Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Câu hỏi trắc nhiệm môn Quản lý Hành chính TTCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.62 KB, 10 trang )

Câu 1 chi bổ sung ngân sách của cấp trên cho cấp dưới nhằm giúp cho ngân sách cấp dưới cân
đối thu chi ( Đúng)
Khoản 24 điều 4 luật Ngân Sách nhà nước ban hành ngày 25/06.2015 có quy định
Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới
nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ
được giao.

Câu 2 Quyền lập quy là quyền ban hành căn bản quy phạm pháp luật
Đúng !
Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp
do các cơ quan lập phápban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lập quy là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và
văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên đặt ra các quy định, gọi chung là
văn bản dưới luật để thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp
trê
Câu 3 Cán bộ công chức khi thực thi công vụ hay không thực thi điều là chủ thể quản lý
hành chính nhà nước
Câu 4 Ủy ban nhân dân cấp huyền có quyền là cớ quan có thẩm quyền chứng thực
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP như
sau:
Thứ nhất: Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc
chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;


- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động
sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản
này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Thứ hai: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:


- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất
theo quy định của Luật Đất đai;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
- Chứng thực di chúc;
- Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài
sản là động sản, nhà ở, đất đai.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Thứ ba: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan
đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký
chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Thứ tư: Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại
Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ký chứng thực và đóng
dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề
công chứng).

Thứ năm: Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng,
giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định
23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Thứ sáu: Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng
đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao
dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Câu 5 Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có quyền lập quy
Sai.
Khoản 1315 điều 5 luật ban hành văn bản quy
Luật năm 2015 đã kế thừa những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 khi tiếp tục trao thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật cho các chủ thể ở địa phương đó là Hội đồng nhân dân (HĐND)
và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp tỉnh, huyện, xã.
Câu 6 Giáng chức, cách chức là hình thức kỹ thuật áp dụng đối với mọi công chức Sai Điều
12 của n ghị định 34/2011 NĐ-CP ngày 17/05/2011 NGHỊ ĐỊNH
Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức


Điều 12. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một
trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính
đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy
định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá
trình xem xét xử lý kỷ luật;
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặ


Câu 7 Phòng tư pháp cấp huyền có quyền chứng thực nội dung giấy tờ, văn bản từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài : Sai
Khoản 1, 2, 3, 4 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực quy định, thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực thuộc về
những cơ quan, cá nhân sau đây:
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư
pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc
chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là
động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản
này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Câu 8 Kết hợp giữa tiêu chuẩn, chức danh vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế không phải là
nguyên tắc quản lý cán bộ công chức : Sai
Vì Điều 5 luật cán bộ công chức ban hành ngày 13/11/2008
Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.


2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân
cấp rõ ràng.

4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo
đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.

Câu 9
Thu bằng tiền mặt là hình thức thu ngân sách duy nhất ơ cơ sở
Đúng:
T HÔNG TƯ Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước ngày
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. TỔ CHỨC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Các hình thức thu NSNN:
1.1. Thu bằng chuyển khoản:
- Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại ngân hàng, ngân hàng chuyển tiền
vào tài khoản của KBNN để ghi thu NSNN;
- Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại KBNN, KBNN thực hiện trích tài
khoản của người nộp để ghi thu NSNN;
- Thời điểm xác định khoản thu NSNN được thực hiện là thời điểm ngân hàng, KBNN thực
hiện trích tiền trên tài khoản của người nộp để chuyển vào NSNN.
- Thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là thời điểm Kho bạc
Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển
khoản.
1.2. Thu bằng tiền mặt:
- Thu bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN;
- Thu bằng tiền mặt vào ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản. Hình thức này áp dụng đối với
các ngân hàng có thoả thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào tài khoản của KBNN mở tại
ngân hàng.
- Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu. Hình thức này được áp dụng đối với các khoản thuế, phí,
lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên, không có tài khoản tại
KBNN hoặc ngân hàng và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN do ở xa điểm thu của

