Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

QUY tắc NHẤN TRỌNG âm của từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.39 KB, 2 trang )

QUY TẮC NHẤN TRỌNG ÂM CỦA TỪ CÓ 3 ÂM TIẾT
I.)Quy tắc nhấn trọng âm của động từ 3 âm tiết
1.Nếu âm tiết cuối của động từ có kết thúc bằng hơn 1 phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba.
2.Nếu âm tiết cuối của từ gồm nguyên âm ngắn và kết thúc không quá 1 phụ âm thì trọng âm rơi
vào âm tiết thứ hai
(* Một số quy tắc để nhận biết nguyên âm ngắn, dài:
a) Khi một từ chỉ có 1 nguyên âm mà nguyên âm đó không nằm ở cuối từ thì nguyên âm đó luôn là
nguyên âm ngắn(có khoảng vài trăm từ tuân theo quy tắc này,có 1 số trường hợp ngoại lệ như mind,
find)
Ví dụ: bug(u ngắn), thin(i ngắn), cat(a ngắn), job, bed, ant, act,...
b) Khi một từ chỉ có 1 nguyên âm mà nguyên âm đó đứng ở cuối từ thì chắc chắn đó là 1 nguyên âm
dài.
Ví dụ: she(e dài),he, go(o dài), no,..
c)Khi có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại
thường bị câm(ko phát âm).
Ví dụ: rain(a, i đứng cạnh nhau a ở đây là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là reɪn),
tied(i dài,e câm), seal(e dài,a câm), boat(o dài, a câm)
Có 1 số trường hợp ngoại lệ như read nếu phát âm ở hiện tại là e dài, còn nếu phát âm ở quá khứ là e
ngắn
d)Khi 1 từ có 1 nguyên âm được theo sau bởi 2 phụ âm giống nhau(a double consonant) thì nguyên
âm đó chắc chắn là 1 nguyên âm ngắn.
Ví dụ: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn), robber(o ngắn), egg(e ngắn).
Trong từ written phải gấp đôi phụ âm t vì i ở đây là i ngắn. Còn writing thì i ở đây là i dài nên không
được gấp đôi phụ âm t.)
Lưu ý: Ngoài ra các em chú ý trường hợp cụ thể khi âm tiết cuối của từ kết thúc bằng “-ate/ -fy” thì
trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
II.)Quy tắc nhấn trọng âm của danh từ 3 âm tiết
1.Nếu âm tiết cuối chưa một nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc
nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
2.Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai cũng chứa nguyên âm ngắn thì trọng
âm rơi vào âm tiết đầu tiên.


Lưu ý 1: Danh từ có tận cùng bằng một trong các đuôi “-ion/ - ian” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Lưu ý 2: Danh từ có kết thúc bằng đuôi “-ee/ -eer/ -ese” trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
III.)Quy tắc nhấn trọng âm của tính từ 3 âm tiết
1.Nếu âm tiết cuối chứa 1 nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm
đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.


2.Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai cũng chứa nguyên âm ngắn thì
trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
Có 1 lưu ý chung với cả 3 loại từ trên là âm tiết chứa âm /ə/ không bao giờ được nhấn trọng âm.
Hơn nữa các quy tắc trên chỉ là tương đối, vẫn có các trường hợp ngoại lệ, các em cần lưu ý nhé.

QUY TẮC NHẤN TRỌNG ÂM CỦA TỪ CÓ 2 ÂM TIẾT
1.Đối với hầu hết các tính từ và danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ngoại lệ: Một số danh từ hay tính từ chứa nguyên âm dài , nguyên âm đôi ở âm tiết thứ hai hoặc kết
thúc bằng nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
2.Đối với hầu hết các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ngoại lệ: Một số động từ có nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ 2 và kết thúc bằng 1 phụ âm(hoặc không
kết thúc bằng một phụ âm)thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
LƯU Ý:
-Các em hãy lưu ý là trọng âm của từ không bao giờ rơi vào âm tiết chứa /ə/ nhé.
-Trong tiếng Anh có một số từ có 2 âm tiết vừa là danh từ vừa là động từ. Trọng âm của các từ này
thay đổi tùy theo từ loại. Tùy thuộc vào việc chúng là danh từ hay động từ trong câu,trọng âm sẽ nhấn
vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ,thứ hai nếu là động từ. Cụ thể như sau:

Quy
tắc
chung

Ngoại

lệ

Danh từ
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
VD:present(quà,hiện tại) /’preznt/
I will give you a present.

Động từ
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
VD:present(giới thiệu,tặng) /prɪ’zent/
I will present a doctor to you.

Nhóm 1
Cả danh từ và động từ đều có
trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
VD: answer /’ɑ:nsə(r)/
n:câu trả lời
v:trả lời
Can you answer this question?
There’s no answer to this question

Nhóm 2
Cả danh từ và động từ đều có trọng âm
rơi vào âm tiết thứ hai
VD: parade /pə’reɪd/
n:cuộc diễu binh,diễu hành
v:diễu binh,diễu hành
Our team will parade through the city
tomorrow morning.
There will be a parade in the city

tomorrow morning.



×