Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 137 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI MỘT SỐ
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ TÚ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI MỘT SỐ
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH.
MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU

NGUYỄN


TÚ LƯƠNG SƠN,
CƠ TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNGTHỊ
Ở HUYỆN
TỈNH HÒA BÌNH.
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ TÚ

MÃ SỐ: 60440301
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN HƯNG

HÀ NỘI, NĂM 2018
HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Hưng
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 01 tháng 10 năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tú


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và kinh
nghiệm thực tiễn sinh động trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường. Đặc biệt, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Hưng, Thầy đã tận
tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và hỗ trợ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng, ban UBND huyện Lương Sơn, các hộ nông
dân huyện Lương Sơn đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn điều
tra để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
cán bộ các ban, ngành nơi tôi nghiên cứu lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Tú



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
THÔNG TIN LUẬN VĂN ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...............................................vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
1.1.Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ ........................................................................ 4
1.2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ ................................ 5
1.3. Tiêu chuẩn và Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: ....................................... 6
1.3.1. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: ............................................................. 6
1.3.2. Tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất hữu cơ: ......................................................... 7
1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ........................................................... 10
1.4.1. Ở Thế giới: ...................................................................................................... 10
1.4.2.Ở Việt Nam: ..................................................................................................... 13
1.5. Tác động và lợi ích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ....................................... 16
1.5.1. Lợi ích tới môi trường: .................................................................................... 16
1.5.2. Lợi ích về mặt kinh tế: .................................................................................... 18
1.5.3. Lợi ích tới xã hội ............................................................................................. 19
1.6. Các nghiên cứu có liên quan .............................................................................. 20

1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .............. 22
1.7.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 22
1.7.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................................. 24
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 27


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 27
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 28
2.3.3. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 28
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ......................................................... 29
2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: ................................................................ 30
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35
3.1. Thực trạng sản xuất của các mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình ........................................................................................................................... 35
3.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ .................................................................... 35
3.1.2. Các điều kiện phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ .............................................. 36
3.1.3. Đặc điểm đất, nước ở vùng sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ........ 37
3.1.4. Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ ........................... 42
3.1.5. Đánh giá những lợi thế và hạn chế của địa phương ........................................ 44
3.2.Tình hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương .................................................... 45
3.2.1. Về diện tích ..................................................................................................... 46
3.2.2. Về sản lượng ................................................................................................... 47
3.2.3.Chủng loại và thời vụ sản xuất ......................................................................... 48
3.2.4. Chi phí sản xuất sản xuất rau hữu cơ: ............................................................. 50
3.3. Về tình hình tiêu thụ ........................................................................................... 51

3.3.1.Hệ thống phân phối .......................................................................................... 51
3.3.2. Giá tiêu thụ rau hữu cơ:................................................................................... 52
3.3.3. Sản lượng tiêu thụ ........................................................................................... 53
3.3.4. Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ .......................................................... 54
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình trồng rau hữu cơ
tại địa phương ............................................................................................................ 56
3.4.1. Hiệu quả kinh tế: ............................................................................................. 56
3.4.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình .................................................................... 60
3.4.3. Hiệu quả môi trường ....................................................................................... 62
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình. ........................................................................................................... 66
3.6. Những tồn tại trong phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương: .................. 67


v

3.7. Đề xuất các giải pháp cho việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình .................................................................................................... 68
3.7.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ: ............... 68
3.7.2.Lập quy hoạch và tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ...... 68
3.7.3.Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất rau hữu cơ ..................................... 68
3.7.4 . Tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật ................................... 69
3.7.5. Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ ..................... 69
3.7.6.Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ................................................................. 71
3.7.7. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ........... 72
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 73
4.1. Kết luận: ............................................................................................................. 73
4.2. Tồn tại ................................................................................................................ 74
4.3. Kiến nghị: ........................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76



vi

THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Tú
Lớp: CH1MT

Khóa: 2015-2017

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Hưng
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình
sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Nội dung chủ yếu của đề tài: Thu thập số liệu về hoạt động sản xuất, tiêu thụ
rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Từ đó đánh giá được những ảnh
hưởng tích cực của hoạt động sản xuất rau hữu cơ tới các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tìm hiểu những những khó khăn mà người sản xuất đang gặp phải đồng thời
đề xuất biện pháp tháo gỡ và tìm ra những mô hình hoạt động hiệu quả để làm mô
hình điển hình nhân rộng diện tích rau hữu cơ ở địa phương nói riêng và cả nước
nói chung trước bối cảnh nguy thực phẩm bẩn đang đe dọa sức khỏe chúng ta hàng
ngày.


