TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÂM NGŨ QUẢ
NGÀY TẾT
Tiểu luận cuối khóa
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU
LỚP SÁNG THỨ 6 – TIẾT 4-5
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 11/2016
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÂM NGŨ QUẢ
NGÀY TẾT
Tiểu luận cuối khóa
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU
LỚP SÁNG THỨ 6 – TIẾT 4-5
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 11/2016
DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN
HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2016 – 2017
TT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
PHAN THANH CHIẾN
15142143
2
TRÌNH ĐỨC HIỂN
15142185
Giáo viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU
ĐIỂM: ...............................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GV:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
GV ký tên
Trương Thị Mỹ Châu
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 5
3. Phương pháp nguyên cứu ........................................................................................... 5
PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ................................................................................. 6
1. Vài nét về mâm ngũ quả ............................................................................................ 6
1.1. Nguồ n gố c về mâm ngũ quả .............................................................................. 6
1.2. Giới thiê ̣u về mâm ngũ quả................................................................................ 7
2. Tiêu chí để cho ̣n mâm ngũ quả .................................................................................. 8
2.1. Cho ̣n khái quát ................................................................................................... 8
2.2. Cho ̣n cho từng loa ̣i quả ...................................................................................... 8
3. Cách bài trí mâm ngũ quả ........................................................................................ 10
3.1. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc cho Tết thêm lộc lá ................................... 10
3.2. Mâm ngũ quả miề n Trung ............................................................................... 11
3.3. Mâm ngũ quả miề n Nam ................................................................................. 13
3.4. Những sai lầm khi chưng mâm ngũ quả .......................................................... 14
4. Ý nghĩa từng loa ̣i quả ............................................................................................... 16
PHẦN III. KIẾN THỨC VẬN DỤNG ........................................................................ 20
1. Bảo tồ n bản sắ c, truyề n thố ng tố t đe ̣p từ Mâm ngũ quả .......................................... 20
2. Ý nghiã mâm ngũ quả ngày Tế t ............................................................................... 20
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 22
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
5/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban
đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành.
Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục
lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu
hiện của tư tưởng này.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà
thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết,
bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến Xuân về. Không
biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì Việt Nam vốn bốn mùa hoa trái, nhất là
vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng
quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp
đẽ đầy nét nhân văn. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của
người Việt ta. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về
tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính
nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể
thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp,
rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết.
Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để
chúng ta nhớ lại tổ tiên
3. Phương pháp nguyên cứu
Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, thu thập và phân tích các dữ liệu
khảo sát thực tế.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
6/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về mâm ngũ quả
1.1. Nguồ n gố c về mâm ngũ quả
Nguồn gốc của mâm ngủ quả bắt nguồn từ Phật thuyết của Mục Kiền Liên trong
kinh Vu lan bồn. Vu lan bồn, tiếng Phạn là Ullambana (nghĩa đen là treo ngược, đảo
huyền), được hiểu nhiều nghĩa nhưng nghĩa thông dụng nhất là lễ giải cứu khổ nạn đau đớn
tựa như bị treo ngược, tổ chức vào rằm tháng Bảy âm lịch. Ở ViệtNam thường gọi tắt là lễ
Vu lan. Hán dịch là Đảo huyền, cũng gọi là Bồn hội, Vu lan bồn hội.
Theo kinh Vu lan bồn, đệ tử Phật là Mục Liên dùng Thiên nhãn trông thấy thân mẫu
bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não liên tục, thấy
rồi, ngài Mục Liên dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ, nhưng do chịu quả báo của
nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Để cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ này, ngài Mục Liên
bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu, Phật liền dạy ngài Mục Liên vào ngày rằm tháng
Bảy là ngày chư tăng tự tứ (vào mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng kết hạ an cư trong 3 tháng,
ngày này là ngày kết thúc hạ an cư), dùng thức ăn uống ngon quý, hoa quả cúng dường
Phật tăng trong 10 phương thì sẽ được vô lượng công đức, mẹ ông sẽ được thoát khỏi khổ
nạn, cứu được cha mẹ 7 đời.
