Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đồ án Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.53 KB, 99 trang )

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái quát chung về đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn ( bao
gồm tiền, nguồn lực, công nghệ ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất
định nào đó. Mục tiêu cần đạt được của đầu tư có thể là mục tiêu chính trị, văn hóa,
kinh tế, xã hội hay cũng có thể chỉ là mục tiêu nhân đạo… Hiện nay có rất nhiều khái
niệm về đầu tư và mỗi quan điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau lại có cách nhìn
nhận không giống nhau về đầu tư.
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư được biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh
tế hơn. Đó là quá trình bỏ vốn ( tiền, nhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ…) vào các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây được
xem là bản chất cơ bản của hoạt động đầu tư. Trong hoạt động kinh tế không có khái
niệm đầu tư không vì lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu đầu tư là đưa một lượng vốn
nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một lượng lớn hơn sau một
khoảng thời gian nhất định.
Sau đây là một số khái niệm cụ thể của vấn đề đầu tư:
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và dự trữ
cho sản xuất, kinh doanh và sinh họat. Các tài sản cố định được tạo nên trong quá trình
đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện
thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó.
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư
và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ
trang trải các chi phí và có lãi.
Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tài
sản nhằm mục đích sinh lời.
Tóm lại đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội…để thu được
các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.


1


1.1.1.2 Vai trò của đầu tư
Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuất
nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng
được nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế luôn luôn cần sự bù
đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ bản.
Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư phát triển là một lĩnh vực hoạt động
nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần cân đối lại lực lượng lao động xã hội, phân bố hợp lí
sức sản xuất. Ngoài ra, qui mô và tốc độ đầu tư cơ bản còn phản ánh qui mô, tốc độ
phát triển của nền kinh tế quốc dân
1.1.1.3 Mục tiêu đầu tư
 Mục tiêu đầu tư của Nhà nước:
- Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn, mục tiêu văn hoá, xã hội dài hạn, như đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá và xã hội, như các công trình thuộc lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật, chống thất nghiệp.
- Đảm bảo sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế dài hạn của đất nước, vd đầu tư cho
các công trình có tính chất chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình
công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên của đất nước.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư
do nhu cầu vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự
phát triển chung của đất nước và hết sức cần thiết đối với đời sống con người.
 Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp:
- Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận
- Cực đại khối lượng hàng hoá bán ra thị trường
- Đạt mức độ nhất định về hiệu quả tài chính của dự án.

- Duy trì sự tồn tại và an toàn của doanh nghiệp trong cạnh tranh
- Nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.
- Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuất hiện trên thị
trường, tăng thêm độc quyền doanh nghiệp.

2


- Đầu tư để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu bảo vệ
môi trường theo yêu cầu của pháp luật.
- Đầu tư liên doanh liên kết, hợp tác với nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ, mở
rộng thị trường xuất khẩu
1.1.1.4 Phân loại các hoạt động đầu tư
 Theo đối tượng đầu tư
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất (nhà, xưởng, thiết bị, máy móc, dự trữ vật
tư…). Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cho các lĩnh
vực hoạt động khác
- Đầu tư tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiết kiệm…
 Theo chủ đầu tư
- Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã
hội do vốn của Nhà nước).
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước,
độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước).
- Chủ đầu tư là các tập thể người trong xã hội, ví dụ đầu tư để xây dựng các công
trình do vốn góp của các tập thể và dùng để phục vụ trực tiếp cho tập thể người góp
vốn.
- Chủ đầu tư là các cá nhân riêng lẻ và vốn đầu tư ở đây được lấy từ các ngân sách
của các hộ gia đình.
- Các loại chủ đầu tư khác (các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đại sứ quán
nước ngoài, chủ đầu tư liên quốc gia).

