Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy trình tác nghiệp tại công ty đóng tàu hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 10 trang )

QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
* Qua học tập và nghiên cứu, môn học Quản trị hoạt động ngày càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết với các Doanh nghiệp từ sản xuất cho đến dịch vụ và
kinh doanh thương mại, nó giúp nhà quản lý những khái niệm về kinh tế cơ bản
trong quản trị hoạt động của Doanh nghiệp mình, ứng dụng với thực tế áp dụng
vào doanh nghiệp đang hoạt động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của
công ty theo đề bài đã học. Cho phép tôi được trình bày một quy trình tác nghiệp
trong doanh nghiệp theo các bước công nghệ, được thực hiện như sau để tạo ra
một sản phẩm đó là đóng một con tàu của công ty đóng tàu Hạ Long.


I.

Sơ đồ quy trình tổng quát đóng tàu
Hợp đồng

Cung cấp vật tư

Thiết kế con tàu

Cung cấp tài liệu KT, quy
trình hướng dẫn, bản vẽ

Triển khai cắt tôn

Lắp giáp, phân tổng đoạn

Sơ bộ, lắp ráp các khí cụ, giá
đỡ

Làm sạch, sơn các phân tổng


đoạn

Đấu các tổng đoạn trên đà
thành con tàu
Hạ thủy

Hoàn thiện các bước còn
lại, thử thiết bị tại bến
Thử đường dài

Bàn giao cho chủ tàu

II.

Mô tả quy trình tổng quát khi đóng mới một con tàu.


Để triển khai các bước công đoạn đóng mới một con tàu được thông qua 10
giai đoạn chính, các giai đoạn được thực hiện cụ thể như sau:
1. Giai đoạn: Thiết kế
- Ở giai đoạn này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế, hình dáng thân vỏ tàu
và chân vịt, đồng thời tiến hành chế tạo mô phỏng con tàu mẫu và mô hình đó
được thử ngay bể thử sau khi ký hợp đồng, để xác định được những đặc tính cơ
bản và tính năng của nó.
- Tiến hành thiết kế cơ bản (Basic design) trong đó bao gồm cả tính toán thử
nghiêng lệch, khả năng ổn tính, các kết cấu cơ bản như: Đường hình dáng, mặt
cắt ngang, các vách chính các boong, phần mũi, phần lái …vv.
- Tiến hành thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công (Technical and production
designs): Trong quá trình này các bản vẽ cơ bản như kết cấu tàu, các hệ thống
ống, máy ,điện được triển khai chi tiết, các bản vẽ thi công được thực hiện cho

kết cấu từng tổng đoạn lắp đặt thiết bị…vv. Đồng thời cũng tiến hành xác định
các đặc tính sơn cho vỏ tàu.
- Các bản vẽ thiết kế cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính
và bằng các phần mềm thiết kế, các dữ liệu về vật tư, thiết bị cần mua được
chuyển qua mạng nội bộ sang các bộ phân mua bán vật tư thiết bị để tiến hành
các thủ tục đặt hàng.
2. Giai đoạn: Cắt tôn (Thường làm lễ cắt tôn để chính thức khởi công đóng
con tàu)
- Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng vỏ
bằng dây chuyền tự động máy cắt CNC
- Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ máy tính, cắt tự động sẽ cắt các
tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế,
- Mỗi tấm tôn khi được cắt ra sẽ có ký hiệu riêng và sau đó chúng được chuyển
sang phân xưởng lắp ráp.
3. Giai đoạn: Lắp giáp, phân tổng đoạn.


- Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau thành
các phân, tổng đoạn.
- Công việc lắp ráp được thực hiện theo quy trình sản xuất, các tấm tôn phẳng
như khung dọc, khung ngang, được lắp trước, sau đó mới nối với các phần
cong, quá trình hàn được thực hiện trên dây chuyền đấu thành phân tổng đoạn.
4. Giai đoạn: Sơ bộ lắp ráp các khí cụ giá đỡ.
* Rất nhiều các thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp vào các phân tổng
đoạn tàu. Các đường ống, đường điện và các bệ máy cũng được lắp đặt, đồng
thời trong phân tổng đoạn rất nhiều các bộ phận thiết bị trong buồng máy, cho
các đường ống, dây điện, cũng được lắp sơ bộ.
5. Giai đoạn: Làm sạch và sơn tổng đoạn.
- Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng làm sạch
bằng xe chở tổng đoạn, đưa vào nhà xưởng được làm sạch bề mặt tôn bằng

công nghệ phun hạt kim loại, làm sạch bề mặt sau đó được sơn các bước sơn từ
3 đến 6 lớp sơn.
- Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được sơn kỹ hơn sau khi các
tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.
- Hiện nay nhiều nhà máy hiện đại có nhiều phân xưởng sơn rất lớn, được
trang bị đầy đủ các thiết bị chống ô nhiễm và sử dụng các loại sơn không độc,
thân thiện với môi trường, chống rỉ rất tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe con
người và kéo dài tuổi thọ của tàu.
6. Giai đoạn: Đấu tổng đoạn trên đà.
- Sau khi sơn xong các tổng đoạn được đưa lên xe tổng đoạn chuyển ra bãi lắp
ráp ngoài trời gần đà, các phân tổng đoạn nhỏ được đấu hàn với nhau để thành
các tổng đoạn lớn
Các tổng đoạn lớn được đưa lên đà đấu hàn với nhau thành con tàu.
7. Giai đoạn: Hạ thủy.


- Sau khi được lắp ráp đấu đà xong các tổng đoạn thành con tàu cả các phần
mũi, lái tàu được đưa xuống nước và đưa ra cầu tàu đẻ tiếp tục hoàn thiện lắp
phần cabin thượng tầng và các thiết bị khác.
- Theo truyền thống khi làm lễ hạ thủy người mẹ đỡ đầu đặt tên tàu và ném
chai Sâm panh vào phần mũi, sau khi chai sâm panh vỡ tung, tàu được cắt các
dây giữ và từ từ trôi xuống nước, sau đó được đưa vào buộc vào cầu tàu để
hoàn thiện các phần còn lại.
8. Giai đoạn: Lắp hoàn chỉnh các thiết bị còn lại và thử thiết bị tại bến.
- Trên những bệ, giá đỡ được đặt sẵn ở các giai đoạn trước trên tàu các thiết bị
như máy chính, máy đèn, nồi hơi, thiết bị máy lái, thiết bị điện được tiến hành
lắp ráp hoàn thiện trong buồng máy, cabin, cũng như ở các khu vực khác của
tàu được lắp đặt đồng bộ, hoàn thiện cho con tàu thử tại bến, các bộ phận được
hoạt động bình thường sau đó đi thử đường dài.
- Các thiết bị được lắp ráp lên tàu trước khi hạ thủy, vì khi lắp thiết bị trên bờ

thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt
hơn.
9. Giai đoạn: Thử đường dài.
- Trong quá trình đi thử đường dài, tất cả các chức năng của các hệ thống trên
tàu sẽ được đăng kiểm nghiệm thu cho từng hạng mục và được hoạt động như
khi hành trình thật, máy chính, máy phát điện hoạt động bình thường để tiến
hành thử các hệ thống trên tàu.
- Chủ tàu và cơ quan đăng kiểm cũng tham gia thử đường dài để xác nhận toàn
bộ các hạng mục theo đúng hợp đồng và thiết kế đăng kiểm cấp giấy phép hoạt
động cho con tàu.
10.Giai đoạn: Bàn giao.
- Sau khi thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.
- Sau khi bàn giao xong tàu được phép chính thức hoạt động vận hành.