Dấu tích lễ Vu lan có từ rất sớm ở Ấn Độ. Trong tác phẩm Mahabharata (một tác
phẩm sáng tác từ thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên), người ta đã
đọc thấy dấu tích của lễ này. Tại Trung Quốc, theo truyền thuyết, vua Vũ đế nhà Lương là
người đầu tiên cử hành hội Vu lan bồn. Vào năm 538, Vũ đế đến chùa Đồng Thái thiết trai
Vu lan bồn. Từ đó "phát triển thành tục. Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành
hội này để báo đền ân đức cha mẹ, tổ tiên". Thời nhà Đường, các vua Đường rất xem trọng
lễ cúng dường Vu lan bồn, các triều đại sau này vẫn tiếp tục, và cho đến ngày nay, Vu lan
bồn vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa
(Phật quang đại từ điển. Trang 7242).
Lễ Vu lan bồn vốn là một lễ báo hiếu cho cha mẹ 7 đời. Kinh dạy: "Là người đệ tử
phải tu hiếu thuận, phải tưởng nhớ cúng dường cha mẹ trong từng niệm, cho đến cha mẹ 7
đời, hằng năm vào rằm tháng Bảy thường đem tâm hiếu thuận nhớ đến cha mẹ đã sinh ra
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
7/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
mình, cho đến 7 đời, lập Vu lan bồn cúng dường chư Phật và chúng tăng để báo đền ơn
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ".
Khi phát triển vào dân gian, từ việc cúng dường báo hiếu cha mẹ, đã mở rộng ra cả
thập loại chúng sinh. Ngày đó, sư niệm cô hồn thập loại để đáp ứng lòng cầu mong của
mọi chúng sinh.
Cúng dường vốn là cung dưỡng âm Hán Việt đã Nôm hóa. Đó là một khái niệm nhà
Phật, chỉ việc thí chủ đem thức ăn cung dưỡng cho nhà Phật. Từ một lễ nghi báo hiếu, khi
vào dịp Tết, người ta cũng dâng mâm cúng để thờ tự cha mẹ, tổ tiên đã khuất núi nên dâng
ngũ quả để cúng. Lễ được dâng lên bàn thờ tổ tiên là vì vậy. Chúng ta chưa gặp từ điển
Nho giáo hoặc Đạo giáo nào nói về mâm ngũ quả này. Gốc tích của nó chắc chắn là ở nghi
lễ cúng tế của Phật giáo.
1.2. Giới thiê ̣u về mâm ngũ quả
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban
đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành.
Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Tục lệ bày
mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của
tư tưởng này.
“Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc
qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa
là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.
“Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn
5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
8/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh
trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Và tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu
và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
2. Tiêu chí để cho ̣n mâm ngũ quả
2.1. Chọn khái quát
Trái cây chưng mâm ngũ quả khi mua về, bạn nên dùng khăn giấy lau sạch, đừng
rửa bằng nước, vì sẽ khiến chúng bị úng nước, dễ hư thối.
Loại trái cây nào còn giữ được cuống và lá xanh là trái cây tươi, tuy nhiên những
trái không còn cuống, lá vẫn có thể ăn được, nhưng không nên để chưng, đơm và dứt khoát
đây không phải là loại trái cây phải mua với giá đắt.
Về độ mềm: khi bóp nhẹ bằng tay, có cảm giác mềm nhẹ nhàng, có vẻ hơi dai,
không bị cảm giác mềm nhũn do trái chín quá hay bị giập.Về hình sáng: phải có hình dánh
tự nhiên, tròn, không méo mó.
