Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

TIỂU LUẬN HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.63 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lê
Tây Nguyên, cô Nguyễn Thị Hương Quê, các thầy cô trong tổ quản lý
Nghiên cứu khoa học đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình
thực hiện dự án.
Chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã
giảng dạy chúng em trong 12 năm học, qua những kiến thức mà chúng em
nhận được đã góp phần hoàn thành dự án này và kết quả đạt được sẽ là hành
trang giúp chúng em vững bước trong tương lai.
Chúng em chân thành gửi lời cảm ơn đến chị Huỳnh Hồ Ngọc Anh Sở
Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai, các anh chị em và các bạn đồng hành
trong nhóm đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và Ban
giám hiệu nhà trường đã luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống.
Kính chúc quý ân nhân của chúng em sức khoẻ và sự thành đạt!
Nhóm tác giả
Em Hà Từ Huy lớp 12C3B
Em Đỗ Đăng Huy lớp 12C3B


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................2
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................2
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.............................................................3
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................3
1.2.2. Đặc điểm của đám đông.......................................................................4
1.2.3.Ảnh hưởng hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học sinh.....5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................7
2.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................7


2.1.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................7
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................7
2.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................7
2.2.1. Vài nét khái quát về khách thể, địa bàn nghiên cứu...............................7
2.2.2. Giả thuyết khoa học...............................................................................8
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................8
2.3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.......................................8
2.3.2. Xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu, thực trạng...............................8
2.3.3. Đề xuất các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu..............................8
2.4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................9
2.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................9
2.5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận.....................................................9
2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................9
2.6. Xử lí số liệu..................................................................................................9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................10
3.1.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu...............................................................10
3.1.1. Nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông...................................10
3.1.2. Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông...........10
3.1.3. Những biểu hiện về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh. 11
3.2. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp thực nghiệm......................................16
3.2.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................16
3.2.2. Nội dung thực nghiệm.........................................................................17
3.2.3. Quá trình thực nghiệm.........................................................................17
3.2.4. Các kết quả, số liệu đã thu thập, đo đạc...............................................17
3.3. Các giải pháp đối với ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến hành vi, nhận
thức của học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương.......................................19
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông,
giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông
đến nhận thức, hành vi của học sinh..............................................................19
3.3.2. Giải pháp 2: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng lý thuyết hiệu

ứng đám đông vào tình huống cụ thể trong thực tế........................................20


3.3.3. Giải pháp 3: Mở rộng, tuyên truyền ảnh hưởng tích cực đồng thời ngăn
chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông xảy ra trong lớp,
trường, xã hội…............................................................................................20
3.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động giao lưu, các cuộc thi tìm hiểu…về
ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhận thức và hành vi của học sinh
THPT............................................................................................................. 20
3.2.5. Giải pháp 5: Thành lập Trung tâm tư vấn tâm lý tại trường.................21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................21
KẾT LUẬN.......................................................................................................21
KIẾN NGHỊ......................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................26


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Nội dung

Trang

Hình 1.

Nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông

10


Hình 2.

Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông

10

Hình 3.

Kết quả khảo sát hành vi của học sinh về đề "tủ"

18


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.

Ảnh hưởng đến hành vi của học sinh trong học tập

11

Bảng 2.

Ảnh hưởng đến hành vi của học sinh trong cuộc sống


13

Bảng 3.

Ảnh hưởng đối với sở thích cá nhân

14

Bảng 4.

Kết quả khảo sát hành vi của học sinh

17


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
“Hiệu ứng đám đông” chỉ những suy nghĩ hoặc hành vi của con người
thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Khi một suy nghĩ hay
hành vi có sự ảnh hưởng đến người khác thì sự ảnh hưởng đó ngày càng mở
rộng ra tạo nên một sự hưởng ứng lớn. Với mong muốn nghiên cứu những
ảnh hướng, tác động từ đám đông đến mỗi cá nhân trong cộng đồng học
sinh, nhóm tác giả chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hiệu ứng đám đông đến hành vi, suy nghĩ, nhận thức của học sinh trường
THPT chuyên Hùng Vương”.
Hiệu ứng đám đông có sự ảnh hưởng, tác động không hề nhỏ đến học
sinh theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực đến hoạt động học tập, cách sống,
sự hướng nghiệp...từ đó có thể làm thay đổi cuộc đời của thế hệ trẻ sau này.
Thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân
của hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học sinh trường Trung

