Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã tân phú đông thành phố sa đéc phương án 2 xử lý theo cụm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG XẢ THẢI VÀ BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ
SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP CHĂN NUÔI HEO
TẠI XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG THÀNH PHỐ SA ĐÉC
PHƯƠNG ÁN 2: XỬ LÝ THEO CỤM

Ngành:

MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn :Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Mỹ Ngọc

MSSV: 1311090846

Lớp: 13DMT06

TP. Hồ Chí Minh, 2017


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi không sao chép bài
người khác . Các kết quả trong luận văn là trung thực do chính tôi tự làm chưa có một
công trình nào trước đó đã làm cả. Nếu không đúng như trên đã nêu, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Người cam đoan
Phạm Thị Mỹ Ngọc

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

i

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm
– Môi trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, tôi đã được trang bị nhiều kiến
thức, những kỹ năng và kinh nghiệm sống quý báu làm hành trang vận dụng vào tương
lai. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp là một cột mốc quan trọng trong quá trình học tập và rèn
luyện của sinh viên, là điểm kết thúc của một quá trình học tập và phấn đấu nhưng
cũng là điểm khởi đầu cho bước đường tương lai sau này của sinh viên chúng tôi.
Để hoàn thành tốt đồ án này, đầu tiên tôi gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy
cô khoa. Những người thầy, cô đã nhiệt tình giúp đỡ tận tình, hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình hướng dẫn và

truyền đạt kiến thức, giúp tôi hoàn chỉnh nội dung khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình, ba mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động viên to lớn
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Sau cùng, không thể thiếu tập thể lớp 13DMT06. Xin chân thành cảm ơn các
bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đồ án tốt nghiệp
của tôi không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý quý giá của
quý thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

ii

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỂ XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC
VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP VỚI CHĂN NUÔI HEO. ............4
1.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................................... 4

1.1.1.


Vị trí địa lý. ............................................................................................................. 4

1.2.1. Dân số, cơ cấu lao động, thu nhập .......................................................................... 7
1.4. Giới thiệu tổng quan về làng nghề................................................................................. 12
1.5. Quy trình sản xuất bột gạo ............................................................................................. 14
1.6. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng ......................................................................... 15
1.6.1.

Nhu cầu về nguyên liệu ...................................................................................... 15

1.6.2.

Nhu cầu về năng lượng ....................................................................................... 17

1.7. Sơ lược về chất thải chăn nuôi và sản xuất bột gạo ....................................................... 17
1.7.1. Chất thải lỏng ......................................................................................................... 17
1.8. Một số cơ sở điển hình .................................................................................................. 24
2.1. Giới thiệu một số mô hình khép kín theo kiểu khép kín ............................................... 25
2.1.1. Phát thải bằng không trong sản xuất ....................................................................... 25
2.2.2. Một số mô hình tiêu biểu ........................................................................................ 26
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................................... 33
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 33
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 35
Một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển Biogas trên thế giới ........................ 39
2.3. Phương pháp tính toán cân bằng vật chất cho một hệ thống ........................................ 39
2.4. Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................ 42

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc


iii

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp
2.4.1. Đối với quy mô hình hộ gia đình ............................................................................ 42
2.4.2. Đối với mô hình cụm ............................................................................................. 44
2.5. Định hướng bảo vệ môi trường làng nghề hướng đến phát triển bền vững. ................ 44
3.1. Thống kê hiện trạng sản xuất của làng nghề. ................................................................ 46
3.1.1. Phương pháp khảo sát và phiếu khảo sát ................................................................ 46
3.1.2. Nhận xét chung về làng nghề ................................................................................. 49
3.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường của làng nghề ................................................................ 50
3.2.1. Tình hình quản lý của môi trường đối với làng nghề. ............................................ 50
3.2.2. Thành phần ô nhiễm ............................................................................................... 51
3.2.3. Chất lượng môi trường tại làng nghề...................................................................... 55

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÉP KÍN GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BỘT GẠO KẾT HỢP CHĂN
NUÔI HEO TẠI XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP.
.......................................................................................................................................58
4.1 Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất ............................................................................. 58
4.1.1 Thành phần, tính chất nước thải của làng nghề ....................................................... 58
4.1.2 Mức độ ô nhiễm ....................................................................................................... 58
4.2. Đầu vào , đầu ra, các quá trình chuyển hóa trong mô hình .......................................... 59
4.2.1 Phân tích đầu vào , đầu ra và quá trình chuyển hóa , quá trình chế biến của làng
nghề. ................................................................................................................................. 59
4.3. Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình. ............................................... 63
4.4. Đề xuất mô hình xử lý chất thải theo cụm. .................................................................... 66

