Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY TRÌNH QUẢN lý THỰC HIỆN đầu tư của CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG và THƯƠNG mại 299

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 11 trang )

Câu 1. Lựa chọn một Quy trình tác nghiệp...
Quản lý sản xuất và tác nghiệp là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra
giá trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ thông qua việc chuyển hóa các yếu tố
đầu vào thành các yếu tố đầu ra. Như vậy, Quy trình tác nghiệp của môn học
có tính chất rất quan trọng đối với nhà quản lý kinh doanh.
Qua học tập và nghiên cứu, môn học Quản trị hoạt động ngày càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết với các Doanh nghiệp từ sản xuất cho đến
dịch vụ và kinh doanh thương mại, nó giúp nhà quản lý những khái niệm về
kinh tế cơ bản trong quản trị hoạt động của Doanh nghiệp mình, ứng dụng
với thực tế áp dụng vào doanh nghiệp đang hoạt động trong quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm của công ty theo đề bài đã học.
Hiện tôi đang công tác là Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
299, trụ sở tại Số 38, Ngõ 120, Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội với
chức danh là Phó giám đốc phụ trách khối kỹ thuật ( bao òôn xây dựng, đầu
tư kinh doanh và khai thác)
Chức năng nghành nghề kinh doanh của đơn vị : Xây dựng các công
trình về giao thông, thuỷ lợi, thủy điện...
Đầu tư kinh doanh nhà hàng khách sạn, buôn bán nguyên vật liệu...
Nuôi trồng thuỷ sản....
Đầu tư xây dựng thuỷ điện...
Do đơn vị là kinh doanh đa nghành nghề và dưới đây tôi xin được
trình bày về quy trình quản lý một lĩnh vực nhỏ mà Công ty đang triển khai


đó là dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện ( loại nhỏ Công suất 11MW) Tiên
Thành được đầu tư xây dựng tại tỉnh Cao Bằng
QUY TRÌNH QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 299
I/ Mô tả quy trình:
Do đực thù và tính chất là Công ty cổ phần nên mọi vấn đề hoạt động
của doanh nghiệp là đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu. Do vậy khi thực


hiện đầu tư vào một lĩnh vực nào thì Công ty cũng tìm hiểu, phân tích và xây
dựng phương án quản lý từ khi bắt đầu đến khi kết thúc diễn ra đúng định
hướng, thống nhất, khoa học, hoàn thành đúng thời hạn, trong khuân khổ
những chi phí cho phép. Giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn khoản đầu tư;
Đạt được hiệu quả đầu tư dài hạn bằng việc đầu tư, quản lý tài sản theo các
chuẩn mực và các thông lệ tốt nhất thông qua chiến lược đầu tư kinh doanh
các khoản đầu tư dài hạn.
Quy trình này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý và
tổ chức thực hiện đầu tư trong Công ty; đảm bảo vận dụng phù hợp các quy
định hiện hành của Điều lệ Công ty, các quy định của pháp luật trong quá
trình thực hiện đầu tư; đảm bảo quản lý chặt chẽ các chi phí trong quá trình
đầu tư dự án.
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ GỒM 4 BƯỚC.
1. Bước1: Nghiên cứu và phân tích tìm kiếm cơ hội đầu tư
a. Phân tích các thông tin:
-

Địa điểm đầu tư ( các chính sách đãi ngộ của địa
phương, cơ chế, chính sách...)

-

Các thông tin pháp lý, quy hoạch liên quan.

-

Ưu nhược điểm của dự án nếu đầu tư tại phương và tính
thời sự cũng như nhu cầu cấp thiết hay không?

