Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

bai thu hoach pham thi be khoa KHTN CN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.39 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Chương trình
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Giảng viên hạng II
Lớp mở tại Trường Đại học Tây Nguyên

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG CƠ SỞ
GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Học viên: Phạm Thị Bé
Đơn vị công tác: Trường Đại học Tây Nguyên
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk.

ĐăkLăk, tháng 05/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ BÉ

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG CƠ SỞ
GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

GVHD : PGS. TS. Lương Thị Vân

ĐăkLăk, tháng 05/201



MỤC LỤC


1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình sống, chịu sự
chi phối nhất định của môi trường xung quanh và đặc trưng của từng tộc người, từ
đó hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng dân tộc.
Văn hoá là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, vấn
đề xây dựng môi trường văn hoá trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại cần phải được coi là vấn đề bức
thiết để xây dựng nền văn hóa để con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Hiểu theo nghĩa rộng, văn hoá bao hàm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần, những giá trị hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Đó là mục tiêu được thể hiện trong Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết
nhấn mạnh mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi
trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách,
lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động
giáo dục của xã hội.
Xu hướng hội nhập quốc tế đang mở ra không ít những triển vọng phát triển
giáo dục cho các quốc gia nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng, đồng thời,
cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói
4



chung và môi trường văn hóa nhà trường nói riêng. Nghiên cứu về môi trường văn
hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị
đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo
văn hóa, giáo dục và khoa học. Hệ giá trị môi trường văn hoá nhà trường được
biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và các quan hệ ứng xử văn hóa giữa
những người trong một môi trường giáo dục, có tác động chi phối nhiều chiều
đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong
môi trường đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục
trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt
cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do
đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của giảng viên và
HSSV (học sinh,sinh viên)... Môi trường văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi mặt,
bao gồm từ cơ sở vật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học
tập, bảng tên trường, phòng học, phòng làm việc…đến nền nếp, chuẩn mực, lễ
nghi, niềm tin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục
đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Nói chung, môi
trường văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ giảm bớt được nguy cơ xung đột và tăng
tính ổn định.
Thế nhưng, vấn đề môi trường văn hóa nhà trường và tìm kiếm các biện pháp
quản lý sự hình thành và phát triển môi trường văn hóa nhà trường hiện nay vẫn
còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố
tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác
động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong các trường, đến HSSV - thế
hệ tương lai của đất nước. Cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi
trường văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực. Với những lý do nêu trên tôi đã
5


chọn đề tài “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG CƠ SỞ GIÁO

DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN” làm đề tài cho bài viết thu hoạch
của mình với mục đích góp phần xây dựng một nền văn hóa văn minh nhằm đưa
chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tây nguyên ngày một đi lên, trở thành một
trong những Trường Đại học có uy tín và chất lượng tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục Trường Đại học Tây
Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục Trường Đại học Tây Nguyên.
4. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục đại học
- Văn hóa nhà trường và đạo đức nghề nghiệp
- Văn hóa nhà trường và phát triển đội ngũ
- Liên hệ thực tiễn tại Trường Đại học Tây Nguyên

6


NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
1.1. Văn hoá
Văn hoá là một trong những khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
cũng như được tiêp cận theo nhiều phương diện khác nhau, từ những định nghĩa
chuẩn mực (nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị), định nghĩa theo nguồn gốc
(nhấn mạnh đến quá trình tương tác con người) cho đến những định nghĩa cấu trúc
(chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa), định nghĩa miêu tả (định nghĩa
văn hoá theo quan điểm dân tộc học) hay định nghĩa tâm lí học (nhấn mạnh vào quá
trình thích nghi, học hỏi, hình thành thói quen), định nghĩa lịch sử (văn hoá gắn với
con người)... Theo định nghĩa của UNESCO, “Văn hoá nên được đề cập đến như là
một tập hợp những đặc trưng về tinh thần, vật chất tri thức và xúc cảm của một xã

hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn hoá và nghệ
thuật, cả các phong cách sống, các lối chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền
thống và đức tin”.
Nói về ý nghĩa của văn hoá, năm 1942 Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn
ngữ chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sinh ra nhằm
thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” …
Như vậy, văn hoá chính là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình