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích


NNHC

Nông nghiệp hữu cơ

IFOAM

Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

PGS
NGO
ADDA

Participatory Guarantee System (Hệ thống Đảm bảo Cùng tham
gia)
Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ)
Agricultural Development Denmark Asia (Tổ chức phát triển nông
nghiệp Châu Á)

KHCN

Khoa học công nghệ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


GMO

Genetically Modified Organism (Sinh vật biến đổi gen)

FiBL

Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


viii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. 1. Sự khác nhau giữa phương thức sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn ......4
Bảng 1. 2. Tỷ lệ diện tích nông nghiệp hữu cơ khu vực với toàn cầu năm 2015 ....10
Bảng 3. 1.Diện tích quy hoạch mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................36
Bảng 3. 2.Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ ............................................37

Bảng 3. 3.Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ........................................................41
Bảng 3. 4.Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ .....................43
Bảng 3. 5. Diện tích sản xuất nông nghiệp năm 2016 ..............................................45
Bảng 3. 6.Chủng loại rau hữu cơ vào các tháng trong năm tại huyện Lương Sơn ...48
Bảng 3. 7.Chi phí sản xuất hữu cơ ở địa phương ......................................................50
Bảng 3. 8.Giá thu mua và giá bán rau hữu cơ của một số công ty, cửa hàng ...........53
Bảng 3. 9.Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ ở các nhóm ....................................57
Bảng 3. 10.So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất rau hữu cơ ................................58
Bảng 3. 11. Hiệu quả giải quyết việc làm ở các mô hình canh tác rau hữu cơ .........60
Bảng 3. 12. Tình hình sử dụng phân bón của các mô hình canh tác rau hữu cơ và rau
thông thường .............................................................................................................63
Bảng 3. 13.Lượng phân ủ hàng tháng của các nhóm năm 2017 ...............................64
Bảng 3. 14. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở các mô hình canh tác rau thông
thường .......................................................................................................................65


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1.Cấu trúc PGS áp dụng cho sản xuất hữu cơ ................................................7
Hình 1. 2. Sự phát triển thị trường toàn cầu về thực phẩm hữu cơ (1999-2016) ......11
Hình 1. 3. Phát triển số lượng các nước được chứng nhận có sản xuất NNHC từ
1999 đến 2015. ..........................................................................................................11
Hình 1. 4. Phát triển diện tích đất NNHC trên thế giới từ năm 1999-2015 ..............12
Hình 1. 5. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC thế giới năm 2015 .............12
Hình 1. 6. Phát triển diện tích đất NNHC ở châu Á..................................................13
Hình 1. 7. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC khu vực châu Á .................13
Hình 1. 8. Phát triển diện tích đất NNHC ở Việt Nam .............................................14
Hình 1. 9.Vị trí địa lý huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình..........................................23
Hình 3. 1. Giá trị Cu trong mẫu đất……………………………………………… 38

