Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực tập cơ sở kỹ thuật điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA VẬT LÝ

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

MÔN THỰC TẬP CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Đà Lạt, năm 2016
(Lưu hành nội bộ)
1


Bài 1: THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ THIẾT BỊ BÁN DẪN CÔNG SUẤT
(P3)
I – Diode
1. Mục đích
- Quan sát ảnh hưởng của dòng điện qua Diode khi phân cực thuận và phân cực
ngược.
- Vẽ đồ thị đặc tuyến vào, ra
- Kiểm tra đặc tính dẫn điện của Diode bằng đồng hồ đo
2. Thực hành
Phân cực thuận:
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V – 1, 15V(COM) – 2, 5 – AM(+), 6 – AM(-), 9 – 10, 3 – VM(+), 4 –
VM(-).
+ Chỉnh biến trở ở vị trí nhỏ nhất, chỉnh nguồn cung cấp (nguồn 15V) ở vị
trí nhỏ nhất
+ Bật nguồn Vcc sau đó thay đổi giá trị điện áp nguồn từng bước, quan sát và
lập bảng. (nguồn Vcc < 5V)
Va (V)


Ia (A)

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

II – LED
1. Mục đích: Khảo sát hoạt động của diode phát quang (LED)
2. Thực hành
Led là một thiết bị quang điện có nhiều thuận lợi hơn so với các loại đèn
huỳnh quang: Điện áp tiêu thụ nhỏ (dưới 3V), thời gian on – off ngắn. Dòng điện
qua Led trong khoảng 10mA – 50mA và Led chỉ hoạt động khi phân cực thuận.
-

Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 30(V) – 1, 30V(COM) – 2, AM(+) – 5, AM(-) – 6, 9 – 14,VM(+) – 3,
VM(-) – 4.

2


- Thay đổi dòng qua Led bằng cách thay đổi giá trị điện áp nguồn Vcc
- Quan sát điện áp rơi trên Led và lập bảng sau:
Ia (mA)
0
5
10
20
30
Va (V)

40

- Từ số liệu trên vẽ đồ thị đặc tuyến Va theo Ia . Nhận xét
III – DIODE ZENER
1. Mục đích: khảo sát hoạt động của diode Zener
2. Thực hành
- Bài thí nghiệm sử dụng diode Zener 5.1V/400mW

Nối dây (Phân cực thuận zener) : 15V(+) – 1, 15V(COM) – 2, AM(+) – 6, AM(-) 5, 9 – 12, VM2 (+) – 4, VM2 (-) – 3, VM1 (+) – 15V(+), VM1 (-) – 15V(COM),
- Thay đổi giá trị điện áp vào, quan sát điện áp ra trên Zener
+ Chiều thuận: Tăng dần điện áp vào Vi từ 0V lên dần tới 5V (không quá)
+ Chiều nghịch: Ta nối 15V(+) – 2, 15V(COM) – 1, các dây khác giữ
nguyên và tăng dần điện áp vào Vi từ 0V lên dần tới 10V (không quá)
- Lập bảng sau: Chú ý: Va dùng đồng hồ vạn năng để đo, đặt thang đo 10VDC
Phân cực thuận
Vi (V)
Va (V)

Ia (mA)
0
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
5

Phân cực ngược
Vi (V)
Va (V)
Ia (mA)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Vẽ đặc tuyến của diode zener dựa trên số liệu đo được. Nhận xét.

3



IV – DIAC
1. Mục đích: Quan sát và vẽ đồ thị đặc tuyến cho Diac khi phân cực thuận và
nghịch.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Chưa bật nguồn, nối dây: HVDC – 1, GND – 2, 5 – AM(+), 6 – AM(-), 9 – 13,
VM(+) – 3, VM(-) – 4.
- Cấp nguồn HVDC 110V ở lối vào, đặt biến trở P1 ở vị trí nhỏ nhất.
- Bật nguồn cung cấp, hiệu chỉnh điện áp vào thay đổi từ 0 ÷ 70V quan sát dòng ra
Io và điện áp Vo lối ra và lập bảng sau.
Vi (V)
Vo (V)
10
20
30
35
36
37
38
40
46
50
55
60
70
- Vẽ đồ thị dòng và điện áp lối ra theo điện áp vào Vi.
- Nhận xét.


