Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.21 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý

Trang

1.2. Lý do lý luận
1.3. Lý do thực tiển
2. Phân tích tình hình thực tế về nội dung đề tài ở trường
TH Tân Hộ Cơ 1
2.1 Khái quát về đơn vị
2.2 Thực trạng của đơn vị
2.3 Những thuận lợi và khó khăn
3. Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục tại
Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1
3.1 Công tác tuyên truyền
3.2 Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục
3.3 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương
3.4 Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy
Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất
lượng giáo dục
3.5 Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, của Phụ
huynh học sinh và mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn
3.6 Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết
tật và con em gia đình Chính sách
4. Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
4.1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp
4.2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp
dụng sáng kiến, giải pháp.
5. Kết luận và kiến nghị


5.1. Kết luận
5.2 Kiến nghị

1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục và Đào tạo là nơi hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã
hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ , đào tạo ra con người , một đội ngũ lao động của
xã hội . Giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, hình thành
đội ngũ lao động có tri thức, tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động
và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH . Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII đã vạch rõ : Cùng với khoa học công nghệ , giáo dục
– đào tạo là “ Quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ,
bồi dưỡng nhân tài . Giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ
thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc và CNXH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước .
Để đạt được mục tiêu thì ở bất cứ một cơ sở giáo dục đều phải có vận động
quần chúng tham gia vào công tác giáo dục ( xã hội hóa giáo dục )
Vâng xã hội hóa giáo dục là một vấn đề không kém phần quan trọng trong
việc vận hành tổng hợp hoạt động trong nhà trường phổ thông hiện nay . Người
xã hội hóa giáo dục có một vị trí, vai trò, đặc điểm, yêu cầu chủ yếu và quan
trọng . Trong lao động quản lý hoạt động chuyên môn của một trường Tiểu học .
Tôi xin nêu lên một số vấn đề thực tiển tại đơn vị đang công tác để được tham
khảo .
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để trong quá trình
công tác nghiên cứu đạt được kết quả tốt đẹp .


Trân trọng kính chào

3


1. Phân tích tình hình thực tế về nội dung đề tài ở trường TH Tân Hộ Cơ 1
1.1 Khái quát về đơn vị
Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1, bắt đầu được thành lập vào tháng 8 năm
1960 mang tên Trường Tiểu học Hiếu Đức. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng trường được đổi tên thành Trường Phổ thông Cơ sở cấp 1, 2. Từ năm 1990
đến năm 1994 Trường Phổ thông Cơ sở cấp 1. Năm 1994 Trường Phổ thông Cơ
sở cấp 1, được đổi tên thành Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ. Lúc này, năm học
1994-1995 Trường được chia tách thành 02 trường đó là Trường Tiểu học Tân
Hộ Cơ 1 và Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 2. Vào năm học 2005-2006 do mạng
lưới giáo dục xã Tân Hộ Cơ phát triển nên Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 tiếp tục
được tách ra thành 02 trường: Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 và trường Tiểu học
Dinh Bà. Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 từ năm 2005 đến nay, quản lý còn lại
chỉ một điểm trường tại Trại Tư, ấp Chiến Thắng. Trường có 09 phòng chức
năng, 20 phòng học, 20 lớp học 2 buổi/ngày, .
Trường có 36 CB-GV-NV. Trong đó: Ban lãnh đạo: 03 người; Giáo viên:
26; Chuyên Trách PC: 01 người; Tổng PT Đội: 01 người; Thư viện: 01 người;
Thiết bị: 01 người; Kế toán: 01 người; Văn thư: 01 người; YTHĐ: 01 người.
1.2 Thực trạng của đơn vị
a. Về chất lượng giáo dục
Do có sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo và các em học sinh cùng với
sự động viên kịp thời của các Ban đại diện cha mẹ học sinh nên chất lượng giáo
dục của xã nhà trong những năm qua tương đối cao và được đánh giá là điểm
sáng về chất lượng giáo dục trong toàn huyện.
Chất lượng đại trà năm học 2014 – 2015

STT

Số học sinh

Hành kiểm
Hoành
thành

1

512

512

Học lực
Chưa hoàn Giỏi
thành
227

Khá TB

Y

K

193

5

0


87

Tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học 100%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt
100%
b. Về cơ sở vật chất
Phải nói là ở đâu có dân là ở đó có trường học, mà cụ thể là các phân hiệu
của mầm non, Tiểu học ở các xã. Đây là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài

