Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Nghiên cứu tần suất, đặc điểm thalassemia và các bệnh hemoglobin trong cộng đồng dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 200 trang )

1

Bễ GIAO DUC VA AO TAO

Bễ Y Tấ

TRNG AI HOC Y HA NễI

Lấ THI HOANG MY

Nghiên cứu tần suất, đặc điểm
thalassemia
và các bệnh hemoglobin trong cộng
đồng dân tộc Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long

LUN N TIN S Y HOC


2

HÀ NỘI - 2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thalassemia (thal) và bệnh lý hemoglobin (Hb biến thể) là nhóm bệnh di
truyền đơn gen phổ biến nhất trên thế giới [1], [2]. Bệnh gây ra do đột biến
gen có vai trò kiểm soát quá trình tổng hợp chuỗi globin trong hồng cầu dẫn
đến thiếu máu do tan máu bẩm sinh [3], [4]. Trên thế giới, tỉ lệ mang gen ước
tính khoảng 7%. Hàng năm, có khoảng 300.000 - 400.000 trẻ thal thể nặng
được sinh ra [5], và khoảng 50.000 - 100.000 trẻ mắc bệnh tử vong [6]. Mặc
dù được phát hiện ở khắp nơi, bệnh mang tính chất dân tộc và địa dư một cách
rõ rệt [4], [7].


Đông Nam châu Á là một ‘vùng dịch tễ’ thalassemia và bệnh lý Hb với
4 thể phổ biến là -thal, -thal, HbE và Hb Constant Spring (HbCS). Theo
một số nghiên cứu, tỉ lệ mang gen -thal trong khu vực thay đổi từ 4,5% 40%; -thal từ 1 - 9%; HbCS từ 1 - 8%. Bệnh HbE có thể được xem là ‘nét
đặc trưng’ của vùng Đông Nam Á, là Hb bất thường phổ biến nhất trong số
những người nói tiếng Môn-Khmer, Lào, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka…
với tỉ lệ mang gen ở một số vùng có thể lên đến 50 - 60% [8]. Hiện nay, có
hơn 200 đột biến gây -thal [9], [10] và hơn 150 đột biến gây -thal [11], sự
phối hợp giữa các đột biến này gây ra hơn 60 hội chứng thal khác nhau, làm
cho Đông Nam Á trở thành khu vực có kiểu gen thal phức tạp nhất trên thế
giới [8].
Biểu hiện lâm sàng của các hội chứng thal rất thay đổi, từ dạng không
có triệu chứng đến phụ thuộc truyền máu, thậm chí tử vong trong bào thai


3
như thể đồng hợp tử 0-thal. Điều trị các thể bệnh nặng hiện nay chủ yếu là
truyền máu và thải sắt định kỳ, suốt đời, đã tạo ra gánh nặng cho gia đình
bệnh nhân và xã hội.
Dự phòng sinh ra các thể bệnh nặng với các chương trình sàng lọc
người mang gen trong cộng đồng, tham vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh
là các bước can thiệp quan trọng nhất nhằm giảm gánh nặng do bệnh gây ra
[12]. Để làm được điều này, cần phải có các dữ kiện về tần suất mang gen
bệnh, sự phân bố các kiểu đột biến gen và đặc điểm lâm sàng, huyết học các
thể bệnh trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đaay cho thấy tần suất mang gen
β-thal thay đổi từ 1,5 - 25% và HbE từ …. trong cộng đồng các dân tộc ít
người, tăng dần khi đi từ bắc vào nam [13]. Dân tộc Khmer là một trong các
dân tộc ít người có dân số cao nhất nước với khoảng gần 1,3 triệu người, sinh
sống tập trung ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long [14]. Theo y
văn, tỉ lệ mang gen HbE ở người Khmer từ 20% - 30% [15]; và tỉ lệ mang gen

β-thal khoảng 1,56 - 1,7% [16], do đó sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện những
thể bệnh phối hợp. Nhằm góp phần cung cấp một số dữ kiện về thalassemia
và bệnh hemoglobin trong cộng đồng người Khmer, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu tần suất, đặc điểm thalassemia và các bệnh hemoglobin trong
cộng đồng dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tần suất các thể thalassemia và bệnh hemoglobin, tỉ lệ các kiểu
đột biến gen globin trong cộng đồng dân tộc Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và huyết học các thể thalassemia và bệnh
hemoglobin trong cộng đồng dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về cấu trúc và chức năng của hemoglobin
Hemoglobin là một sắc tố chứa trong hồng cầu với chức năng vận
chuyển oxy - thành phần thiết yếu cho đời sống con người. Hb là một tetramer
gồm 4 tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị gồm một chuỗi polypeptide (chuỗi globin)
và một vòng porphyrin chứa sắt gọi là hem. Các chuỗi globin trong Hb giống
nhau từng đôi một [15].
Trong quá trình phát triển, 6 loại chuỗi globin-α, -ζ (thuộc nhóm globinα), -ε, -γ, -β, và -δ (thuộc nhóm globin-không α) kết hợp với nhau để tạo
thành 6 loại Hb khác nhau.
Ở người trưởng thành, Hb chủ yếu là HbA (α2β2) chiếm 97 – 98%; HbA2
(α2δ2) khoảng 2 – 3%, Hb chủ yếu trong thai kỳ là Hb F (α2γ2), chỉ còn vết sau
2 tuổi. Ngoài ra, trong thời kỳ phôi có 3 loại Hb phôi là Hb Gower 1 (ζ2ε2),
Gower 2 (α2ε2) và Hb Porland (ζ2γ2). Sự sản xuất các loại Hb khác nhau phản
ánh các thay đổi sinh lý để đáp ứng nhu cầu oxy trong các giai đoạn phát triển
khác nhau của cá thể.

Trong tetramer Hb A, sự tương tác giữa các chuỗi globin-α và globin-β
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hai cấu trúc có vai trò trong quá
trình vận chuyển khí oxy của Hb: trạng thái kết hợp oxy (còn gọi là trạng thái
giãn), ký hiệu là (R), và trạng thái nhả oxy (còn gọi là trạng thái căng), ký
hiệu là (T).
Ngoài ra, ái lực của Hb với oxy còn bị tác động bởi những phân tử nhỏ
như 2,3 – diphosphoglycerate (2,3 – DPG) gắn vào phân tử Hb, thay đổi pH
và nồng độ ion Clor trong tế bào.