 Theo nguồn vốn
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA).
- Vốn tín dụng thương mại.
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Vốn vay của các tổ chức, cá nhân: WB
- Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi công cộng.
- Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân.
3


- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
- Các nguồn vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều loại
vốn.
 Theo cơ cấu đầu tư
- Đầu tư theo các ngành kinh tế.
- Đầu tư theo các vùng lãnh thổ.
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế quốc dân.
- Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng.
- Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế (cơ cấu giữa nội lực và ngoại lực).
 Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
- Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm tài sản cố định loại mới).
- Đầu tư lại (thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có).
- Đầu tư kết hợp hai loại trên.
 Theo góc độ trình độ kỹ thuật
- Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
- Đầu tư theo trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá…
- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phần mua sắm thiết bị, xây lắp và

chi phí đầu tư khác.
 Theo thời hạn kế hoạch
- Đầu tư dài hạn (thường cho các công trình chiến lược để đáp ứng các lợi ích dài
hạn và đón đầu tình thế chiến lược).
- Đầu tư trung hạn (thường cho các công trình để đáp ứng lợi ích trung hạn).
- Đầu tư ngắn hạn (cho các công trình đáp ứng lợi ích trước mắt).
 Theo tính chất và quy mô của dự án: nhóm dự án quan trọng quốc gia và các
nhóm A, B, C
1.1.2 Các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư
1.1.2.1 Các hình thức đầu tư
Việc sắp xếp các hình thức đầu tư không có tính chất cố định. Mặc dù vậy, về cơ
bản hoạt động đầu tư được tiến hành theo hai hình thức đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp.

4


 Đầu tư trực tiếp
- Là hình thức đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào hoạt động và quản lý
hoạt động đầu tư. Hình thức đầu tư trực tiếp thường được biểu hiện dưới các hình thức
sau: thành lập các tổ chức sản xuất; đầu tư theo hợp đồng, góp vốn, liên doanh, liên
kết…
- Đầu tư trực tiếp gồm có hai nhóm: đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển.
- Đầu tư chuyển dịch: Là sự chuyển dịch vốn đầu tư từ người này sang người khác
theo cơ chế thị trường của tài sản được chuyển dịch. Việc chuyển dịch này không làm
ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp, nhưng có khả năng tạo ra năng lực quản lý, sản
xuất mới. Việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là một hình
thức đầu tư chuyển dịch.
- Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu, người có vốn (cá
nhân, tập thể, Nhà nước) gắn liền với kinh tế của hoạt động đầu tư. Đây chính là hình

thức tái sản xuất mở rộng và cũng là hình thức đầu tư quan trọng tạo ra việc làm mới,
sản phẩm mới và thúc đẩy kinh tế phát triển.
 Đầu tư gián tiếp
- Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao cho bản
thân người có vốn cũng như cho xã hội. Hoạt động đầu tư gián tiếp thường được biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phiếu (nhưng không tới mức để tham
gia quản lý doanh nghiệp), tín phiếu, tín dụng…
- Đầu tư gián tiếp là một hình thức khá phổ biến hiện nay do chủ đầu tư không có
điều kiện và khả năng tham gia đầu tư trực tiếp nên họ chọn hình thức đầu tư gián tiếp.
Mặt khác hình thức này đầu tư ít rủi ro.
1.1.2.2 Cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư được hiểu là tỉ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong
tổng thể các bộ phận đầu tư hợp thành. Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản phải phản ánh
sáng tạo đường lối phát triển kinh tế của đảng, phải đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ, cân đối
tích cực và đồng bộ.
Có nhiều cách phân loại cơ cấu đầu tư, nhưng có thể xem xét cơ cấu ở góc độ:
- Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kĩ thuật sản xuất tiên tiến
hơn, có hiệu quả hơn thể hiện ở chỗ khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng
lên nhưng số lao động tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hay ít hơn,
5