4


của Đảng bộ và nhân dân trong xã qua các thời kì. Hệ thống trường lớp đã được
khép kín từ bậc Mầm non đến Tiểu học – Trung học cơ sở. Các trường trong xã
đã và đang đựơc trang bị phòng học bán kiên cố và kiên cố, bảng chống lóa,
cùng với phòng làm việc, phòng chức năng như phòng máy tính cho bộ môn tin
học, phòng thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, nhà hiệu bộ… đã đáp ứng
phần nào nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trong năm học trường có phòng học và một số trang thiết bị như sau
- Phòng học : 20 phòng ; 01 phòng học tương tác
- Máy vi tính bàn: 30 máy
- Máy lattop : 03 máy
- Tivi : 03 cái
- Máy chiếu : 06 cái
1.3 Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi:
- Nằm ở vị trí, địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế văn hóa xã hội. Nhất là trong việc giao lưu văn hóa giữ các khóm, trường
học.

- Với dân số đông nên việc giao lưu buôn bán phát triển, kinh tế phát
triển . Hơn nữa xuất phát từ truyền thống hiếu học của nhân dân đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận động quần chúng nhân dân tham gia chăm lo việc học
hành của con em.
- Xã Tân Hộ Cơ đã thành lập được Hội khuyến học và Trung tâm học tập
cộng đồng nên có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng các chủ
trương xã hội hóa giáo dục, các hoạt động y tế văn hóa. Đây là điều kiện tốt để
vận động tốt quần chúng tham gia vào công tác giáo dục ( Xã hội hóa giáo dục )
của phường nói chung và của đơn vị trường nói riêng .
- Đặc biệt là được cấp ủy Đảng; UBND và các ban ngành đoàn thể
phường rất quan tâm đến sự nghiêp giáo dục. Nhìn chung đa số cán bộ Đảng
viên, giáo viên các trường đều có tâm quyết đến sự nghiệp giáo dục.
- Trường có đủ phòng học để phục vụ cho công tác dạy và học 5
buổi/tuần ; 2 buổi/ngày .
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, trình độ
chuyên môn khá vững vàng, luôn đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
5


- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ vai trò của công tác xã hội hoá giáo
dục, nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ( PHHS) để
có sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
b. Khó khăn:
- Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc thực hiện chưa thường
xuyên, chưa sâu rộng đến toàn thể PHHS trong nhà trường .
- Việc thực hiện công tác dân chủ hoá của nhà trường còn mang tính hình
thức, phối kết hợp giữa PHHS và nhà trường chưa có sự đồng thuận cao;
- Nhà trường chưa tạo được uy tín cao đối với PHHS và lãnh đạo địa
phương bằng chính nội lực của mình;

- Công tác xây dựng cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường
chưa đổi mới, luôn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước;
- Địa bàn quản lý của trường rộng nên gặp không ít khó khăn cho công tác
vận động XHHGD, việc huy động nguồn lực cũng bị dàn trải, không tập trung;
- Cảnh quan sư phạm chưa khang trang, sân chơi, bãi tập của nhà trường
chưa bằng phẳng, bụi vào mùa khô, bẩn vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến
các hoạt động ngoại khoá và vui chơi của các em học sinh.
- CSVC chưa đảm bảo được một số tiêu chí của “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, trường học “Xanh – Sạch – Đẹp và An toàn .
- Ngòai ra, nguồn ngân sách có hạn nên việc đầu tư cho giáo dục từ ngân
sách phường gập nhiều khó khăn.
2. Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục tại Trường Tiểu học Tân
Hộ Cơ 1
Từ thực trạng trên, để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo
dục, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường, bản
thân tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
2.1 Công tác tuyên truyền
Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên. Từ đó, mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền
có hiệu quả đến PHHS và các mạnh thường quân trên địa bàn, phải làm sao để
họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm và mọi người đều có
trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế
hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự
nguyện. Giáo viên hiểu: nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư
phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp,
6


uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt, bản
thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư phạm này sẽ có nhiều thuận lợi

hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà
trường nhờ đó được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được nhiều phụ
huynh đồng tình ủng hộ.
Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, đa dạng. Yêu cầu của
công tác tuyên truyền phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân
cùng tham gia với nguyên tắc “lợi ích”, mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều
xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên
tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và tập thể.
2.2 Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục
Kế hoạch hoá là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng
mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch
XHHGD cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì?
Đối tượng nào ? Thời gian ? Phân công ai là vai trò chủ thể huy động ? Từ đó,
Hiệu trưởng xây dựng công tác XHHGD cho phù hợp với thực tế của đơn vị.
Phân công một số thành viên trực tiếp đi huy động phải là người hiểu rõ nguyên
tắc của công tác XHHGD, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục
cao. Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy,
trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD tuy ít nhưng lại cho những
kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước
phát triển quan trọng nếu như có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Hiệu
trưởng làm tốt chức năng này sẽ mang đến những thành công ngay cả thời điểm
khó khăn nhất.
2.3 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương
Hiệu trưởng phải là người lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công
tác XHHGD của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Mỗi lần được bố trí làm
việc phải chuẩn bị kỹ nội dung trình bày một cách toàn diện, trọng tâm, tránh
tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận,
thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa
phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ,
chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà

trường xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của Hiệu trưởng.
Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải
tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện, không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo
các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những việc lớn. Nhà trường thường
xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của

7


ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị,…) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp
ủy, chính quyền địa phương.
Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các
Nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng
tình, ủng hộ. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình
không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động
và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng
và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về
huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng
góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng
trên địa bàn, cũng như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương.
2.4 Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa
phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục
Phải tạo lập uy tín bằng chính nội lực của nhà trường, từ lãnh đạo cho đến
cán bộ giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt
hiệu quả công việc ngày càng cao. Hiệu trưởng nâng uy tín bằng cách điều hành
công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm
đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong
môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc
đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác XHHGD.
Ví dụ: Khi tôi mới về nhận nhiệm vụ tại trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1, nơi

mà mọi việc đều rất mới mẻ, chưa ai biết và hiểu rõ về mình. Vừa để tạo uy tín
cho mình, vừa để làm “bàn đạp” cho công tác XHHGD tại đơn vị. Nhiệm vụ đầu
tiên cần phải làm ngay là tập trung cho công tác chuyên môn để nâng cao chất
lượng dạy và học như nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, duy trì sĩ
số học sinh,... Song song với nhiệm vụ đó, tôi đã vận động những doanh nghiệp,
những mạnh thường quân ngoài địa bàn nơi tôi công tác trước đây, để hỗ trợ về
vật chất, giúp tôi tổ chức tốt đêm trung thu . Qua việc làm đó phụ huynh sẽ hiểu
được tôi hơn, uy tín của tôi cũng dần có trong lòng mỗi PHHS.
Thầy cô giáo phải tạo uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, tạo cho
các em có một môi trường học tập thoải mái, học sinh ham thích đến trường, coi
mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính
con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương tâm và trách
nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp
cùng các bạn. Phụ huynh sẽ tin tưởng và yên tâm khi gửi con em học tại trường.
Nhà trường phải xác định: phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp công sức và
tiền của miễn sao con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn, không ai
muốn bỏ tiền của ra mà không mang lại lợi ích gì cho mình. Do đó, BGH cần
8


phân loại trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên để phân công theo khối
lớp cho phù hợp, giúp giáo viên có thể phát huy hết khả năng của mình, vừa có
lợi cho cá nhân, vừa có lợi cho tập thể. Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo
tinh thần “đúng người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường
đi vào thực chất, có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn,
gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ
thống chính trị trong nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc “dạy thật, học thật,
chất lượng thật” bằng việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra nghiêm túc, duy
trì và thực hiện tốt cuộc vận động: “Hai không với bốn nội dung” do ngành phát
động. Phụ huynh tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, sẽ tạo điều