5

1.2. Phân loại bệnh hemoglobin và cơ chế bệnh sinh
1.2.1. Phân loại bệnh hemoglobin
Bệnh Hb là nhóm bệnh được đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong tổng
hợp chuỗi globin về mặt số lượng hoặc chất lượng. Do đó, bệnh Hb có thể
được phân loại chung thành 2 nhóm lớn [17], [1]:
1.2.1.1. Hội chứng thalassemia
Hội chứng thal gồm các bệnh lý di truyền được đặc trưng bởi giảm hoặc
không tổng hợp các chuỗi globin bình thường. Các bệnh thal, được gọi là α-,
β-, γ-, δ-, δβ-, hoặc εγδβ-thal tùy thuộc chuỗi globin bị khiếm khuyết. Trên
lâm sàng, loại thal thường gây các biểu hiện đáng kể là α- và β-thal, do giảm
tổng hợp một trong 2 loại chuỗi globin-α hoặc -β, thành phần tạo nên phân tử
Hb chủ yếu ở người trưởng thành bình thường (HbA, α2β2).
Hầu hết các bệnh thal do đột biến di truyền lặn, tuy nhiên cũng có một số
ít di truyền trội, mắc phải, hoặc mới mắc (de novo). Ngoài ra, còn có HPFH là
hội chứng tồn lưu HbF di truyền do bất thường trong quá trình chuyển đổi từ
HbF sang HbA [17].
1.2.1.2. Hemoglobin biến thể
Trong nhóm các bệnh lý có khiếm khuyết về cấu trúc chuỗi globin, 1 hay

2 acid amin trong chuỗi bị thay thế bằng acid amin khác. Tùy theo vai trò,
chức năng của acid amin bị thay thế sẽ gây ra biến đổi bệnh lý nặng hay nhẹ,
tạo ra một Hb biến thể. Cho đến nay, đã có trên 700 loại Hb bất thường về cấu
trúc đã được xác định.
Ở nhiều quần thể đa chủng tộc, các dạng hội chứng thal có thể kết hợp với
nhau và kết hợp với Hb biến thể tạo nên nhiều kiểu hình đa dạng trên lâm sàng.


6

Bảng 1.1. Phân loại bệnh hemoglobin [1], [17]
1. Hội chứng thalassemia
1.1. β-thalassemia
Phân loại về lâm sàng

Phân loại về di truyền

β-thal thể nhẹ hoặc thể ẩn

β0-thal: không sản xuất chuỗi β

β-thal thể trung bình

β+-thal: giảm sản xuất chuỗi β

β-thal thể nặng

-thal, -thal, -thal, -thal

β-thal kết hợp các biến thể khác


Gen hỗn hợp Lepore

HbS/ β – thal, HbE/ β-thal

HPFH - tồn lưu HbF di truyền

Khác

-thal di truyền trội

1.2. α-thalassemia
α-thal do xóa đoạn gen
Mất 1 gen globin-α (-α/αα): DHT α+-thal
Mất 2 gen globin-α: in cis (--/αα) - DHT α0-thal; in trans (-α/-α) - ĐHT α+-thal
Mất 3 gen globin- α (--/-): bệnh lý HbH
Mất 4 gen globin-α (--/--): bệnh lý Hb Bart’s
α-thal không xóa đoạn
Hb Constant Spring
Các loại Hb khác: Hb Quong Sze, Hb Paksé, …
1.3. α-thal mới mắc và mắc phải
α-thal với hội chứng chậm phát triển tâm thần
Mất đoạn lớn trên NST số 16 bao gồm các gen globin-α
Đột biến của yếu tố sao mã ATRX trên NST X
α-thal kết hợp hội chứng loạn sản tủy
Do đột biến của gen ATRX
2. Bệnh lý thay đổi cấu trúc chuỗi globin
2.1. Bệnh lý hồng cầu hình liềm



7

2.2. Hb kém bền: Hb Köln, Hb Zürich… [18]
2.3. Methemoglobin: MetHb bẩm sinh, mắc phải
2.4. Hb có ái lực với oxy thay đổi
Tăng ái lực với oxy
Đột biến trên gen α: Hb Chesapeake [18], Hb Koya, Hb Icara…
Đột biến trên gen β: Hb Tak, Hb Hekinan, Hb Helsinki
Giảm ái lực với oxy
Hb Kansas, Hb Beth Israel, Hb Bologna, Hb Bruxelles [18]

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của các loại thal cơ bản giống nhau, đặc trưng bởi sự
mất cân bằng trong tổng hợp chuỗi globin- và không- gây giảm tổng hợp
Hb và giảm đời sống hồng cầu [10]. Tuy nhiên, hậu quả của việc sản xuất
chuỗi globin-α và -β dư thừa trong α- và β-thal khác nhau.
1.2.2.1. Beta thalassemia
Trong β-thal, giảm tổng hợp chuỗi globin-β dẫn đến dư thừa chuỗi
globin-. Mặc dù tổng hợp HbF( 22) còn tồn tại sau sinh với mức độ khác
nhau trong các thể -thal nặng, toàn bộ những sản phẩm được tạo ra không
đủ bù cho sự giảm HbA. Nói theo cách khác, các chuỗi globin- và -
không bao giờ đủ để kết hợp với chuỗi globin-. Các chuỗi globin- dư
thừa, bị kết tủa trong tế bào tiền thân hồng cầu trong tủy xương và hồng
cầu trong máu ngoại vi, dẫn đến khiếm khuyết các tế bào tiền thân hồng
cầu làm tạo máu không hiệu quả và giảm đời sống hồng cầu. Thiếu máu
kích thích tủy xương tăng sinh nhưng không hiệu quả, dẫn đến dãn rộng
tủy xương, làm biến dạng khung xương, tăng trưởng và chuyển hóa bất


