TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN DƯỢC LIỆU 1
LỚP: ĐH DƯỢC 11C
GVHD:
Ths. Huỳnh Anh Duy
Nhóm 2 – Tiểu Nhóm 1:
Ngô Thị Cẩm Thi
Phù Thanh Thúy Vy
Nguyễn Thị Tường Vy
Lê Đặng Quế Trân
Trần Thị Kiều Trang
Huỳnh Hữu Thước
BÀI 8: DƯỢC LIỆU CHỨA
COURMARIN
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
COUMARIN là các hợp chất thuộc nhóm phenylpropanoid với khung cơ
bản là benzo-a-pyron, với một số tính chất sau:
• Thường tồn tai dưới dạng aglycon, dể kết tinh không màu,có mùi
thơm, và đa số dể thăng hoa.
• Ở dạng glycosid thì có thể tan trong nước, ở dạng aglycon thì dể
tan trong dung môi kém phân cực
• Phát huỳnh quang dưới UV 365 nm
• Do có vòng lacton nen coumarin dể bị mở vòng bởi kềm tạo thành
muối tan trong nước, nếu acid hóa thì thường sẽ có sự đóng vòng
trở lại.
• Sau khi mở vòng lacton bằng dung dịch kiềm, các coumarin đơn
giản sẽ tạo thành dẩn chất hydroxyl cinnamic ở dang cis ,có huỳnh
quang yếu trong UV 365 nm.Dưới tác dụng củ tia UV365 nm,chất
này sẽ chuyển thành dạng trans, có huỳnh quang mạnh hơn.
• Một số dược liệu chứa coumarin: Bạch chỉ, tiển hồ, ba dót, sài đất..
Bạch Chỉ
Tiền Hồ
Ba Dót
II TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1.
DƯỢC LIỆU
a.
Bạch chỉ (Radix Angelica dahurica ): dùng rễ
b.
Tiền hồ (Radix Peucedani): dùng rễ
2.
Chiết xuất dược liệu: áp dụng phương pháp 1
•
•
•
Lấy 1g bột dược liệu (bạch chỉ, tiền hồ) cho vào bình nón 100ml,
thêm 20ml cồn 96%.
Đun cách thủy 5p.
Lọc qua bông (trên phễu lọc), thu dịch lọc để làm phản ứng.
3.
•
•
Định tính coumarin bằng phương pháp hóa
học
Phản ứng với FeCl3
Lấy 4 ống nghiệm, mỗi dược liệu 2 ống nghiệm, đánh số trên ống
nghiệm:
+ Ống 1: cho 1ml dịch lọc
+ Ống 2: cho 1ml dịch lọc và 1-2 giọt dung dịch FeCl3
So sánh màu ở 2 ống nghiệm và nhận xét
Bạch chỉ
Tiền hồ
Nhận xét: ống 2 của mỗi dược liệu (ống thêm vài giọt FeCl 3) đều
chuyển sang màu xanh, chứng tỏ phản ứng dương tính
có
coumarin trong dược liệu. Ở Tiền Hồ, có màu xanh đậm hơn chứng
tỏ Tiền Hồ có nhiều -OH phenol hơn Bạch Chỉ.
Phản ứng đóng mở vòng lacton
• Lấy 4 ống nghiệm, mỗi dược liệu 2 ống nghiệm, đánh số ống
nghiệm lần lượt là 1, 2.
+ Ống 1: 2ml dịch lọc và 4ml nước cất, dung dịch trở nên
đục.
+ Ống 2: 2ml dịch lọc và 0,5ml dung dịch NaOH 10% . Đun
cách thủy trong 2 – 3 phút sau đó thêm nước cất cho đến thể
tích bằng ống 1.
Bạch Chỉ
Tiền Hồ
Quan sát: Ở cả 2 dược liệu, ống 1 khi cho nước vào dung dịch trở nên
đục, ống 2 khi cho NaOH 10% rồi đun cách thủy cho dung dịch trong
hơn ống 1. Nếu tiếp tục acid hóa ống 2 bằng HCl đđ sẽ thấy 2 ống có độ
đục gần nhau. Thí nghiệm này chứng tỏ cả 2 dược liệu đều có coumarin.
Giải thích: lí do ống 2 trong hơn ống 1 là vì coumarin là chất kém phân
cực nên khi thêm nước vào ống 1 dung dịch không tan được dẫn đến
dung dịch đục, còn ống 2 khi cho NaOH vào NaOH tạo muối với
coumarin (mở vòng lacton) nên dễ tan trong nước dẫn đến dung dịch
trong hơn.
Phản ứng với thuốc thử diazo
• Lấy 2 ống nghiệm, mỗi dược liệu 1 ống.