Hình 3. 2. Giá trị Zn trong mẫu đất ...........................................................................38
Hình 3. 3. Giá trị Pb trong mẫu đất ...........................................................................38
Hình 3. 4. Giá trị Cd trong mẫu đất ..........................................................................38
Hình 3. 5. Giá trị As trong mẫu đất ...........................................................................39
Hình 3. 6. Giá trị Hg trong mẫu nước .......................................................................39
Hình 3. 7. Giá trị Pb trong mẫu nước ........................................................................39
Hình 3. 8. Giá trị Cd trong mẫu nước .......................................................................40
Hình 3. 9. Giá trị As trong mẫu nước........................................................................40
Hình 3. 10. Kết quả phân tích mẫu nước ở Đồng Khe, Trại Hòa, Hợp Hòa .............40
Hình 3. 11.Vị trí sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn ......................46
Hình 3. 12. Phát triển diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn .....................46
Hình 3. 13. Diện tích trồng rau hữu cơ điều tra ở huyện Lương Sơn .......................47
Hình 3. 14. Sản lượng rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn .........................................48
Hình 3. 15. Chủng loại rau hữu cơ tại địa phương ....................................................49
Hình 3. 16.Cửa hàng rau hữu cơ Tâm Đạt và Tràng An ..........................................52
Hình 3. 17. Sản lượng rau tiêu thụ trung bình hàng tháng của các nhóm .................53
Hình 3. 18.Các kênh tiêu thụ rau hữu cơ tại điểm nghiên cứu .................................54
Hình 3. 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp hữu cơ tại địa phương
...................................................................................................................................66


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, loài người đã đạt được thành tựu rực rỡ
của cuộc cách mạng xanh với các giống mới, với đầu tư thâm canh cao, đã đóng
góp vai trò quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, đã giải quyết vấn đề cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người, đã góp phần giải quyết nạn đói, thiếu lương

thực, thực phẩm...thời kỳ này. Nhưng mặt trái của quá trình đầu tư thâm canh khi
không kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất sẽ dẫn đến các sản phẩm nông sản sẽ bị
ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu các sản phẩm nông sản
Việt Nam với các nước trên Thế giới. Thực tế thời gian vừa qua khi mà thực phẩm
bẩn đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các sản phẩm xuất khẩu của nước ta
bị các thị trường nhập khẩu trả lại hoặc từ chối khi các sản phẩm có chứa chất phụ
gia cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc kháng sinh cao. Trước thực
trạng trên Chính phủ đã kêu gọi toàn dân “Nói không với thực phẩm bẩn”
Ngành nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản có tốc độ phát triển đáng kể so với thời kỳ trước. Cùng với đó là cũng nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không
đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật; công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các loại hóa
chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức chăn nuôi
còn manh mún, nhỏ lẻ, phần nhiều được nuôi ở quy mô hộ gia đình khiến cho tỷ lệ
chất thải chăn nuôi được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường là rất thấp (chỉ
khoảng 10%) … tất cả các hoạt động đó đều gây áp lực lên môi trường, cụ thể như
dẫn đến ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc BVTV đã
xuất hiện cục bộ ở một số vùng chuyên canh nông nghiệp và có xu hướng tăng qua
các năm. Hàm lượng kim loại nặng trong đất đã vượt mức cho phép ở một số vùng
nông nghiệp[4].
Với xu thế hiện nay sản xuất, thị trường và thói quen của người tiêu dùng sản
phẩm nông nghiệp đã thay đổi hướng tập trung nhu cầu cao vào nhóm hàng hoá


2

nông sản, thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố đó
chính là động lực đối với sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất đòi hỏi rất
nghiêm ngặt kiểm soát vật tư đầu vào như không sử dụng phân bón hóa học, thuốc

trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất phụ gia, giống biến đổi gen... trong quá trình sản xuất
và kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và
vận chuyển. Do vậy sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm sạch, an toàn chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu cho nội tiêu và xuất khẩu.
Nông nghiệp hữu cơ còn ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ và cải thiện độ phì
nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất do hữu
cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng
mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức. Bảo vệ các chức năng
quan trọng của đất: như giữ nước, hoạt động của vi sinh vật đất và chu trình dinh
dưỡng của đất ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc đất, đặc biệt là tạo độ chặt cho đất.
Phương pháp canh tác hữu cơ như luân canh cây trồng, cây trồng phủ đất, bón phân
xanh, ủ phân động vật... giúp tăng hoạt động các vi sinh vật và tăng chất lượng đất
Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án “Phát triển khung thị trường và sản xuất
nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA –
Đan Mạch triển khai ở 9 tỉnh, thành phố phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hòa Bình từ 2005-2012) đã
vận động và góp phần thúc đẩy sự ra đời của một số mô hình sản xuất rau hữu cơ
hiện nay.
Vì vậy để hiểu rõ hơn tình hình áp dụng và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ của
các nông hộ hiện nay có tác động như thế nào đến các mặt kinh tế, xã hội và môi
tường trên địa bàn một số địa phương tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một
số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về ảnh
hưởng của các hoạt động sản xuất rau hữu cơ đến môi trường, kinh tế, xã hội ở