8


thường. Hiện tượng pha loãng máu do tủy xương dãn rộng, lách to do bắt
giữ các hồng cầu bất thường làm nặng thêm tình trạng thiếu máu. Tăng sản
tủy xương gây hấp thu sắt tăng và quá tải sắt, có thể nặng thêm do nhu cầu
truyền máu thường xuyên. Hậu quả là dẫn đến lắng đọng sắt ngày càng
nhiều trong các mô, suy cơ quan và nếu sắt không được lấy đi sẽ dẫn đến
tử vong [2], [1].
1.2.2.2. Alpha thalassemia
Cơ chế bệnh sinh của α-thal có sự khác biệt so với β-thal. Trong α-thal,
hiện tượng tạo hồng cầu không hiệu quả ít hơn do sự hình thành các tetramer
HbH và Hb Bart’s hòa tan. Đặc biệt, HbH là một tetramer có khuynh hướng
kết tủa khi tế bào trưởng thành, tạo thành các thể vùi, do đó tán huyết là đặc
điểm chính của α-thal. Biểu hiện thiếu máu nặng thêm do Hb H và Hb Bart’s
đều là các homotetramer và không thể trải qua những thay đổi dị lập thể cần
thiết cho quá trình phân phối oxy bình thường. Do đó, nồng độ Hb H và Hb
Bart’s càng cao, tình trạng thiếu oxy càng nặng [2].
Khác với β-thal, trong α-thal, chuỗi globin-α có vai trò quan trọng trong
cả giai đoạn bào thai lẫn giai đoạn sau sinh. Do đó, các trường hợp α-thal thể
nặng không tổng hợp được chuỗi globin-α, dẫn đến sự hình thành các
homotetramer Hb Bart’s trong bào thai, gây ra nhiều biểu hiện nặng nề cho
thai nhi và hầu hết dẫn đến tử vong trong thai kỳ.


9

Giảm tổng hợp chuỗi globin-α

Giảm tổng hợp chuỗi globin-β

Mất

cân bằng
chuỗi globin-/
không-

-thalassemia

Thừa chuỗi
globin không-α

Hồng cầu bình thường
HbA(22)

-thalassemia

globin
Thời
Thời

kỳ
kỳ
giảm
bào
sau
HbA (22) thai
Hb Bart's (4) Hb H (4)
sinh

Bào thai
tử vong


globin-β giảm

HbA (22)
HbF (22)
HbA2 (22)

Vận chuyển O2
kém

Thừa chuỗi
globin-α

globin-α kết hợp globin- kết hợp Kết tụ globin-α không hòa tan

Phân tích thành phần hemoglobin
Phá hủy màng HC
Phá hủy tiền thân
trong máu ngoại vi HC trong tủy xương

Kết tủa trong
HC trưởng thành
Tán huyết mạn

Thể vùi
Giảm oxy mô

Tăng bilirubin

Tạo HC
không hiệu quả


Thiếu máu
Tăng hấp thu sắt

Tăng EPO

Tạo máu ngoài tủy
Truyền máu

Vàng da

Sỏi mật

Dãn rộng tủy xương
Quá tải sắt
Biến dạng xương

Gan lách to

Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh thalassemia [1], [2]

Chậm phát triển thể chất
Suy tim
Xơ gan
Suy các tuyến nội tiết
Nhiễm trùng

8



10

1.3. Đặc điểm bệnh hemoglobin
Mặc dù các số liệu thống kê về tần số và sự phân bố các bệnh Hb trên
thế giới vẫn còn hạn chế, các chuyên gia khẳng định bệnh Hb sẽ tạo ra một
gánh nặng ngày càng cao cho nguồn lực y tế toàn cầu trong tương lai.
Ở khu vực Đông Nam châu Á, -thal, -thal và HbE là các nhóm bệnh
Hb chiếm ưu thế [19].
1.3.1.  -thalassemia
-thal là nhóm bệnh gây ra do:
- Đột biến tác động đến tốc độ tổng hợp chuỗi globin-β: làm giảm
hoặc không tổng hợp được chuỗi globin-β;
- Đột biến gây bất thường về cấu trúc của chuỗi globin-β: có thể
vừa làm giảm tốc độ sản xuất chuỗi β, sản xuất chuỗi β hoặc Hb rất
không bền.
Dựa vào diễn tiến lâm sàng, β-thal được chia làm 3 thể, mức độ
nặng phụ thuộc vào mức độ mất cân bằng giữa các chuỗi globin-α và -β.
 -thal thể nhẹ (β-thal dị hợp tử) [15]: không triệu chứng, do đó còn

được gọi là β-thal trait (vết), có thể thiếu máu nhẹ. Gần đây, các nghiên cứu
ghi nhận tỉ lệ thiếu máu tăng trong -thal thể nhẹ. Khi cả cha và mẹ đều mang
gen, thai nhi có 25% nguy cơ mang β-thal đồng hợp tử. Tổng phân tích tế bào
máu ngoại vi khá đặc trưng với nồng độ Hb bình thường hoặc giảm nhẹ, tăng
SLHC, giảm MCV và MCH, RDW thường bình thường. Hồng cầu trên tiêu
bản máu ngoại vi chỉ có kích thước nhỏ, hoặc kèm nhược sắc, thay đổi hình
thái có thể ghi nhận gồm: hình bia, có hạt kiềm, co thắt không đều...
Chẩn đoán β-thal thể nhẹ khi phân tích thành phần Hb có tăng tỉ lệ
HbA2. Tỉ lệ HbA2 thay đổi phụ thuộc vào bản chất của đột biến [9]. Trong
hầu hết trường hợp β0- hoặc β+-thal, HbA2 từ 4 – 5%; trong khi dị hợp tử β +thal nhẹ, HbA2 thường từ 3,6 – 4,2%. Tỉ lệ cao hơn có thể thấy do hậu quả
của mất đoạn phần 5’ gen globin-β, các đột biến vùng promoter (như -88 CAT