-


Khả năng đầu tư , nguồn vốn và khả năng thu hồi vốn.

b. Thông qua chủ trương đầu tư:


Phòng kế hoach đầu tư là đơn vị đầu mối trình Giám đốc xem xét,
quyết định báo cáo Hội đồng quản trị quyết định đầu tư
2.Bước 2: Chuẩn bị đầu tư
a. Lập qui hoạch chi tiết xây dựng dự án.
- Quy trình áp dụng:
+ Quy trình quản lý chất lượng thiết kế - Phonf Quản lý kỹ thuật
+ Quy trình tổ chức đấu thầu – Phòng Kế hoạch đầu tư
+ Quy trình quản lý hợp đồng - Phòng tài chính kế toán - KHĐT
- Dựa trên quy hoạch chi tiết đã có tiến hành các công việc chi tiết sau:
+ Khảo sát thực địa, thu thập các số liệu khí hậu, thuỷ văn, địa chất
thuỷ văn và các số liệu tự nhiên, kinh tế, xã hội khác;
+ Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa hình; bản đồ địa chính khu vực qui
hoạch;
+ Khảo sát địa chất công trình.
- Thẩm định qui hoạch: Sở Xây dựng chủ trì thẩm định qui hoạch chi
tiết xây dựng; Sở Tài nguyên - Môi trường thẩm định nhu cầu sử dụng đất
của dự án.
- Phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng: UBND tỉnh, UBND thành
phố trực thuộc Trung ương phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng của dự án.
- Công tác lập qui hoạch chi tiết xây dựng tuân thủ Nghị định
08/2005/NĐ-CP về qui hoạch xây dựng ; Thông tư 07/2008TT-BXD ngày
7/4/2008 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
xây dựng.
b. Lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Sau khi qui hoạch chi tiết xây dựng dự án được phê duyệt, Phòng
KHĐT là đầu mối tổ chức lập Dự án đầu tư xây dựng công trình:
+ Thực hiện khảo sát địa hình, địa chính, địa chất công trình, địa chất
thuỷ văn và các khảo sát khác phục vụ lập DAĐT (bổ sung khảo sát bước lập
qui hoạch chi tiết, nếu cần);
+ Thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tư xây dựng công trình.


+ Xác định tổng mức đầu tư của dự án; phương án đầu tư, phương án
vận hành - khai thác, phương án kinh doanh, hiệu quả đầu tư .v.v
- Thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư:
+ Thẩm định thiết kế cơ sở:
c- Thành lập BQL dự án ( Thuê đơn vị ngoài công ty để quản lý dự án).
Trên cơ sở quyết định phê duyệt dự án, Các phòng ban trong công ty
để xuất nhân sự lên ban giám đốc để thành lập Ban thường trực giải quyết
công việc của dự án và giám sát quá trình hoạt động và điều hành dự án của
đơn vị bên ngoài được công ty thuê vào điều hành dự án ( Công ty đóng vai
trò là Chủ đầu tư, còn đơn vi bên ngoài là đại diện chủ đầu tư).
Thông thường công ty thuê một cBan quản lý trực thuộc EVN chuyên
quản lý về các dự án thuỷ điện .
3.Bước 3: Các công việc cần thực hiện của Ban quản lý dự án ( đơn vị
đại diện chủ đầu tư)
a. Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi
đất:
- Lập hồ sơ địa chính đối với phần đất, nhà cửa, công trình nằm trong
diện phải di dời, GPMB;
- Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi
đất, GPMB trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất được duyệt; số liệu, tài liệu
hiện có do cơ quan Tài nguyên - Môi trường cung cấp;
- Thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

thu hồi đất: và trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
- Trình chủ đầu tư phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi thu hồi đất.
- Thông báo về việc thu hồi đất cho dự án: Sau khi phương án tổng thể
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt,
b. Đăng ký đầu tư:
- Sau khi dự án đầu tư đã được thẩm định và phê duyệt, Chủ đầu tư
thực hiện đăng ký đầu tư tại Sở KHĐT để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