đồng thời không làm tăng diện tích sản xuất của các công trình và doanh nghiệp được
dùng cho quá trình sản xuất.
- Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng qui mô sản xuất với kĩ thuật lặp lại
như cũ. Vấn đề kết hợp đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu là một vấn đề gắn liền với
đường lối phát triển khoa học – kĩ thuật và với chính sách nhập kĩ thuật mới. Vấn đề
này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư.
1.1.3 Quá trình đầu tư
Một hoạt động đầu tư, dù đối tượng đầu tư lớn hay nhỏ, hoạt động đầu tư dù đơn

giản hay phức tạp, đều phải trải qua những công việc nhất định, theo một trình tự nhất
định, đồng thời những công việc này đều diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoảng thời gian mà ở đó các công việc của hoạt động đầu tư xảy ra theo thứ tự nhất
định để đạt được mục đích đầu tư gọi là quá trình đầu tư.
Vậy: Quá trình đầu tư là thứ tự về thời gian tiến hành những công việc của một quá
trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đề ra.
Đối với hoạt động đầu tư xây dựng, quá trình đầu tư bao gồm ba giai đoạn:
-

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

-

Giai đoạn thực hiện đầu tư

-

Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vấn đề chất lượng, sự chính xác của các kết quả

nghiên cứu, việc tính toán và lập dự toán là quan trọng nhất. Thực hiện tốt công tác
chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả kinh tế (đúng
tiến độ, tránh phá đi làm lại, tránh chi phí không cần thiết), tạo điều kiện cho quá trình
hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi. Tất cả
các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị
chu đáo các công tác sau đây:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô xây dựng công trình.
- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn

để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng.
- Lập báo cáo đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kĩ thuật), lập dự án đầu tư.
6


- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư,
tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư
của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các thành phần
kinh tế khác.
1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Dự án được thực hiện phải đảm bảo hiệu quả đầu tư sao cho thời gian là ngắn nhất,
chi phí là nhỏ nhất. Việc rút ngắn thời gian là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm hạn
chế các thiệt hại như việc ứ đọng vốn, hư hỏng vật liệu do thời tiết hoặc thi công dở
dang… Giai đoạn thực hiện đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình
đầu tư nhằm vật chất hoá vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
Giai đoạn thực hiện đầu tư được chia thành 2 giai đoạn nhỏ: chuẩn bị xây dựng và thi
công xây lắp công trình.
Ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và
phục hồi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có).
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kĩ thuật và chất lượng
công trình.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán công trình.
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình.
- Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.

- Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm:
- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây dựng, lán trại
và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
- Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
- Bước công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư là tiến hành thi công xây
lắp công trình theo đúng thiết kế, dự toán, và tổng tiến độ được duyệt.
- Trong bước công việc này các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây
lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, cụ thể là:
7


- Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng xây dựng công
trình theo đúng chức năng và hợp đồng ký kết.
- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình như
đã ghi trong hợp đồng
1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng bao gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng.
- Vận hành công trình, và hướng dẫn sử dụng công trình.
- Bảo hành công trình.
- Quyết toán vốn đầu tư.
- Phê duyệt quyết toán.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh
theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ bàn giao phải đầy đủ
theo quy định và phải nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời
hạn bảo hành công trình.

1.1.4 Vốn đầu tư
1.1.4.1 Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí cần thiết để tạo nên
thực thể công trình có đủ điều kiệm để đưa vào khai thác sử dụng. Nó phản ảnh khối
lượng xây dựng mới, xây dựng lại khôi phục và mở rộng các tài sản cố định của ngành
thuộc khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất.
Vốn đầu tư là toàn bộ những chi phí cần thiết mà chủ đầu tư bỏ ra để đạt được
mục đích đầu tư.
1.1.4.2 Vai trò của vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư. Vốn
đầu tư xây dựng cơ bản có tác dụng to lớn, là tiền đề vật chất của việc xây dựng, tạo ra
tài sản cố định mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự thay đổi về cơ bản làm tăng