2.2. Chọn cho từng loa ̣i quả
2.2.1. Cách chọn bưởi ngon để cúng Tế t:
Cách chọn hoa quả tươi ngon đầu tiên bạn cần bỏ túi là chọn bưởi bởi, đối với người
miền Bắc, bưởi là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ trong những ngày Tết. Muốn chọn
đuợc bưởi ngon ngọt, mọng nước, các bạn cần chú ý tới phần vỏ bên ngoài: da bóng, gai
nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay. Nhiều người không để ý đến những nốt gai trên
vỏ bưởi, nhưng đó chính là dấu hiệu giúp bạn nhận biết trái bưởi đó già hay non, bưởi càng
già thì nốt gai trên vỏ càng lớn. Bưởi thờ nên chọn quả còn nguyên cuống sẽ đẹp hơn.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
9/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Để chọn được bưởi ngon ngọt, mọng nước, các bạn cần chú ý tới phần vỏ bên ngoài:
da bóng, gai nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay
2.2.2. Cách chọn chuố i ngon để cúng Tế t:
Chuối để bày lên bàn thờ ngày Tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh.
Chuối thờ đẹp chị em phải chọn đều quả, mỗi nải chuối thưởng trên 20 quả, cong đều nhau
như vật mới "ôm" được các hoa quả khác đặt trong lòng nó. Không nên chọn chuối sắp
chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ, sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín
rất nhanh và dễ bị rụng quả
2.2.3. Cách chọn dưa hấ u ngon:
Người miền Bắc hay chọn dưa hấu dáng dài, quả thuôn, vỏ mỏng. Người miền Nam
thường bày hai bên bàn thờ là hai quả dưa hấu dáng tròn có viết chữ. Tuy chọn dưa hấu
dáng nào thì bạn vẫn nên chú ý đến bề ngoài của quả dưa. Đây cũng là một trong những
cách chọn hoa quả tươi ngon mà các bà nội trợ truyền tai nhau đấy.
Vỏ dưa: Vỏ căng tròn, láng bóng, các xọc đen phải nổi rõ, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào
vỏ thấy cứng là dưa ngon, tốt.
Cuống dưa: nhỏ, héo khô lại là dưa già. Nếu cuống dưa héo mà do hái non thì cuống thường
to, không teo nhiều.
Núm dưa: tròn đều, hơi lõm xuống.
Bên dưới dưa: Xem phần dưới quả dưa lớn hay bé (càng bé càng tốt). Đồng thời xem nó
có lõm vào hay không, lõm và càng sâu thì càng ngọt. Nhưng với quả dưa hình cầu, nếu
nó lõm sâu thì thường là quả đã chín quá, sẽ bị xốp.
Phần dưa nằm tiếp đất: càng vàng càng tốt, nếu có xanh và hơi vàng là quả dưa còn non.
2.2.4. Cách chọn mãng cầ u:
Một trong các loại quả thường xuyên xuất hiện trên các mâm ngũ quả của người miền Nam
là mãng cầu. chính vì vậy, để có mâm ngũ quả đẹp, bạn cần phải chọn được mãng cầu tươi
ngon. Chính vì thế, hãy lưu ý chọn những quả mãng cầu có da vàng, láng, gai mềm, khoảng
cách giũa các gai rộng để bày lên ban thờ trong 3 ngày Tết nhé.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
10/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
2.2.5. Cách chọn đu đủ:
Chọn quả đang chín, màu vàng hơi ngả sang đỏ, nặng tay, cuống còn tươi. Trái cây mua
chưng bàn thờ nếu chọn loại xanh để dành lâu ngày phải chú ý, nếu chọn xanh quá trái dễ
bị sượng, không chín được, hay có thể chín héo
2.2.6. Cách chọn xoài:
Đối với xoài, các bạn lưu ý khi chọn xoài, hãy chọn quả có da căng bóng, màu vàng sáng,
không lấy quả thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu quả chín vàng, cứng, phần bụng phía
dưới có một mắt, là hạt nhỏ.
