền bê-tông và nền bê-tông đủ
cứng để đi vào thì dùng bàn chà gỗ hoặc máy xoa xoa đều bề mặt, chỉ cần xoa

vừa đủ để đem độ ẩm lên trên bề mặt.
b. Rải lớp thứ hai


Ngay sau khi xoa xong lớp thứ nhất, rải ngay lớp thứ hai lên bề mặt đang ẩm.
Rải bù thêm vào những khu vực mà lớp thứ nhất còn thiếu. Ngay khi lớp thứ
hai sậm màu lại do hút ẩm thì xoa ngay bề mặt bằng máy xoa.

 Nếu cần bề mặt hoàn thiện nhám, chống trượt thì bảo dưỡng ngay sau lần xoa
này mà không cần xoa thêm nữa.
8.2 Bảo dưỡng:
 Khi thời tiết nắng nóng, khô hanh sau khi láng xong 1 h đến 2 h, phủ lên mặt
láng một lớp vật liệu (Bao bố vật liệu 100% cotton) giữ ẩm, tưới nước bảo
dưỡng trong 3 ngày sau khi láng.
 Cấm không cho xe cộ qua lại khu vực sàn sau khi hoàn thành trong vòng ít nhất
7 ngày trước khi đưa vào sử dụng.
 Bảo vệ bề mặt tránh hư hại bằng cách phủ các tấm ván, bao bố hay các biện
pháp phù hợp khác.
8.3 Liều lượng sử dụng chất làm cứng trộn sẵn như sau:

KHU VỰC

LIỀU
LƯỢNG

Ram dốc bãi để xe, lối đi vào tòa
nhà

7.5kg/m2


Các bãi để xe và các khu vực

5.0kg/m2

22


khác
9. Cleaning & Protection / Vệ sinh và bảo vệ.
 Khi hoàn thành xong cán vữa nền, thi công hardener sàn, loại bỏ tất cả các
dụng cụ bảo vệ và che chắn tạm thời khỏi toàn bộ các bản sàn và công trường.
 Làm sạch tất cả các hạng mục và các bề mặt liền kề với công trình.
 Kiểm tra toàn bộ hư hỏng tại lớp láng sàn. Trong trường hợp có hư hỏng không
thể sửa chữa, phải loại bỏ và thay thế các hạng mục hư hỏng đó
 Dọn dẹp, vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải và xà bần một cách hợp phát và
an toàn.
 Bảo vệ sàn xi măng và hệ thống láng sàn tránh tất cả các loại sự cố gây hư hại
và di chuyển qua lại trong và sau khi hoàn thành thi công.
 Lắp đặt và cung cấp lối đi có đệm lót tại các khu vực láng để tránh tác động từ
những tổ chức, đơn vị khác trong suốt quá trình thi công Công trình.

23


APPENDIX / PHỤ LỤC.


Mortar aggregate ratio M75 / Bảng cấp phối vữa M75.




Test results on motar / Kết quả thí nghiệm vữa tươi.



Inspection and test / Quy trình kiểm tra và nghiệm thu



Transport equipment / Thiết bị vận chuyển.



Plan layout supplying material by Hoist / Mặt bằng bố trí vật liệu chuyển từ
vận thăng vào mỗi tầng.



Equipment Location & Lifting Loading Chart / Vị trí của thiết bị & Biểu đồ
tải nâng tải



Method drawings for screeding / Bản vẽ biện pháp cán nền.

24


×