học phổ thông Chuyên Hùng Vương. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp
để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh
hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông, giúp cho học sinh có nhận thức,
hành vi đúng đắn hơn.
Đề tài giúp học sinh khắc phục mặt tiêu cực cũng như đề ra những giải
pháp phát huy mặt tích cực của nó trong đời sống sinh hoạt và học tập của
học sinh. Nếu mỗi học sinh có nhận thức đúng về ảnh hưởng tác động của nó
sẽ làm chủ được cuộc sống sinh hoạt và học tập của mình trong hiện tại cũng
như tương lai, góp phần xây dựng gia đình an vui hạnh phúc và xã hội phát
triển bền vững.


1

MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến
nhận thức và hành vi của học sinh trường THPT Chuyên Hùng Vương”.
Khởi nguồn của ý tưởng và giả thuyết nghiên cứu: Một thực tiễn
đặt ra: “Vì sao khi một vụ va quẹt giao thông xảy ra, các đoạn đường luôn
phải trong tình trạng tắc nghẽn trầm trọng qua thời gian nếu không có sự hỗ trợ
của lực lượng cảnh sát giao thông? Vì sao khi xảy ra hỏa hoạn, việc mà hầu hết
mọi người thường làm là chạy nháo nhào theo dòng người ồ ạt xô đẩy nhau cho dù
không hề biết là họ đang đi đến đâu ?”…Vì sao khi có thông tin đề thi bị lọt ra
ngoài lập tức có nhiều học sinh lao vào học theo đề thi đó.v..v…. Trên đây, là một
vài trong số nhiều câu hỏi nhức nhối nhưng không kém phần “thú vị” khiến xã hội
quan tâm. Có lẽ với tính bản ngã của mỗi con người thì những hình ảnh đó lạ lùng
thay chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện rất chi là bình thường”, nhưng đằng sau
sự bình thường ấy đáng tiếc là cả một bức màn cần vén rõ về bản chất của “hiệu
ứng đám đông”.Từ ý tưởng trên, chúng tôi mong muốn thực hiện nghiên cứu


để giải đáp câu hỏi những ảnh hưởng, tác động từ đám đông đến mỗi cá
nhân trong cộng đồng học sinh.
Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của hiệu ứng đám đông đến
nhận thức, hành vi của học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng
Vương.
-Đề xuất một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông, giúp
cho học sinh có nhận thức, hành vi đúng đắn hơn.


2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ý tưởng về một "suy nghĩ theo nhóm" hoặc "hành vi đám đông" lần đầu
tiên được nhà tâm lý học xã hội Pháp Gabriel tarde và Gustave Le Bon đưa
ra vào thế kỷ 19. Hành vi bầy đàn trong xã hội loài người cũng đã được
nghiên cứu bởi Sigmund Freud và Wilfred Trotter, người đã viết cuốn
sách Bản năng bầy đàn trong thời bình và thời chiến (Herd Instinghiên cứuts
in Peace and War) là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực tâm lý xã hội.
Cuốn sách Lý thuyết về tầng lớp mới giàu (Theory of the Leisure Class) của
nhà xã hội học và kinh tế học Thorstein Veblen minh họa cách một cá thể bắt
chước các thành viên của những nhóm có địa vị xã hội cao hơn mình trong
hành vi tiêu dùng của họ. Gần đây, Malcolm Gladwell trong tác phẩm The
Tipping Point, xem xét bằng cách nào mà các yếu tố về văn hóa, xã
hội và kinh tế hội tụ để tạo ra các xu hướng trong hành vi người tiêu dùng.
Trong năm 2004, nhà bình luận tài chính của tờ The New Yorker, James
Suroweicki đã xuất bản tác phẩm Trí tuệ đám đông (The Wisdom of
Crowds). (Trích Wikipedia)

“Hiệu ứng đám đông” là một vấn đề nghiên cứu rất rộng, đã có nhiều nhà
khoa học quan tâm về vấn đề này. Tuy vậy, trong nước vẫn chưa có công
trình nghiên cứu chính thức nào về “Hiệu ứng đám đông” hay tương tự, chỉ
có một số bài viết phân tích về vấn đề này trên các trang báo mạng, blog,
mạng xã hội,…Dự án của chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học sinh trường Trung học
phổ thông Chuyên Hùng Vương Gia Lai” là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tác
giả nào đề cập đến.