4.5 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình. .............................................. 66
4.5.1. Biogas ................................................................................................................... 68
4.5.2. Sản xuất phân compost ......................................................................................... 69
4.5.3. Vườn ..................................................................................................................... 70

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

iv

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp
4.5.4. Hệ thống xử lý nước thải : ..................................................................................... 71
4.5. Chi phí về mô hình ........................................................................................................ 92
4.6. Ưu, nhược điểm của mô hình. ....................................................................................... 97
4.6.1. Ưu điểm .................................................................................................................. 97
4.6.2. Nhược điểm ............................................................................................................ 98

KẾT LUẬN ..................................................................................................................99
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................101
PHỤ LỤC ........................................................................................................................i

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

v

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn



Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

DO

Oxy hoà tan (Dissolved Oxygen)

SS

Chất rắn lơ lửng ( Suspendid Solid)

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TDS

Tổng chất rắn hòa tan ( Total Dissolved Solid)


MLSS

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspendid
Solids)

MLVSS

Hàm lượng chất hữu cơ bay hơi ( Mixed Liquor Volatile
Suspended Solid)

F/M

Tỷ số thức ăn/vi sinh vật (Food and Microorganism ratio)

VSV

Vi sinh vật

TP

Thành phố

KCN

Khu công nghiệp

QHCT

Quy hoạch công trình


NTSH

Nước thải sinh hoạt

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

vi

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp




Quyết định

NG.Đ

Ngày đêm

NXB

Nhà xuất bản

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

STT

Số thứ tự

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

BTCT

Bê tông cốt thép

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc


vii

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .................................................12
Bảng 1 2. Thành phần hóa học của tấm.........................................................................16
Bảng 1 3. Thống kê nguyên liệu sản xuất bột gạo tại các hộ sản xuất ..........................16
Bảng 1 4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất bột nhà ông Lương Hữu
Định. .............................................................................................................................. 19
Bảng 1 5. Số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm. .....................................22
Bảng 2 1. Cân bằng vật liệu quá trình sản xuất bột gạo ................................................41
Bảng 3 1. Số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các nội dung khảo sát .......47
Bảng 3 2. Kết quả phân tích nước thải chăn nuôi của các hộ sản xuất bột gạo kết hợp
chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ..........................51
Bảng 3 3. Số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của lưu lượng và các chỉ tiêu
nước thải ........................................................................................................................52
Bảng 4 1. Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa ...........................................61
Bảng 4 2. Hệ số phát sinh chất thải ...............................................................................66
Bảng 4 3. Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình ..............................................67
Bảng 4 4. Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của hầm ủ biogas ............................... 68
Bảng 4 5. Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost .........................70
Bảng 4 6. Lượng phân cần bón cho cây trong 1 năm ....................................................71
Bảng 4 7. Hiệu suất xử lý bể Anoxic.............................................................................71
Bảng 4 8. Các thông số thiết kế bể Anoxic ...................................................................74
Bảng 4 9. Hiệu suất xử lý bể Aerotank và lắng sinh học ..............................................75

Bảng 4 10. Các thông số thiết kế bể Aerotank .............................................................. 84
Bảng 4 11. Các thông số thiết kế bể lắng sinh học ........................................................91
Bảng 4 12. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm .......93

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

viii

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Quy trình sản xuất bột gạo.............................................................................14
Hình 2. 1 Làng nghề bột gạo truyền thống ở Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp ..........................28
Hình 2. 2 Mô hình nuôi tôm hùm lồng ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) .................30
Hình 2. 3 Mô hình quản lí chất thải rắn chăn nuôi trên Thế giới ..................................36
Hình 2. 4 Công trình khí sinh học điển hình tại Trung Quốc ........................................38
Hình 2. 5 Sơ đồ cân bằng vật chất .................................................................................40
Hình 3. 1 Biểu đồ thể hiện khối lượng tấm và cặn của các hộ tương ứng ....................48
Hình 3. 2 Biểu đồ thể hiện lượng nước dung cho chế biến bột và tắm cho heo ...........49
Hình 3. 3 Biểu đồ thể hiện tải lượng BOD5 của các 14 mẫu nước thải chăn nuôi heo 53
Hình 3. 4 Biểu đồ thể hiện tải lượng TSS của các 14 mẫu nước thải chăn nuôi heo ....54
Hình 3. 5 Biểu đồ thể hiện tải lượng tổng Phospho của các 14 mẫu nước thải chăn nuôi
heo .................................................................................................................................54
Hình 3. 6 Biểu đồ thể hiện tải lượng tổng Nito của các 14 mẫu nước thải chăn nuôi heo
.......................................................................................................................................55
Hình 3. 7 Biểu đồ thể hiện tải lượng COD của các 14 mẫu nước thải chăn nuôi heo ..55