kiện tốt nhất giúp nhà trường ngày càng phát triển, uy tín của nhà trường ngày
càng vững vàng hơn.
Giáo viên chủ nhiệm cũng có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ
huynh học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm cũng góp phần tạo uy tín
cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham
gia xây dựng nhà trường.
Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ
nhiệm với phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc sau mỗi đợt kiểm tra. Tìm
hiểu nguyện vọng của phụ huynh, chia sẻ với họ nỗi lo lắng về sự chậm tiến của
trẻ, nêu rõ những cố gắng của giáo viên đã giúp đỡ trẻ nhưng chưa có kết quả vì
thiếu sự phối hợp của gia đình. Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình
và nhà trường cùng thực hiện đồng bộ để giúp các em tiến bộ. Tuyệt đối không
làm “mất mặt” khi nói về con em họ, tạo được niềm tin cho họ để gia đình tin
tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn. Nếu chúng ta chỉ phân tích những hành vi
xấu của con trẻ thì phụ huynh học sinh không cần đến ta nữa.
Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào mũi nhọn giáo viên giỏi, học
sinh giỏi, hạn chế học sinh bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín nhà trường,
đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có hiệu
quả.
Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch các khoản thu, chi theo đúng điều
lệ các khoản huy động, phải thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” không để PHHS hiểu lầm hay nghi ngờ về các khoản đóng
góp của họ. Hiệu trưởng sẵn sàng nhận lỗi trước phụ huynh khi cần, không xử lý
một chiều, thành tâm lắng nghe ý kiến của PHHS, lãnh đạo địa phương, tạo được
sự đồng thuận trong PHHS, lãnh đạo, các đoàn thể địa phương. Cùng với Ban
đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn
thu từ xã hội hoá, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường.

9



2.5 Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, của Phụ huynh học sinh và mạnh
thường quân trong và ngoài địa bàn
Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp PHHS, đề nghị phụ huynh chọn
lựa được Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp là những người có uy tín có
thể chung tay cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất
trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo
dục học sinh một cách tốt nhất.
Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,... đều có những
chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy khuyến khích họ tham
gia vào một hoạt động nào đó phải nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của họ.
Ví dụ: Tận dụng vai trò của PHHS – đội ngũ các nhà “tư vấn tự nguyện” để
làm công tác xã hội hoá giáo dục.
Đây cũng là một “nghệ thuật” của Hiệu trưởng, tạo mối quan hệ chặt chẽ
giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh, PHHS toàn trường và nhà trường để có sự tác
động hiệu quả. Hiệu trưởng biết dựa vào uy tín và tiếng nói của Ban đại diện cha
mẹ học sinh để tuyên truyền, vận động vì giữa họ luôn có tiếng nói chung, có
cùng một nguyện vọng và mang tính khách quan.
Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 có địa bàn rộng công tác huy động gặp
không ít khó khăn nhưng nhà trường đã biết dựa vào Ban phụ huynh của các lớp
để tuyên truyền và phối hợp cùng nhà trường huy động vì họ là những người
hiểu rõ tâm lý của PHHS nhất, tiếng nói của họ dễ thuyết phục phụ huynh hơn.
2.6 Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em gia
đình Chính sách
Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra
thật kỹ hoàn cảnh HS, lập danh sách những HS nghèo để có kế hoạch hỗ trợ
quần áo đồng phục, sách - vở, đồ dùng học tập,...Cụ thể như sau:
* Tổng số bộ quần áo đã trao cho học sinh nghèo là: 125 bộ.
* Tổng số tập 5 dòng ly trao cho học sinh nghèo: 330 cuốn.

Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều kiện cho các em có đủ đồ
dùng học tập khi đến trường. Tổ chức tốt phong trào: “Giúp bạn đến trường”,
“Đôi bạn cùng tiến”, “nuôi heo đất”…để nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức
quỹ “cây mùa xuân” để kêu gọi sự ủng hộ của giáo viên, công nhân viên gây quỹ
mua quà cho các em khi mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
* Tổng số tiền vận động được là 11.000.000 đồng.

10


* Trao 110 phần quà, mỗi phần trị giá 100.000 đồng cho học sinh nghèo nhân
dịp xuân Giáp Ngọ.
Từ những việc làm đó thể hiện sự quan tâm của nhà trường đến các em có
hoàn cảnh khó khăn và cũng là những lời kêu gọi mọi người hãy giang rộng
vòng tay “nhân ái” để làm vơi bớt sự thiệt thòi của các em so với các bạn cùng
trang lứa. Đó cũng chính là việc làm mang tính giáo dục tình nhân ái cho các em
học sinh, giúp các em càng yêu thương và gắn bó giúp đỡ nhau nhiều hơn. Từ
đó, phụ huynh càng hiểu rõ sự quan tâm của nhà trường đến tất cả các em học
sinh, họ sẽ sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ nhiều hơn.
3. Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
3.1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp
Qua quá trình viết sáng kiến, tôi đã áp dụng vào thực hiện tạị trường Tiểu
học Tân Hộ Cơ 1 huyện Tân Hồng . Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều thấy
sự cần thiết về xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
quan trọng nên được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ.
Vậy sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong trường học ở
huyện Tân Hồng nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung .
3.2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải
pháp.
Qua quá trình vận dụng những giải pháp trên để thực hiện công tác xã hội