3. Cách bài trí mâm ngũ quả
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán thì bên cạnh việc dọn nhà đón Tết, sắm sửa đồ
trang trí Tết, mua quà Tết thì việc bày mâm ngũ quả là không thể thiếu được. Tùy từng
vùng, miền mà cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sẽ có sự khác nhau, chẳng hạn như người
miền Bắc có thói quen bày mâm ngũ quả hợp với ngũ hành, người miền Trung thì chỉ bày
những loại hoa quả sẵn có trong khi người miền Nam lại thích bày mâm ngũ quả theo lối
chơi chữ "cầu vừa đủ sài sung". Tuy nhiên, tựu trung lại thì ai cũng muốn bày được một
mâm ngũ quả đẹp mắt và hợp phong thủy nhất.
3.1. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc cho Tết thêm lộc lá
Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa nên các loại quả có vẻ
phong phú và đa dạng. Cho nên hầu như tất cả các loại quả đều có thể đặt lên bàn thờ miễn
sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được.
Tuy nhiên 5 loại quả thường xuất hiện: Chuối, Phật thủ hay bưởi, đào, quýt, táo.
Nải chuối sẽ được đặt ở dưới cùng, ở giữa như bàn tay hứng lấy những gì tinh túy nhất.
Màu xanh của chuối tượng trưng cho sự tràn trề nhựa sống của mùa Xuân. Theo phong tục
của người miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả truyền thống bắt buộc phải có nải chuối xanh
đặt dưới cùng. Nải chuối có dáng như bàn tay ngửa, bao bọc và đỡ lấy những loại quả khác,
chính là những gì tinh túy nhất của đất trời, của mùa xuân. Cách bày mâm ngũ quả này
cũng thể hiện mong muốn tổ tiên sẽ che chở, bao bọc cho con cháu.
Thứ hai là quả phật thủ hoặc quả bưởi màu vàng - tượng trưng Hành Thổ được đặt
ở giữa mâm ngũ quả, trong lòng nải chuối.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
11/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay giống như tay
Phật. Theo quan niệm dân gian, phật thủ được bày lên bàn thờ ngày Tết với niềm cầu mong
bàn tay Phật trời sẽ ban phúc lộc cho con cháu trong nhà. Nếu không tìm được Phật thủ,
bạn có thể bày quả bưởi lên mâm ngũ quả cũng mang ý nghĩa tương tự.
Tiếp theo, mâm ngũ quả miền Bắc còn gồm ba loại quả khác với các màu đỏ như cam,
quýt chín đỏ, quả trứng gà, ớt sừng, quả hồng... ứng với mùa Hạ - Hành Hỏa; các loại quả màu
trắng như roi, đào... ứng với mùa Thu - hành kim; các loại quả màu đen như mận, hồng xiêm…
ứng với mùa Đông - Hành Thủy. Tất cả những loại quả này được bày đan xen vào nhau lên mâm
ngũ quả tạo thành hình tháp với mong muốn một năm mới no đủ, hạnh phúc suốt bốn mùa.
3.2. Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung là vùng có miền khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, hàng năm xảy ra
nhiều thiên tai, bão lũ, gió Lào, hạn hán, lại thêm đất đai vốn cằn cỗi gây nhiều khó khăn
cho trồng trọt sản xuất hơn nữa thời gian Tết thường rơi vào mùa Đông khắc nghiệt nên
cây trái đặc sản nơi đây rất hiếm.
Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những loại quả vốn có sẵn ở quê
hươngchứ không cầu kì như nhiều miền khác.Các tỉnh thành ở miền Trung đa phần đều
giữ được nền văn hoá làng xã, họ tộc. Những bảng gia phả hơn mười đời tổ tiên là niềm tự
hào chung của mỗi người con được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất miền Trung.Việc
thờ phụng ở đây rất được chú trọng, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về, từ bàn cỗ Tết
ngập trời màu sắc cho đến những mâm ngũ quả sum xuê luôn chiếm không ít thời gian,
tâm huyết và lòng thành, người miền Trung xem đó là cách để biểu hiện tấm lòng thành
kính hướng đến tổ tiên.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
12/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Gọi là mâm ngũ quả nhưng thông thường người ta luôn bày nhiều hơn năm loại quả.