Hình 4. 1 Sơ đồ quá trình chế biến bột gạo ...................................................................60

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

ix

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản
xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: TỌA ĐỘ CÁC HỘ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP CHĂN NUÔI HEO TẠI
XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP ..........................i
Phụ lục 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HỘ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP CHĂN
NUÔI HEO TẠI XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG
THÁP ............................................................................................................................xvi
Phụ lục 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC HỘ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP CHĂN
NUÔI HEO TẠI XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG
THÁP .......................................................................................................................... xxii
Phụ lục 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 14 MẪU NƯỚC THẢI NUÔI HEO ............ xxxvii
Phụ lục 5: XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ .............................................................. xxxix

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

x

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn



Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp của vùng nhiệt đới gió mùa.Chuyên
xuất khẩu gạo ra bên ngoài thị trường Quốc tế . Bên cạnh đó, từ gạo đã tạo nên
một nguồn ẩm thực vô cùng phong phú cho lãnh thổ nước ta.Và vì đặc điểm khí
hậu của mỗi vùng miền có sự khác nhau đồng thời tạo nên ẩm thực của mỗi miền
có một nét đặc trưng riêng biệt không thể nào nhầm lẫn vào đâu được. Tạo nên
một Việt Nam vô cùng hấp dẫn với hàng loạt các món ăn nổi tiếng tạo nên tên
tuổi để đưa Việt Nam ra ngoài môi trường Quốc Tế đó là món Phở .Cứ nhắc đến
phở là mọi người sẽ nghĩ ngay đến đến nước sinh đẹp hình chứ S.
Để tạo nên món Phở truyền thống đó thì được làm từ một loại bột gạo .Và
,bột gạo làm một trong các loại sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống ngày
nay . Đa số các món ăn đều được làm từ bột gạo và tạo ra được rất nhiều các sản
phẩm mà chúng ta hay ăn hằng ngày như : bún , hủ tiếu, bánh ướt, bánh tráng,
bán gai…v..v…
Một trong những nơi ta phải kể đến là làng nghề làm bột của tỉnh Đồng
Tháp với thương hiệu nổi tiếng “ Bột bích chi “ của thị xã Sa Đéc nổi tiếng trong
và ngoài nước.Làng nghề cha truyền con nối này đã hơntrăm năm nhưng vẫn còn
được lưu giữ và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Làng nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì nét văn hóa
truyền thống của dận tộc, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.Và cũng là để cho các thế hệ sau ghi
nhớ và biết ơn các thế hệ đi trước đã sáng tạo và làm ra một loại bột gạo nổi tiếng
như thế này. Ban đầu, mọi người chỉ sản xuất bột gạo còn phế phẩm của nó đem
bỏ đi vừa làm ô nhiễm môi trường vừa không tận dụng được nguồn thế thải. Nên
trong những năm trở lại đây người dân thuộc xã Tân Phú Đông thị xã Sa Đéc đã
kết hợp làm bột với chăn nuôi heo, để tận dụng tối đa các phế thải cũng như góp

phần nâng cao kinh tế cho người dân .

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

1

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

Để tận dụng sản xuất bột gạo kết hợp chăn nuôi heo tuy đem lại nguồn
kinh tế cao nhưng bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra vì đa số
sản xuất theo quy mô hộ gia đình , nhỏ lẽ phân tán khắp nơi. Vì vậy, để thu gom
nước thải về một nơi xử lý chất thải cũng là một bài toán nan giải trong vấn đề
bảo vệ môi trường.Và mùi hôi thối của phân heo làm ảnh hưởng đến sức khỏe
đến người nuôi nói riêng và người dân xung quanh sống nói chung.
Đứng trước thực trạng môi trường làng nghề chế biến bột gạo kết hợp
nuôi heo đang bị ô nhiễm. Mặc khác, để duy trì được làng nghề truyền thống,
đồng thời bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, cải tạo chất lượng
nguồn nước thải. Em đã mạnh dạng tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc
Đồng Tháp Phương án 2: xử lý theo cụm”với hi vọng giải quyết được những
mặt tồn tại trên.
Mục tiêu
Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt
động làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành
phố Sa Đéc Đồng Tháp.