3

1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm đám đông
Đám đông ở đây là gì? Ở đây, đám đông không có nghĩa là một sự kết
hợp của những cá nhân bất kỳ không phụ thuộc vào dân tộc, giới tính và
nguyên do kết hợp. (Ví dụ: Hàng trăm người đang có mặt ở quảng trường
mà không có một mục đích chung nhất định.). Mà là, một tập hợp những con
người có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng
từng con người trong tập hợp đó ở một điều kiện nhất định được gọi là đám
đông.
1.2.1.2. Khái niệm hiệu ứng đám đông
“Hiệu ứng đám đông” chỉ những suy nghĩ hoặc hành vi của con người
thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Khi một suy nghĩ hay
hành vi có sự ảnh hưởng đến người khác thì sự ảnh hưởng đó ngày càng mở
rộng ra tạo nên một sự hưởng ứng lớn.
1.2.1.3. Khái niệm nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác Lê Nin thì nhận thức là sự phản ánh
giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản,

trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không
ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn ra theo con đường mà
Lênin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan".
1.2.1.4. Khái niệm hành vi
Hành vi "là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể
những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là
nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" là hành động hoặc phản ứng của đối


4

tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi
trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí
mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua
thời gian. (Theo Wikipedia.vn)
1.2.2. Đặc điểm của đám đông
Đám đông có nhiều tính chất: tính bốc hiện của một thể chất đang ở giai
đoạn phát triển thấp, giống như ta đồng, tính dễ bị kích thích , không thể tư
duy một cách lôgic, thiếu khả năng phán quyết và đầu óc suy luận, tính
phóng đại của tình cảm và nhiều thứ khác nữa, là những biểu quan sát thấy
ở hoang thú hoặc trẻ nhỏ.
1.2.2.1.Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám
đông
Đám đông hầu như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động
của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
Những hành động được thực hiện xét về mặt trọn vẹn có thể là hoàn hảo,
nhưng do bởi chúng không được điều khiển bởi não bộ cho nên mỗi cá nhân
hành động tùy theo những kích thích ngẫu nhiên. Một người độc lập cũng có

thể phải chịu cùng những tác động giống như đám đông nhưng được bộ não
của nó chỉ cho thấy những hậu quả bất lợi nếu phục tùng những sự kích
động này nên nó đã không tuân theo. Tâm lý học giải thích điều này như sau,
người độc lập có khả năng chế ngự những cảm tính của nó, đám đông thì
không có khả năng như vậy.
1.2.2.2. Tính dễ bị gợi ý và tính nhẹ dạ của đám đông
Tính chất này lây lan rất mạnh ở mọi chỗ có đông người tụ tập;
nguyên nhân của nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư
tình cảm theo một chiều nào đó. Ngay cả lúc người ta tưởng rằng giữa đám
đông không hề có một thứ liên kết nào, thường cũng là lúc nó đang ở trong


5

tình trạng căng thẳng chờ đợi, thuận lợi cho việc tiếp nhận một gợi ý nào đó
vào nó. Gợi ý cụ thể đầu tiên sẽ được thông báo đến tất cả các bộ não qua
đường lây nhiễm và xác định lập tức hướng tình cảm của đám đông. Trong
nội tâm của những người bị gợi ý xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh
ý tưởng thành hành đông. Tất cả phụ thuộc vào kiểu kích thích, không còn
như trong trường hợp của một người độc lập, tùy thuộc vào những mối quan
hệ giữa hành động bị thúc ép và chuẩn mực của lý trí nó có thể cưỡng lại
việc thực thi hành động đó.
1.2.2.3 . Tính phóng đại và tính đơn giản của tình cảm đám đông
Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm
chính: chúng rất đơn giản và rất phóng đại.
Sự dữ dội trong tình cảm đám đông được hợp lại đặc biệt từ những con
người khác biệt, sẽ gia tăng mạnh mẽ bởi do thiếu vắng bất kỳ một sự chịu
trách nhiệm nào. Việc chắc chắn không bị trừng phạt, là cái gia tăng với độ
lớn của đám đông, và ý thức về bạo lực có ý nghĩa trong giây lát quyết định
bởi đám đông, đã đem lại cho tất cả mọi người những tình cảm và hành động

