Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đáp án tham khảo môn văn THPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.51 KB, 5 trang )

CHỮA ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1

Nội dung

Điểm

1

Thể thơ tự do

0,5

2

Đất đai, khoáng sản, núi non, phù sa

0,5

3

Câu hỏi tu từ
- Thể hiện sự trăn trở của tác giả, nhấn mạnh khát vọng
- Tính chất đối ngoại
- Nhấn mạnh khát vọng muốn thay đổi

1,0

4



Đồng ý vì hiện tại vẫn còn nhiều người ngợi ca tự hào về sự giàu có của
đất nước nhưng tiềm lực đất nước vẫn chưa được phát huy

1,0

PHẦN II. LÀM VĂN
Câu Nội dung
1

Điểm

Đánh
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25đ)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Đánh thức tiềm lực trong mỗi con người

0,25

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
1,0
* Giải thích:
- Sứ mệnh là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người.
- Đánh thức tiềm lực: thể hiện thế mạnh, nội lực của mỗi quốc gia, dân tộc.
* Bàn luận:
- Ý thức rằng Tổ Quốc còn nhiều khó khăn, có nhiều tiềm lực nhưng chưa phát
huy được một cách triệt để.
→ Phấn đấu, rèn luyện, học tập để phát triển đất nước.
→ Thể hiện được vai trò, tinh thần đoàn kết, con người tinh thần cộng đồng,
đóng góp của cá nhân với tập thể (mỗi con người là một tế bào của xã hội: Ngô

Bảo Châu, Phạm Nhật Vượng, thế hệ trẻ với những công ty khởi nghiệp,…)
- Không ý thức được sứ mệnh của mình thì đất nước sẽ nghèo nàn, lạc hậu.
* Giải pháp:
- Làm tròn vai trò của mình, phát huy được thế mạnh.
- Mong muốn cống hiến.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo

0,25


Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
+ điều đó có thể khởi nguồn từ chính bản thân mình: tự tìm tòi, khám phá
những điều mới mẻ để tìm hiểu xem bản thân mình phù hợp với điều đó ở mức
độ nào, có niềm yêu thích hay không.
+ Hoặc nhờ có tác động của những người thân yêu xung quanh mà năng lực
trỗi dậy.
=> Việc tìm ra tài năng của bản thân quan trọng như một tấm bản đồ hướng
dẫn cho bạn con đường đi đến thành công.
Dẫn chứng:
- Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà thiên tài toán học
- Phạm Nhật Vượng
- Thế hệ trẻ với những công ty khởi nghiệp

2


d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

Sự đối lập giữa cảnh đẹp ngoài biển và cuộc sống người dân trong tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, liên hệ cuộc sống phố huyện và con tàu
trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”. Từ đó rút ra
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

c. Phân tích và bình luận:
0,5
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
+ Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội, ông là ngòi bút sử thi có thiên
hướng trữ tình lãng mạn. Từ sau 1975, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự
với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông được coi là một trong
những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. “Chiếc
thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của thi sĩ.
+ Thạch Lam là một cây bút tài hoa xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà văn

lãng mạn thuộc thành viên của nhóm “tự lực văn đoàn” nhưng văn của Thạch
Lam lại nghiêng về cuộc sống cơ cực, bế tắc, vất vả của những người nông
dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo. Vì vậy trong sáng tác của Thạch Lam xuất hiện
chất hiện thực và trữ tình hòa quyện đan cài tạo nên nét đặc sắc trong cách
nghệ thuật. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã biểu hiện được phẩm
chất đó. Hiện lên trong tác phẩm là bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống,
bức tranh tâm trạng của con người.
- Sự đối lập giữa cảnh đẹp ngoài biển và cuộc sống người dân
 Thiên nhiên chính là khoảnh khắc tuyệt mĩ của tạo hóa: là cảnh “đất” trời
cho (sương mù trắng như sữa, chút hồng mặt trời chiếu vào, vài bóng người,
…) được nhìn qua tấm lưới hiện lên vô cùng đẹp, cảnh sắc hoàn mĩ, đơn giản
nhưng toàn bích.
 NMC biến nghệ thuật nhiếp ảnh thành nghệ thuật ngôn từ khiến cho người
đọc tưởng tượng ra điều kỳ diệu của tự nhiên.

1,5


 Cuộc sống người dân xoay quanh cảnh bạo lực gia đình: lão đàn ông thô
kệch đánh người đàn bà xấu xí, cam chịu, thằng con trai lao vào đánh bố, khóc
lóc → Mâu thuẫn, xung đột, là sự lặp đi lặp lại, phi đạo đức → Cái ác chà đạp
lên cái yếu.
 Trước khi là người nghệ sĩ ghi lại cái đẹp thì phải là người có đạo đức, bảo
vệ được những người yếu đuối.
- Cuộc sống phố huyện và con tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ
0,75
+ Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên phố huyện mang những vẻ đẹp mộc
mạc, chứa chan nhiều giá trị trong cuộc sống, khiến cảnh vật trở nên gần gũi,
nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa, giá trị cho toàn bộ tác phẩm, chứa xúc cảm
của không gian đời thực, không gian đó nhẹ nhàng, cảnh sắc mang những giá

trị phản ánh hiện thực sâu sắc.
+ Cảnh bức tranh phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác, đó là những hiện thực xã
hội, mang ý nghĩa phản ánh cuộc sống của toàn bộ xã hội lúc bấy giờ, làm cho
không gian chứa chan những cảm xúc, tình cảm và nói lên không gian cuộc
sống của con người.
+ Bức tranh thiên nhiên bao gồm cả hình ảnh con người, con người lom khom,
dưới sự tiêu điều của khung cảnh, thiên nhiên, nhẹ nhàng trong cuộc sống của
con người nơi đây.
+ Bức tranh thiên nhiên gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đó là
tình cảm và mong ước có cuộc sống mới.
+ Chuyến tàu xuất hiện một cách chớp nhoáng trong sự chờ đợi, cố gắng của
người dân phố huyện, khơi lại trong chị em Liên và An những ngày tháng tươi
đẹp → Ước mơ, nhu cầu, khát khao muốn thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán
hiện thực, sống tại một thế giới mới, tươi đẹp đầy ánh sáng.
- Cái nhìn hiện thực (0,75 đ)
+ Cảm thông thấu hiểu, xót thương cho số phận những con người rất dễ bị lãng
quên
→ Cuộc sống cơ cực, nghèo đói
→ Tăm tối bế tắc, ước mơ tàn lụi
+ Trân trọng, ngợi ca những điều tốt đẹp: là tình thương con, nhẫn nhục chịu
đựng của người đàn bà làng chài
→ Ước mơ bé nhỏ, khát khao sống
+ Văn học là nhân học
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận


0,5


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM
2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sau?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chỉ mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 - 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của
đất nước?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm
lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc
sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở
gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)1. Từ đó, ánh/chị hãy liên hệ
với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch
Lam)2 để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.


----------Hết----------



×