11

và -29 AAG) và những đột biến codon ở codon khởi đầu như AAG (). 30% 50% trường hợp β-thal kèm tăng HbF, có thể từ 2-7%. Nồng độ HbF không
chỉ bị ảnh hưởng bởi bản chất của đột biến gây β-thal, mà còn bởi sự đồng di
truyền của các đột biến gây tăng HbF như tồn lưu HbF di truyền, β-thal [20],
[21], [22].
Ngoài ra, có những trường hợp β-thal không làm thay đổi các chỉ số
hồng cầu, cũng không gây tăng HbA2 được gọi là β-thal im lặng. Ví dụ, với
đột biến CAG ở vị trí 6, phía đầu 3’ với mã bộ ba kết thúc, tỉ lệ HbA2 trung
bình là 2,4%. β-thal do di truyền trội có kiểu hình nặng hơn bình thường [9].
β-thal thể nặng: được Cooley và Lee mô tả đầu tiên năm 1925. Bệnh
nhân -thal thể nặng chỉ có thể duy trì cuộc sống nhờ truyền máu đều đặn.
Hầu hết bệnh nhân, biểu hiện lâm sàng xuất hiện trong khoảng từ 6 – 24 tháng
tuổi với Hb xung quanh 8 g/dL. Trẻ chậm lớn, xanh xao dần, ăn kém, tiêu
chảy, sốt tái đi tái lại do nhiễm trùng, vàng da, bụng to dần do gan và lách to.
Phì đại tủy tạo máu gây biến dạng xương sọ - mặt điển hình (phì đại xương
sọ, xương gò má nhô, xẹp cầu xương mũi, khuynh hướng mắt xếch dạng
Mông cổ, phì đại xương hàm, để lộ răng hàm trên) [23], [24].
Diễn tiến lâm sàng, quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ β-thal
phụ thuộc vào chế độ điều trị truyền máu và thải sắt. Bệnh nhân không được
truyền máu đều đặn sẽ tử vong trước thập kỷ thứ 2 – 3. Bệnh nhân truyền máu
và thải sắt thường xuyên có thể sẽ sống qua thập kỷ thứ 4 và xuất hiện các
biến chứng liên quan đến truyền máu: quá tải sắt, nhiễm các bệnh qua đường
truyền máu [25].
Về cận lâm sàng huyết học [9], [26], [27]: nhìn chung, bệnh nhân β-thal
thể nặng có hồng cầu nhỏ, nhược sắc nặng với giảm MCV, MCH; trên tiêu
bản máu ngoại vi hồng cầu nhỏ, nhược sắc, kích thước không đều, đa hình
dạng và hồng cầu có nhân (nguyên hồng cầu). Trạng thái ĐHT β 0/0 không có



12
HbA, HbF 92-95%; trong khi β0/+ hoặc β+/+ HbA từ 10-30%, đôi khi có thể
lên đến 35%, trong -thal thể nặng HbA2 có thể bình thường, tăng hoặc thậm
chí giảm.
β-thal thể trung gian: biểu hiện lâm sàng rất thay đổi có thể từ không
triệu chứng như β-thal thể nhẹ đến phụ thuộc truyền máu như β-thal thể nặng.
Tuổi khởi bệnh là một trong những chỉ tố hữu ích nhất của diễn tiến β-thal
đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu có ghi nhận
khác nhau: 11 - 60% bệnh nhân biểu hiện trong năm đầu đời, 29 - 30% trong
năm thứ 2, và 9 - 59% sau năm thứ 2. Tuổi khởi bệnh phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như kinh tế, xã hội, môi trường... [28], [25], [29]
1.3.2. Alpha thalassemia
Hội chứng α-thal ảnh hưởng khoảng 5% dân số thế giới, gây ra do giảm
tổng hợp hoàn toàn hoặc một phần chuỗi globin-α [30]. Phần lớn đột biến α-thal
là các đột biến gây xóa đoạn làm mất một hoặc hai gen globin-α trên nhiễm sắc
thể số 16. Tuy vậy, vẫn có thể gặp các đột biến không xóa đoạn (α Tα/αα hoặc
ααT/αα), phổ biến nhất là đột biến Hb Contant Spring (HbCS) [31], [32].
Hội chứng α-thal được phân loại dựa trên số lượng gen globin-α bị mất
đi. Mức độ nặng của α-thal thay đổi từ trạng thái mang gen không triệu chứng
lâm sàng đến tử vong trong bào thai, phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết
chuỗi globin-α [30], [33].
1.3.2.1. Kiểu hình α-thalassemia nhẹ
Các kiểu hình nhẹ của α-thal bao gồm dị hợp tử (DHT) α +-thal (-α/αα
hoặc αTα/αα, ααT/αα), đồng hợp tử (ĐHT) α +-thal (-α/-α) hoặc DHT α0-thal
(--/αα), thường không biểu hiện lâm sàng, có thể không được phát hiện hoặc
chỉ được chẩn đoán khi khám sức khỏe định kỳ hoặc sàng lọc trước sinh [19].
Các đột biến phổ biến gây kiểu hình α +-thal gồm 2 xóa đoạn -α3.7, -α4.2, đột
biến không xóa đoạn Hb Constant Spring (αCSα) [34], [35].



13

Trên cận lâm sàng, DHT α+-thal hầu như không làm thay đổi các chỉ số
hồng cầu, cũng như hình thái hồng cầu hoặc chỉ làm hồng cầu nhỏ không
đáng kể với MCV và MCH giảm rất nhẹ; một số trường hợp phân tích thành
phần Hb máu cuống rốn có 1-2% Hb Bart’s. Dị hợp tử HbCS có thể thiếu máu
nhẹ, MCV giảm không tỉ lệ, hồng cầu có hạt kiềm có thể hiện diện trên tiêu
bản máu ngoại vi. Đồng hợp tử α +-thal hoặc dị hợp tử 0-thal, đặc trưng bởi
thiếu máu rất nhẹ, giảm khoảng 1,0 – 1,5 g/dl so với người bình thường; hồng
cầu nhỏ, nhược sắc với MCV, MCH và MCHC thấp; số lượng hồng cầu tăng,
biểu hiện rõ hơn trong α0-thal so với kiểu gen α+-thal, Hb Bart’s khoảng 510% lúc sinh [33], [36].
1.3.2.2. Bệnh lý HbH
Về phương diện lâm sàng, bệnh Hb H được xếp vào nhóm thal không
phụ thuộc truyền máu, là trạng thái hiện diện một gen globin-α chức năng duy
nhất (--/-α, hoặc --/αTα) do xóa đoạn hoặc kết hợp với đột biến không xóa
đoạn [37].
Bệnh có kiểu hình rất thay đổi, từ không triệu chứng đến thỉnh thoảng
cần truyền máu, hoặc thiếu máu nặng với tán huyết và gan lách to, thậm chí
hội chứng phù thai (gọi là Hb H phù thai nhi) [34], [38]. Phần lớn bệnh nhân
HbH, đặc biệt do xóa đoạn, có thể sống không cần điều trị, tăng trưởng và
phát triển bình thường.
Trong khi bệnh HbH do xóa đoạn có kiểu hình khá tương đồng, HbH
do các đột biến không xóa đoạn lại biến đổi đáng kể. Nhiều bệnh nhân với
kiểu gen globin-α tương tự có thể có kiểu hình khác nhau, cho thấy có những
yếu tố di truyền và/hoặc môi trường chưa được xác định có thể tác động đến
biểu hiện kiểu hình bệnh Hb H [30]. Mặc dù bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn
thường do các đột biến hiếm và nghiêm trọng như xóa đoạn codon 30, codon
31 G>A và codon 59 G> A hoặc Hb Adana [39], ngày càng nhiều dữ liệu cho