* Qua qúa trình triển khai các bước công việc có liên quan tới quy trình công
nghệ có những bất cập cần được khắc phục để thực hiện tốt trong công tác quản
lý:
- Trên đây là quy trình tổng quát, trong quá trình thực hiện và triển khai các
bước công việc cụ thể, cần được phân chia làm nhiều lĩnh vực khác nhau, theo
từng lĩnh vực cụ thể, của quy trình làm nhiều phần nhỏ lẻ để thuận lợi cho công
tác theo dõi. Bởi những sản phẩm rất lớn, nên thời gian sản xuất để tạo ra một
sản phẩm nó kéo dài hàng năm, nên việc phân chia phải sắp xếp hợp lý mới đạt
được hiệu quả cao. Trong công tác quản lý quy trình sắp xếp không hợp lý sẽ
dẫn đến chồng chéo công việc, hiệu quả không cao gây lãng phí thời gian.
- Vậy các công nghệ quy trình tiếp theo cần được nhà quản lý tính toán một
cách tối ưu để phân chia, bố trí làm sao cho hợp lý thì công việc mới đạt hiệu
quả cao.
- Phân chia từng thời điểm thực hiện các bước công việc cụ thể, có tính chất
chuyên môn hóa cao để đạt được hiệu quả một cách tốt nhất trong khâu tổ chức.

- Nhược điểm cần được khắc phục có kế hoạch hợp lý khoa học tập trung vào
khâu tổ chức sản xuất, công ty tiếp tục hoàn thiên quy trình chuẩn, hướng dẫn
chi tiết ,trong đó ghi dõ nội dung trình tự thời gian và kết quả cho tất cả các
bước công nghệ của quy trình để thực hiện, điều này giúp cho công ty tăng
năng xuất lao động, giảm chi phí sửa sai, chi phí sản phẩm hỏng, làm tối ưu hoá
sản phẩm, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

B. Câu 2. Những nội dung trong môn học quản trị tác nghiệp có thể áp
dụng vào công việc, doanh nghiệp...
+ Khái niêm:

* Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quản
trị các tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển chúng thành các
sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.


- Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đểu phải thực hiện ít nhất 3
chức năng cơ bản: marketing, sản xuất và tài chính. Các hoạt động quản trị
marketing chịu trách nhiệm tạo ra một nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ
chức, quan hệ với khách hàng và đảm bảo rằng các hàng hóa đầu ra được đưa tới
khách hàng một cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất và khách hàng hài lòng nhất. Các
hoạt động quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính
của doanh nghiệp, giúp cung cấp các nguồn tài chính để đảm bảo các yếu tố đầu
vào và luôn sẵn sàng phục vụ quá trình tác nghiệp sản xuất, chẳng hạn như các
nguyên vật liệu được mua sắm đầy đủ, các thiết bị máy móc công nghệ được trang
bị hiện đại, nguồn nhân lực không thiếu hụt để phục vụ sản xuất. Rõ ràng là hệ
thống sản xuất trong doanh nghiệp có mối liên hệ và tương tác chặt trẽ với các hệ
thống khác của doanh nghiệp như hệ thống tài chính và hệ thống kinh doanh
(marketing). Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ
các chức năng tài chính, tiếp thị và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không

có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không tiếp thị thì sản phẩm thì sản phẩm hoặc dịch
vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì thất bại về tài chính sẽ
diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của
mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ
chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng
động.
- Có thể nói rằng môn quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt
trong hoạt động doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản
trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản
trị kém sẽ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
- Môn học giúp cho ta hiểu về quá trình chuyển hóa từ các nguồn lực, đầu vào
của sản xuất thành các sản phẩm đầu ra để từ đó có kế hoạch triển khai thực hiện
quá trình sản xuất, đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí trong
sản xuất kinh doanh của cty vào tổ chức, cơ cấu lại các công đoạn sản xuất một
cách hợp lý sao cho có hiệu quả nhất nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.


+ Hiểu được công tác quản lý tác nghiệp sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất
tạo ra hàng hóa và dịch vụ, biết được các sản phẩm và dịch vụ đang được sản xuất
ra như thế nào?
+ Hiểu được chiến lược tác nghiệp trong môi trường toàn cầu và lý do tại
sao phải toàn cầu hóa, đó là:
Nhằm cắt giảm chi phí (nhân công, thuế, thời gian...).
Cải thiện chuỗi cung ứng.
Cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt nhất.
Thấu hiểu thị trường.
Học hỏi các cải tiến sản xuất.
Thu hút và duy trì được nhân lực trên toàn cầu.;
+ Nắm được khái niệm môn học, hiểu rõ về 7 loại lẵng phí và nguyên nhân, lắm
bắt được mối quan hệ trong hệ thống quản lý, sẽ giúp cho ta có cái nhìn và giải