Mục tiêu: xử lý nước thải của cơ sở sản xuất bột kết hợp nuôi heo đạt tiêu
chuẩn cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, nội dung thực hiện của đề tài gồm:
 Điều tra, khảo sát bằng phiếu nhằm thống kê hình hình sản xuất ,hiện
trạng, và công tác quản lý môi trường khu vực nghiên cứu (tại các làng
nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi tại xã Tân Phú Đông, thành phố Sa
Đéc – Đồng Tháp)

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

2

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

 Lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm tại vùng sản xuất bột
kết hợp chăn nuôi tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp.
 Xây dựng mô hình xử lý nước thải và triển khai trình diễn tại địa phương
đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm.
Nước thải được lấy trực tiếp từ các cơ sở sản bột bột kết hợp chăn nuôi
heo tại xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu.
 Pháp pháp xử lý và phân tích mẫu.

 Phương pháp xử lý số liệu.
 Phương pháp phân tích dòng vật chất
 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất
 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo tổng kết.

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

3

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỂ XÃ TÂN PHÚ ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA
ĐÉC VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BỘT KẾT HỢP VỚI CHĂN NUÔI
HEO.
1.1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.

Xã Tân Phú Đông nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140km về
phía Tây Nam, tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp: Phường 2, Phường An Hòa –Thị xã Sa Đéc.
+ Phía Nam giáp: Xã Tân Phú Trung - Huyện Châu Thành.
+ Phía Tây giáp: Xã Tân Phú Trung - Huyện Châu Thành, Xã Long Thắng,
Xã Hòa Thành - Huyện Lai Vung.
+ Phía Đông giáp: Phường 2 – Thị xã Sa Đéc, Xã Tân Bình - Huyện Châu

Thành.
Có thể nói vị trí địa lý tự nhiên đã tạo cho xã Tân Phú Đông có những
thuận lợi nhất định trong mối quan hệ vùng như sau:
 Về đường thủy: Xã Tân Phú Đông có rất nhiều thuận lợi do tại đây gần
sông Tiền và nhiều tuyến kênh chính chạy ngang qua để cùng kết nối
với các tuyến kênh khác của khu vực tạo nên 1 mạng lưới đường thủy
liên hoàn hình bàn cờ nhằm có thể vận chuyển hàng hóa và hành khách
đi từ xã đến các địa phương lân cận một cách dễ dàng.
 Về đường bộ : Có tuyến tránh Quốc lộ 80, Tỉnh lộ 853 chạy ngang qua
địa phương để từ đó có thể thông thương trao đổi hàng hóa với các nơi
khác như: Thành Phố Hồ Chí Minh ,Thành Phố Vĩnh Long, Thành Phố
Cao Lãnh, Thành Phố Long Xuyên Tỉnh An Giang...
1.1.2. Diện tích và hiện trạng sử dụng đất
-

Xã Tân Phú Đông có diện tích đất tự nhiên : 1245,73 ha

-

Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2010 là : 797,53 ha

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

4

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp


Quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn và tập trung, kết hợp điều kiện tự nhiên,
đặc điểm thổ nhưỡng và hệ thống thủy lợi phù hợp cho việc phát triển nông
nghiệp hàng hóa có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh là điểm nổi bậc trong lợi
thế so sánh của địa phương.
1.1.3.

Đặc điểm địa chất, địa hình

Xã Tân Phú Đông nằm trong vùng đất châu thổ sông Cửu Long được hình
thành do phù sa bồi đắp nhiều năm nên nhìn chung các địa tầng đất không đồng
đều và có sức chịu tải kém.
Khi xây dựng công trình cần tiến hành khảo sát địa chất và địa chất thủy
văn từng công trình cụ thể để , để có phương pháp xứ lý nền móng công trình
hợp lý.
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, địa hình trong xã được chia cắt bởi hệ thống kênh rạch, do đó thuận lợi cho
việc tưới tiêu, xong hạn chế về mặt giao thông đường bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng
và cơ giới hóa nông nghiệp.
Địa hình của xã mang đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
nên có thế mạnh cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước
1.1.4.