7


sống chịu sự chi phối nhất định bởi môi trường xung quanh và đặc trưng của từng
tộc người, từ đó hình thành nên những nét văn hoá đặc trưng riêng của mỗi cộng
đồng dân tộc.
1.2.Văn hoá tổ chức
Văn hoá tổ chức là hướng nghiên cứu có sức hút lớn với các nhà khoa học từ
những năm 70 của thế kỉ XX và cho đến nay, hướng nghiên cứu này vẫn đang phát
triển mạnh bởi xu thế hội nhập và toàn câu hoá diễn ra trên toàn thế giới.
Văn hoá tố chức được nghiên cứu trước tiên ở các tổ chức thuộc lĩnh vực kinh
tế, sau đó đã mở rộng ra ở tất cả các tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó
có giáo dục. Văn hoá tổ chức khi nghiên cứu trong phạm vi các nhà trường thường
được cụ thể hoá bằng khái niệm văn hoá nhà trường với những đặc trưng riêng của
một loại hình tổ chức đặc thù. Do đó, các quan niệm về văn hoá nhà trường thường
gắn liền với các quan niệm về văn hoá tổ chức.
Văn hoá tố chức là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và tuỳ theo từng góc độ, từng cách tiếp cận mà mỗi tác giả có thể đưa ra những

định nghĩa khác nhau:
Theo Schwartz và Davis (1981), văn hoá tổ chức là lối tư duy và lối làm việc
đã thành thói quen và truyền thống, nó được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất
cả các thành viên; những điều đó các thành viên phải học và ít nhất phải chấp nhận
một phần để hoà đồng với các thành viên và tổ chức. Theo nghĩa đó, văn hoá tổ
chức bao quát một phạm vi rộng cách ứng xử: các phương pháp sản xuất, kĩ năng
nghề nghiệp và tri thức kĩ thuật; thái độ đối với các quy định của tổ chức; các thói
quen và tập quán ứng xử trong quản lí; những mục tiêu đang quan tâm; cách tiến
hành công việc kinh doanh; phương pháp thanh toán; những quy định cho các công

8


việc khác nhau; niềm tin vào cách sống dân chủ và cùng nhau tham khảo ý kiến;
các quy ước ít tự giác và những điều cấm đoán... Văn hoá là một kiểu cách tín
ngưỡng và hi vọng được các thành viên của tổ chức cùng chia sẻ. Những niềm tin
ấy, hi vọng ấy sinh ra các tiêu chí, chúng hình thành một cách mạnh mẽ cách ứng
xử của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức.
Định nghĩa của Gold (1982) nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng riêng biệt của
văn hoá trong mỗi tổ chức khác nhau: Văn hoá tổ chức là phẩm chất riêng biệt của
tổ chức được nhận thức để phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực.
Định nghĩa của Geert Hofstede (1991) xác định các yếu tố cụ thể tạo nên sự
khác biệt của văn hoá trong mỗi tổ chức: Văn hoá tổ chức là một tập hợp các giá
trị, niềm tin và hành vi trí tuệ của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành
viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác.
Các định nghĩa của một số tác giả nhấn mạnh vào các khía cạnh khác như tính
ổn định, tính lịch sử, tính kế thừa và phát triển của văn hoá tổ chức như định nghĩa
của A. Williams, p. Dobson & Walters: “Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái
độ và giả trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong tổ chức”; định nghĩa của
J.P. Kotter, và J.L. Heskett: “Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử

phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời
gian dài”; định nghĩa của M. Amiel, F. Bonnet, J.Jacobs: “Văn hoá tổ chức là toàn
bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi
của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày
càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian ”.
E.H. Schein (2004) cho rằng, văn hoá là một hiện tượng bao gồm cả hai: a) Là
hiện tượng rất năng động bao quanh chúng ta ở tất cả mọi thời gian, được tạo ra bởi
sự tương tác của con người với nhau và được hình thanh bởi các hành vi của người
9


lãnh đạo; b) là một tập hợp các cấu trúc, các chuẩn, quy định và các thói quen hằng
ngày hướng dẫn các hành vi của chúng ta. Khi một ai đó đưa văn hoá vào cấp độ tổ
chức và đến với các nhóm người sẽ thấy rõ văn hoá được hình thành như thế nào,
được kết hợp và tham gia ra sao, đồng thời cũng thấy được văn hoá có tính bền
vững, được duy trì và tạo nên ý nghĩa như thế nào đối với các thành viên của tổ
chức.
Văn hóa của một nhóm người (E.H Schein, 2004) đó là cách thức chia sẻ các
giá trị chính mà nhóm học được trong quá trình giải quyết các vấn đề của nó để
thích ứng với môi trường và đảm bảo sự thống nhất của nhóm. Văn hoá của nhóm
giúp các thành viên làm việc tốt và trở thành các giá trị được truyền lại cho các
thành viên mới như là các chỉ dẫn cho việc nhận thức, tư duy và cảm nhận trong
mối quan hệ với các vấn đề. Theo đó, văn hoá tổ chức bao gồm một hệ thống
những ỷ nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy
được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm
vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên. Từ định nghĩa trên có thể
thấy, xây dựng văn hoá tổ chức là hướng đến sự thống nhất về nhận thức/ý thức
giữa các thành viên và phát triển năng lực thống nhất cho họ khi hành động. Do đó,
xây dựng văn hoá tổ chức thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một
hệ thống các giá trị, triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho

phong cách của tổ chức và cần được tuân thủ nghiêm túc.
1.3.Văn hóa nhà trường
Nhà trường là một loại hình tổ chức đặc thù mang tính chất hành chính - sư
phạm, vì vậy các nghiên cứu về quản lí nhà trường hoàn toàn có thể kế thừa những
thành tựu nghiên cứu về quản lí tổ chức (trong đó có văn hoá tổ chức) để có thể
điều chỉnh và vận dụng một cách phù hợp. Phạm Quang Huân cho rằng nhà trường
10


là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những
giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ
tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều,
một nền văn hóa nhất định.
Kent D. Peterson và Terrence E. Deal định nghĩa: “Văn hoá nhà trường là
một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi
lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các
vấn đề và đối mặt với các thách thức... định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động
của con người trong nhà trường... tạo cho nhà trường sự khác biệt”. Hai tác giả
này nhấn mạnh: “Trường học cũng là một nền văn hoá có cá tính độc đáo của
riêng mình ”,
Phillips (1996) cũng đồng quan điểm khi cho rằng: “Văn hoá nhà trường
chứa đựng các niềm tin, thái độ và các hành vi điển hình cho nhà trường”.
Định nghĩa của Joan Richardson nhấn mạnh vào sự hình thành của văn hoá
nhà trường: “Văn hoá nhà trường là sự tích luỹ các giá trị và chuẩn mực của
nhiều người. Đó là sự đồng thuận về những gì quan trọng. Đó là những kì vọng
của tập thể chứ không phải những kì vọng của một cá nhân ”,
Các tác giả G.c. Urben, L.w. Hugies và C.J. Noris nhấn mạnh vào khía cạnh
chất lượng giáo dục khi đề cập đến văn hoá nhà trường: “Một nhà trường tốt có
chuẩn chất lượng cao, có kì vọng cao đối với học sinh, có môi trường giảng dạy và
học tập tốt, hay nói cách khác là có văn hoá nhà trường tốt”.