Io (mA)

V – TRANSISTOR LƯỠNG CỰC (BJT)
1. Mục đích: khảo sát các đặc tuyến vào, ra của BJT
2. Thực hành
2.1. Khảo sát đặc tuyến vào ra của mạch BJT mắc E chung
a) NPN
* Khảo sát đặc tuyến lối vào
- Nối mạch như hình vẽ:
4


- Nối dây: 15V(+) – 32, 15V(COM) – 50, 30V(+) – 1, 30V(COM) – 2, AM1(+) –
5, AM1(-) – 6, 9 – 20, 20 – VM1(+), VM1(-) – 41, 50 – 55, VM2(+) – 32, VM2(-)
– 50.
- Bật nguồn cung cấp, tiến hành các bước sau:
+ Chỉnh nguồn 15V để VCE lần lượt là 3V, 5V, 8V
+ Chỉnh nguồn 30V để Ib giảm dần từ 8 ÷ 0.02mA
- Quan sát lối ra và lập bảng sau:
Ib (mA)
8
7
6
4
2
1
0.5
0.3
0.2

0.1
0.02

VBE khi VCE = 3V

VBE khi VCE = 5V

VBE khi VCE =8V

- Vẽ đồ thị đặc tuyến Ib theo VBE và VCE, nhận xét.
b) PNP
* Khảo sát đặc tuyến lối vào
- Nối mạch như hình vẽ:

- Chưa bật nguồn, nối dây: 15V(+) – 2, 15V(COM) – 1, 5 – AM(+), 21 – AM(-),
30V(+) – 41, 30V(COM) – 33, VM1(+) – 39, VM1(-) – 33, VM2(+) – 39, VM2(-)
– 21.
5


- Bật nguồn cung cấp, đặt VCE ở các giá trị 0.2V và 0.6V. Thay đổi nguồn 15V để Ib
thay đổi từ 0A tới 0.9mA quan sát VBE lập bảng sau:
Ib (mA)
0
0.05
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5

0.6
0.7
0.8

VBE/VCE = 0.2V

VBE/VCE = 0.6V

2.2. Mạch BJT chế độ khóa

- Nối dây, chưa bật nguồn: +15V-1, 15V(COM)-2, 5-32, FG(O/P)-42, FG(GND)41, 43-20, CRO(I/P-CH1)-32, CRO(GND)-39, 39-50.
Điều chỉnh biến trở để quan sát dạng sóng ngõ ra.
Dạng sóng lối ra của mạch khuếch đại transistor có quan hệ với tín hiệu vào.
Khi có tín hiệu vào ngay lập tức lối ra chưa có tín hiệu ra, sau một thời gian nào đó
lối ra mới có tín hiệu ra, thông thường thời gian này khoảng 10% thời gian mà
trạng thái bão hòa đạt được. Thời gian tổng công bằng thời gian trễ cộng với thời
gian dẫn. (hình vẽ minh họa).

6


VI – FET (FIELD EFECT TRANSISTOR)
1. Mục đích: Phân tích hoạt động của FET, sự phụ thuộc của dòng ID vào VDS, VGS.
Vẽ đặc tuyến vào ra cử FET.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây, chưa bật nguồn: 15(V) – 2, 15V(COM) – 1, 18 – 45, 28 – 46, VM(+) – 3,
VM(-) – 4, 5 – 6, AM(-) – 29, AM(+) – 30, 26 – 27, VM(+) – 38, VM(-) – 39,
30V(+) – 40, 30V(COM) – 41, 50 – 55.

- Bật nguồn cung cấp, đặt VGS lần lượt ở các giá trị: 0V, -0.5V, -1.0V, -1.5V, -2.0V,
-2.5V.
- Tăng giá trị VDS quan sát dòng ID và lập bảng sau:
VGS (V)
VDS (V)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

0
ID (mA)

-0.5
ID (mA)

-1.0
ID (mA)

-1.5
ID (mA)

-2.0

ID (mA)

-2.5
ID (mA)

- Vẽ đồ thị đặc tuyến lối ra.
- Nhận xét.

7


VII – MOSFET (METAL OXIT SEMICONDUCTOR FIELD EFFECT
TRANSISTOR)
1. Mục đích: Khảo sát và vẽ đặc tuyến vào ra của MOSFET
2. Thực hành
- Nối mạch như hinh vẽ:

- Nối dây: 15(V) – 1, 15V(COM) – 2, 5– 6, VM(+) – 3, VM(-) – 4, 28 – 34, AM(+)
– 29, AM(-) – 30, 18 – 22, VM(+) – 38, VM(-) – 39, 30V(+) – 40, 30V(COM) –
41, 26 – 27.
* Tìm điện áp ngưỡng:
- Điện áp ngưỡng cực Gate là điện áp khi VDS = VGS và I D ≈ 250µA
- Chỉnh 2 nguồn cung cấp ở vị trí cực tiểu, chưa bật nguồn
- Bật nguồn tăng từ từ 2 nguồn cung cấp tới khi ID ≈ 250µA
- Đọc giá trị VDS, VGS (≈ 3V)
* Đặc tuyến của MOSFET
- Đặt VGS ở các giá trị 3.50V, 3.75V
- Thay đổi VDS quan sát dòng ID lập bảng sau:

VDS (V)

0
0.1
0.15
0.32
1
2.5
5

ID/VGS = 3.50V

ID/VGS = 3.75V

- Vẽ đồ thị đặc tuyến của Mosfet, nhận xét.