thấy các đột biến không xóa đoạn thông thường như poly (A), Hb Quong Sze


14

hoặc thậm chí Hb Constant Spring (HbH-CS) cũng có thể có kiểu hình nặng
[40]. Mức độ nghiêm trọng của bệnh Hb H tương quan với mức độ thiếu hụt
chuỗi globin-α. Nhìn chung, khó dự đoán các kiểu hình Hb H dựa trên kiểu
gen, đặc biệt là các trường hợp do đột biến không xóa đoạn [35].
Trên tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, bệnh nhân HbH thường có
thiếu máu, MCV và MCH giảm, nhưng SLHC tăng, hồng cầu lưới tăng.
Hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi có kích thước nhỏ, nhược sắc, hồng
cầu đa sắc với nhiều hình dạng, kích thước không đều, hồng cầu hình bia,
hồng cầu có hạt kiềm, mảnh vỡ hồng cầu, có thể xuất hiện nguyên hồng
cầu. Một đặc điểm quan trọng của bệnh lý Hb H là sự hiện diện của thể vùi
HbH trong hầu hết các tế bào hồng cầu khi nhuộm xanh cresyl sáng (BCB
– Brilliant Cresyl Blue) [15].

Hình 1.2. Hình ảnh hồng cầu bệnh nhân HbH trên tiêu bản máu ngoại vi
và nhuộm BCB (Nguồn: />: hồng cầu hình bia; : hồng cầu thay đổi hình dạng (khác hình bia);

: thể vùi HbH

Phân tích thành phần Hb nhận thấy tỉ lệ Hb Bart’s lúc sinh khoảng
19-27%, giảm dần sau đó và thay thế bằng HbH, với tỉ lệ HbH thường thấp
hơn [33], [15].
Ngoài các hội chứng α-thal di truyền, còn có thể gặp các hội chứng αthal mắc phải gồm hội chứng α-thal chậm phát triển tâm thần (ATR) và HbH
mắc phải trong các bệnh lý tủy tăng sinh [41], [42], [43].



15

1.3.2.3. Hội chứng Hb Bart’s
Khi hai đối tượng có kiểu gen dị hợp tử α0-thal hôn phối với nhau, sẽ có
25% nguy cơ mang thai hội chứng Hb Bart’s [35]. Đây là thể α-thal nặng nhất
do hồng cầu với Hb Bart’s có ái lực cực kỳ cao với oxy và không có khả năng
vận chuyển oxy cho mô [31]. Thai nhi Hb Bart’s hầu hết tử vong trong bào
thai vào khoảng tuần 23-38 thai kỳ [36]; hoặc tử vong sớm sau sinh với thiếu
máu rất nặng, gan lách to nhiều, phù toàn thân, tràn dịch đa màng, suy tim và
phát triển bất thường, bao gồm não úng thủy, dị tật tim và cơ quan niệu sinh dục.
Thai phụ mang Hb Bart’s cũng có nhiều biến chứng như: tiền sản giật, đa ối hoặc
thiểu ối, xuất huyết trước sinh, và sinh non [15], [30]. Phân tích thành phần Hb
thai có 100% Hb Bart’s.
1.3.3. Bệnh lý hemoglobin E
Hemoglobin E (HbE) là một biến thể Hb quan trọng và phổ biến nhất
trong cộng đồng Đông Nam Á [44], [45]. Hb E được tạo ra do sự thay thế
acid glutamic bởi lysin ở vị trí codon 26 của gen globin-β. Đột biến này hoạt
hóa một vị trí ghép nối RNA thông tin không xác định, làm giảm tổng hợp
chuỗi globin-βE và dẫn đến kiểu hình thal nhẹ. Hb E được xem là đặc trưng
của khu vực Đông Nam Á với tần suất ở một số nơi có thể lên đến 50-60%
[46], [47].
HbE có thể tương tác với α-, β-thal hoặc các Hb biến thể khác dẫn đến
nhiều hội chứng thal với các kiểu hình lâm sàng và huyết học phức tạp [48],
[49]. Các tương tác có thể gây ra những thay đổi huyết học làm bỏ sót chẩn
đoán khi khảo sát thường quy [50], [46].