Mâm ngũ quả miền Trung hầu như không kiêng loại quả nào vì tên gọi hay hương vị của
chúng, miễn là trên mâm phải có nhiều màu sắc, thông thường là các loại quả đắc tiền được
sắp xếp cầu kỳ.
Mâm quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên.
Ngoài ra còn có rất nhiều loại hoa trái của quê hương được xếp bên cạnh.
Cách làm mâm ngũ quả miền trung:
Bước 1: Chuẩn bị: 2 quả dưa hấu, 2 quả xoài, 1 quả bưởi, 1 quả dứa (thơm), Táo,
lê, cam, mỗi thứ vài quả, 1 chùm nho to, Hoa cúc, 3 cái cốc. Dưa khắc chữ Vạn sự như ý.
Thực tế điều này cũng không bắt buộc vì tùy khả năng của mỗi chị em. Nếu không khắc
được bạn có thể để nguyên hai quả dưa hấu rồi thắt nơ đỏ lên cũng rất đẹp.
Bước 2: Dùng khăn giấy lau sạch hoa quả. Cho quả dứa (thơm) vào 2 quả xoài vào
3 chiếc cốc đặt lên giữa mâm.
Bước 3: Đặt quả bưởi trước 3 chiếc cốc, xếp trái cây nhỏ xung quanh để cố định 3
chiếc cốc.
Bước 4: Xếp thêm trái cây lên những tầng trên, nho để phía trên cùng. Cắm hoa vào
những khoảng trống giữa các loại quả.
Người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ
yếu là sự thành tâm của khúc ruột miền Trung cằn cỗi đối với ông bà, tổ tiên.
Khó khăn là thế nhưng địa hình lại nằm trong sự giao thương giữa hai miền BắcNam làm cho mâm ngũ quả của người miền Trung vẫn bày biện đủ “ngũ sắc”: chuối, mãng
cầu, sung, dừa, thanh long, xoài.. rất đẹp mắt.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
13/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
3.3. Mâm ngũ quả miền Nam
Nam Bộ nằm trong miền khí hậu đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với
hai mùa: mưa và khô và vùng cận xích đạo, nền nhiệt phong phú, lượng ánh nắng dồi dào.
Khí hậu cuối năm không hề lạnh lẽo như miền Bắc và miền Trung. Nền khí hậu ấy
làm cho thị trường hoa quả nơi đây luôn phong phú. Vào dịp Tết hoa quả không khan hiếm
như miền Trung và họ cũng chẳng tùy tiện cho tất cả các loại quả lên mâm ngũ quả như
người miền Bắc.
Trên mâm ngũ quả của người miền Nam chuộng dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung (theo
câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng.
Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ
vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Có sắc vàng của bưởi như miền Bắc, có mãng cầu, xoài như miền Trung “đầu sóng
ngọn gió”. Còn thiếu sắc gì thì họ bổ sung sắc đó nhưng ắt hẳn là phải có sự kiêng cữ.
Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ
“chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt vì câu “quýt làm cam chịu”.
Người miền Nam chuộng dừa bởi họ quan niệm sắc xanh của dừa tượng trưng cho một
năm không túng thiếu cùng quả sung để cầu mong về sức khỏe và tiền bạc đến với gia đình.
Mỗi miền mỗi khác tùy vào đặc trưng khí hậu, sản vật và quan niệm riêng, nhưng
tựu chung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây,
của nếp văn hóa dân tộc, của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
14/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ
qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.
3.4. Những sai lầm khi chưng mâm ngũ quả
Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ. Do đó, các gia
đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn cần hiểu ý nghĩa mâm
ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình.
Dưới đây là một số lưu ý về bày mâm ngũ quả ngày Tết để tránh những sai lầm,
nhằm có được mâm ngũ quả đẹp và gửi gắm được ý nghĩa của gia chủ.
Sai lầm 1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả
Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành.
Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng,
vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn
xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn
tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối
cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu
phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim
là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng
trưng bằng quả có màuđen,sẫm như mận, hồng xiêm..