• Cho vào ống nghiệm 2ml dịch lọc, thêm 1ml dung dịch
NaOH 5%
• Đun cách thủy trong 2p, làm lạnh nhanh bằng vòi nước
• Thêm từ từ từng giọt thuốc thử diazo cho đến khi xuất hiện
màu đỏ hoặc đỏ cam.
• Quan sát kết quả
Bạch Chỉ
Tiền Hồ
Nhận xét: Cả 2 dược liệu đều xuất hiện màu đỏ cam chứng tỏ 2 dược
liệu đều chứa coumarin. Nhưng ở Tiền Hồ màu đỏ cam đậm hơn chứng
tỏ Tiền Hồ có nhiều -OH phenol hơn Bạch Chỉ.
Phản ứng huỳnh quang
• Lấy 1 tờ giấy lọc cắt làm đôi, mỗi dược liệu dùng nửa tờ.
• Trên nửa tờ giấy lọc kẻ 2 vòng tròn (dùng đầu ống nghiệm để vẽ)
bằng nhau.
• Lấy 3ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch NaOH 5% đun cách thủy
trong 3p rồi nhỏ dịch lọc lên 1 trong 2 vòng tròn trên nửa tờ giấy
lọc, vòng còn lại nhỏ vào dịch lọc (ban đầu chiết bằng cồn).
• Chờ cho dung môi khô rồi lặp lại như trên 4 lần nữa, để khô.
• Che nữa vết dịch chiết mỗi vòng tròn bằng 1 miếng kim loại rồi
đem soi đèn UV 365nm trong 1- 2 phút.
•
Lấy miếng kim loại ra sẽ thấy nữa không bị che phát quang sáng
hơn nữa bị che
•
Nếu tiếp tục chiếu UV sau vài phút thì cường độ phát quang 2 nữa
sẽ như nhau
Thử nghiệm vi thăng hoa
• Cho 1 – 2g dược liệu (Tiền Hồ) vào 1 chén nung nhỏ.
• Đun cách cát, thỉnh thoảng đảo đầu cho bay hết hơi nước rồi đậy
chén bằng 1 phiến kính trên có sẵn 1 miếng bông gòn lạnh.
• Tiếp tục đun khoảng 30p, để nguội.
•
Quan sát dưới kính hiển vi 10x, thấy nhiều tinh thể hình kim
không màu.
•
Nhỏ vài giọt cồn 96% lên tấm lame để hòa tan các tinh thể.
Chuyển dịch cồn vào ống nghiệm và làm phản ứng với thuốc
thử diazo như ở phần phản ứng với thuốc thử diazo.
Kết quả: dung dịch có màu đỏ cam chứng tỏ dược liệu có
coumarin
•
•
4. Định tính coumarin bằng sắc kí lớp mỏng
Dịch chấm sắc ký:
Dịch chiết cồn của dược liệu: Tiền hồ, Bạch Chỉ được bốc hơi
trên bếp cách thủy đến cắn.
Hòa tan cắn với CHCl3, dùng dịch này làm dịch chấm sắc ký.
•
Chuẩn bị bản mỏng:
Lấy bản mỏng silica gel tráng sẳn với kích thước 2,5 x 10cm
•
Dung môi sắc ký:
Hệ dung môi: S1 = n-hexan : EtOAc (9:2)
Cho dung môi vào bình sắc ký (đã lót giấy lọc) sao cho lớp dung
môi trong bình cao khoảng 0,5cm, đậy kính nắp bình sắc ký.
•
Khai triển:
Dùng mao quản hút dịch chiết, chấm lên bản mỏng thành từng
vạch 1-3mm cách mép dưới 1,5cm
o
Đặt bản mỏng vào bình sắc ký ở tư thế nghiêng 45 đậy nắp
bình.
Khi dung môi còn cách mép trên 0.5cm thì lấy bản mỏng ra và
để bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng.
•
Phát hiện vết:
Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 365nm, UV 254nm
•
UV 254nm
UV 365nm
Với thuốc thử Diazo (KOH)
Nhúng bản mỏng vào dung dịch KOH 5%, rồi sấy nhẹ cho
khô bản mỏng.
Nhúng tiếp bản mỏng vào thuốc thử diazo (các dẫn chất
coumarin sẽ cho các vết có màu cam đến đỏ), sấy khô và dán
bản mỏng lại bằng keo dán.
Kết quả: các vết hiện rõ và cho mảu đỏ cam với thuốc thử
diazo (KOH), chứng tỏ có coumarin trong cả 2 dược liệu là
Bạch Chỉ và Tiền Hồ.