8


năng lực sản xuất của nhiều ngành sản xuất tạo điều kiện nâng cao trình độ kĩ thuật sản
xuất
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đầu tư được dùng để trang bị thêm
máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, tăng thêm quy mô vốn lưu động nhằm
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hiện có, sửa chữa hoặc mua sắm các tài sản cố
định, thay thế các tài sản cố định đã hỏng, hao mòn (kể cả hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình) bằng các tài sản cố định mới.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, vốn đầu tư được dùng để tạo dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu,
trả lương cho người lao động… trong thời kì sản xuất kinh doanh.
1.1.4.3 Phân loại vốn đầu tư
 Vốn ngân sách Nhà nước: Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ thu nhập
quốc dân, vốn Chính phủ vay nước ngoài để đầu tư, vốn viện trợ. Vốn ngân sách Nhà
nước được đầu tư cho những công trình sản xuất then chốt của nền kinh tế, những

công trình kết cấu hạ tầng, một số công trình và sự nghiệp văn hóa – xã hội, khoa học
– kỹ thuật quan trọng, công trình an ninh quốc phòng và quản lý Nhà nước.
 Vốn tín dụng đầu tư: bao gồm vốn tín dụng đầu tư Nhà nước và vốn tín dụng
đầu tư Ngân hàng. những công trình thuộc các mục tiêu trọng điểm của Nhà nước thì
được ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất khuyến khích.
 Vốn vay nước ngoài: là vốn được hình thành từ vốn do Chính phủ vay theo hợp
đồng ký kết với nước ngoài; vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp
vay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đi vay.
Vốn vay nước ngoài của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ do đơn vị tự đi vay, tự
đi trả nợ và lãi vay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
 Vốn viện trợ: là vốn của Chính phủ, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài tài
trợ dưới hình thức cho không để thực hiện các dự án xây dựng cơ bản. Vốn này được
ghi vào ngân sách Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục đích, đối tượng quy chế
quản lý đầu tư của Nhà nước.
 Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: là số vốn của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam bằng ngoại tệ hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính
phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập

9


các doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
 Vốn huy động của nhân dân và các thành phần kinh tế khác: vốn huy động có
thể là tiền, nguyên vật liệu hoặc công lao động được sử dụng vào các công trình, lĩnh
vực đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân người góp vốn.
1.1.4.4 Thành phần vốn đầu tư
 Xét theo góc độ vốn cố định, vốn lưu động
Hai thành phần chính của vốn đầu tư thuộc dự án đầu tư là:
- Vốn cố định: được dung để xây dựng công trình, mua sắm thiết bị (nói chung là

tài sản cố định của dự án)
- Vốn lưu động: được dụng cho quá trình khai thác và sử dụng các tài sản cố định
của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh sau này
Ngoài ra, còn có chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí dự phòng.
 Xét theo góc độ thành phần của tổng mức đầu tư hay dự toán
Tổng vốn đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường
giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lí dự án; chi phí tư vấn; chi phí khác và
chi phí dự phòng.
V = GXD + GTB + GGPMB+ GQLDA + GTV +GK + GDP
Trong đó:
- V: tổng vốn đầu tư cảu dự án xây dựng công trình
- GXD : chi phí xây dựng của dự án
- GTB : chi phí thiết bị của dự án
- GGPMB: chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư
- GQLDA: chi phí quản lí dự án
- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- GK: chi phí khác
- GDP: chi phí dự phòng
1.1.4.5 Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư
Hiệu quả vốn đầu tư là kết quả của việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu
vào của quá trình đầu tư. Hay nói cách khác là kết quả so sánh giữa lợi ích thu được và
chi phí đầu tư bỏ ra.

10


Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều mặt: Về mặt chính trị, về mặt kinh tế,
Hq =


về mặt xã hội, về mặt môi trường,…trong các mặt này có cái có thể đo lường được
bằng số lượng cụ thể nhưng cũng có những mặt không thể đo lường được. Vì vậy nói
đến hiệu quả của vốn đầu tư phải xét đến mọi yếu tố của nền kinh tế quốc dân, đánh
giá toàn diện mọi mặt phát triển của xã hội.
1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.2.1 Khái quát chung về dự án đầu tư
1.2.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời gian nhất định.
1.2.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư
- Công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi
phí, chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường. Sản phẩm của dự án xây dựng mang
tính chất đơn chiếc, độc đáo
- Dự án xây dựng có chu kì riêng trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, có
thời gian tồn tại hữu hạn
- Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, đơn vị thiết
kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng… Môi trường làm việc của dự án
xây dựng thường mang tính đa phương và dễ gây ra xung đột quyền lợi giữa các chủ
thể.
- Dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, công
nghệ, kĩ thuật, vật tư thiết bị…kể cả thời gian ở góc độ thời hạn cho phép. Dự án xây
dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài, có tính bất
định và rủi ro cao.