8


Bài 2: MẠCH CHỈNH LƯU, LỌC VÀ ỔN ÁP DÙNG DIODE ZENER,
MẠCH ỔN ÁP DÙNG IC
(P5) và (P6)
Mục đích: Quan sát hoạt động, dạng sóng lối ra của các mạch. Giới thiệu
các mạch ổn áp vá ổn dòng cơ bản thường dùng, sinh viên có thể quan sát, phân
tích hoạt động, kiểm tra các mạch ổn áp, dòng dùng transistor, vẽ đường đặc tính
lối ra và tính toán độ ổn áp.
- Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
- Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ
- Mạch chỉnh lưu cầu
- Mạch lọc
- Mạch Nhận điện áp
- Mach ổn áp song song dùng diode zener

- Mạch ổn định dòng dùng IC LM317
Chú ý: + Nguồn chưa ổn áp được lấp ra làm nguồn vào cho mạch ổn áp là nguồn
lấy ra sau biến thế đã được chỉnh lưu và lọc.
+ Tất cả các mạch ổn áp ngoại trừ mạch ổn áp dùng diode zener đều có
mạch hạn dòng bảo vệ ngắn mạch cho mạch.
+ Phần cứng của mạch ổn áp có thể chịu được dòng lên tới 100mA, nguồn
chưa ổn áp 12V - 0 - 12V lấy từ lối ra của biến thế, các yếu tố này phải được giữ
đúng trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

Bài thực hành cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để phân tích và kiểm tra
các mạch: Mạch chỉnh lưu, ổn áp, mạch khảo sát dùng Oscilloscope và được thiết
kế tách rời nhau. Bài thí nghiệm sử dụng nguồn xoay chiều 220V nên sinh viên cần
chú ý và tuân thủ những chỉ dẫn của bài thí nghiệm.
I – Mạch chỉnh lưu bán chu kỳ - (P5)
1. Mục đích: Xác định, kiểm tra mạch chỉnh lưu nửa bán kỳ, quan sát dạng sóng lối
ra.
2. Thực hành
- Vẽ mạch như hình vẽ:

Nối dây: L – 1, N – 3, 2 – 6, CRO(I/P-CH1) – 5, CRO(I/P-CH2) – 7, 21 –
CRO(GND)
9


- Bật nguồn, quan sát dạng sóng lối ra dùng Oscilloscope: kênh 1 quan sát tại chân
Anode kênh 2 tại chân Cathode của Diode
- Vẽ dạng sóng vào, ra của mạch. Nhận xét.
Chú ý: khi đo dạng sóng lối ra của diode để chế độ đo của Osc là DC
II - Mạch chỉnh lưu toàn chu kỳ - (P5)
1. Mục đích: xây dựng, kiểm tra mạch chỉnh lưu cả chu kỳ, quan sát dạng sóng lối

vào, ra của mạch
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: L – 1, N – 3, 2 – 6, 4 – 17, 7 – 19, 8 – CRO(I/P-CH1), 21 – CRO(GND).
- Bật nguồn, quan sát và vẽ lại dạng sóng lối vào, ra
- Nhận xét
III - Mạch chỉnh lưu cầu - (P5)
1. Mục đích: xây dựng, kiểm tra mạch chỉnh lưu cầu, quan sát và vẽ dạng sóng vào
ra của mạch.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: L – 1, N – 3, 2 – 5, 10 – 6, 4 – 15, 19 – 16, 11 – 18, 7 – 14, 6 – CRO(I/PCH1), 8 – CRO(I/P-CH2), 17 – CRO(GND).
- Bật nguồn quan sát, vẽ lại dạng sóng lối vào, ra của mạch
- Nhận xét, kết luận
10


IV - Mạch lọc - (P5)
1. Mục đích: Kiểm tra sự thay đổi của nguồn điện, xây dựng mạch lọc, quan sát
dạng sóng vào ra của mạch.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