KBNN hoặc xa ngân hàng được KBNN uỷ nhiệm thu. Cơ quan thu có trách nhiệm thu tiền từ
người nộp, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở
tài khoản;
- Thu bằng tiền mặt qua các cơ quan được uỷ nhiệm thu:


+ Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính, được cơ quan thu uỷ
nhiệm, thì được trực tiếp thu các khoản thu NSNN từ người nộp tiền, sau đó nộp vào KBNN
hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản;
+ KBNN được quyền uỷ nhiệm cho các tổ chức có đủ điều kiện để thu một số khoản thuế,
phí, lệ phí, thu phạt;
- Thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp theo quy định của Pháp lệnh
Xử phạt vi phạm hành chính;
- Uỷ ban nhân dân cấp xã được phép thu các khoản thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách cấp xã;
sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN huyện hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi theo
chế độ quy định (trường hợp các xã miền núi, ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao
dịch thường xuyên với KBNN).
Việc tổ chức thu, nộp ngân sách xã được thực hiện theo quy định tại điểm 2.5 mục II, phần II
Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân
sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là thời điểm KBNN,
cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu xác nhận trên chứng từ thu bằng tiền
mặt.
Câu 10 Tăng cường pháp chế XHcN là một trong những nội dung quản lý nhà nước về kinh
tế

Đúng
Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống chính tri- xã hội trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị- xã hội, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức xã hội , các đơn vị kinh tế và công dân đều

phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để và chính xác. Mọi vi
phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều
chỉnh một cách có hiệu lực các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Thực
hiện pháp chế XHCN, đất nước ta đã không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định,
ấm no, hạnh phúc.

Câu 11 Việc chứng thực chỉ được tiến hành tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền chứng thực
Sai vì nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015
NGHỊ ĐỊNH VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN
CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ VÀ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Điều 10. Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ
trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người
yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi
hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.


2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài
trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các
ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời
gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Câu 12 : Chủ Thể quản lý hành chính nhà nước chỉ là cơ quan hành chính nhà nước; Sai
C hủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là người nước ngoài.
Vì trong hoạt động QLHCNN rất rộng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống XH vì vậy
để tiến hành QL được thì NN phải trao quyền cho một số cá nhân nhất định. VD: trên chuyến
bay từ HN – TP Hồ Chí Minh Phi cơ trưởng có thể là người NN và theo quy định thì phi cơ
trưởng có quyền quản lý trật tự, an toàn trên hành trình đó
Câu 13: Giám đốc Trung tâm văn hóa cấp huyện thực hiện quản lý hành chính nhà nước theo

lĩnh vực văn hóa theo địa bàn quản lý
Sai: Thông Tư ố: 01/2010/TT-BVHTTDL

ngày 26/2/2010 THÔNG



BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH
VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo tổ chức sự nghiệp gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc
a) Giám đốc: Là người đứng đầu tổ chức sự nghiệp; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
về nhân sự, tài sản và toàn bộ hoạt động của tổ chức sự nghiệp;

Câu 14 Mỗi cá nhân tổ chức thực hiện 1 hành vị vi phạm hành chình bị nhiều hình thức xử
phạt hành chính ( Đúng)
Được quy định tại điều 21 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
iều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
(sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp

dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là
hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.


3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một
hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy
định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức
xử phạt chính.
Câu 14 : mục đích của quản lý hành chính nhà nước về kinh tế là lợi nhuận
Sai:
Quản lý kinh tế nhà theo nguồn vốn và chế độ ngân sách nhà nước, còn quản lý kinh
khoàn theo chế độ tự chủ tái chính, hạch toàn kinh tế lãi lỗ
Mục đích của Phát triển kinh tế quốc dân oồn định kinh tế xã hội.
Câu 15: Lệ Phí hành chính là khoản hu ngân sách cấp xã được hưởng tồi thiều 70 %:
Sai 100%
Thông tư số 344/2016/TT-BT quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã,
phường, thị trấn

V ề nguồn thu của ngân sách xã, Thông tư nêu rõ, các khoản thu ngân sách xã hưởng
100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách
bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.
Căn cứ nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã quy định,
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản
thu sau:
Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổ chức thu theo quy định; thu từ các hoạt động sự
nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ
đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật; tiền thu
từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã
thực hiện; thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị,

tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi các chi phí theo quy
định của pháp luật...