mà một người độc lập khó có thể có được. Đó chính là đặc tính phóng đại và
tính đơn giản của đám đông.
1.2.3.Ảnh hưởng hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học
sinh
1.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng tích cực “Hiệu ứng đám đông” có thể mang đến cho học
sinh. “Hiệu ứng đám đông” là một công cụ vô cùng hiệu quả để phát động
những hoạt động, phong trào có ích trong cộng đồng học sinh, tạo nên một
làn sóng hưởng ứng trong cộng động học sinh tạo ra những hiệu quả to lớn.
- Sự tác động của Hiệu ứng đám đông có ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động học tập, cách sống, sự hướng nghiệp... của mỗi học sinh.


6

- Nếu mỗi học sinh có nhận thức rõ ràng được sự chi phối của đám
đông đối với họ thì họ sẽ làm chủ được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ
trở nên tốt đẹp hơn.
1.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Chúng ta thường chạy theo số đông nhưng bản thân lại không suy
nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Theo nhận biết trong cuộc sống hằng ngày và
những nghiên cứu của các nhà tâm lí học, nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến ý kiến cá nhân mỗi người trong đám đông là có bao nhiêu người
giữ ý kiến đó, chứ không phải bản chất của ý kiến đó như thế nào.
“Hiệu ứng đám đông” làm mất đi cá tính riêng và sự kiên định ở mỗi
cá nhân, từ bỏ sự kiên định, cá tính của mình khi chạy theo phong trào, bởi
mỗi cá nhân không hiểu được tường tận sự việc. Và đối với những điều ta
không hiểu, không chắc chắn, ta thường chạy theo đám đông. Người ta
thường có xu hướng cho rằng khi nhiều người cùng làm một việc gì đó, ắt
hẳn phải có lý do. Vì vậy, đám đông có tầm ảnh hưởng đến mỗi cá nhân

ngày càng lớn mạnh.
Sự chuyển biến của “Hiệu ứng đám đông” theo hướng tiêu cực dẫn
đến tâm lý ngại chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, ý tưởng ngoài xã hội. Bởi,
chỉ cần một lời nói, hành động nhỏ lẻ được tương tác, cộng hưởng với “Hiệu
ứng đám đông” thì hậu quả gây ra nhiều khi sẽ thật khó lường. Hiệu ứng
đám đông như một lực lượng tinh nhuệ để thủ tiêu sự sáng suốt và ý thức
của con người.


7

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học
sinh Trung học phổ thông.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Vài nét khái quát về khách thể, địa bàn nghiên cứu
-Về địa bàn, địa điểm: 48 Hùng Vương, Ia Kring, Pleiku, Gia Lai.
-Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2014- 2015, toàn trường có 105 cán
bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 100 giáo viên, 03cán bộ quản lí,
10 nhân viên. Có 7 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, 40 giáo viên có trình
độ thạc sĩ, 07 Giáo viên đang học sau đại học.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy – học: Gồm các hạng mục công
trình chính: Nhà học lý thuyết, nhà thực hành, nhà hiệu bộ, nhà đa năng và
các hạng mục phụ trợ cùng trang thiết bị dạy và học, giảng đường, thư viện,
phòng y tế...
-Về học sinh (số lượng, chất lượng,; đặc điểm tâm lý…): trường hiện

nay có quy mô khoảng 1446 học sinh, trong đó có 42 lớp với 33 lớp chuyên
(C1 : chuyên văn ; C2a và C2b chuyên anh ; C3a và C3b chuyên toán ; C4a
và C4b chuyên lý ; C5a và C5b chuyên hoá ; C6 chuyên sinh ; C7 chuyên sử
- địa ) , 6 lớp không chuyên (lớp A và B) và 3 lớp dân tộc thiểu số (lớp C).
- Về đoàn thể: Chi bộ Đảng có 32 Đảng viên, công đoàn cơ sở có 105
đoàn viên, Đoàn trường có 41 Chi đoàn (43 chi đoàn học sinh và 1 chi đoàn
giáo viên), 1 Hội Liên hiệp Thanh niên.