Nối dây:L – 1, N – 3, 2 – 5, 7 – 52, 21 – 54, 50 – AM(+), 56 – AM(-), 55 – 60, 50 –
VM(+), 55 – VM(-) hay 50 – CRO(I/P-CH1), 55 – CRO(GND).
- Trước tiên ráp mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ sau đó nối thêm tụ điện C sau mạch
chỉnh lưu như hình vẽ trên.
- Thay đổi giá trị điện trở tải RL, quan sát dòng và điện áp lối ra lập bảng sau:

IL (mA)
0
10
20
30
40
50

Vout (V)

- Lập lại các bước trên khi dùng mạch lọc có cuộn dây theo sơ đồ mạch sau:
+ Vẽ mạch như hình vẽ:

+ Nối dây: L – 1, N – 3, 2 – 6, 7 – 52, 50 – 48, 49 – 51, 53 – AM(+), AM(-)
– 56, 55 – 60, 57 – 58, 59 – VM(+), 61 – VM(-), 58 – CRO(I/P-CH1), 60 –
CRO(GND), 21 – 54.
11


+ Vẽ lại dạng sóng lối ra
+ Thay đổi giá trị biến trở và lập bảng sau:
IL (mA)
0
10
20
30
40
50
60
70


Vout (V)

- Nhận xét
- Chú ý: Làm tương tự các bước trên (cả mạch lọc dùng tụ điện và cuộn dây)
khi dùng mạch chỉnh lưu cả chu kỳ (phần II và III).
V - Mạch nhân điện áp - (P5)
1. Mục đích: Bài thí nghiệm giúp sinh viên xây dựng và kiểm tra mạch nhân điện
áp.
2. Thực hành
Mạch nhân điện áp là mạch cho điện áp lối ra là bội số của điện áp lối vào,
mạch nhân điện áp có thể lấy điện áp vào từ mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ hay cả chu
kỳ.
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: L – 1, N – 3, 6 – 10, 7 – 28, 32 – 29, 33 – 11, 2 – 5, 21 – 31, 8 – 56, 34 –
62, 58 – 57, 60 – 63, VM(+) – 59, VM(-) – 61.
- Bật nguồn, đọc biên độ điện áp lối ra trên đông hồ
- Thay đổi giá trị biến trở, đọc và so sánh điện áp lối ra so với lối vào
- Nhận xét

12


VI - Mạch ổn áp song song dùng diode zener - (P5)
1. Mục đích: khảo sát mạch ổn áp dùng diode zener
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: L – 1, N – 3, 2 – 5, 7 – 19, 4 – 18, 20 – 28, 21 – 29, 27 – 43, VM(+) –

46, VM(-) – 62, 47 – AM(+), AM(-) – 56, 60 – 30, 63 – 22, 44 – AM(+), 45 –
AM(-).
- Bật nguồn cung cấp
- Chưa nối tải RL ghi lại các giá trị Vin, Iin, VZ (chế độ không tải)
- Nối tải vào mạch, thay đổi giá trị tải quan sát dòng IL và điện áp trên Zener, lập
bảng sau:
IL (mA)
0
5
10
15
20

VZ (V)

Chú ý: IL luôn khác 0, để IL = 0 cần phải tháo điện trở tải ra (RL).
- Vẽ đồ thị IL theo VZ
V ( I = 0 ) − VZ ( I L = 20mA )
- Tính độ ổn định tải = Z L
.100%
VZ ( I L = 0 )

- Nhận xét, kết luận.

13


VII - Mạch ổn định dòng điện dùng IC LM317 (Trên P6)
1. Mục đích: Kiểm tra, khảo sát mạch ổn dòng dùng IC LM317, quan sát hoạt động
vẽ đặc tuyến dòng ra ổn áp của mạch.

2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: L – 21, N – 22, 15 – 13, 14 – 18, 17 – AM(+), AM(-) – 35, 39 – 20.
- Bật nguồn cung cấp
- Đặt tải ở giá tri 500Ω thay đổi biến trở 500Ω ở các vị trị cực tiểu và cực đại, ghi
lai giá trị dòng lối ra quan sát được.
- Nhận xét.