hoá giáo dục tại trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1, đã có được những kết quả cụ thể
như sau:
- Số tiền quyên góp được 35.247.000 đồng ( ba mươi lăm triệu hai trăm
bốn mươi bảy ngàn đồng ).
- Trang bị 02 tivi 42 inch trị giá 18.000.000 đồng ( mười tám triệu đồng )
- Tổng số bộ quần áo đã trao cho học sinh nghèo là: 125 bộ.
- Tổng số tập 5 ô ly trao cho học sinh nghèo: 330 cuốn.
- Trao 110 phần quà, mỗi phần trị giá 100.000 đồng cho học sinh nghèo
nhân dịp xuân Giáp Ngọ .
- Trao 04 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo trị giá : 2.800.000 đồng
Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn hỗ trợ rất nhiều về vật chất và tiền cho
học sinh tham gia các hội thi .
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
11


Xã hội hoá giáo dục là nhiệm vụ không thể thiếu và phải đặc biệt quan tâm
đối với bất kỳ môi trường giáo dục nào, đồng thời phải thực hiện song song với
nâng cao chất lượng giáo dục. Nhìn chung những kết quả về việc thực hiện xã
hội hoá giáo dục của nhà trường tuy khiêm tốn, chưa đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu giáo dục của nhà trường. Song đó cũng là một thành tích rất đáng trân
trọng của tập thể trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 mà những năm trước đây chưa
đạt được. Có được kết quả như hôm nay là nhờ sự chỉ đạo sâu sát và giúp đỡ của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tập thể giáo viên, toàn thể nhân dân
và những mạnh thường quân trên địa bàn đã quan tâm đến nhà trường.
Để công tác xã hội hóa giáo dục phát triển hiệu quả hơn nữa, cần coi trọng
nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động làm cho các cấp, các ngành, người
dân hiểu rõ vai trò của giáo dục, làm sao cho người dân hiểu, nắm vững quan
điểm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và xã

hội hoá giáo dục; cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đưa ra và cũng phối
hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan, sự ủng hộ của xã hội. Đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm vượt mọi
khó khăn để thực hiện tốt công tác xã hội hoá, làm đổi mới nhà trường và nâng
cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã vận dụng để thực hiện tốt
công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tạo điều
kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cho học sinh có môi trường học tập
thân thiện, các em sẽ hăng say học tập hơn, chất lượng giáo dục ngày càng tiến
bộ, uy tín của nhà trường được giữ vững và ngày càng nâng lên. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp của
các đồng chí lãnh đạo, của đồng nghiệp để những kinh nghiệm trong công tác xã
hội hóa giáo dục thực hiện có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và làm thay đổi mạnh mẽ CSVC của nhà trường.
4.2. Kiến nghị
- Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch
định được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cụ thể, rõ ràng, nhất là thống
nhất chỉ tiêu và phải thực thi phù hợp có tính khả thi cao.
- Nhà trường phải có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham mưu
hiệu quả. Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay mà phải tham mưu
nhiều lần. Công tác tham mưu phải được thực hiên thường xuyên, chủ động, tích
cực, dứt điểm, tránh hình thức.
- Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng phát triển trên diện
rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể, dân nhân trên địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều
mặt cho nhà trường thực tốt nhiệm vụ giáo dục.
12


- Xã hội hóa giáo dục phải dựa vào cộng đồng, làm cho mỗi thành viên
trong cộng đồng thấy rõ ý nghĩa của phát triển giáo dục Tiểu học trong sự nghiệp

giáo dục. Hoạt động xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng
và công khai.
- Việc tổ chức thực hiện các nội dung phải rõ ràng, phải tạo được niền tin
đối với các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân bằng việc làm không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục.

13



×