11



-

Giai
đoạn
trước
đầu tư

Chu kì đầu tư hay vòng đời của một dự án xây dựng

Báo
cáo
đầu tư
XDCT

Dự án
đầu tư
XDCT

Chuẩn bị ĐT

Thiết
kế

Đấu
thầu

Thực hiện ĐT

Thi
công


N
g
h
i

m

t
Kết thúchXD
u
,

1.2.1.3 Sự cần thiết phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình
 Xét về mặt pháp lý:

GĐ sau
đầu tư
(Khai
thác CT)

b
à
n

g
i
để ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho các dự án đó, đồng thời alà cơ sở để quản
o


Việc lập dự án là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thẩm định dự án

lí về quá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư.

Đối với chủ đầu tư thì dự án đầu tư được phê duyệt là tài liệu pháp lý để xin phép đầu
tư và giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, xin hưởng các
khoản ưu đãi về đầu tư, xin vay vốn hoặc kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu trái
phiếu…
 Xét về mặt nội dung:
Việc lập dự án đầu tư là việc tính toán trước một cách toàn diện về những giải pháp
kinh tế - kỹ thuật, về kế hoạch bỏ vốn, huy động vốn, kế hoạch kỹ thuật triển khai đầu
tư, kế hoạch tổ chức khai thác… nhằm đạt được mục đích đầu tư của chủ đầu tư. Việc
nghiên cứu tính toán trước khi đầu tư giúp cho chủ đầu tư lường trước được những rủi
ro không đáng có. Mặt khác lập dự án đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch hành động và
các biện pháp tổ chức thực hiện sau này.
1.2.1.4 Phân loại dự án đầu tư
 Theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
12


- Dự án sử dụng vốn khác gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn.
 Theo quy mô và tính chất (Theo Phụ lục I, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình )
Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy mô và tính chất
TỔNG MỨC ĐẦU
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Theo nghị quyết

I

Dự án quan trọng quốc gia

II

Nhóm A
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo

1

2


của quốc hội

vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý Không kể mức vốn
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc
hại; cháy nổ; hạ tầng khu công nghiệp.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,

Không kể mức vốn

khai thác dầu khí, hoá chất phân bón chế tạo máy, xi măng
3


luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao Trên 1500 tỷ đồng
thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án dầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ

4

thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin Trên 1000 tỷ đồng
học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu,bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:công nghiệp nhẹ,

5

sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến

Trên 700 tỷ đồng

nông, lâm sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
6

III
1

dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,


Trên 500 tỷ đồng

nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Nhóm B
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, Từ 75 đến 1500 tỷ
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, đồng
13


luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao
thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác với điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
2

thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin
học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất

Từ 50 đến 1000 tỷ
đồng

vật liệu, bưu chính viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật
3

khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Từ 40 đến 700 tỷ
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, đồng
nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo


4

IV

dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ Từ 30 đến 500 tỷ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, đồng
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Nhóm C
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí,hoá chất phân bón, chế tạo máy, xi măng,

1

luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao
thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường

Dưới 75 tỷ đồng

quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong vùng quy hoạch
(không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
2

thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin Dưới 50 tỷ đồng
học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,


3

4

sành sứ, thuỷ tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến

Dưới 40 tỷ đồng

nông, lâm sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo Dưới 30 tỷ đồng
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
14


nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
 Theo lĩnh vực hoạt động
- Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Nhóm các dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh.
- Nhóm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ tài chính.
- Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ kĩ thuật.
- Các nhóm khác.
1.2.2 Các giai đoạn của quá trình lập dự án đầu tư
Quá trình lập dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn nghiên cứu khác nhau theo hướng
ngày càng chi tiết hơn và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao
hơn, những kết luận rút ra ở các giai đoạn ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía
cạnh của dự án.