8

2.2.2. Giả thuyết khoa học
Sau khi phân tích khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đưa ra một số giả thiết sau về sự ảnh hưởng của Hiệu ứng
đám đông đến nhận thức, hành vi của học sinh THPT Chuyên Hùng Vương:
- Học sinh hiện nay nói chung, học sinh trường THPT Chuyên Hùng
Vương nói riêng có xu hướng theo đám đông rất lớn.
- Hiệu ứng đám đông có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh trường THPT
Chuyên Hùng Vương.
-

Hiệu ứng đám đông ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực đến nhận
thức và hành vi của học sinh.

Nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề trên và có giải pháp phù hợp thì
sẽ phát huy được ảnh hưởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn được ảnh hưởng
tiêu cực của hiệu ứng đám đông, giúp cho học sinh có nhận thức, hành vi
đúng đắn hơn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ; hệ thống lý thuyết làm định
hướng cho đề tài.
2.3.2. Xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu, thực trạng
Khai thác, nắm bắt được những ảnh hưởng của Hiệu ứng đám đông đến
nhận thức, hành vi của học sinh.
2.3.3. Đề xuất các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm giúp học sinh
THPT nhận thức rõ về ảnh hưởng của Hiệu ứng đám đông đến bản thân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao, phát huy mặt tích cực của Hiệu
ứng đám đông và hạn chế mặt tiêu cực của Hiệu ứng đám đông.


9

2.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu với số lượng khách thể là 100 học sinh ở các khối 10, 11,
12 của trường THPT Chuyên Hùng Vương.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhằm thu thập, khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.5.2.1. Phương pháp quan sát
Nhằm thu thập thông tin trực tiếp từ học sinh về vấn đề nghiên cứu
thông qua hành vi, hành động của học sinh.
2.5.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập ý kiến của học sinh thông qua câu trả lời trực tiếp.
2.5.2.3. Phương pháp điều tra viết
Nhằm thu thập ý kiến của học sinh thông qua hệ thống phiếu điều tra
về vấn đề nghiên cứu.

2.5.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Nhằm nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức, hành vi của học sinh về vấn
đề nghiên cứu thông qua việc thử nghiệm một số biện pháp tác động.
2.6. Xử lí số liệu
Bằng phương pháp toán thống kê dựa trên phần mềm Excel 2013 để xử
lý các số liệu thực tiễn thu được qua quá trình nghiên cứu.


10

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông.
- Trong điều tra của dự án, khi phỏng vấn 17 học sinh chỉ có 1 học sinh
(chiếm 5,9 %) hiểu biết về hiệu ứng đám đông. Điều này chứng tỏ, phần lớn
học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương chưa có nhận thức cao về vấn
đề này.

Hình 1: Nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông

3.1.2. Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông.

Hình 2: Nhận thức của học sinh về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông


11

- Trong nghiên cứu, khi phỏng vấn 17 học sinh có 15 học sinh (chiếm
88,2 %) cho rằng mình không biết được việc đám đông chi phối đến bản
thân khi họ đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông và 11,8% học sinh

còn lại cho rằng họ nhận biết được sự chi phối của đám đông đến mình.
3.1.3. Những biểu hiện về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh

Bảng 1.Ảnh hưởng đến hành vi của học sinh trong học tập
TT

Nội dung

Số học sinh
(n=64)

Tỉ lệ %

1

Học bài tủ theo bài mà có nhiều bạn học nhất.

35

54,69%

2

Học thêm các thầy cô có nhiều bạn đi học nhất.

17

26,56%

3


Chọn sách tham khảo mà có nhiều bạn dùng nhất.

18

28,13%

15

23,44%

14

21,88%

42

65,63%

20

31,25%

6

9,38%

4
5
6

7

8

Phát biểu xây dựng bài nếu trong lớp có nhiều
bạn tham gia.
Không giơ tay trả lời nếu không có những bạn
khác giơ tay mặc dù mình biết.
Tự giác học nếu thấy bạn bè xung quanh đều
chăm chỉ học tập.
Không tham gia các hoạt động văn nghệ Đoàn
thể nếu không có nhiều người tham gia cùng.
Dự định đăng kí theo bạn bè thi vào những
trường đại học có ngành nghề “hot” mà có thể
chưa tự định hướng năng lực hay sở thích của
bản thân.
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thu thập được như sau:

-Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông cao nhất: Tự giác
học nếu thấy bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học tập (chiếm 65,63%).