huyện Lương Sơn. Từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế
góp phần nhân rộng mô hình rau hữu cơ của địa phương hướng tới phát triển nông
nghiệp bền vững.

3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất của các mô hình rau hữu cơ tại địa phương nghiên cứu.
- Xác định được những tác động của mô hình sản xuất rau hữu cơ tới kinh tế,
xã hội và môi trường (tập trung môi trường đất và nước) ở địa phương.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn tại hạn chế góp phần phát
triển và nhân rộng mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
NNHC là hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con
người. Nó dựa trên các chu trình sinh học, đa dạng sinh học và các chu trình thích
ứng với điều kiện địa phương hơn là sử dụng vật tư đầu vào với những ảnh hưởng
bất lợi. Nông nghiệp hữu cơ bao gồm truyền thống, sự đổi mới và khoa học có lợi
cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và chất lượng cuộc sống
tốt[Theo IFOAM ,1980]. Đó là hệ thống bắt đầu cân nhắc ảnh hưởng của môi
trường và xã hội bằng việc hạn chế sử dụng những đầu vào hóa học như phân bón
và thuốc trừ sâu hóa học, thuốc chữa bệnh gia súc, cây và con biến đổi gen, chất bảo
quản, chất phụ gia và chất phóng xạ[17].
- Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất theo nguyên tắc của nông
nghiệp hữu cơ. Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên
(không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc BVTV, không phun thuốc
kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến
đổi gen)[30].

Bảng 1. 1. Sự khác nhau giữa phương thức sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn

Tiêu
chí
Đất

Nước

Dinh
dưỡng

Rau hữu cơ

Rau an toàn

- Được quy hoạch thành vùng và được
trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ
khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài
- Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo
không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các
hóa chất độc hại khác
Được xét nghiệm để đảm bảo nguồn
nước đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ

Được quy hoạch thành vùng,
có thể được cơ quan chức năng
địa phương lấy mẫu xét
nghiệm

Không được phép sử dụng phân bón hóa

học, các chất kích thích sinh trưởng và
các sản phẩm biến đổi gen. Chỉ sử dụng
các vật tư đầu vào cho sản xuất hữu cơ
được phép và có kiểm soát

Có thể được cơ quan chức
năng tại địa phương lấy mẫu
xét nghiệm
Được sử dụng phân chuồng,
phân vi sinh, phân bón lá các
chất kích thích sinh trưởng và
các loại phân bón hóa học


5

Tiêu
chí

Rau hữu cơ

Bảo vệ Không được phép sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thực vật hóa học, chủ yếu áp dụng quy
luật đấu tranh sinh học tự nhiên, các chế
phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc để
kiểm soát sâu bệnh

Rau an toàn
Được phép sử dụng thuốc từ
sâu bệnh hóa chất có trong

danh mục cho phép của bộ
nông nghiệp với thời gian cách
ly nhất định

Năng
suất

Thấp hơn hoặc bằng so với sản xuất Năng suất cao
thông thường

Chất
lượng

Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời
gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất
thông thường nên tích lũy được nhiều
dinh dưỡng

Bị cưỡng ép sinh trưởng phát
triển nhanh để tăng nâng suất.
Tích lũy được ít dinh dưỡng
do thời gian sinh trưởng bị rút
ngắn.
Nguồn: Vietnamorganic.vn