Câu 16
Mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình tiền phạt
Đúng

Về vấn đề mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm đã được
cụ thể tại khoản 4 điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
như sau:
Câu 17 thực hiện đăng ký khao sinh là hoạt động hành chình tư pháp : Đúng
Theo luật hộ tịch năm 2014 thì đăng ký khai sinh thuộc lĩnh vực hộ tịch . theo quy định
khoản 14 điều 2 nghị định 22/2013/NĐCP ngày 13/03.2013 của chính phủ thì quy định
nhiệm vụ vá quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tư pháp , thì hành chính tư pháp gồm
có hộ tịch, quốc tih5, chứng thực


Về hành chính tư pháp (hộ tịch, quốc tịch, chứng thực):
a) Hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ,
sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

b) Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực;
c) Giải quyết thủ tục về xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam để trình Chủ
tịch nước theo quy định của pháp luật;

d) Giải quyết các việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Câu 18 những người làm việc trong các tổ chức chính trị -xả hội là cán bộ cơ sơ ( Sai)

Luật cán bộ công chức

Cây 19 : Ủy ban nhân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tơ và chữ
ky
Ông Trân Văn A sinh năm 1955 cư trú tại thôn B, xã C huyện D tỉnh Z. bị ủy ban nhân dân
huyện D thu hội 2 heta đất nông nghiệp trồng cây lâu năm quyết định thu hồi đươc chủ tịch
ubnd huyen d ký. Ông A không đồng ý vì quyết định đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
của ông A . theo anh chị Ông Anh A được quyền làm gì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình Tại sao
Ai là người có quyền giải quyết trình tự thủ tục, giải quyết
Trả lời:
Ông A có đi khiếu nại
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”. (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện
quyền khiếu nại. (Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Về câu hỏi Người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của Ông A là ai?
- Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần
đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá

thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ


trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
- Khoản 1 Điều 18 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thẩm quyền của Chủ tịch
UBND cấp huyện như sau: “Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình”.
- Khoản 2 Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thẩm quyền của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh như sau: “Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã
giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa
được giải quyết”.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, giả sử ông A không khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án, mà giải quyết theo con đường khiếu nại hành chính thì người có thẩm quyền giải
quyết đơn khiếu nại lần đầu của ông A là Chủ tịch UBND huyện Y. Trường hợp ông A không
đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND huyện Y hoặc đã quá thời hạn
quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì ông A có quyền khiếu nại lần hai đến Chủ
tịch UBND tỉnh Z. Chủ tịch UBND tỉnh Z có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với
khiếu nại của ông A.
4. Về Trình tự, thủ tục giải quyết (lần đầu) vụ việc nêu trên như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Luật Khiếu nại năm 2011, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
như sau:
- Thụ lý giải quyết khiếu nại (Điều 27):
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch UBND huyện Y) phải thụ lý giải
quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết (trường hợp không thụ lý
giải quyết thì phải nêu rõ lý do).
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 28):
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày
thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45
ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Xác minh nội dung khiếu nại (Điều 29): trong thời hạn nêu trên, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch UBND huyện Y) có trách nhiệm:
 Kiểm tra lại quyết định hành chính của mình, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định
giải quyết khiếu nại ngay;
 Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác
minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh)
xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
- Tổ chức đối thoại (Điều 30):
“Điều 30. Tổ chức đối thoại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và
kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và
hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.


2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu
nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan
biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết
quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra

chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những
người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp
người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này
được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại”.
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 31):
Người giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch UBND huyện Y) phải ra quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung như:
Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung
khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật
để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;
giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị
thiệt hại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 32): Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ
tịch UBND huyện Y) có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại
(ông A), thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại (Chủ tịch UBND tỉnh Z)
hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.



×