VIII - Mạch ổn áp nối tiếp – (P6)
1. Mục đích: Khảo sát mạch ổn áp song song dùng Zener, kiểm tra, khảo sát và vẽ
đường tải lối ra của mạch.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Chưa bật nguồn, nối dây: L – 21, N – 22, 13 – 1, 14 – 7, 3 – 9, 4 – 10, 5 – AM(+),
AM(-) – 35, 12 – 39, VM(+) – 6, VM(-) – 12.
- Bật nguồn cung cấp, thay đổi giá trị điện trở tải RL để dòng qua tải thay đổi từ 0 ÷
80mA, quan sát điện áp lối ra và lập bảng sau:

o

IL (mA)
Vout (V)

0

10

20


30

40

50

60

70

80

Chú ý: để quan sát lối ra khi IL = 0 ta phải gỡ bỏ RL
14


- Vẽ đặc tuyến lối ra Vout theo IL
- Tính độ ổn áp =

Vout ( I L = 0 ) − Vout ( I L = 80mA )
.100%
Vout ( I L = 0 )

- Nhận xét.

IX – Mạch ổn áp dùng IC 723 – (P6)
1. Mục đích: khảo sát, phân tích mạch ổn áp dùng IC 723
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:


- Nối dây: L – 21, N – 22, 13 – 23, 14 – 26, AM(+) – 24, AM(-) – 33, 39 – 28,
VM(+) – 25, VM(-) – 27.
Mạch gồm một biến thế, bộ chỉnh lưu toàn sóng, bộ lọc để lấy ra nguồn chưa
ổn áp, IC ổn áp có ngưỡng (điện áp ổn áp) thay đổi được bằng một biến trở ở chân
6, điện trở RSC chân 4 có tác dụng bảo vệ khi mạch quá tải. Một điện trở RSC ở lối
ra nhạy cảm với dòng được dùng để tải cho IC.
- Bật nguồn
- Điều chỉnh biến trở đặt Vout ở chế độ không tải là 5V (đặt mức ổn áp là 5V)
- Thay đổi dòng IL qua tải quan sát Vout và lập bảng sau:
IL (mA)
Vout (V)

5

10

20

30

40

45

- Tính độ ổn áp của mạch
- Nhận xét, kết luận.

15



Bài 3: KHÁO SÁT KHUẾCH ĐẠI TRANSISTOR
(CHẾ ĐỘ CE, CB, CC)
(P7)
Mục đích: Bài thí nghiệm khảo sát đặc tính ổn định nhiệt, các chế độ khuếch đại
cũng như các mạch khuếch đại ghép tầng của transistor. Bài gồm các phần sau:
- Ổn định nhiệt
- Khuếch đại CE
- Khuếch đại CB
- Khuếch đại CC
I – Ổn định nhiệt cho transistor
1. Mục đích: khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động của BJT
2. Thực hành
BJT là thiết bị bán dẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và nhiều yếu tố khác,
nhiệt độ ảnh hưởng đến điểm phân cực của BJT làm cho các phép đo sẽ thiếu chính
xác, để quan sát ảnh hưởng của nhiệt độ người ta khảo sát dòng Ic khi điện trở ổn
định nhiêt RE thay đổi.
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – 1, 15V(COM) – 2, AM(+) – 3, AM(-) – 4.
- Bật nguồn
- Cấp nguồn 12V cho mạch, đầu tiên giữ Switch ở vị trí bên phải RE = 100Ω, quan
sát sự tăng nhanh của dòng IC. Bạn có thể quan sat sự ảnh hưởng của nhiệt độ bằng
cách đặt thổi hơi nóng vào BJT, ta sẽ thấy dòng IC giảm (cần có thời gian đợi cho
BJT nguội lại).
- Bật Switch qua bên trái tương ứng với vị trí RE = 1K, quan sát trên đồng hồ ta sẽ
thấy dòng IC sẽ giảm rất mạnh và ít thay đổi cho dù bạn thổi hơi nóng vào BJT, như
vậy dòng qua BJT ổn định hơn. Sau khi quan sát lập bảng sau:
RE
0.1K

1K

IC (mA) (khoảng thay đổi của dòng IC)

- Nhận xét, kết luận.
16


II – Mạch khuếch đại Transistor mắc E chung
1. Mục đích: Kiểm tra mạch khuếch đại CE, tìm độ lợi, trở kháng vào ra và băng
thông của mạch.
2. Thực hành
Mạch khuếch đại transistor mắc E chung có chân E nối đất, tín hiệu vào
chân B ra chân C, mạch được sử dụng rộng rãi vì có nhiều tính năng và hữu ích hơn
so với mạch CC, CB. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát việc đo trở kháng vào ra, độ lợi,
băng thông và đáp ứng tần số của mạch CE.
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – 6, 15V(COM) – 7, FG(O/P) – 8, FG(GND) – 9, CRO(I/PCH1) – 10, CRO(GND) – 11.
- Giữ Switch ở vị trí bên trái (chế độ CE)
- Bật nguồn cung cấp, đặt VCE = 6V, đưa tín hiệu Sin (1 KHz, 150mVpp), sau đó
quan sát lối vào, ra trên Osc và điều chỉnh mức tín hiệu vào lớn nhất có thể mà lối
ra không bị sái dạng.
- Vẽ lại dạng sóng vào, ra và tính độ lợi G.