1.2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ
* Sức khỏe: NNHC cần phải duy trì và làm tăng sức khỏe của đất, thực vật,
động vật, con người và hành tinh cùng với nhau chứ không tách rời. Nguyên tắc này
nhấn mạnh rằng sức khỏe của cá thể và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe
của hệ sinh thái. Đất khỏe sẽ tạo cho cây trồng khỏe và sẽ làm tăng sức khỏe của

con người và động vật [17].
* Sinh thái: NNHC dựa vào hệ sinh thái sống động và chu trình tự nhiên của
chúng, làm việc, tranh đua và duy trì chúng. Nguyên tắc này gắn NNHC sâu vào
trong hệ sinh thái năng động. Nó cho thấy sản xuất phải dựa vào các tiến trình của
sinh thái và sự tái sinh. Để có được thức ăn và sức khỏe tốt phải thông qua sinh thái
của môi trường sản xuất cụ thể. Ví dụ như đối với cây trồng thì cần có một môi
trường đất sống động, đối với động vật nuôi cần có hệ sinh thái trang trại, đối với cá
và các sinh vật biển là môi trường nước[17].
* Công bằng: NNHC cần xây dựng trên mối quan hệ đảm bảo công bằng
cùng với sự quan tâm đến môi trường chung và những cơ hội sống cho tất cả các
sinh vật.Sự công bằng được mô tả như là sự hợp tình hợp lý, sự tôn trọng, ngay
thẳng và tận tình đối với con người và cả với những mối quan hệ của các đời sống


6

khác ở xung quanh. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng tất cả những gì có liên quan tới
nông nghiệp hữu cơ cần đối xử trong mối quan hệ như con người đảm bảo công
bằng tới tất cả các tầng lớp và các bên liên quan: nông nhân- công nhân- trí thứcnhà phân phối – thương nhân và người tiêu dùng[17].
* Quan tâm chăm sóc: NNHC cần được quản lý theo cách phòng ngừa và
có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, sức khỏe và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại
và tương lai. Đó là những quan tâm chính thức trong việc lựa chọn cách quản lý,
phát triển và áp dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ. NNHC cần ngăn ngừa
những khả năng rủi ro trước khi áp dụng công nghệ và không chấp nhận sử dụng
những công nghệ không thể dự đoán được những hậu quả của nó như công nghệ
gen chẳng hạn[17].
1.3. Tiêu chuẩn và Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ:
1.3.1. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ:
a.Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ với bên thứ 3: Hệ thống công nhận
sản phẩm hữu cơ với bên thứ 3 là hình thức mà đơn vị sản xuất đã sản xuất tuân thủ

đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ và đã được tổ chức chứng nhận
đánh giá và công nhận, chứng nhận là sản phẩm đạt yêu cầu của sản phẩm hữu cơ.
Đây là hình thức phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn các doanh nghiệp.
b. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ PGS: Hệ thống công nhận sản phẩm
hữu cơ PGS là hệ thống đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee Systems –
PGS) được tổ chức IFOAM (Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc
tế) công nhận. Đây là hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ của một tổ chức phi
chính phủ, phù hợp với thực trạng sản xuất nhỏ lẻ như Việt Nam. Hiện nay PGS
đang được vận dụng ở hơn 50 nước trên thế giới. Hiện nay PGS Việt Nam đã được
IFOAM công nhận là thành viên trong gia đình Hệ thống công nhận sản phẩm hữu
cơ PGS thế giới từ năm 2013. Ở Việt Nam, có PGS đang vận hành ở Sóc Sơn (Hà
Nội); Lương Sơn ( Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam). Ngoài ra còn có các PGS Hội
An, PGS Bến Tre, và đang hình thành PGS ở Tân Lạc (Hòa Bình). Ngoài năm yếu
tố cơ bản cấu thành Hệ thống PGS là sự tham gia, một tầm nhìn chung, tính minh


7

bạch, niềm tin, hợp tác ngang hàng, còn có các bên liên quan như người sản xuất,
người tiêu dùng, thương nhân, nhà bán lẻ, các tổ chức NGO .
Nhóm điều
phối

Người
tiêu dùng

LIÊN NHÓM
Người
sản xuất


Nhóm sản
xuất
Hộ nông
dân

- Các cơ quan địa phương
(Hội nông dân, tổ chức
phi chính phủ..)
- Thương nhân
- Người tiêu dùng
- Hợp tác xã..