Tùy theo qui mô của dự án đầu tư mà việc nghiên cứu lập dự án phải tiến hành theo
các giai đoạn với nội dung khác nhau. Nhưng trình tự chung để tiến hành lập dự án
gồm các giai đoạn sau:
-

Nghiên cứu cơ hội đầu tư để xác định sự cần thiết phải đầu tư và hình thành dự
án ( giai đoạn này áp dụng đối với tất cả các dự án )

-

Nghiên cứu lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình ( Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi ).

-

Nghiên cứu lập dự án khả thi ( Báo cáo nghiên cứu khả thi ).

Đối với dự án đầu tư có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật giản đơn thì chỉ lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thay cho dự án khả thi.
1.2.2.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc chủ đầu tư nghiên cứu nhằm xác định khả năng,
những lĩnh vực mà chủ đầu tư có thể tham gia vào hoạt động để đạt được mục đích đầu
tư. Mục đích của bước này là xác định một cách nhanh chóng nhưng ít tốn kém về các
cơ hội đầu tư. Nội dung nghiên cứu là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến
hành đầu tư. Cơ hội đầu tư chịu sự phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài
tác động vào quá trình đầu tư.
15


 Các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình đầu tư bao gồm:

- Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội có thuận lợi cho việc đầu
tư hay không.
- Khả năng cung cấp các nhu cầu về nguồn lực cho đầu tư, tình hình giá cả.
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà dự án đầu tư sẽ cung cấp cho xã hội.
 Các yếu tố bên trong tác động đến quá trình đầu tư: là các khả năng của chủ đầu
tư phục vụ cho việc hình thành, thực hiện và khai thác dự án.
- Khả năng về mặt kỹ thuật.
- Khả năng về tài chính hiện có.
- Khả năng về tổ chức và quản lí dự án.
- Khả năng huy động các nhuồn lực.
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là một trong những bước quan trọng trong việc hình
thành dự án một cách có hiệu quả phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời điểm hiện tại
và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tương lai. Có 2 cấp độ
nghiên cứu cơ hội đầu tư:
-

Cơ hội đầu tư chung: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành vùng hoặc

cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung giúp cho ta thấy được những bộ phận hoạt
động kinh tế xã hội cần và có thể đầu tư trong quá trình của thời kỳ phát triển kinh tế
nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội mà Chủ đầu
tư có thể tham gia vào đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, vùng, của đất nước từ
đó hình thành dự án sơ bộ.
-

Cơ hội đầu tư cụ thể: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ đơn vị sản xuất

kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật
trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị nhằm đáp ứng mục tiêu phát

triển của ngành, vùng, đất nước.
Kết quả của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư cho ta thấy được những lĩnh vực có
nhiều triển vọng cho việc đầu tư trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và khả năng của
chủ đầu tư để làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu tiếp theo.
1.2.2.2 Nghiên cứu lập báo cáo đầu tư xây dựng (tiền khả thi)

16


 Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây
dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các
dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư.
 Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình
thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp
vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải
phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh
thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,
phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân
kỳ đầu tư nếu có.
1.2.2.3 Nghiên cứu lập dự án đầu tư
 Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và
trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt cho tất cả các dự án trừ một số
trường hợp sau đây:
- Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân.

 Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
 Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân
cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị
trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối
với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm

17


quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét, chấp
thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc.
 Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối
với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa
phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu
cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự
án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
-

Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây

dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
-


Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình

có yêu cầu kiến trúc;
-

Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

-

Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu
cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp
vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân
tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
 Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây
dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được
các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là
căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
-

Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công

trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy
mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc

dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
18


-

Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu

công nghệ.
-

Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

-

Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công

trình.
-

Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp

luật.
-

Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
-


Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công

trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
-

Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu

công nghệ;
-

Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

-

Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu

của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
1.2.2.4 Lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu
tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để
trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
-

Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

-

Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư

dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết
định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm sự cần
thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp
công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công
trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.