Xác định đáp ứng tần số của mạch
- Dãy đáp ứng tần số của của mạch khuếch đại là khoảng tần số thay đổi cho phép
của tín hiệu vào mà mạch vẫn hoạt động đúng và có tín hiệu lối ra.
- Giữ tín hiệu vào có biên độ không đổi 350mVpp, thay đổi tần số từ 100Hz ÷
400KHz ghi lại các giá trị Vo đo được và lập bang sau:

f (KHz)
0.5
Vo(Vp-p)

1

2

5

7

10

15

20

30

40

100

- Vẽ đồ thị đáp ứng tần số của mạch, tính băng thông cho mạch.
- Nhận xét, kết luận.

17



III - Mạch khuếch đại mắc Cascode
- Nối mạch như hình vẽ:

Nối dây: 15V(+) – 6, 15V(COM) – 7, FG(O/P) – 8, FG(GND) – 9, CRO(I/P-CH1)
– 10, CRO(GND) – 11.
- Bật Switch sang vị trí Cascode
- Tiến hành các bước tương tự như bài trên: Vin đặt là tín hiệu Sin (40mVpp, 1
KHz) quan sát vẽ lại dạng sóng vào ra.
- Vẽ lại dạng sóng vào, ra và tính độ lợi G.
- Khảo sát đáp ứng tần số của mạch khi f thay đổi từ 500Hz ÷ 1MHz, vẽ đặc tuyến
đáp ứng tần số, xác định băng thông của mạch
- Nhận xét.

Chú ý: Mạch khuếch đại Cascode có hệ số khuếch đại điện áp thấp, tổng trở vào
lớn, mạch hoạt động tốt ở tần số cao do cách mắc khử được ảnh hưởng của hiệu
ứng Miller đến các thông số của mạch.

18


IV - Mạch khuếch đại CB
1. Mục đích: Kiểm tra, phân tích hoạt động của mạch khuếch đại transistor mắc CB.
2. Thực hành
Mạch khuếch đại CB có tổng trở vào thấp tổng trở ra cao, độ lợi đủ lớn, khi
mạch hoạt động ở chế độ khuếch đại EB phân cực thận, CB phân cực ngược tín
hiệu được đưa vào chân E và ra chân C. Mạch CB có một số ứng dụng như: Phối
hợp trở kháng khi nguồn tín hiệu vào có tổng trở lớn và điều khiển tải ra lớn, các
mạch khuếch đại đảo pha, ngoài ra nó cũng được sử dụng như là nguồn dòng.
* Tìm tổng trở Rin, Rout
- Nối mạch như hình vẽ:


- Nối dây: 15V(+) – 37, 15V(COM) – 30V(+), 15V(COM) – 38, 30V(COM) – 39,
FG(O/P) – 40, FG(GND) – 47, CRO(I/P-CH1) – 45, CRO(GND) – 48.
- Bật nguồn
- Đặt tín hiệu vào Sin (1KHz, 0.6Vpp) sau đó thay đổi biên độ lớn nhất có thể mà
tín hiệu ra chưa bị sái dạng (Vin = 0.84V).
- Lập bảng sau:
Vout khi lối vào nối trực tiếp (không qua
điện trở 10K)

Vout ở chế độ không tải
Không nối tiếp với 10K

Nối tiếp với 10K

Vout khi lối vào nối tiếp với điện trở
10K

Vout khi lối ra gắn tải 2K
Không nối tiếp với 10K

Nối tiếp với 10K

- Vẽ lại dạng sóng vào, ra và tính độ lợi G cho mỗi trường hợp
- Nhận xét.
* Xác định đáp ứng tần số của mạch:
- Giữ biên độ tín hiệu vào Vin = 0.6Vpp thay đổi tần số f từ 500Hz ÷ 900KHz
- Quan sát điện áp lối ra và lập bảng sau:
f (KHz)
0.5 0.6 0.7 0.8 1

1.2 1.5 1.8
Vout (Vp-p)
f (KHz)
10
12
100 300 400 500 600 700
Vout (Vp-p)
-Vẽ đồ thị đáp ứng tần số của mạch, tìm băng thông, nhận xét.