Ở Việt Nam, văn hoá nhà trường cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến
từ lâu nhưng chủ yếu trên một số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hoá
học đường, văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp, văn hoá quản lí. Tác giả Phạm Minh
11


Hạc phân chia văn hoá nhà trường thành ba nội dung lớn: cơ sở vật chất, môi
trường giáo dục và giao tiếp ứng xử. Xây dựng văn hoá nhà trường là xây dựng một
hệ giá trị trong nhà trường để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu đạo
đức xã hội, giá trị nhân cách hay chúng ta còn gọi là dạy người bên cạnh dạy chữ
và dạy nghề.
Tác giả Vũ Dũng bàn đến văn hoá học đường và cho rằng, văn hoá học đường
được đánh giá qua mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi
trường sư phạm của nhà trường. Mối quan hệ ứng xử thể hiện qua ba mối quan hệ
chủ yếu: giữa người dạy với người học, giữa người lãnh đạo với giáo viên và giữa
giáo viên - những người đồng nghiệp với nhau. Môi trường sư phạm nhà trường
phải là một môi trường sống văn minh, lịch sự. Nó thể hiện ở chỗ: nhà trường phải
là môi trường sống trong lành, sạch sẽ và không có tiếng ồn và môi trường mang
yếu tố thấm mĩ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc của thầy cô, của học sinh mà
còn qua hình thức của ngôi trường, các phòng học, logo,...
Nhìn chung, giữa văn hoá với nhà trường có một mối liên hệ chặt chẽ. Nhà
trường vừa là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại, vừa là nơi đào
luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai.
Trong nhà trường, con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt
động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên
những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng,
miền, địa phương.

12



2. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
2.1. Lịch sử phát triển và truyền thống trường Đại học Tây Nguyên
Trường Đại học Tây Nguyên, xét về bản chất là một tổ chức hành chính – sư
phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động,
những hệ giá trị, những điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể
thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, nhà trường dù ít hay nhiều có
một không gian văn hoá nhất định.
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 và thống nhất đất nước. Sự ra
đời của trường Đại học Tây nguyên vào ngày 11/11/1977 là một sự kiện có ý nghĩa
lịch sử và chính trị quan trọng, thể hiện chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và
nhà nước ta, đáp ứng nguyên vọng thiết tha của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Theo quyét định của Bộ Chính trị, định hướng và mục tiêu phát triển của
Trường Đại học Tây Nguyên là :” Xây dựng Trường Đại học Tây Nguyên trở thành
một trường đại học trọng điểm của khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực có trình độ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng – an ninh của khu vực
Tây Nguyên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã ban hành các quy
định và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ, viên chức. Đặc biệt là đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư. Quy hoạch phát
triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2010 – 20120, phấn đấu tỉ lệ giảng viên là tiến sĩ
đạt mức 20%, trong đó chú trọng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở nước
ngoài.

13


Hiện nay tổng số cán bộ, viên chức của trường là 757 người, trong đó có 517

giảng viên. Cơ cấu gồm 14 phó giáo sư, 71 tiến sĩ, 1 bác sĩ chuyên khoa II, 12 bác
sĩ chuyên khoa I, 279 thạc sĩ, 196 đại học, 9 giảng viên cao cấp, 93 giảng viên
chính, số cán bộ là dân tộc thiểu số là 39 người… Đây là bước chuyển biến cực kỳ
quan trọng của nhà trường, và chính là đội ngũ góp phần quan trọng vào thành công
của mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
Về trang thiết bị, trong giai đoạn 2012 – 2016. Nhà trường đã hoàn thành xây
dựng Nhà thí nghiệm khoa Nông lâm với hơn 36,6 tỷ đồng, Trung tâm phát triễn kỹ
năng sư phạm hơn 5,8 tỷ đồng…song song đó, đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ cho
công tác đào tạo của tất cả các ngành Y, Nông lâm, Chăn nuôi thú y, Lý , Hóa ,
Sinh…Thực hiện chỉ dạo của Chính phủ, Trường Đại học Tây Nguyên đang xúc
tiến thành lập trường Đại học Y dược. Tiếp tục triển khai xây dựngnhà điều hành
trung tâm, khu thực nghiệm nông – lâm nghiệp, giáo dục thể chất.
Trong xu thế hội nhập và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
cho sự phát triển kinh tế đất nước, yêu cầu đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, đây
là mục tiêu quan trọng mà trường Đại học Tây Nguyên dặt ra và thực hiện quyết
liệt trong những năm qua. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín –
thương hiệu của nhà trường. Do đó, nhà trường đã tiến hành đồng độ một loạt giải
pháp như: Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu đổi
mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng môn học; tổ chức đánh giá biên soạn
giáo trình phù hợp và cập nhật, đàu tư trang thiết bị…
Khi bước vào Trường Đại học Tây Nguyên, người ta thường cảm nhận được
bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu, hoặc hiển
hiện dễ thấy (các hình ảnh…) hoặc ngầm định khó thấy (cách giao tiếp, ứng xử…)
được biểu lộ ra bên ngoài. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học,
14