12

-Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ hai: Học bài tủ
theo bài mà có nhiều bạn học nhất (chiếm 54,69%).
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ 3: Không tham
gia các hoạt động văn nghệ đoàn thể nếu không có nhiều người tham gia
cùng (chiếm 31,25%).
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ 4, 5, 6 lần lượt

là: Chọn sách tham khảo mà có nhiều bạn đang dùng nhất (chiếm 28,13%);
Học thêm các thầy cô có nhiều bạn đi học nhất (chiếm 26,56%); phát biểu
xây dựng bài nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia. (23,44%)
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ 7: Không giơ
tay trả lời nếu không có những bạn khác giơ tay mặc dù mình biết (chiếm
21,88%).
-Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Dự định
đăng kí theo bạn bè thi vào những trường đại học có ngành nghề “hot” như
Ngoại Thương, Kinh Tế, Bách Khoa,... mà có thể chưa tự định hướng năng
lực hay sở thích của bản thân (chiếm 9,38%).
Như vậy, hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông cao nhất: Tự
giác học nếu thấy bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học tập (chiếm 65,63%).
Điều này cho thấy, nhận thức và hành vi của học sinh bị ảnh hưởng mạnh
bởi hiệu ứng đám đông vào những việc thường gặp trong học tập, đặc biệt là
trong những phạm vi nhỏ như lớp học, nhóm bạn bè thân,…
Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Dự định
đăng kí theo bạn bè thi vào những trường đại học có ngành nghề “hot” như
Ngoại Thương, Kinh Tế, Bách Khoa,... mà có thể chưa tự định hướng năng
lực hay sở thích của bản thân (chiếm 9,38%). Điều đó cho thấy, nhận thức và
hành vi của học sinh ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông trong các quyết


13

định mang tính quan trọng đến tương lai như: chọn ngành nghề, chọn công
việc,…
Bảng 2. Ảnh hưởng đến hành vi của học sinh trong cuộc sống
TT
1
2

3

Nội dung hành vi
Tham gia vào một đám đông khi nhìn thấy nhiều
người quen của mình tham gia vào nhóm
Ít khi đưa ra ý kiến cá nhân mà theo quyết định
mà nhiều người đồng tình.
Mua những loại hàng hóa được nhiều người thân
tin dùng, coi nhẹ chất lượng sản phẩm.

Số học
sinh

Tỉ lệ %

31

48,44%

21

32,81%

20

31,25%

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thu thập được
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông cao nhất: Tham gia
vào một đám đông khi nhìn thấy nhiều người quen của mình tham gia vào

nhóm (chiếm 48,44%)
-Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ hai: Ít khi đưa ra
ý kiến cá nhân theo quyết định mà nhiều người đồng tình (chiếm 32,81%).
-Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Mua
những loại hàng hóa được nhiều người thân tin dùng, coi nhẹ việc nghiên
cứu chất lượng sản phẩm (chiếm 31,25%).
Như vậy, hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông cao nhất:
Tham gia vào một đám đông khi nhìn thấy nhiều người quen của mình tham
gia vào nhóm (chiếm 48,44%). Điều đó cho ta thấy rằng, học sinh THPT
thường có xu hướng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông vì không muốn
bị tách biệt khỏi tập thể hay hoạt động một mình.


14

Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Mua
những loại hàng hóa được nhiều người thân tin dùng, coi nhẹ việc nghiên
cứu chất lượng sản phẩm (chiếm 31,25%). Điều đó cho ta thấy rằng, học
sinh THPT không chịu ảnh hưởng bởi đám đông trong các lựa chọn đời sống
hằng ngày, biết điều gì phù hợp với bản thân,…
Bảng 3. Ảnh hưởng đối với sở thích cá nhân
Số
TT