Khí hậu

Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Nam Bộ.
 Mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.300 -1.500mm. Tập
trung chủ yếu từ tháng 05 tới tháng 10.
 Nhiệt độ : Bình quân hàng năm vào khoảng 27oC. Nhiệt độ tối cao
vào tháng 3 và 4, nhiệt độ thấp trung bình 24oC vào tháng giêng.

Tổng bức xạ cao (156,7 Kcal/m2/tháng) và phân bố tương đối đều
theo mùa vụ cho sản xuất cây trồng quanh năm. Đây là điều kiện
thuận lợi cho phép việc phát triển các cây trồng nhiệt đới.

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

5

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

 Độ ẩm : các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao chiếm từ 90 – 97%,
mùa khô có độ ẩm trung bình là 78 – 82%.
 Gió: Hai hướng chính: gió mùa Tây nam thổi từ tháng 4 đến tháng
11 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
1.1.5. Tài nguyên nước
 Thủy văn
Địa bàn xã Tân Phú Đông có chế độ thủy văn trên sông rạch chịu tác động
chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và có 03 yếu tố chính: Chế độ
thủy triều của Biển Đông: chế độ dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu và chế
độ mưa tại chỗ.
Có thể chia thành 02 mùa:
 Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, dòng lũ chủ yếu từ sông Mê Kông
đổ về cộng với mực nước dâng cao theo triều cường làm cho sự
chênh lệch giữa mực nước thấp nên khả năng thoát trong mùa lũ rất
thấp, thời gian lũ lớn của khu vực xã từ tháng 9 đến tháng 10 hàng
năm.

 Mùa kiệt: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh
triều thấp hơn các cao trình đồng ruộng làm cho khu vực sản xuất
nông nghiệp và các khu vườn trồng cây lâu năm bị cạn kiệt, nên
phải sử dụng hệ thống kênh dẫn nước và sử dụng máy bơm để
cung cấp nước cho sản xuất.
 Nước mặt
Nguồn nước mặt dồi dào, từ sông Tiền, sông Sa Đéc và hệ thống kênh rạch
dày đặc. Do đó, vào mùa khô lượng nước vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu của người
dân. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước mặt đang gặp nhiều vấn đề do thâm canh,
tăng vụ, nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cùng với chất thải sinh hoạt,
chất thải sản xuất đã gây ô nhiễm nguồn nước.

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

6

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

 Nước ngầm
Trong khu vực thành phố Sa đéc có khả năng lấy nước ngầm ở độ sâu 200 m,
có khả năng sử dụng cho sinh hoạt tốt.
 Thiên tai
Xã Tân Phú Đông nằm trong khu vực ít chịu ảnh hướng của bão, nhưng có
nguy cơ chịu ảnh hưởng dông, lốc xoáy, cần đề phòng để bảo vệ hoa màu, tài sản
nhà cửa của nhân dân.
1.2. Kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân số, cơ cấu lao động, thu nhập
Theo thống kê năm 2010 dân số hiện tại trên địa bàn xã là 16.121
người,tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 0,9% và tốc độ gia tăng dân số cơ học là
3,971
Dân cư của xã hiện nay tập trung sinh sống theo cặp hệ thống kênh rạch,
các cụm dân cư quy hoạch, Quốc Lộ 80, đường Nguyễn Sinh Sắc, và Tỉnh Lộ 5.
Đây là cơ sở thuận lợi cho chuyển dịch lao động theo hướng dịch vụ, thuận lợi
cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ phát triển kinh tế xã hội của
địa phươn
Thu nhập bình quân đầu người hiện tại của xã 17,5 triệu/người/năm. Thu
nhập bình quân chung của tỉnh 14 triệu/người/năm vào năm 2010. Với mức thu
nhập này thì hiện nay vẫn là thu nhập thấp so với các xã khác trong toàn tỉnh nói
chung và đất nước nói riêng.
Lao động trẻ là nguồn cung cấp nhân lực lao động cho toàn xã nếu tận dụng
hết thì sẽ dư ra có thể cung cứng nguồn lao động đó cho các xã lân cận .
1.2.2. Văn hóa, y tế, giáo dục