2

3

800

900

19


V - Mạch khuếch đại CC
1. Mục đích: Kiểm tra, phân tích hoạt động của mạch khuếch đại transisor mắc CC
2. Thực hành
Mạch khuếch đại transistor mắc CC có hệ số khuếch đại điện áp bằng 1, trở
kháng vào cao, trở kháng ra thấp (so với mạch CE, CB). Mạch khuếch đại loại này
thường được sử dụng làm bộ đệm giữa lối tín hiệu lối vào có trở kháng cao và tải
lối ra có trở kháng thấp, độ lợi AV bằng độ lợi đơn vị, điện áp vào cực B bằng điện
áp rơi trên cực E.
- Nối mạch như hìh vẽ:


- Nối dây: 15V(+) – 13, 15V(COM) – 14, FG(O/P) – 15, FG(GND) – 16, CRO(I/PCH1) – 17, CRO(GND) – 18, SW3 UP.
- Đặt Vin là tín hiệu Sin (1 KHz, 3Vpp) sau đó chỉnh biên độ tín hiệu vào lớn nhất
mà tín hiệu lối ra không bị sái dạng.
- Tiến hành các bước tương tự như phần trên
- Vẽ lại dạng sóng vào, ra và tính độ lợi G.
- Tìm đáp ứng tần số của mạch khuếch đại.

20


Bài 4: KHUẾCH ĐẠI TRANSISTOR
(P8)
Mục đích: Khảo sát các loại mạch khuếch đại dùng transistor
Bài thí nghiệm cung cấp các loại mạch khuếch đại transistor khác nhau bao gồm:
- Khuếch đại vi sai
- Khuếch đại hai tầng ghép R –C
- Khuếch đại ghép biến áp
- Mạch khuếch đại FET
- Khuếch đại đẩy – kéo
Lưu ý: các mạch khuếch đại được cung cấp trong panel P8, các mạch được thiết kế
độc lập với nhau do đó khi làm mỗi mạch khuếch đại cần phải cung cấp nguồn, tín
hiệu vào.
I – Mạch khuếch đại 2 tầng ghép R – C
1. Mục đích: Khảo sát mach khuếch đại ghép R – C, phân tích độ lợi khi dùng 1
tầng riêng biệt và khi nối 2 tầng.
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – 13, 15V(COM) – 14, FG(O/P) – 15, FG(GND) – 16, CRO(I/PCH1) – 17, CRO(GND) – 20.
- Bật nguồn.

- Cấp tín hiệu Sin (1KHz, 25mVpp) vào lối vào, quan sát tín hiệu ra ở tầng 1 trên
Osc vẽ lại dạng sóng, nhận xét.
- Đưa tín hiệu vào tầng 2, quan sát tín hiệu lối ra vẽ lại dạng sóng vào, ra đo được
trên Osc.
- Nối 2 tầng với nhau, cấp tín hiệu cho mạch. Quan sát và vẽ lại dang sóng vào, ra
trên Osc.
- Tính: G1, G2, G, nhận xét.
Chú ý: khi nối 2 tầng với nhau do tín hiệu vào tâng 2 lớn nên lối ra bị bão hoà do đó
cần giảm biên độ tín hiệu vào để quan sát được tín hiệu lối ra.

21


II - Mạch khuếch đại ghép biến áp
1. Mục đích: Khảo sát, phân tích mạch khuếch đại transistor ghép biến áp.
2. Thưc hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – 21, 15V(COM ) – 22, FG(O/P) – 23, FG(GND) – 24,
CRO(I/P-CH1) – 25, CRO(GND) – 26.
- Dùng nguồn cung cấp 3V
- Cấp tín hiệu vào Sin (1 KHz, 25mVpp) quan sát vẽ lại dạng sóng lối ra.
- Giữ nguyên biên độ tín hiệu vào, thay đổi tần số f từ 100Hz ÷ 15KHz quan sát
điện áp ra và lập bảng sau :
Vin (Vp-p)
25mV

f (Hz)
100
500

1000
1500
2000
2500
.
.
.
15000

Vout (Vp-p)

- Vẽ đồ thị đáp ứng tần số của mạch. Nhận xét.

22


III - Mạch khuếch đại FET
1. Mục đích: Kiểm tra, khảo sát mạch khuếch đại dùng FET chế độ CD, CS
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – 27, 15V(COM) – 28, FG(O/P) – 29, FG(GND) – 30, CRO(I/PCH1) – 31, CRO(GND) – 32.
- Bật nguồn
a) Chế độ CS (đặt SW ở vị trí bên trên).
- Bật nguồn, chỉnh nguồn cung cấp ở 12V, giữ Switch ở vị trí bên trái (chế độ CS)
- Cấp tín hiệu Sin (1 KHz, 0.6Vpp) quan sát dạng sóng, ghi lại giá tri điện áp lối ra
và lập bảng Vin và Vout tương ứng.