19


4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
1.2.3 Trình tự lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.3.1 Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng
1. Cử chủ nhiệm dự án
- Khi chủ đầu tư sử dụng bộ máy của mình để lập dự án thì chỉ cần chỉ định chủ
nhiệm dự án. Nếu chủ đầu tư thuê cơ quan tư vấn đầu tư lập dự án thì cơ quan này cử
chủ nhiệm và cần thống nhất với chủ đầu tư.
- Chủ nhiệm dự án là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng dự án, tiến độ
lập dự án và là người điều hành toàn bộ quá trình lập dự án.
- Chủ nhiệm dự án có thể thay mặt chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn đầu tư để trình
bày bảo vệ dự án trước các cơ quan thẩm định nếu được ủy nhiệm.
- Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ tổng hợp, có kinh nghiệm lập dự án
và là người có uy tín trong ngành chuyên môn liên quan đến dự án.
- Chủ nhiệm dự án cần phải được lựa chọn cẩn thận ngay từ đầu tránh thay đổi nửa
chừng vì kinh nghiệm cho thấy mỗi lần thay đổi chủ nhiệm dự án sẽ gây ra rất nhiều
khó khăn đảo lộn.
- Chọn được chủ nhiệm tốt có thể hình dung ra được kết quả dự án.

2. Lập nhóm soạn thảo
Chủ nhiệm dự án kiến nghị một danh sách các thành viên và lập một nhóm soạn
thảo dự án. Tùy theo tính chất và quy mô của dự án mà quyết định số lượng các thành
viên ít nhất phải có các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, pháp lí. Các chuyên gia được mời
có thể cùng một cơ quan cũng có thể từ nhiều cơ quan khác nhau.
3. Chuẩn bị các đề cương
Có hai loại đề cương phải chuẩn bị: là đề cương tổng quát và đề cương chi tiết.
- Đề cương tổng quát: bao gồm mục đích, yêu cầu nội dung cơ bản, thời hạn,
phương thức, các giải pháp chính của dự án, phân công trong nhóm, lịch tiến hành,
lịch trình thông qua sơ bộ, thông qua chính thức, hoàn chỉnh hồ sơ. Đề cương tổng
quát do chủ nhiệm soạn thảo sau khi đã trao đổi với các chủ nhiệm bộ môn hoặc các
chuyên gia chính.
- Đề cương chi tiết do các chủ nhiệm bộ môn hoặc các chuyên gia chính soạn thảo
trên cơ sở đề cương tổng quát bao gồm nội dung, phương pháp thu thập tài liệu, số
liệu, xử lí thông tin, lựa chọn các giải pháp, các phương án, phương pháp tính toán, so
20


sánh và lịch trình thực hiện. Các đề cương chi tiết phải được chủ nhiệm dự án chấp
thuận mới thực hiện.
- Lập dự toán kinh phí, soạn thảo và bảo vệ dự án.
4. Triển khai soạn thảo dự án đầu tư
- Thu thập thông tin, tư liệu
- Phân tích, xử lý thông tin, dự báo
- Lập các phương án, so sánh phương án:
Dự án phải đạt được các giải pháp tốt nhất. Việc so sánh các phương án với nhau
phải dựa vào các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo tính khách quan và tính khả thi.
+ Các phương án tuyến.
+ Các phương án kết cấu.
+ Phương án khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể.

+ Phương án công nghệ, thiết bị.
+ Phương án về tổ chức thực hiện.
+ phương án về xử lí chất thải.
+ Phương án về phân kì đầu tư.
- Đúc kết viết tổng kết thuyết minh.
- Hoàn chỉnh, lập hồ sơ trình duyệt.
1.2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các
nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án làm cơ sở để chủ
đầu tư ra quyết định đầu tư và cấp có thẩm ra quyết định cho phép đầu tư.
2. Mục đích thẩm định
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm xem xét đánh giá một cách toàn
diện các khía cạnh của dự án làm cơ sở ra quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư.
Tùy vào chủ thể tham gia thẩm định mà mục đích thẩm định của họ cũng khác
nhau:
- Cơ quan chủ quản của dự án và chủ dự án tham gia thẩm định ở giai đoạn tiền
khả thi (khả thi) để ra quyết định đầu tư, cho phép kêu gọi đầu tư.
- Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm định dự án đầu tư trước khi đưa ra
quyết định đầu tư.
21