- Thẩm tra dự án và cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
+ UBND tỉnh thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án
KĐT;
c. Giải phóng mặt bằng
- Sau khi dự án đầu tư được duyệt và được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư, Chủ đầu tư liên hệ với Sở Tài nguyên - Môi trường để làm thủ tục thu hồi
và giao đất cho dự án;
- Căn cứ vào Thông báo thu hồi đất và tờ trình của Sở TN - MT, UBND
tỉnh, thành phố ra Quyết định thu hồi đất cho dự án để tiến hành đền bù, giải
phóng mặt bằng và tiến hành các công tác khảo sát chi tiết, thiết kế xây dựng
công trình.
- Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường
hợp bố trí tái định cư thì phải bàn giao nhà, đất trước khi GPMB; trong
trường hợp này Chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải phối hợp xây
dựng hạ tầng khu tái định cư để đảm bảo việc thu hồi đất, GPMB đúng qui
định của pháp luật.
- Thực hiện nhận bàn giao đất đã thu hồi, GPMB cho dự án.
d. Khảo sát, thiết kế công trình:
- Thực hiện khảo sát khảo sát địa hình, địa chất công trình và các khảo
sát khác phục vụ lập thiết kế chi tiết xây dựng công trình.

- Thực hiện thiết kế chi tiết xây dựng công trình, thông thường là thiết
kế kỹ thuật - thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Xác định tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình.
- Thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật:
- Thẩm tra thẩm định tổng dự toán:
- Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, tổng dự toán là Hội đồng quản trị của
Doanh nghiệp thực hiện dự án.
e. Rà phá bom mìn:


Song song quá trình thu hồi đất và GPMB và khảo sát, thiết kế, tiến
hành rà phá bom, mìn, vật liệu nổ để chuẩn bị cho thi công xây dựng công
trình.
f. Lựa chọn nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị:
Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng do Chủ đầu tư quyết định; phương
thức lựa chọn nhà thầu tuân thủ theo Quy trình lựa chọn nhà thầu được tổ
chức đâud thầu theo đúng luật đấu thầu.
g. Triển khai thi công xây dựng công trình:
Dự án được triển khai thi công xây dựng các công trình sau khi thiết
kế chi tiết và dự toán xây dựng công trình được phê duyệt. Trình tự triển
khai thi công xây dựng công trình như sau:
1- Tổ chức thi công xây dựng công trình: Ban QLDA phối hợp với nhà
thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát (hoặc nhà
thầu quản lý dự án) tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình theo hợp
đồng đã ký kết
2- Tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình theo các quy trình:
Quy trình quản lý tiến độ thi công (Ban QLDA)
Quy trình giám sát chất lượng thi công xây lắp Phòng QLKT
Quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của
Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3- Nghiệm thu công trình xây dựng: Theo quy trình nghiệm thu của
Phòng QLKT
Hạng mục, hoặc công trình xây dựng được nghiệm thu qua từng bước
trong suốt thời gian xây dựng, kết thúc xây dựng hạng mục, hoặc công trình
tiến hành tổng nghiệm thu để bàn giao cho Chủ đầu tư. Công tác nghiệm thu
bao gồm hai nội dung chính là chất lượng xây dựng và khối lượng thi công.
4- Thanh toán: Theo quy trình thanh toán vốn của Ban tài chính xây
dựng
- Tạm ứng, thanh toán kinh phí xây dựng công trình, hạng mục công
trình theo từng giai đoạn và theo hợp đồng đã ký kết.


- Kết thúc thi công hạng mục, thanh toán gọn từng hạng mục và hạng
mục đó được xác định đã quyết toán.
- Kết thúc xây dựng công trình, tiến hành lập hồ sơ quyết toán công
trình và thanh toán phần giá trị còn lại.
4.Bước 4: Kết thúc đầu tư:
a.Hồ sơ hoàn công:
Sau khi hoàn thành việc xây dựng các công trình thuộc dự án, căn cứ
trên hồ sơ hoàn công đã lập trong quá trình thi công - nghiệm thu các giai
đoạn, tiến hành tập hợp và lập hồ sơ hoàn công tổng thể toàn bộ công trình
để lưu giữ, bảo hành, bảo trì và cải tạo, sửa chữa công trình về sau.
Hồ sơ hoàn công do nhà thầu thi công lập, ký tên, đóng dấu, chủ đầu
tư ký duyệt và lưu trữ theo qui định.
b. Quyết toán công trình:
Công trình sau khi thi công xây dựng xong, được nghiệm thu thì Nhà
thầu thi công và chủ đầu tư lập quyết toán toàn bộ công trình làm cơ sở
thanh toán hợp đồng thi công, vốn hoá tài sản sở hữu và hạch toán kinh
doanh. Hồ sơ quyết toán công trình do Nhà thầu lập, Tổng Công ty phê
duyệt theo phân cấp trong điều lệ.