Nội dung hành vi

học
sinh

1

2
3
4
5

Theo dõi, hâm mộ ca sĩ diễn viên nào đó mà nhiều
người đang thích.
Chạy theo xu hướng thời trang mà nhiều người mặc.
Nghe những bài hát nhiều người thích hay xem một
bộ phim được nhiều người xem.
Tham gia mạng xã hội.
Mua những loại hàng hóa được nhiều người thân tin
dùng, coi nhẹ việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm.
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thu thập được

Tỉ lệ
%

9

14,06%

18

28,13%

26

40,63%


45

70,31%

20

31,25%


15

- Hành vi chịu ảnh hưởng của Hiệu ứng đám đông cao nhất: Tham gia
mạng xã hội (chiếm 70,31%).
`-Hành vi chịu ảnh hưởng của Hiệu ứng đám đông thứ hai: Nghe
những bài hát nhiều người thích hay xem một bộ phim được nhiều người
xem (chiếm 40,63%).
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thứ 3: Mua những
loại hàng hóa được nhiều người thân tin dùng, coi nhẹ việc nghiên cứu chất
lượng sản phẩm (chiếm 31,25%).
- Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Theo dõi,
hâm mộ ca sĩ diễn viên nào đó mà nhiều người đang thích (chiếm 14,06%).
Như vậy, hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông cao nhất:
Tham gia mạng xã hội (chiếm 70,31%). Điều đó cho ta thấy rằng, học sinh
THPT chịu ảnh hưởng lớn bởi hiệu ứng đám đông trong việc đi theo các xu
thế mới của xã hội, đặc biệt là trong những hoạt động công nghệ.
Hành vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất: Theo dõi,
hâm mộ ca sĩ diễn viên nào đó mà nhiều người đang thích (chiếm 14,06%).
Điều đó cho ta thấy rằng, học sinh THPT không chịu ảnh hưởng của hiệu
ứng đám đông trong việc yêu thích hay quý mến thần tượng, có cá tính và sở
thích riêng,…

3.1.4. Những góp ý khác
Các bạn học sinh được điều tra cũng đã góp ý thêm những nhận thức,
hành vi của riêng bản thân họ chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông.
- Tham gia câu lạc bộ “Du ca phố núi”.
- Sử dụng những từ ngữ mới mà có nhiều người dung.
- Ghét bỏ, thích những người xung quanh theo số đông dù không hiểu
rõ về họ.
- Học trong môi trường năng động khiến cho mình trở nên năng động


16

- Trốn học.
- Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều khi thấy nhiều làm như vậy.
- Mua đồ theo ý kiến của số đông.
- Sử dụng công nghệ mới.
- Vỗ tay.
- Ý kiến cá nhân bị chi phối.
- Hùa theo những phong trào trên mạng mặc dù không biết ý nghĩa
của chúng (Icebucket Challenge)
- Xem video nhiều người xem
- Cách cư xử (chửi tục)
- Lối sống, suy nghĩ, nếp sinh hoạt.
- Đi du học.
- Cổ vũ.
- Dùng điện thoại di động nhiều người dùng.
- Ăn uống những quán ăn
- Không dám thể hiện cá tính, quan điểm cá nhân.
- Hoạt động xã hội.
Nhận xét:

- Tất cả các ví dụ đều được các bạn học sinh chọn và phần lớn trong
các ví dụ ấy được các bạn học sinh chọn với tỉ lệ cao.
- Các bạn không chỉ chọn các ví dụ được đưa ra trong phiếu khảo sát
mà còn góp thêm rất nhiều ví dụ về những hành vi, suy nghĩ, nhận thức có
thể chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông.
3.2. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp thực nghiệm
3.2.1. Mục đích thực nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của Hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi
của các bạn học sinh 12 trong một trường hợp thực tế.