Kích cỡ mỗi hộp tỉ lệ thuận với mức độ chịu
trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận PGS

Hình 1. 1.Cấu trúc PGS áp dụng cho sản xuất hữu cơ
Nguồn: Từ Thị Tuyết Nhung, 2012
1.3.2. Tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất hữu cơ:
- Tiêu chuẩn IFOAM của Mỹ (US Department of Agriculture – National
Organic Product), Liên minh châu Âu (EU Organic Farming – Ủy ban Châu Âu Europe Commission) đã được một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và được cấp
chứng chỉ (ví dụ: Công ty chè Hùng Cường tại Hà Giang; Công ty Phú Viễn – Cà
Mau…)
- Trong nước, có Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602-2006 cho sản xuất, chế biến
nông nghiệp hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay chỉ để
tham khảo); TCVN số 11041:2015: Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp
thi thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho sản phẩm trồng
trọt và chăn nuôi do Bộ KHCN ban hành.


8


- Muốn trở thành nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì nông dân, doanh nghiệp
phải thực hiện theo tiêu chuẩn đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee
System - PGS) trong sản xuất hữu cơ như các tiêu chuẩn trong Hệ thống đảm bảo
cùng tham gia PGS được Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á - Đan Mạch
(ADDA) sử dụng, các tiêu chuẩn đó đã nêu những gì làm được và không được làm
trong canh tác hữu cơ, ví dụ như các tiêu chuẩn không được sử dụng hóa chất. Tiêu
chuẩn trong sản xuất hữu cơ theo PGS được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chuẩn về sản
xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006) đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành ngày 30/12/2006 và tiêu chuẩn PGS của IFOAM.
Hiện nay, tiêu chuẩn PGS hữu cơ là tiêu chuẩn nội địa đầu tiên của Việt Nam đã
được IFOAM công nhận năm 2013 và được trình bày tóm tắt trong 24 tiêu chí cơ
bản như sau:
1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch,
không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN
5942-1995)
2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như
các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường
giao thông chính…
3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không
được sử dụng trong canh tác hữu cơ
7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước
khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong
canh tác hữu cơ.
9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ
phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.

10. Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì
ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa
học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một
mét.
Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây
được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong
vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy


9

ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm
nhiễm do nước bẩn tràn qua.
11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn
vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được
bán như sản phẩm hữu cơ.
12.Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một
vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo
có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen
GMOs.
14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu
không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm
không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.
15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
16.Cấm sử dụng phân người.
17. Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi
dùng trong canh tác hữu cơ.
18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
19.Các sản phẩm từ biogas gồm nước và chất lắng không được sử dụng trực

tiếp mà phải được ủ nóng trước khi đưa ra ruộng để sử dụng
20. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm
mặn đất.
21. Một loại cây phân xanh cần được đưa vào cơ cấu luân canh cây trồng
trong một năm
22.Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải
mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm
trong canh tác hữu cơ.
23. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử
dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
24. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và
được PGS chấp thuận.


10

- Là các nhà sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chuẩn

quốc gia TCVN

11041:2017 do Bộ Khoa học công nghệ công bố năm 2017. Tuy nhiên, hiện nay
nghị định hướng dẫn hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt
Nam vừa được Chính phủ ban hành Nghị định 109/NĐ-CP ngày 29/8/2018.
1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
1.4.1. Ở Thế giới:
Với sự lớn mạnh của Liên Đoàn các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc Tế
-IFOAM mà nông nghiệp hữu cơ là một trong những lĩnh vực kinh doanh nông
nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng hai con số hàng
năm đất theo canh tác hữu cơ, giá trị của sản phẩm hữu cơ và số lượng những người
nông dân tham gia. Năm 2003, có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ và giá