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

7

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

Xã Tân Phú Đông có hai phần năm ấp đạt văn hóa chiếm 40%. Để giữ vững
tiêu chí văn hóa đạt, ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân
tích cực tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư, đồng thời duy trì nâng cao hoạt động văn hóa, văn nghệ địa phương,
phấn đấu đăng ký ấp văn hóa, gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 100%. Cần có các nhà
văn hóa xã để các ngày cuối tuần mọi người có thể tập trung giao lưu văn nghệ
tăng thêm tính đoàn kết xóm làng.
Xã có trên một nữa khoảng từ 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa
theo quy định của Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch.
Cũng như các địa phương khác mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có vấn đề tôn
giáo tín ngưỡng của người dân địa phương không có đặc điểm nổi bậc, chủ yếu
hình thành từ yếu tố phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Dân tộc – tôn giáo.
 Dân tộc kinh là chủ yếu.
 Tôn giáo chủ yếu : Đạo Phật, Đạo Hoà Hảo, Đạo Thiên Chúa.
Y tế: Trạm y tế xã Tân Phú Đông có diện tích 2019 m2 đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới nhưng vẫn chưa thu hút được người dân tham gia bảo hiểm xã
hội. tính đến nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội với các hình thức
khác nhau chỉ khoảng 32% (2012) .vì vậy cần phải tuyên truyền hay vận động
mọi cách để người dân tự nhận thấy được lợi ích của bảo hiểm xã hội để tự giác
tham gia .
Giáo dục: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở : Xã đạt chuẩn phổ cập giáo
dục bậc trung học cơ sở, hàng năm chất lượng dạy và học không ngừng được
nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT trên 90%. Tỷ
lệ lao động đạt qua đào tạo: Đến cuối năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới
20%. Trong những năm tới kết hợp với các ban ngành tổ chức các lớp dạy nghề

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

8

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn



Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

ngắn hạn, tập huấn, hội thảo, nhằm nâng cao kiến thức cho người lao động tại địa
phương.
1.2.3. An ninh quốc phòng
Hàng năm Đảng uỷ Xã luôn có Nghị quyết và UBND luôn có Kế hoạch về
công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh,
trật tự và “ngày hội toàn dân bảo vệ An Ninh Toàn Quốc”.
Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch,vững
mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an.
Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”
trở lên; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Không có xảy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn
hoá, an ninh, quốc phòng. Không có xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống
chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
Không có xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật;
gây rối an ninh trật tự...
Không có xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân;
khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với
năm trước, không có xảy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không có
xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng.

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc


9

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

1.2.4. Bưu chính viễn thông
Xã có 01 bưu điện văn hóa diện tích 735m². Phục vụ dịch vụ bưu chính
viễn thông, hiện nay Internet đến ấp chiếm 40% trên 05 ấp.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng
 Điện
Hệ thống điện cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
Nguồn điện lấy từ hệ thống điện của thị xã Sa Đéc.
 Loại dây cao áp 110kv. Có tổng chiều dài đường dây : 22,3km Tổng số
trạm biến áp 57 trạm biếp áp.
 Loại dây cao áp 500kv. Có tổng chiều dài đường dây : 5,1km Tổng số
trạm biến áp 14 trạm biếp áp.
Có 4.152/4.182 hộ dùng điện đạt 99,28%. ( theo số liệu năm 2011)
 Nước
Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Tân Phú Đông
được lấy từ nguồn nước lấy từ nhà máy nước thị xã Sa Đéc. Hiện trạng đạt
86.85% đến năm 2011 theo số liệu điều tra báo cáo kết quả cập nhật bộ chỉ số
theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2011 của
Sở NN & PTNT Đồng Tháp số 283/BC.SNN ngày 21/12/2011. Trong những
năm tiếp theo cần bố trí các trạm cấp nước mới đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
cho người dân.
 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 98%.
 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy là 46%.

 Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ:
SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

10

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

 Giao thông liên tỉnh, huyện: Đa số các đường liên tỉnh, liên huyện đều
đạt về chiều rộng và kết cấu mặt đường với chiều dài 13,79 km chiếm
95,86%. Riêng tuyến đường Lộ Mới dài 0,59 km chiếm 4,14%, đi qua
khu xử lý rác thải và đến khu nghĩa trang là đường đất chưa đạt về kết
cấu cần được nâng cấp.
 Trục liên xã: Tổng chiều dài đường 9,63 km. Đa số các trục đường liên
xã không đạt chuẩn theo tiêu chuẩn, cần nâng cấp mở rộng.
 Trục liên ấp: Tổng chiều dài đường 24,28 km. Đa số các trục đường
liên ấp không đạt chuẩn theo tiêu chuẩn, cần nâng cấp mở rộng.
 Trục ngõ xóm: Tổng chiều dài đường 3,86 km.
 Trục giao thông nội đồng: Tổng chiều dài đường 5,21 km.
 Cầu: có 55 cầu.
Hệ thống kênh mương thủy lợi
 Hệ thống kênh mương thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản
xuất và phục vụ dân sinh của địa phương.
 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới tiêu
kiên cố hóa cống đập.
 Trong những năm qua hệ thống kênh mương của xã đã được đầu tư nạo