- Các đinh chế tài chính thẩm định dự án khả thi để tài trợ hoặc cho vay vốn đầu
tư.
- Bộ kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương thẩm định dự án khả thi để xét
duyệt cấp giấy phép đầu tư.
- Đại diện cơ quan quản lí nhà nước thuộc các ngành tham gia thẩm định để đánh
giá sự tác động của dự án đến môi trường, xã hội, đến các lĩnh vực thuộc mình quản lí
để đóng góp ý kiến của mình cho cấp có thẩm quyền làm cơ sở để ra quyết định cho

phép đầu tư hay không đầu tư.
3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
 Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do
Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các
doanh nghiệp Nhà nước phải được thẩm định về:
 Tính khả thi của dự án
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: Sự phù hợp với quy
hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn; Chế độ khai
thác và sử dụng tài nguyên quốc gia; Nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên; Các ưu đãi,
hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung; Khả
năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; Kinh
nghiệm quản lí của chủ đầu tư; Khả năng hoàn trả vốn vay; Giải pháp phòng cháy,
chữa cháy; Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và
các quy định khác của pháp luật cụ thể:
- Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.
- Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư
(nếu có).
- Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
- Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện có thể ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư.
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
 Mức độ tin cậy của các số liệu điều tra và kết quả tính toán
- Mức độ tin cậy về số liệu điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên – xã hội.
- Số liệu điều tra thị trường, về khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.
22


- Mức độ tin cậy về kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật, tài chính của dự
án.

- Ngoài ra đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư
của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài
chính, giá cả, hiệu quả đầu tư, phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.
 Tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của
dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài
chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
 Đối với các dự án đầu tư doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước,
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh thì không phải
thẩm định về mặt tài chính.
4. Thời hạn thẩm định dự án đầu tư
Thời gian thẩm định dự án đầu tư được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể
như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời hạn thẩm định dự án không quá 90 ngày
làm việc.
- Đối với dự án nhóm A: thời hạn thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc.
- Đối với dự án nhóm B: thời hạn thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc.
- Đối với dự án nhóm C: thời hạn thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.
1.2.4 Nội dung, hình thức quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng,
khối lượng, chi phí, tiến độ, an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro
của dự án.
2. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu
tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình sau đây:
-

Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình ( chủ nhiệm điều hành dự án ).

-

Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình.
3. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban
23


quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình
theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao.
4. Chính phủ quy định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1 Đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình
2.1.1.1 Khái niệm phân tích đánh giá dự án đầu tư
Phân tích đánh giá dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một
dự án, đề ra các quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Việc đánh giá dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng:
24


- Giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư.
- Giúp cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự

án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên
các mặt, các mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
- Thông qua đánh giá nhà đầu tư xác định được tính lợi hại của dự án khi cho phép
đi vào hoạt động trên cơ sở các khía cạnh: công nghệ, vốn, ô nhiễm môi trường và các
lợi ích kinh tế khác.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho các dự
án đầu tư.
Vị trí của các loại phân tích đánh giá dự án:
Đề xuất các phương án kĩ thuật
PT kinh tế - kĩ thuật
Phương án tối ưu
Phân tích kinh tế-xã hội

PT tài chính
Dự án đầu tư xây dựng công trình

Quyết định đầu tư

2.1.1.2 Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án đầu tư
Hiệu quả dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các
tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được và bằng các chỉ
tiêu định lượng thể hiện ở quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt
được theo mục tiêu của dự án.
Phân loại hiệu quả dự án đầu tư
 Về măt định tính: hiệu quả dự án đầu tư có thể được phân thành các tiêu thức
sau:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả có thể phân thành
25



×