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các
loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả
khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm
trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không
thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía
Nam coi trọng hơn phía Bắc.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
15/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong
muốn đông con, nhiều cháu; quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả
quýt, quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả
dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn), quả trứng gà (lekima – lộc
trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng), quả
xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…
Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo
mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo
Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.
Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác
nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng
ngũ sắc (ngũ hành).
Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất,
sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài
(khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu
vừa đủ xài sung”.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế
nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.
Sai lầm 2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp
Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa
quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng
khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh,
có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo
đọng nước, héo bưởi.
Sai lầm 3: Chọn ngay quả chín đẹp
Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày
biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều.
Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
16/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau
(thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì
khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30
Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và
còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng…
nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử,
xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu
tượng bàn tay Phật.
4. Ý nghĩa từng loa ̣i quả
Chúng ta đều biết cây chuối là cây quen thuộc với mọi gia đình nông thôn (có lẽ chỉ
đứng sau cây tre). Chuối là cây dễ tính, mọc trên bất cứ thứ đất nào, chỗ đầu thừa đuôi thẹo
ở góc vườn. Từ làng ra cắm đất mở trại, việc đầu tiên là đặt một vài gốc chuối, lúc đầu lá
nó héo vàng nhưng sau ít ngày, sẽ vươn lên tươi tốt làm ấm lòng người. Và ít tháng sau,
có buồng chuối, nhà túng có thể đem đi chợ thêm tiền mua sắm, nhà sung túc thì để trẻ ăn
chơi khỏi mua quà. Vì thế mà thứ quả đầu tiên và cơ bản là nải chuối còn nguyên màu
xanh, được đặt làm giá đỡ cho mọi quả khác.
Quả thứ hai cần có là quả bưởi cũng quen thuộc không kém gì mấy so với cây chuối.
Nếu quả chuối còn nguyên màu xanh óng, màu của làng quê quen thuộc cho nhiều hi vọng,
thì quả bưởi lại có màu vàng ươm như màu cánh đồng lúa chín. Cây bưởi ra hoa
thơm nức mùa xuân, tháng tám quả bưởi chín, treo la liệt như những mặt trăngkhắp cành
bổng cành la, làm vui mắt người trồng cây. Ngày Tết nó nằm trong mâm ngủ quả chính
là ước mong hoa trái đầy vườn.
Bên cạnh hai thứ quả cơ bản đó còn có trái cam, tượng trưng cho sự ngon ngọt của
đất mẹ nuôi sống đàn con từ bao đời. Trái quýt nhỏ xinh, điểm xuyết vào từng khe quả
chuối, tô điểm thêm màu sắc. Thêm vài trái ớt sừng trâu màu đỏ tươi, nó là nét duyên
dáng chấm phá cho bức tranh nhỏ xíu này, cũng như ngọn lửa le lói trên nền trời xanh chen
màu vàng thẫm vàng nhạt, cho vui mắt. Ngoài ra quả táo ta, quả khế năm múi, nếu cắt
ngang ta được những ngôi sao cánh to cánh nhỏ như nó sắp cất cánh bay vào nền trời mùa
xuân rực rỡ.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
17/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Ở thành phố có một loài quả quý là loài chỉ mọc trên miền biên giới, núi cao nhiều
sương gió lạnh giá. Vài năm nay mới thấy bán nhiều ở Hà Nội. Đó là quả PHẬT THỦ. Gọi
như thế để ví nó với bàn tay đức Phật, vì nó không tròn trịa như trái cam trái bưởi mà nó
chìa ra nhiều ngón như nâng đỡ lấy bầu trời mùa xuân đang đến để dâng tặng con
người niềm hạnh phúc được sống, được hưởng mùa xuân.