người quản lý trong Trường Đại học Tây Nguyên; sau đó, nó được chuyển tải và
phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương, bởi phụ huynh và cộng đồng xã hội
xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục vốn là

những “khách hàng” phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một
cách rõ nét và khách quan.

15


Hình 2.1. Một số hình ảnh về trường Đại học Tây Nguyên
2.2. Những hình thái và cấp độ nâng cao văn hoá trong cơ sở giáo dục tại
trường Đại học Tây Nguyên
2.2.1. Phần nổi có tính vật chất
Tại trường Đại học Tây Nguyên hiện nay, những hình thái vật thể hữu hình
như những kiến trúc không gian trường lớp, bàn ghế, cảnh quan trang trí trong lớp
học và cảnh quan chung của trường học, thiết bị dạy học, cách bố trí không gian
trường sở, nơi làm việc của giáo viên, học sinh, nhân viên, hệ thống trang phục…
những hình thái ký hiệu như các tuyên ngôn về triết lý, sứ mệnh, các nguyên tắc,
quy định, nội quy, các cách thức giải quyết vấn đề, các quy định chung về phương
pháp tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục tiến hành công việc, các chương
trình công tác…đã được xây dựng tương đối đồng bộ và vận hành một cách có
khoa học trong nhiều năm qua.
Các hình thức sử dụng ngôn ngữ: logo, khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng
hô giao tiếp giữa Cán bộ giảng viên với nhau, hay giữa giảng viên với học sinh,
sinh viên và giữa học sinh, sinh viên với nhau…đã từng bước đi vào nền nếp, quy
cũ, tạo dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, giàu tính nhân văn, khoa
học. Kết hợp nhuần nhuyển giữa truyền thống và hiện đại.

16


Hình 2.2. Cảnh quan chung của trường Đại học Tây Nguyên
2.2.2. Các giá trị được thể hiện

Tại trường Đại học Tây Nguyên các giá trị nhân văn, tình yêu thương
giữa những con người trong tập thể, đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng
tạo trong công việc cùng các giá trị như sự trung thực, tính thực chất, khả năng đổi
mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục… quan
tâm xây dựng và phát huy các giá trị biểu hiện ra bề nổi như vẻ đẹp cảnh quan của
trường lớp, vườn hoa cây cảnh …được tăng cường nhằm tạo dựng một môi trường
văn hóa tốt nhất mà trước mắt người hưởng lợi là CBGV-CNV (Cán bộ giảng viên,
công nhân viên) và HSSV. Những giá trị này đã được tiếp tục khẳng định và vun
đắp, đó là những giá trị mới đang được tạo lập từng bước nhằm mang đến sự phát
triển mới phù hợp những định hướng, những yêu cầu phát triển của ngành cũng như
sự phát triển của kinh tế - xã hội của Tỉnh ĐăkLăk. Để đi đến sự ổn định, nhất thiết
phải trải qua thử thách, khẳng định theo dòng thời gian hoạt động của nhà trường.