Độ lợi của mạch ?
* Đáp ứng tần số của mạch.

- Giữ biên độ tín hiệu vào không đổi (0.6Vpp), thay đổi tần số tín hiệu f từ 1Hz ÷
300KHz, quan sát điện áp ra và lập bảng sau:
f (Hz)
Vout (Vp-p)
f (Hz)
Vout (Vp-p)

1

2

4

6

10

30

1K

20K

40K

80K

100K

150K


200K

250K

300K

1M

- Vẽ đồ thị đáp ứng tần số của mạch
- Nhận xét.
b) Chế độ CD (đặt SW ở vị trí bên dưới).
- Làm tương tự như phần trên xác định độ lợi và đáp ứng tần số của mạch.

23


IV - Mạch khuếch đại Push – Pull
1. Mục đích: Khảo sát, phân tích hoạt động của mạch khuếch đại đẩy – kéo
2. Thực hành
Bài thí nghiệm cung cấp một mạch khuếch đại đẩy kéo sử dụng biến áp lái
tải lối ra, hai transistor mỗi con dẫn một bán kỳ:
- VO =

VOPP

Pin = VS I S

2 2


Pout

VO2 (VOPP )
=
=
RL
8RL

2

η% =

PO
.100%
Pin

- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 15V(+) – AM(+), AM(-)-39, 15V(COM) – 40, FG(O/P) – 41, FG(GND)
– 42, CRO(I/P-CH1) – 43, CRO(GND) – 44, 43 – 46, 44 – 47.
- Hiệu chỉnh nguồn cung cấp ở 4V (chú ý chỉ cấp nguồn 4V)
Chú ý: Trước khi bật nguồn kiểm tra lại điện áp nguồn cung cấp, nó có thể là
nguyên nhân gây hỏng mạch.
a) Ảnh hưởng của điện trở tải
- Cấp tín hiệu Sin (1KHz, 50mVpp), quan sát tín hiệu lối ra trên Osc
- Tăng tín hiệu vào cực đại mà tín hiệu ra chưa bị sái dạng, dùng biến trở 25Ω và
22KΩ làm tải.
- Quan sát dòng vào, điện áp ra và lập bảng sau:
RL (Ω)


VS (V)

IS (mA)

VOPP
(V)

VOrms

Pin

Pout

η%

0.6
0.8
1
4.7
8
22
- Khi không cấp tín hiệu vào lối ra vẫn có dòng chảy qua mạch, đo giá trị này và
tính công suất của nó.
- Nhận xét.
24


b) Đáp ứng tần số của mạch
- Cấp tín hiệu Sin biên độ không đổi 50mVpp, thay đổi tần số tín hiệu từ 500Hz ÷
3KHz, giữ cho giá trị điện trở tải là 8Ω

- Quan sát tín hiệu lối ra trên Osc và lập bảng sau:
f (KHz)

Vout (Vp-p)

0.5
0.6
0.7
0.8
1
1.5
2
2.5
3
- Vẽ đồ thị đáp ứng tần số của mạch, nhận xét.
PHẦN LÀM THÊM
I - Mạch khuếch đại vi sai
1. Mục đích: Kiểm tra và quan sát:
- Dạng sóng lối ra ở chế độ đơn (đưa tín hiệu vào một lối vào)
- Dạng sóng lối ra ở chế độ vi sai (đưa tín hiệu ngược pha vào 2 lối vào)
- Dạng sóng lối ra ở chế độ chung (đưa vào mạch 2 tín hiệu cùng pha)
2. Thực hành
- Nối mạch như hình vẽ:

- Nối dây: 30V(+) – 1, 30V(COM) – 2, FG(I/P) – 3, FG(GND) – 4 hay FG(I/P) – 5,
FG(GND) – 6, 15V(+) – 11, 15V(COM) – 12, CRO(I/P-CH1) – 7, CRO(I/P-CH2)
– 9, CRO(I/P-CH1)(GND) – 8, CRO(I/P-CH2)(GND) – 8.
- Hiệu chỉnh cân bằng cho mạch: Đặt VCC = 9V, VEE = 6V. Nối 2 lối vào I/PA, I/PB
xuống đất và đo điện áp giữa 2 lối ra của mạch, điều chỉnh biến trở để điện áp này
≈ 0, sau khi hiệu chỉnh giữ nguyên vị trí nguồn cung cấp và vị trí biến trở.

* Chế độ đơn:
25


×