vét 85% duy tu sữa chữa đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên cần nạo vét thêm trong thời gian tới.
 Hệ thống cống cơ bản đã được đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên trong
thời gian tới cần đầu tư sữa chữa thêm để phục vụ sản xuất.


Xã Tân Phú Đông có tất cả 42 tuyến kênh mương rạch, Tổng chiều dài
52,34km.

1.3. Định hướng phát triển
SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

11

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

Trong tương lai xã sẽ quy hoạch thêm các cơ sở hạ tầng để phục vụ trong
nông nghiệp, các tiểu thương nghiệp, phục vụ tối đa để người dân yên tâm tham
gia sản xuất
Xây dựng các cơ sở điện – đường – trường – trạm đạt chuẩn
Quy hoạch thêm các khu dân cư văn minh hiện đại, nhưng vẫn giữ được
bản sắc văn hóa ở địa phương.
Xây dựng các làng nghề và phát triển trở thành điểm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước.
1.4. Giới thiệu tổng quan về làng nghề
Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, những làng nghề truyền

thống của nước ta đã và đang được các thế hệgìn giữ và phát triển cho đến ngày
hôm nay. Theo thống kê cả nước có 1450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành
trong cả nước (Theo “ JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn “ ).
Bảng 1 1. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
STT Tên làng nghề

Số lượng Nghề chủ yếu

1

Huyện Châu Thành

4

Bột nuôi heo, đan lục bình

2

Huyện Lai Vung

6

Đan lờ, lợp, xuồng, ghe, cần xé, bội

3

Huyện Lấp vò

15


Dệt chiếu, chổi lông gà, đan thúng

4

Huyện Thanh Bình

5

Đan lát lục bình, giỏ xách

5

Huyện Hồng Ngự

1

Dệt chòng

6

Huyện Cao lãnh

3

Dệt chiếu

7

Huyện Tháp Mười


1

Đan lục bình

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

12

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

8

9

Thành

phố

Cao

Lãnh
Thành phố Sa Đéc

TỔNG CỘNG


4

Đan mê bồ

5

Bột nuôi heo, trồng hoa

44

( Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án “ Đánh giá hiện trạng về đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường tại các khu, cụm và làng nghề sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 “ )
Những sản phẩm của làng nghề đáp ứng được thị trường tiêu thụ trong
nước và thị trường khó tính nước ngoài. Nhiều sản phẩm được tham dự các cuộc
triển lãm. Đây chính là nguồn động lực, khích lệ cho các hộ dân tiếp tục gắn bó
và phát triển làng nghề.
Nhìn chung các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo công ăn việc làm cho
trên 70.000 người. Hiện trung bình mỗi doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề
tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động
thời vụ; hộ cá thể tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ.
Các làng nghề đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo,
tăng nguồn thu nhập cho các hộ dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,
bên cạnh những tính hiệu đáng mừng của làng nghề vẫn còn tồn động không ít
bất cập về hiện trạng ô nhiễm của các làng nghề hiện nay, tác động trực tiếp đến
sức khỏe người dân và chất lượng môi trường.
Những vấn đề trên xuất phát từ sự sản xuất nhỏ, lẻ, tự phát, công nghệ lạc
hậu, người dân còn khá thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường, các hệ thống thu
gom và xử lí nước thải còn sơ xài. Về phía các cơ quan quản lí, công tác bảo vệ
môi trường làng nghề còn khá hạn chế.


SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

13

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


Nghiên cứu hiện trạng xả thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề
sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp

1.5. Quy trình sản xuất bột gạo

Tấm

Nước

Ngâm

Nước

Xay

Khuấy

Lắng

Chia bột

Phơi khô


Đóng gói

Hình 1. 1 Quy trình sản xuất bột gạo

SVTH : Phạm Thị Mỹ Ngọc

14

GVHD : Th.S Lâm Vĩnh Sơn


×