17


Hình 2.3. Những thành tích đạt được của trường Đại học Tây Nguyên
2.2.3. Phong cách ứng xử hàng ngày
Có thể khẳng định và tự hào rằng tại trường Đại học Tây Nguyên hiện nay,
đã xây dựng một nền tảng tương đối vững chắc về cung cách ứng xử và giao tiếp,
HSSV lễ phép với CBGV-CNV và ngược lại CBGV-CNV đối xử rất công bằng với
HSSV. Điều đó có được là nhờ tiếp nối một truyền thống tốt đẹp, đồng thời nó là sự
nỗ lực của toàn bộ hệ thống các cấp trong Nhà trường.

Hình 2.4. Hội thi nghiệp vụ sư phạm
18


2.2.4. Phong cách làm việc
Những năm gần đây nhà trường đã tăng cường thực hiện tốt kế hoạch đào tạo

theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Quản lý chặt chẽ công tác giảng dạy, thi,
tuyển sinh. Hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo các bậc học và các hệ đào
tạo cho tất cả các ngành học trong trường. Khảo sát và lấy ý kiến của các đơn vị sử
dụng nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo nhằm xây dựng tốt kế hoạch tuyển sinh
và chương trình đào tạo phù hợp. Xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết giữa
doanh nghiệp với nhà trường. Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, đào tạo, dạy và học, tăng thời gian thực hành, tăng cường
rèn luyện kỹ năng cho HSSV.
Quy hoạch và xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo sự ổn định và phát triển
đồng bộ. Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển dụng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng,
nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đối
với cán bộ quản lý và giảng viên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giữ vững trật tự, kỷ cương, kiên
quyết đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường. Tiếp tục cải cách hành
chính, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục. Xây dựng bộ tiêu chí và đưa hệ
thống kiểm định chất lượng vào các hoạt động của nhà trường.
Giáo dục tuyên truyền luôn được quan tâm hàng đầu. Qua các hoạt động giáo
dục tuyên truyền có nhiều nội dung, hình thức phong phú, tạo cho cán bộ, giảng
viên, HSSV kiên định với mục tiêu, lý tưởng XHCN, tin tưởng và tự hào sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ vĩ đại, tăng cường sự đoàn kết thống
nhất, tạo sự đồng thuận trong nhà trường, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực
công tác và rèn luyện đạo đức phẩm chất của người cán bộ, giảng viên, và HSSV
trong nhà trường, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Phấn
19


đấu “Dạy tốt – Học tốt – Thi thật”, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển vững
chắc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa Tỉnh nhà.


Hình 2.5. Hình ảnh lễ khai giảng
2.2.5. Nâng cao văn hoá tổ chức tạo động lực làm việc
Tại trường Đại học Tây Nguyên, động lực làm việc hay là động lực sư phạm
- được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có
sức mạnh kích cầu nhiều khi hiệu quả hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
Văn hoá nhà trường giúp giảng viên, nhân viên, HSSV thấy rõ mục tiêu, định
hướng và bản chất công việc mình làm;
Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các
các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giảng viên và HSSV;

20


đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền
tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư
phạm mà đối tượng là tri thức và con người;
Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi cá nhân
trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành
viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà
trường.
Khi nhu cầu văn hóa được thoả mãn một mức độ cao hơn, người lao động nói
chung, nhà giáo nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được
làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng
tạo và được thừa nhận, tôn trọng và phát triển.