16

Trạng thái DHT HbE đơn độc hoặc kết hợp α +-, α0-thal do các đột biến

xóa đoạn hoặc không xóa đoạn thường không biểu hiện lâm sàng, hình thái
hồng cầu thay đổi tối thiểu, các chỉ số hồng cầu gần như bình thường [51]. Dị
hợp tử HbE (HbAE E/) kết hợp HbH gây ra bệnh lý EABart’s biểu hiện kiểu
hình thalassemia thể trung gian. Đồng hợp tử HbE (HbEE E/E) có thiếu máu
nhẹ, thay đổi huyết học tương tự dị hợp tử β-thal, hồng cầu nhỏ, nhược sắc,
khá đặc trưng với tỉ lệ hồng cầu hình bia tăng cao [46]. Tỉ lệ % HbE trong
dạng dị hợp tử khoảng 25-30% [52], và khoảng 85-99% trong dạng đồng hợp
tử [15], [53]. Đồng di truyền α-thal làm giảm tổng hợp HbE. Khi kết hợp
bệnh lý HbH, HbE chiếm từ 13-15%, có thể giảm xuống đến 10%, giảm sắt
cũng làm giảm HbE [44], [15]. Chẩn đoán đồng di truyền với α-thal cần phân
tích DNA [36].
Trong khi đó, thể dị hợp tử kép HbE kết hợp β-thal (HbE/β-thal) có biểu
hiện lâm sàng rất thay đổi từ nhẹ đến nặng do tác động của nhiều yếu tố [46].
Ngoài ra, HbE có thể kết hợp với các biến thể Hb khác như HbS [54],
Hb Lepore [55], Hb Tak [56], HbC [48], hoặc kết hợp β-thal [57]… dẫn đến
các kiểu hình đa dạng trên lâm sàng.
1.4. Các kỹ thuật sàng lọc và chẩn đoán
1.4.1. Các chỉ số hồng cầu
Các chỉ số hồng cầu được sử dụng phổ biến trên thế giới và được xem là
công cụ hiệu quả trong sàng lọc thalassemia và bệnh lý Hb. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn MCV <80fL hoặc MCH <27 pg. Tuy
nhiên, cách tiếp cận này có thể bỏ sót các biến thể Hb như HbE, HbC, HbD,
HbS, α+-thal do xóa đoạn và không xóa đoạn vì ở trạng thái dị hợp tử có thể
có MCV và MCH bình thường [58], [59].
Các chỉ số khác của hồng cầu như số lượng hồng cầu, nồng độ Hb (HGB)
cũng được kết hợp với MCV và MCH trong nhiều công thức sàng lọc khác nhau
như Mentzer [60], [61], Shine và Lal, England và Fraser [62]… đã được nghiên
cứu và ghi nhận có giá trị nhất định trên lâm sàng. Tuy nhiên, các công thức này



17

phức tạp, khó nhớ, không thuận tiện cho áp dụng thường quy.
1.4.2. Khảo sát hình thái hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi
Thay đổi hình thái hồng cầu có thể được phát hiện trong hầu hết các
trường hợp mang gen thalassemia, do đó, kiểm tra tiêu bản máu ngoại vi một
cách cẩn thận có thể giúp đánh giá các trường hợp mang gen.

2

1

Hình 1.3. Thay đổi hình thái hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi
(Nguồn: />*Hình 1: hồng cầu kích thước nhỏ, nhược sắc
*Hình 2: hồng cầu đa hình dạng, kích thước không đều, có mảnh vỡ hồng cầu

Các thay đổi có thể được ghi nhận tùy theo thể bệnh và mức độ nặng,
bao gồm: hồng cầu kích thước nhỏ, nhược sắc; hồng cầu hình bia, đa kích
thước, đa hình dạng; hồng cầu có hạt kiềm, co thắt không đều... Tỉ lệ hồng cầu
hình bia tăng cao được tìm thấy trong đồng hợp tử HbE, hội chứng HbC. Hiện
diện hồng cầu đa sắc, nguyên hồng cầu trong máu ngoại vi là chỉ tố cho thấy
tủy xương tăng hoạt động. Thể Howell-Jolly thường thấy sau cắt lách [63].
1.4.3. Khảo sát sức bền thẩm thấu hồng cầu cải tiến một nồng độ
(Osmotic fragility, gọi tắt là OF test) [63]
Khảo sát sức bền thẩm thấu hồng cầu là phương pháp đầu tiên được sử
dụng cho sàng lọc người mang gen thal bởi Silvestroni và Bianco vào những
năm 1940.
Nguyên lý: các hồng cầu kích thước nhỏ đề kháng với hiện tượng ly
giải khi tiếp xúc với các dung dịch nhược trương.
Ưu điểm: so với phương pháp cổ điển của Dacie và Lewis, OF test đơn

giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, và không đòi hỏi trang bị dụng cụ phức tạp do


18

đó được khuyến cáo sử dụng sàng lọc rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. OF test được đặc biệt sử dụng ở những nơi các máy
đếm tế bào không sẵn có.
Nhược điểm: cần được chuẩn hóa cẩn thận.
1.4.4. Xét nghiệm Dichlorophenolindophenol (DCIP test)
Năm 1975, Henri Fischer đã sử dụng dichlorophenol indophenol để
phân biệt HbC và Hb O-Arab [64].
Nguyên lý: đột biến HbE làm Hb không bền nhẹ và bộc lộ gốc -SH, gốc
này có thể bị oxy hóa bởi các tác nhân hóa học chứa thuốc nhuộm DCIP
(dichlorophenolindophenol) ở pH trung tính (7,5), gây kết tủa HbE và những
phân tử Hb không bền khác như HbH khi tiếp xúc với thuốc nhuộm ở 370C [63].
Kết quả: Hb E kết tủa có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở đáy
ống nghiệm gây ra hiện tượng mờ hoặc phân bố dạng tinh thể. DCIP test cũng
dương tính trong bệnh HbH và một số biến thể Hb không bền khác.
Kỹ thuật được nhận thấy có độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi, tuy nhiên,
nhìn chung cao, với độ nhạy từ 93,2% đến 100% [45], [65]. Có nghiên cứu
ghi nhận độ nhạy có thể đạt đến 100% và độ đặc hiệu 87,1% [66], [67].

Hình 1.4. Kết quả DCIP test trong các trường hợp (1) Hồng cầu người
bình thường (2) HbE dị hợp tử (3) HbE/β-thalassemia và (4) HbE đồng
hợp tử [68]
Để loại bỏ kết quả dương tính giả này, một kỹ thuật DCIP cải tiến đã được
mô tả, với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 99,1% tại đại học Chiang Mai [65].