quyết về các vấn đề trong khâu sản xuất, quá trình học hỏi của nhân viên, trao
quyền trong hệ thống sản xuất, tập trung vào việc hiểu yêu cầu và đáp ứng mong
muốn của khách hàng, những điều lãng phí không cần thiết như sản xuất thừa, đợi
chờ, vận chuyển, lưu kho, thao tác, gia công thừa, sản phẩm hỏng...
+ Nắm bắt được hệ thống kế hoạch tác nghiệp và công tác quản trị dự trữ giúp
cho nhà quản lý đề ra các mục tiêu công việc một cách chính xác, để chủ động
trong sản xuất kinh doanh, tính toán lượng hàng và thời điểm cần thiết để tối ưu
và phù hợp nhất.
* Sau khi được học môn học Quản trị hoạt động, bản nhân tôi cũng đã có cái nhìn
tổng quan về quá trình tác nghiệp sản xuất của đơn vị mình, tùy từng trường hợp,
thời điểm cụ thể sẽ áp dụng các nội dung vào trong công việc hàng ngày, hiểu rằng
để doanh nghiệp mình thành công cần phải có những quyết định đúng đắn trong
khâu tổ chức sản xuất một cách hiệu quả hợp lý nhất, loại bỏ những loại lãng phí
như: phải có kế hoạch dự trữ hợp lý hạn chế chi phí nguyên vật liệu hàng tồn.
Luôn biết sàng lọc chánh chi phí chờ đợi. Bố trí hợp lý mặt bằng hạn chế chi phí di


chyuển. Chuẩn hoá qui trình sản xuất tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động.
Bố trí nhân lực sắp xếp hợp lý hạn chế sản xuất thừa, hạn chế sản xuất hỏng .
+ Tạo ra những sản phẩm tốt, giá cả hợp lý với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng một cách tốt nhất mọi
yêu cầu của khách hàng.
+ Tăng cường đầu tư phát trển sản xuất và áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất
để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao làm hài lòng mọi khách
hàng.
* Liên tục cải tiến công nghệ.
- Tôn trọng con người
- Sản xuất vừa đủ.
- Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-


Chiến lược sản xuất nhũng sản phẩm đáp ứng toàn cầu .

-

Sản phẩm phải được tiêu chuẩn hóa (chất lượng tốt..)

-

Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô phát triển cải tiến đổi mới quy trình công nghệ.

- Tiếp thu văn hóa, nhu cầu đổi mới của khách hàng.
+ Chúng tôi sẽ áp dụng vào doanh nghiệp mình bằng quan những điểm:
+ Xây dựng công ty là một đơn vị có uy tín, thương hiệu phát triển bền vững.
+

Luôn coi chất lượng sản phẩm và không ngừng đổi mới nâng cao công nghệ

dây chuyền hiện đại đa dạng sản phẩm.
+

Luôn coi trọng yếu tố con người sáng tạo và cải tiến sản xuất.

+

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của khách hàng đóng góp.

+

Tiết kiệm loại bỏ những chi phí không cần thiết để, giảm giá thành sản phẩm


cạnh tranh.
+

Nâng cao chất lượng dịch vụ.
_______________________________________________________________

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn học quản trị hoạt động của trường Griggs.
2. các tài liệu tham khảo Quản trị hoạt động,


3. Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
4. HIPT, Quy trình quản lý dự án phần mềm – Tài liệu nội bộ, 2008.
5. Schmenner R.W., Service Operations Management, Prentice-Hall, 2001
6. Norman Gaither and Greg Frazier, Production and Operations Management,
eighth edition, South-Western College Publishing, Ohio, 1999
7. James B. Dilworth, Operations Management, MaGraw-Hill, 2nd Edition, 1996
8. Lovelock, C.H., Managing Services: Marketing, Operations, and Human
Resources, Prentice-Hall, 2nd Edition, 1992

******************************* HẾT
*********************************



×