Hình 2.6. Hội nghị cán bộ viên chức Trường

21



2.2.6. Luôn luôn dặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng dầu
Có thể nói, mỗi con người, nghề nghiệp không chỉ là phương tiện để sống mà
còn là điều kiện, là lĩnh vực để họ có thể cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội.
Do đó, khi bàn đến nghề nghiệp thì đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố không thể
tách rời. Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm được việc nhiều hơn cho
nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó., bởi vì đó là sự hi sinh vì
mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi
có hiệu quả , mà trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng
bỏng của những con người cao quý. Nghề giáo viên của chúng ta được dùng nhiều
hình ảnh đẹp để nhấn mạnh giá trị về mặt trí tuệ và đạo đức như “người kỹ sư tâm
hồn”, “người gieo ánh sáng trí tuệ”, “người ươm mầm non”, “nghề cao quý nhất
trong những nghề coa quý”. Các cán bộ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên
luôn ý thức và hiểu rõ về đạo đức nghề nghiệp, luôn yêu nghề và luôn bảo vệ chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp.

22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Văn hóa là vấn đề thuộc phạm trù tinh thần nhưng không hoàn toàn trừu
tượng. Đó là sự thống nhất giữa những giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các
thành viên xây dựng qua quá trình phát triển của trường Cao đẳng Bình Định. Nâng
cao văn hóa tổ chức trong nhà nhằm tạo dựng một môi trường văn hóa là công việc
thường xuyên và liên tục, nó đòi hỏi sự chăm chút, cần mẫn, khoa học đầy trí tuệ
nhưng cũng giàu tình nhân văn. Văn hóa không chỉ là môi trường bên ngoài tác
động tới đời sống tư tưởng, tình cảm của các thành viên mà còn là cơ cấu vận hành,
phương pháp, cách thức hoạt động của nhà trường. Văn hóa thực sự là động lực cho
sự phát triển của trường Đại học Tây Nguyên. Bởi vậy, quan tâm xây dựng và phát
triển văn hóa trong nhà trường là con đường đúng đắn và hiệu quả để góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục của trường Đại học Tây Nguyên. Trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay, đây càng là vấn đề quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự quan
tâm chung và những kế hoạch, việc làm cụ thể trong một lộ trình chiến lược hợp lý,
của các cấp từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu đến các Khoa, phòng chức năng và với tất
cả mọi thành viên trong nhà trường.

23


II. KIẾN NGHỊ
Để tạo lập và phát triển bản sắc văn hóa riêng của trường Đại học Tây
Nguyên, nhà trường cần nhận thức rõ bản chất của văn hóa của trường mình; đồng
thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa trong nhà trường phải là việc làm lâu
dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối của các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự
thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm.
Phải xem việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường là cả một quá trình
liên tục, lâu dài, không phải chuyện ngày một ngày hai, vì vậy cần có những bước
đi phù hợp. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều mô hình văn hóa nhà trường.
Dưới đây, xin đề xuất phương hướng xây dựng, phát triển văn hóa tại trường Cao
đẳng Bình Định dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước cụ
thể do hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất.
1. Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của
nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng tích cực làm thay
đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;
2. Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ
bản nhất. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là
trái tim và linh hồn của nhà trường;
3. Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhà
trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng văn hóa nhà trường, thậm chí
có thể tạo lập một nền văn hóa tương lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện

tại;
4. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay
đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực kỳ khó khăn, dễ

24


gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn hóa đương đại,
khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt
trái, mặt tiêu cực cần thay đổi;
5. Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu hẹp
khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường;
6. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển văn
hóa nhà trường. Lãnh đạo phải thực hiện vai trò người đề xướng, người hướng dẫn
các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo lại có vai trò hoạch định tầm nhìn, truyền bá cho mọi
thành viên nhận thức đúng tầm nhìn đó, có sự tin tưởng và cũng nỗ lực thực hiện;
cũng như chính lãnh đạo là người có vai trò xua đi những đám mây ngờ vực, lo âu
của các thành viên trong tổ chức nhà trường;
7. Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng
việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực để có thể thực
thi được kế hoạch đó;
8. Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ,
từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên trong nhà
trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình
trong việc nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển văn hóa mới cho nhà trường;
9. Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi
một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thói quen
cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn;
10. Thể chế hóa , mô hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổi văn
hóa; coi trọng việc xây dựng và động viên mọi người noi theo các hình mẫu lý


25


×