19

1.4.5. Phân tích thành phần hemoglobin
Nhiều kỹ thuật dựa trên các nguyên lý khác nhau đã được áp dụng
trong việc phân tích thành phần Hb như điện di trên màng cellulose acetate,
trên acid agarose, tập trung đẳng điện (IEF – IsoElectric Focusing), sắc ký
lỏng hiệu năng cao (HPLC), điện di mao quản (CE)… Tuy nhiên, vai trò của
HPLC và CE trong phân tích định tính và định lượng thành phần Hb được
khẳng định [69].
1.4.5.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Nguyên lý: hỗn hợp đệm phosphat (pha động), được đẩy qua một cột
trao đổi ion (pha tĩnh) bằng một bơm áp suất. Pha tĩnh gồm một hộp phân tích
sắc ký có hệ thống điều nhiệt chứa các hạt nhựa ion dương hoặc ion âm. Trạm
sắc ký phát ra một gradient tăng dần về cường độ ion và pH đã được lập trình,
đến hộp phân tích sắc ký bằng 2 bơm piston kép. Các loại Hb được tách ra tùy
thuộc vào sự tương tác ion với pha tĩnh [70], [39]. Các Hb được tách ra sau đó
sẽ đi qua cốc đo dòng chảy tế bào của một quang kế. Mỗi Hb được đặc trưng
bởi một thời gian lưu riêng, là thời gian từ khi tiêm mẫu vào cột đến khi xuất
hiện đỉnh Hb [15], [63].
Nhược điểm: không tách được Hb Lepore, HbE và HbA2. Không định
lượng được HbH và Hb Bart’s vì chúng được rửa giải trước khi tích hợp [71],
kém nhạy trong phát hiện các biến thể globin-α, đặc biệt HbCS [72].
1.4.5.2. Điện di mao quản
Điện di mao quản (CE – Capillary Electrophoresis) là một công cụ tích
hợp trong nhiều phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng để tách các thành phần
Hb và tính tỷ lệ của mỗi thành phần.
Nguyên lý [73], [63]: CE là kỹ thuật điện di thực hiện trong những ống
mao quản silica hẹp, đường kính 25-100 m, chứa đầy dung dịch đệm. Sự
phân tách phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của các ion hoặc các dung dịch,
nhưng đặc điểm quan trọng nhất của CE là sự di chuyển của khối dung dịch

trong mao quản dưới tác dụng của điện trường được gọi là dòng điện thẩm
(Electric Osmotic Flow – EOF). EOF là sự di chuyển của dòng chất lỏng bên


20

trong mao quản silica dưới tác dụng của điện trường.
Trái với dòng chảy áp suất trong HPLC, dòng chảy của EOF được phân
bố một cách đồng nhất dọc theo ống mao quản, không có hiện tượng giảm áp,
do đó hiệu quả phân tách cao hơn.
Kết quả: máy điện di tự động nhận diện các đỉnh A, F, C và A 2. Các đỉnh
khác có vị trí đặc trưng như HbS, HbD, HbE, HbH và HbJ, đều được đánh
dấu là HbX. Người đọc có thể gõ thêm vào tên của một Hb biến thể nghĩ đến
nhiều nhất.
Ưu điểm: định lượng được HbH, Hb Bart’s và HbCS, tách được HbA2
và HbE.
CỰC DƯƠNG(+)
Thành mao quản Lớp khuếch tán
Dòng điện thẩm

E
EO
O FF

Lớp đặc
(không di chuyển)

Các ion di chuyển chỉ
dựa trên điện tích


Hình 1.5. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện di mao quản [15]


21

1.4.6. Chẩn đoán phân tử
Hiện nay, trên thế giới, hầu hết các phương pháp chẩn đoán phân tử
bệnh lý Hb đều dựa trên cơ sở phản ứng PCR. Mỗi phương pháp đều có
những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp của mỗi phòng
xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kiểu đột biến là đột biến điểm hay
xóa đoạn, mức độ đa dạng của đột biến hiện diện trong cộng đồng, điều kiện
cơ sở vật chất và chuyên gia kỹ thuật có sẵn… và có thể dựa vào đặc điểm
của đột biến đã biết hay đột biến chưa biết [48], [74], [72].
1.4.6.1. Chẩn đoán các đột biến đã biết
- Phương pháp sử dụng mẫu dò đặc hiệu alen (Allele specific
oligonucleotide - ASO)
Phương pháp sử dụng mẫu dò ASO gồm lai điểm (dot blot - DB) và lai
điểm ngược (reverse dot blot - RDB). Nguyên lý của hai phương pháp này là
một phân tử DNA chuỗi đơn có trình tự đã xác định (gọi là “mẫu dò
oligonucleotide”) có thể lai với một phân tử DNA thứ hai có chứa trình tự bổ
sung (chuỗi “đích”) với tính ổn định tùy thuộc vào độ lớn của base bắt cặp.
Trong cả hai phương pháp, các đoạn DNA khuếch đại đặc hiệu (chuỗi đích)
được lai với các mẫu dò được cố định trên bề mặt màng (RDB) hoặc bởi một
mẫu dò gắn phóng xạ đối với các mẫu DNA được cố định vào màng dưới
dạng các điểm (DB) [63].
. Lai điểm ngược (reverse dot blot)
Nguyên lý: lai điểm ngược dựa trên thiết kế và tổng hợp nhiều loại mẫu
dò ASO. Có 2 loại mẫu dò: mẫu dò bình thường (normal probe - N) đặc hiệu
đối với alen bình thường, và mẫu dò đột biến (mutant probe - M) đặc hiệu đối
với đột biến trên gen. Mẫu dò sẽ gắn với màng nylon tích điện âm. Sau đó,

sản phẩm PCR đã được khuếch đại bằng PCR sử dụng các cặp mồi đánh dấu


22

biotin sẽ lai với mẫu dò ASO trên màng nylon. Sự phát hiện màu sẽ nhờ vào
streptavidin, alkaline phosphate. Alkaline phosphate (AP) là enzyme giúp phát
hiện màu sẽ được sử dụng để phát hiện DNA gắn vào mẫu dò [63], [75].
Về mặt lý thuyết, RDB có thể được thiết kế để phát hiện bất kỳ đột biến
điểm nào sau khi các điều kiện đã được thiết lập.
Lai đặc hiệu alen là kỹ thuật duy nhất cho chẩn đoán các đột biến -thal
được thương mại hóa trên thị trường. ViennaLab là một trong các công ty thành
công với strip assay sử dụng các mẫu dò lai ngược với DNA gắn biotin. Kỹ thuật
này giúp phát hiện 21 đột biến -thal và 22 đột biến -thal. Kỹ thuật chẩn đoán
đột biến -thal được tối ưu hóa với các strip riêng biệt đối với các đột biến phổ
biến ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông và Đông Nam Á/Ấn Độ [76].