c.Hồ sơ kiểm định chất lượng công trình đưa vào sử dụng:
Các công trình quan trọng, kết cấu phức tạp như nhà cao tầng, cầu
đường bộ, hầm chui, các công trình công cộng như nhà văn hoá, rạp chiếu
phim v.v. trước khi đưa vào sử dụng phải có kiểm định và đánh giá chất
lượng theo qui định của Bộ Xây dựng. Theo đó các công trình này chỉ được
đưa vào sử dụng khi có chứng nhận chất lượng của cơ quan kiểm định chất
lượng công trình.
d. Bàn giao, đưa vào sử dụng:
Công trình được bàn giao đưa vào sử dụng thi đã thi công xây dựng
xong, được nghiệm thu, được kiểm định chất lượng (với các công trình có
yêu cầu kiểm định chất lượng).


Sau khi bàn giao, chủ đầu tư nhận quản lý, sử dụng, khai thác công
trình; Nhà thầu thi công thực hiện bảo hành công trình theo qui định và hợp
đồng thi công; Chủ đầu tư thực hiện bảo trì công trình.
II/ Những tồn tại của quy trình phục vụ công tác quản lý, biện pháp
khắc phục:
Có thể nói Quy trình quản lý thực hiện đầu tư của công ty đã được xây
dựng tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, phân công rõ ràng chức năng, nhiệm
vụ của từng phòng Ban và xây dựng nên các bước, các công việc phải thực
hiện một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên có những bất cập, tồn tại ảnh
hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả của công tác thực hiện đầu tư và cơ hội
đầu tư của công ty; Cụ thể:
Phòng Kế hoạch đầu tư là đơn vị chủ trì, nghiên cứu phân tích đánh
giá các cơ hội đầu tư, các dự án đầu tư nhưng lại không gắn trách nhiệm khi
dự án được triển khai mà bị lỗi trong công tác thẩm định dẫn đến hiểu quả
đầu tư không cao.
Đã thuê đơn vị tư vấn độc lập để thành lập Ban quản lý dự án ( là đại
diện chủ đầu tư) nhưng lại không giao hết quyền lên dẫn đến có chồng chéo

giữa các phòng ban với Ban quản lý
Bản thân giữa các phòng ban cũng có sự chồng chéo về điều hành
........
III/ Khắc phục hạn chế:
Để cho quy trình thực hiện đầu tư được linh hoạt, ngắn gọn, nâng cao
tính hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo được các quy định, cần phải khắc phục
các điểm hạn chế trên.
1. Phân cấp quyền, giao quyền, thậm chí khoán chỉ tiêu cho các Ban
QLDA khi triển khai thực hiện dự án nhằm đảm bảo sự chủ động, tiến
độ và hiệu quả trong kinh doanh.
2.Cắt giảm và phân công tránh sự trùng lặp và điều hành chồng chéo
giữa các phòng ban