Quả PHẬT THỦ không phải là thứ quả để ăn mà là một vật dâng cúng, được đặt
trên mâm bồng ngũ quả thờ ông bà tiên tổ, còn nơi chùa chiền đình miếu, nó cũng là để
cúng thần, với hương thơm thoảng như gần như xa, gọi hồn người đến quê hương ẩn
tàng trong sâu thẳm đời người. Mâm ngũ quả có quả PHẬT THỦ thì giá trị được tăng
lên nhiều lần, quý giá hơn nhiều lần. Múi nó nhỏ xíu và chua, nhưng cái vỏ nó chứa đầy
tinh dầu thơm nức, sau Tết gọt lấy ngâm rượu sẽ được một thứ rượu thơm ngon, quý
giá.
Tóm go ̣n ý nghiã từng loa ̣i quả:
Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn,
bao bọc và chở che.
Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Táo: Phú quý, giàu sang.
Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Quả trứng gà: Lộc trời cho.
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
18/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả xưa-nay
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay: mâm ngũ quả đượcthay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa
trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều
loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện
tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu
nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số
chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Nhưng với
các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ,
mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ
quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng
là 15 hay 16 quả.
Mô ̣t hiê ̣n tra ̣ng ngày nay, các lái buôn lơ ̣i du ̣ng truyề n thố ng lễ Tế t mà đã la ̣m du ̣ng, tăng
giá cả các loa ̣i quả để vu ̣ lơ ̣i cho bản thân. Nhưng mo ̣i thứ không phải là xấ u các nhà nông
đã ta ̣o ra những loa ̣i quả bắ t mắ t, có giá tri ̣để bán cho những ho ̣ gia đin
̀ h khá giả.
Trái bưởi hình Phật mang ý nghĩa tâm linh đươ ̣c bán với giá 600.000 đồ ng/quả cũng rất
được chú ý.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
19/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
Những trái dưa khắc hình, dòng chữ "Phúc - Lộc - Thọ", "Chúc mừng năm mới"
lên tới cả triệu đồng với hình phức tạp, ở mức độ đơn giản, số tiền mỗi trái vào khoảng
300.000 - 500.000 đồng.
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
20/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
PHẦN III. KIẾN THỨC VẬN DỤNG
1. Bảo tồ n bản sắ c, truyề n thố ng tố t đep̣ từ Mâm ngũ quả
Ngày Tết đối với người dân Việt mang một ý nghĩa thiêng liêng, làm mới lại mọi
việc. Quanh năm suốt tháng, mọi người đều phải lo làm ăn để kiếm sống, cho nên dù cách
xa đến mấy, họ cũng cố gắng trở về để cùng đón Tết với gia đình. Tất cả các thành viên
trong gia đình đều cùng nhau chuẩn bị cho ngày Tết. Điề u này đã gắ n kế t tiǹ h cảm gia đình
của ho ̣
Giữ gìn vẻ đẹp Tết cổ truyền chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng
gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với
hiện tại và cả với tương lai của mỗi con người.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, Tết Việt đã có nhiều thay đổi. Những
thay đổi đó cũng tác động đến suy nghĩ và nhận thức của các thế hệ sau này. Giữ gìn nét
đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm không của riêng ai, bởi vậy, mỗi
người dân dù đang sinh sống trên đất nước mình, hay học tập, công tác và định cư ở nước
ngoài cần bảo tồn và phát huy những nét truyền thống văn hóa của Tết Việt. Đồng thời
cũng cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong trong dịp Tết Nguyên đán,
như: Hoạt động mê tín dị đoan; nạn cờ bạc, rượu chè; các lễ hội phản cảm, tốn kém; các
hiện tượng gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.
2. Ý nghiã mâm ngũ quả ngày Tế t
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp,
rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết.
Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để
chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.
Nhưng mâm ngũ quả có khác nhau quả này quả khác thì cũng đều mang ý nghĩa nhớ
ơn tổ tiên, dân tộc, và đất mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, bồi đắp cho muôn đời trường
tồn bất diệt.