trị thị trường toàn cầu hàng hóa hữu cơ là 25 tỷ USD / năm [Willer và Yussefi
2005], chiếm khoảng 2% so với khoản tiền 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm trong sản
xuất nông nghiệp toàn cầu [Wood et al,2001]. Nhưng năm 2012 đã tăng lên 37,5
triệu ha với giá trị thị trường là 64 tỷ USD/năm. Cũng theo FiBL 2017 kết quả nêu
tại Bảng 1.2 thì đến năm 2015 diện tích hữu cơ toàn cầu chiếm 50,9 triệu ha chiếm
1,1 % tổng diện tích sản xuất nông nghiệp trên thế giới, tăng 147% so với số liệu đã
công bố năm 2014. Châu Đại Dương chiếm diện tích cao nhất 22,8 triệu ha chiếm
44,8%, xếp sau là châu Âu, châu Mỹ La Tinh, châu Á...
Bảng 1. 2. Tỷ lệ diện tích nông nghiệp hữu cơ khu vực với toàn cầu năm 2015
Nguồn:Theo FiBL,2017
Châu lục
Diện tích (triệu ha)
Tỷ lệ (%)
Châu Đại Dương
22,8
44,8
Châu Âu
12,7
25
Mỹ La Tinh
6,7
13,1
Châu Á
4,0
7,9
Bắc Mỹ
3,0
5,9
Châu Phi
1,7

3,3
Tổng số
50,9
100
Qua hình 1.2 doanh số bán ra tăng nhanh qua các năm so với năm 1999, năm

TT
1
2
3
4
5
6

2016 tăng hơn 5,9 lần so với năm 1999.


11

Tỷ USD
100
80

81.6

89.7

80
54.9


60
40
20

Tỷ USD

28.7
15.2

0
1999

2004

2009

2014

2015

2016

Hình 1. 2. Sự phát triển thị trường toàn cầu về thực phẩm hữu cơ (1999-2016)
Nguồn:Theo FiBL, 2018

Theo số liệu công bố năm 2017[29]: Năm 2015 toàn thế giới có 179 nước
được chứng nhận có sản xuất NNHC, tăng 18 nước so với năm 2010.

Hình 1. 3. Phát triển số lượng các nước được chứng nhận có sản xuất NNHC từ 1999
đến 2015.

Nguồn: Theo FiBL- IFOAM, 2017
Diện tích đất nông nghiệp hữu cơ toàn cầu luôn có xu hướng tăng trong những
năm qua, năm 2015 đạt 50,9 triệu ha, chiếm 0,99% đất nông nghiệp. Qua 10 năm
(2005-2015), diện tích đất NNHC tăng 146% (Hình 1.4).


12

Hình 1. 4. Phát triển diện tích đất NNHC trên thế giới từ năm 1999-2015
Nguồn: Theo FiBL, 2017

Hình 1. 5. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC thế giới năm 2015
Nguồn: FiBL, 2017
Theo FiBL 2017, Quốc gia dẫn đầu trên thế giới về diện tích sản xuất NNHC
là Autralia với 22,7 triệu ha, sau đó tới Argentina là 3,1 triệu ha và sếp thứ ba là Mỹ
với 2,0 triệu ha.
Châu Á là khu vực có diện tích đất NNHC lớn nhất, nhưng tăng giảm thất
thường. Năm 2014 đạt 3,57 triệu ha đất NNHC (Hình 1.6), trong đó dẫn đầu là


13

Trung Quốc gần 2 triệu ha, kế đến là Ấn Độ 720 ngàn ha, Việt Nam đứng thứ 7
(Hình 1.7).

Hình 1. 6. Phát triển diện tích đất NNHC ở châu Á
Nguồn: Theo FiBL-IFOAM-SOEL,2000-2016

Hình 1. 7. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC khu vực châu Á
Nguồn: Theo FiBL, 2016

1.4.2.Ở Việt Nam:
a. Về diện tích
Nông nghiệp hữu cơ đã được phát triển từ lâu ở nước ta, trước những năm
1960- 1970 người dân khi canh tác hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học,
phân hóa học mà chỉ dùng phân xanh, phân chuồng, phân hữu cơ ủ với các giống
bản địa, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt. Theo số liệu IFOAM công bố năm
2012 (FiLB và IFOAM, 2012), năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản xuất NNHC


×