17

3.2.2. Nội dung thực nghiệm
Nắm được lịch nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra một tiết Lịch sử cho các
học sinh lớp 12 vào thứ 5, ngày 16/10/2014. Chúng tôi thực hiện “phao” một
đề “tủ” trước hôm kiểm tra 3 ngày. Sau khi các lớp có kết quả, chúng tôi
thực hiện khảo sát các bạn học sinh biết đến sự lan truyền của đề “tủ” này.
3.2.3. Quá trình thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm được tiến hành qua các bước sau đây:
+ Chuẩn bị đề kiểm tra
+ Bí mật lan truyên thông tin đến một số bạn học sinh rằng: đề kiểm
tra nói trên có các câu hỏi liên quan trực tiếp đến đề của trường và cũng rất
nhiều người học theo đề này
+ Sau khi có kết quả, nhóm điều travà khảo sát các bạn học sinh biết
đến sự lan truyền của đề tủ.
+ Ghi chép kết quả thu được sau khi phỏng vấn từng người.
+ Xử lý và chọn lọc thông tin thu được từ phỏng vấn.
3.2.4. Các kết quả, số liệu đã thu thập, đo đạc
Bảng 4. Kết quả khảo sát hành vi của học sinh

TT
1
2
3

Hành vi của học sinh khi biết
đề “tủ”
Hoàn toàn học theo đề “tủ”
Học một phần theo đề “tủ”
Không học theo đề “tủ”

Số học

Tổng số (11

sinh
9
8
4

nam, 10 nữ)
21
21
21

Tỉ lệ (%)
42,86%
38,10%
19,04%



18

Hình 3. Kết quả khảo sát hành vi của học sinh về đề "tủ"
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thu thập được
- Hành vi của học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất: Hoàn toàn học theo đề
“tủ” (chiếm 42,86%).
- Hành vi của học sinh chiếm tỷ lệ thứ hai: Học một phần theo đề “tủ”
(chiếm 38,10%).
- Hành vi của học sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất: Không học theo đề “tủ”
(chiếm 19,04%).
Như vậy, hành vi của học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất: Hoàn toàn học
theo đề “tủ” (chiếm 42,86%). Điều đó cho ta thấy rằng, học sinh THPT
thường có xu hướng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông vì không muốn
bị khác biệt so với đám đông.
Hành vi của học sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất: Không học theo đề “tủ”
(chiếm 19,04%). Điều đó cho ta thấy rằng, học sinh THPT cũng có sự nhận
thức rõ ràng về việc học tập của mình có nghĩa là họ không chịu tác động
theo hưóng thiếu cơ sở mặc dù tỉ lệ này rất thấp.
Kết luận chung
- Hiệu ứng đám đông có sự ảnh hưởng, tác động không hề nhỏ đến
học sinh theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực.


19

- Phần lớn các học sinh không tự ý thức được việc mình chịu một sự
ảnh hưởng lớn từ hiệu ứng đám đông.
- Cần có nhiều biện pháp để ta có thể khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực từ hiệu ứng đám đông đến học sinh, phát huy những mặt tích cực, tăng

cường ý thức về việc chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng đám đông đến mỗi cá nhân
nói riêng làm ảnh hưởng đến tập thể nói chung.
3.3. Các giải pháp đối với ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến hành
vi, nhận thức của học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương
Trên cơ sở việc nghiên cứu lý luận hiệu ứng đám đông, thực trạng của
hiệu ứng đám đông ở trường THPT Chuyên Hùng Vương và nguyên nhân
của thực trạng, chúng tôi đề ra các giải pháp nhằm giúp cho học sinh nhận
thức đúng đắn về hiệu ứng đám đông và có hành vi phù hợp trước hiệu ứng
đám đông.
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám
đông, giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của
hiệu ứng đám đông đến nhận thức, hành vi của học sinh
Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội cần cung cấp
thông tin về hiệu ứng đám đông bằng nhiều cách, từ đó dần dần nâng cao
nhận thức của học sinh về Hiệu ứng đám đông. Có thể tiến hành nâng cao
nhận thức cho học sinh bằng nhiều cách như tiến hành phát các tờ rơi ghi rõ
về các định nghĩa và các ví dụ có liên quan đến Hiệu ứng đám đông, đăng
các bài viết về Hiệu ứng đám đông lên các trang web của nhà trường, …
Tổ chức gặp mặt một số học sinh tiêu biểu, nổi trội trong khoá hoặc là
các cán bộ lớp, cán bộ đoàn thực hiện trao đổi suy nghĩ, hiểu biết về Hiệu
ứng đám đông, từ đó giúp cho các bạn có nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng
của Hiệu ứng đám đông. Sau đó, các bạn học sinh trên sẽ đi tuyên truyền với
các bạn học sinh trong lớp, nâng cao nhận thức của học sinh trong trường.


×