Ngày Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục, thú vui, trò chơi nhưng với
người Việt Nam thì đầu tiên là sum họpgia đình, họ tộc mà phù hợp nhất là trước bàn thờ
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
21/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
tổ tiên. Nên bàn thờ bao giờ cũng là nơi linh thiêng nhất. Bát hương và mâm ngũ
quả qua biến thiên bao thời gian vẫn được duy trì và ngày càng phát triển hơn bao giờ hết,
càng chứng tỏ dân tộc ta luôn biết giữ gìn những điều quý báu của ngàn đời xưa để lại.
Mâm ngũ quả là màu sắc, hình khối, hương thơm, là sản vật quanh năm người nông
dân làm ra, dâng lên tổ tiên lờibiết ơn về công sinh thành tạo dựng.
Mùa xuân là mùa hoa trái. Mùa xuân là tết trồng cây. Cây để phục vụ dựng xây, cây
để cải tạo sinh thái môi trường. Cây cho hoa cho quả. Từ mâm ngũ quả ngày xuân nghĩ lới
bao vấn đề nhân tình thế thái "ăn quả nhớ kẻ trồng cây ", người lao động luôn luôn biết ơn
cây đời đã cho hoa thơm quả ngọt. Nhìn mâm ngũ quả, con người càng chiêm nghiệm lẽ
sống, đời thường và cảm ơn thiên nhiên chẳng những bảo vệ ta mà còn nuôi ta suốt 4 mùa
hoa trái. Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt
Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn
năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, vì vậy các gia đình cần
hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước
nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn
của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.Tùy theo từng
vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại
quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ. Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật
có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ
thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm
hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi
phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Mâm ngũ quả:
Mâm ngũ quả ngày tết gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện
ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh.
5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải
chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
22/20
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng
Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này
cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo
Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là
ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan
niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh
sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Số chẵn và lẻ
Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với
đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao
giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam
lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không
ngẩng lên được.
Người Nam cũng không bày quả cam lên mâm ngũ quả bởi người xưa có câu "quýt
làm cam chịu", nếu bày quả cam thì sẽ không may mắn. Thay vào đó, mâm ngũ quả của
người Nam thường có chứa các loại quả mãng cầu, dừa,, dừa, đu đủ, xoài, sung (là những
loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu "cầu vừa đủ xài sung), hoặc có thể thêm 3 trái
thơm (dứa) để làm chân đế thể hiện sự vững vàng.
Theo quan niệm của người Bắc thì lại khác, hầu như tất cả các loại quả đều có thể
bày trên mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt là được, thậm chí là quả ớt sừng.
Tuy nhiên, bài trí mâm ngũ quả là một tín ngưỡng dân gian, thể hiện lòng thành của
con cháu với tổ tiên nên cũng cần có những quy tắc không được phạm phải, chẳng hạn như
không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì lên mâm ngũ quả, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ
tính theo loại quả chứ không tính theo số quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan
tâm số lượng là 15 hay 16 quả
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
20/22
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
KẾT LUẬN
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ
tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cỗ thể
hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa
trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc
xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một
tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào 30 tháng chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm
với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ
tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái
đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Theo quan niệm của dân gian thì "quả" (trái cây) được xem như biểu tượng cho
thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ
ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao
động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh
tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Gọi là
ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương
với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để
"thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa
chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong
gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài
Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc
lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm,
đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu – sung – vừa – đủ – xài", mỗi loại
có một ý nghĩa riêng.
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối
đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
21/22
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ.
Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ nhưng ngày nay ít trồng phật
thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên
bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ
quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như
hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp,
rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
22/22
Giáo viên: Trương Thị Mỹ Châu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
•
Mâm ngũ quả -
•
Nguồ n gố c mâm ngũ quả -
•
Ý nghiã từng loa ̣i quả, bài trí mâm ngũ quả 3 miề n -
•
Sai lầ m cầ n tránh khi bày mâm ngũ quả -
•
Trái cây đô ̣c la ̣ cho ngày tế t –
Đề tài: Mâm ngủ quả ngày tết