3. Lên thành lập ban giám sát thường trực để giải quyết nhanh khi dự
án bắt đầu triển khai để thúc đẩy và giảm bớt công đoạn trong quá
trình triển khai
4. Xây dựng tính dân chủ và văn hoá tư bản trong công việc để nâng
cao hiệu quả khi điều hành dự án cũng như khi đầu tư dự án.
Câu 2. Những nội dung trong môn học quản trị tác nghiệp có thể áp
dụng vào công việc, doanh nghiệp...
Môn học giúp cho ta hiểu về quá trình chuyển hóa từ các nguồn lực
đầu vào của sản xuất thành các sản phẩm đầu ra để từ đó có kế hoạch triển
khai thực hiện quá trình sản xuất, đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tiết
kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, và tổ chức, cơ cấu lại các công đoạn sản
xuất một cách hợp lý sao cho có hiệu quả nhất nhằm mang lại lợi nhuận cho
công ty:
+ Hiểu được công tác quản lý tác nghiệp sản xuất, tổ chức quá trình
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, biết được các sản phẩm và dịch vụ đang
được sản xuất ra như thế nào? các cán bộ quản lý sản xuất làm gì?

+ Hiểu được chiến lược tác nghiệp trong môi trường toàn cầu và lý do
tại sao phải toàn cầu hóa, đó là:
 Nhằm cắt giảm chi phí (nhân công, thuế, thời gian...).
 Cải thiện chuỗi cung ứng.
 Cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn
 Thấu hiểu thị trường
 Học hỏi các cải tiến sản xuất
 Thu hút và duy trì được nhân lực trên toàn cầu
+ Lắm bắt được khái niệm về JIT, TPS và Lean; hiểu rõ về 7 loại chi
phí và nguyên tác 5S, lắm bắt được mối quan hệ trong hệ thống JIT sẽ giúp
cho ta có cái nhìn và giải quyết về các vấn đề trong sản xuất, quá trình học
hỏi của nhân viên, trao quyền trong hệ thống sản xuất, tập trung vào việc
hiểu yêu cầu và đáp ứng mong muốn của khách hàng, những điều lãnh phí


không cần thiết như sản xuất thừa, đợi chờ, vận chuyển, lưu kho, thao tác,
gia công thừa, sản phảm hỏng...
+ Nắm bắt được hệ thống kế hoạch tác nghiệp và công tác quản trị dự
trữ giúp cho nhà quản lý trong việc đề ra mục tiêu, chủ động trong sản xuất,
kinh doanh, tính toán lượng hàng và thời điểm trự trữ tối ưu phù hợp nhất.
Sau khi học xong môn học Quản trị hoạt động, cá nhân tôi cũng đã có
cái nhìn tổng quan về quá trình tác nghiệp sản xuất của đơn vị mình, tùy
từng trường hợp, thời điểm cụ thể sẽ áp dụng các nội dung vào trong công
việc hàng ngày, hiểu rằng để doanh nghiẹp mình thành công cần phải có
quyết định đúng đắn, tổ chức sản xuất một cách hiệu quả hợp lý nhất, phải
loại bỏ 7 loại lãng phí, phải có kế hoạch dự trữ hợp lý, luôn biết sàng lọc,
sắp xếp, sạch sẽ sẵn sàng, săn sóc.
 Liên tục cải tiến
 Tôn trọng con người
 Sản xuất vừa đủ.

Hay chiến lược sản xuất toàn cầu.
 Sản phẩm phải được tiêu chuẩn hóa (chất lượng tốt..)
 Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
 Tiếp thu văn hóa, nhu cầu sở thích từng miền
Chúng tôi sẽ áp dụng vào doanh nghiệp mình bằng quan điểm:
+ Xây dựng Công ty là một đơn vị có uy tín, thương hiệu phát triển
bền vững.
+ Luôn coi chất lượng là sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng... phải
tốt và không ngừng nâng cao.
+ Luôn coi trọng yếu tố con người và cải tiến công nghệ.
+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của khách hàng.
+ Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ.
_______________________________________________________________


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các Websites chung:
/> /> />
/> />

/>
Các nguồn tài liệu có thể tham khảo:
 Academy of Management Executive
 Academy of Management Journal
 Academy of Management Review
 Administrative Society Quarterly
 California Management Review
 Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Lý Thuyết Của Michael Porter
 Millares, M (ed.) 1998, Applied drug information: strategies for

information management. Applied Therapeutics, Vancouver.
 Giáo Trình Quản Trị Sản Xuất Và Tác Nghiệp (Nxb Lao động Xã
hội).



×