Hình 1.6. Nguyên lý của kỹ thuật lai điểm ngược [63]


23

- Gap-PCR
Nguyên lý: các đoạn mồi bổ sung với trình tự DNA, không thể khuếch
đại và tạo ra sản phẩm PCR, trừ khi có một đột biến xóa đoạn xảy ra bên
trong vùng đó và nối các trình tự ở hai đầu lại với nhau. Các cặp mồi đặc hiệu
được thiết kế bổ sung với 2 đầu của đột biến đã biết. Nếu xóa đoạn hiện diện,
sản phẩm PCR được tạo ra và được xác định bằng điện di [76].
Gap-PCR thường được ứng dụng để phát hiện các xóa đoạn phổ biến
trong -thal như: -3.7, -4.2, --SEA, --THAI, --FIL… và một số xóa đoạn của -thal

[48], [77]. Gap-PCR cũng được sử dụng trong chẩn đoán xóa đoạn -thal, các
xóa đoạn -thal và HPFH …[63], [48]
- Real time PCR
Đây là một kỹ thuật thực hiện trong thời gian ngắn, sử dụng các mẫu dò
gắn huỳnh quang và các công cụ chuyên biệt để theo dõi sự tích tụ của các
amplicon được tạo ra trong suốt quá trình của phản ứng PCR [63-76]
- Phân tích đường cong nóng chảy độ phân giải cao (High
resolution melting analysis – HRM analysis, HRMA)
HRM là kỹ thuật real time PCR, được tìm ra năm 2003 và phát triển bởi
tập đoàn công nghệ Idaho và trường Đại học Utah [78], là một kỹ thuật có giá
trị trong sinh học phân tử để xác định các đột biến và các biến đổi đa hình
trong các mẫu DNA chuỗi kép. HRM được Prathomtanapong P. sử dụng đầu
tiên vào năm 2008 để phát hiện xóa đoạn 3,5 kb trên gen globin- [79]. Sau
đó, Pornprasert S. dùng trong xác định xóa đoạn --SEA và đột biến HbCS trên
các gen globin- [80], [81].
Nguyên lý [76]: HRM là một kỹ thuật sau PCR mạnh mẽ giúp xác định
các đột biến điểm dựa trên sự khác biệt nhiệt độ nóng chảy (Tm). Người dùng
sẽ thực hiện PCR trước khi phân tích HRM để khuếch đại vùng DNA có chứa


24

đột biến. Sau giai đoạn PCR, phân tích HRM bắt đầu. Nhiệt độ tăng dần từ
650C lên đến 950C. Ở một số điểm trong suốt quá trình này, nhiệt độ nóng
chảy của amplicon đạt được và 2 sợi DNA bị tách ra hoặc “chảy” ra. Do đó,
các màu huỳnh quang nhuộm xen được giải phóng và các tín hiệu huỳnh
quang giảm. Sự thay đổi tín hiệu được phát hiện khi kích thích laser và đường
cong nóng chảy được ghi lại. Các sợi DNA kép chứa các alen kiểu dại và đột
biến có nhiệt độ nóng chảy khác nhau do sự khác nhau về thành phần
nucleotide. Sự khác nhau này có thể được phân biệt dựa trên đường cong

nóng chảy.
Điểm quan trọng của HRM là theo dõi quá trình này xảy ra ở thời gian
thực bằng cách sử dụng màu nhuộm huỳnh quang. Chất nhuộm huỳnh quang
là loại màu nhuộm xen và có đặc tính duy nhất. Chúng gắn một cách đặc hiệu
với chuỗi DNA xoắn kép và phát màu huỳnh quang sáng khi gắn. Khi không
có chuỗi DNA, chúng sẽ không gắn và chỉ cho màu huỳnh quang yếu. Khi bắt
đầu phản ứng, nồng độ màu huỳnh quang sẽ cao vì có hàng tỉ bản sao của
amplicon. Nhưng khi mẫu được làm nóng lên và hai sợi DNA tách ra, sự hiện
diện của chuỗi DNA kép giảm và vì vậy màu huỳnh quang cũng giảm. Máy
HRM có một camera giám sát quá trình này bằng cách đo màu huỳnh quang,
sau đó chỉ đơn giản là vẽ một biểu đồ được gọi là đường cong nóng chảy, cho
thấy mức độ màu huỳnh quang theo nhiệt độ [63].
Ngoài ra, còn có các kỹ thuật ARMS-PCR, enzym cắt giới hạn…cũng
được sử dụng để tìm các đột biến đã biết [77], [15], [11], [36], [82].
Các điểm thuận lợi và bất lợi của mỗi phương pháp phân tích các đột
biến đã biết được tóm tắt dưới đây:


25

Bảng 1.2. Ưu và nhược điểm của các phương pháp phân tích đột biến đã
biết trên gen globin [63], [76], [36]
Ưu điểm
Lai điểm (dot blot)

Nhược điểm

. Ứng dụng rộng rãi

. Sử dụng các mẫu dò gắn phóng xạ


. Có thể tin cậy

. Chỉ sàng lọc một đột biến ở cùng một
thời điểm, do đó tốn thời gian
. Chi phí cao

Lai điểm ngược (reverse dot blot)
. Sàng lọc đồng thời nhiều đột biến

. Cần mẫu chứng để chuẩn hóa các đột

. Không phóng xạ

biến mới

. Tương đối rẻ tiền

. Cần chuyên gia có kỹ thuật tốt trong

. Đơn giản, nhanh và tin cậy

phòng xét nghiệm để thiết lập, kiểm duyệt
. Chi phí cao nếu sử dụng kit thương mại

Real time PCR
. Rất nhanh

. Chi phí khá cao cho mỗi lần phân tích


. Không cần quá trình xử lý sau . Thiết bị đắt tiền
PCR
Gap-PCR
. Không phóng xạ

. Cần DNA chứng

. Đơn giản, nhanh và rẻ tiền

. Chỉ giới hạn trong chẩn đoán các xóa

. Có thể sử dụng đa mồi để phát đoạn với các đứt gãy DNA đã được biết
hiện các đột biến

. Thiết kế mồi đặc hiệu với độ chính xác
cao
. Sự khuếch đại vùng gen globin- khó về
mặt kỹ thuật, có thể làm mất alen

HRM
. Không cần xử lý sau PCR

. Thiết lập quy trình đòi hỏi kỹ thuật

. Nhanh, chi phí thấp, nhạy trong . Yêu cầu tối ứu hóa các chi tiết và áp
sàng lọc các đột biến điểm

dụng nghiêm ngặt các quy trình

. Tiến hành sàng lọc đồng thời trên . Thiết bị chuyên dụng và khá đắt tiền

nhiều mẫu


×