Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG RƠLE BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH GRZ 200

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 34 trang )

Mục lục
Chương 1: Giới thiệu chung

3

Chương 2: Các chức năng cơ bản của rơle

5

Chương 3: Khai thác thông tin

9

Chương 4: Giao diện truyền thông

31

Chương 5: Các quy định trong vận hành

32

Chương 6: Thí nghiệm và bảo dưỡng

34

Chương 7: Xử lý sự cố

35


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1. Thế hệ
GR 200 là thế hệ IEDs mới nhất của Toshiba thiết kế cho bảo vệ hệ thống
truyền tải và phân phối với nhiều tính năng linh hoạt về lựa chọn phần cứng và sử
dụng phần mềm dạng module đã và đang định hướng một giải pháp công nghệ
hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
GRZ200 (bảo vệ khoảng cách) là rơle kỹ thuật số tốc độ cao thuộc thế hệ
GR-200 của Toshiba. Là rơle kỹ thuật số hiện đại nên GRZ200 là sản phẩm có tính
năng ưu việt, hiệu quả cao trong việc bảo vệ khoảng cách.
GRZ200 cung cấp các giao diện người dùng menu sau để cài đặt relay hoặc
xem các dữ liệu được lưu trữ:
- Mặt trước rơ le, màn hình LCD, LED và bàn phím
- Máy tính tại chỗ
- Máy tính điều khiển từ xa
Mật khẩu bảo vệ được cung cấp để thay đổi cài đặt. Rơ le có tám nhóm cài
đặt. Điều này cho phép người dùng thiết lập một nhóm điều kiện hoạt động bình
thường trong khi các nhóm khác có thể được thiết lập để bao gồm các điều kiện
vận hành thay thế.
GRZ200 có thể cung cấp các cổng giao tiếp nối tiếp sau:
- RS232 cho một máy tính tại chỗ và cài đặt và hệ thống giám sát (RSM100)
- RS485 cho một máy tính điều khiển từ xa, cài đặt và hệ thống giám sát
(RSM100) hoặc điều khiển trạm biến áp và hệ thống tự động (SAS) với giao
thức IEC60870-5-103
- Cáp quang (FO, tùy chọn) cho một máy tính điều khiển từ xa, cài đặt và hệ
thống giám sát (RSM100) hoặc điều khiển trạm biến áp và hệ thống tự động
(SAS) với giao thức IEC60870-5-103
- 100BASE-TX, or –FX (tùy chọn) hoặc điều khiển trạm biến áp và hệ thống
tự động (SAS) với giao thức IEC61850

2



Giao diện khác là IRIG-B được cung cấp cho một kết nối đồng hồ bên
ngoài. Cổng RS232 nằm trên bảng điều khiển phía trước của relay. Các cổng khác
(RS485, FO, 100BASE-TX, -FX and IRIG-B) được đặt ở phía sau của rơ le.
Hơn nữa, GRZ200 cung cấp các chức năng sau:
- Cấu hình đầu vào và đầu ra nhị phân
- Logic lập trình cho I / O cấu hình, báo động, chỉ dẫn, ghi âm, vv…
- Giám sát tự động
2. Ứng dụng
GRZ200 được sử dụng làm bảo vệ chính cho đường dây 3 pha trong lưới
điện cao áp hoặc siêu cao áp với các chức năng:
- Bảo vệ khoảng cách.
- Bảo vệ mở rộng vùng 1.
- Bảo vệ sự cố chạm đất có hướng.
- Bảo vệ quá dòng dự phòng.
- Bảo vệ quá tải.
- Chống đóng vào điểm sự cố SOTF.
- Bảo vệ quá điện áp, kém điện áp.
- Bảo vệ chống tụt lèo.
- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.
- Bảo vệ chống mất đồng bộ.
GRZ200 là thiết bị trong nhóm rơ le G-series sử dụng mô đun phần cứng
thông dụng với các tính năng phổ biến đo và ghi sau:
- Đo lường
- Ghi sự cố
- Ghi sự kiện
- Định vị điểm sự cố
- Ghi dao động (nhiễu động)

3



CHƯƠNG 2: CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA RƠLE
2.1 Chức năng bảo vệ (Protection function):
2.1.1 Bảo vệ khoảng cách (21)
Khi có sự cố xuất hiện trên hệ thống, bảo vệ khoảng cách sẽ cắt máy cắt để
loại bỏ sự cố ra khỏi hệ thống với thời gian trễ cụ thể nếu lỗi nằm trong vùng của
bảo vệ khoảng cách.
Bảo vệ khoảng cách là chức năng bảo vệ chính của rơle, làm việc dựa trên
giá trị của dòng điện và điện áp tại điểm đặt rơle để xác định tổng trở sự cố và
khoảng cách từ rơle đến điểm sự cố (nếu tổng trở sự cố nhỏ hơn giá trị đặt thì rơle
sẽ tác động. Rơle bao gồm các vùng làm việc:
Vùng I:
Luôn làm việc theo hướng thuận, chức năng của vùng I là loại trừ nhanh
nhất các sự cố trong vùng đường dây được bảo vệ (khoảng 80% đoạn đường dây.
Do vùng I là vùng bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối nên chỉ cần sự cố xảy ra
trong vùng này bảo vệ sẽ tác động mà không cần phối hợp với các bảo vệ khác.
Giá trị tổng trở đặt vùng I phụ thuộc vào từng trường hợp tương ứng.
Vùng II:
Làm việc theo hướng thuận. Chức năng của vùng II là bảo vệ đường dây)
ngoài khu vực vùng I của rơle khoảng cách (khoảng 120% đường dây), ngoài ra nó
còn có thể làm nhiệm vụ dự phòng một phần cho bảo vệ vùng I. Thời gian tác động
của vùng II đối với tất cả các rơle ở các trạm thường được đặt bằng nhau, giá trị
thời gian đặt này được chọn lớn hơn thời gian đặt vùng I của đoạn sau liền kề cũng
như của các bảo vệ cắt nhanh của các máy biến áp nối vào thanh cái một bậc chọn
lọc là Δt, thường thời gian ∆t ≈ 0,5 sec.
Cũng như vùng I tổng trở đặt của vùng II được chọn tuỳ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể.
Vùng III:


4


Làm việc theo hướng thuận, có thể kích hoạt hoặc không. Hiện nay độ dài
vùng III của bảo vệ khoảng cách thường khoảng 300% đường dây. Trên thực tế
vùng III không được sử dụng.
Vùng P:
Vùng khả trình, có thể kích hoạt làm việc theo hướng thuận hoặc hướng
ngược.
Các thông số chỉnh định cho mỗi vùng đối với sự cố pha – pha, pha – đất
hoàn toàn độc lập nhau. Chức năng bảo vệ khoảng cách sẽ bị khóa khi máy biến
điện áp TU bị lỗi. Chức năng bảo vệ từng vùng cũng sẽ bị khóa (hoặc không khóa
tùy vào lựa chọn) khi có hiện tượng dao động công suất.
Định vị điểm sự cố: Chức năng này tính toán tổng trở sự cố và khoảng cách
từ chỗ đặt TI, TU đến điểm sự cố. Kết quả sẽ được hiện thị bằng đơn vị km hoặc %
đường dây được bảo vệ.
Chức năng cắt nhanh khi đóng điện vào đường dây đang bị sự cố: Rơle dùng
đầu vào kiểm tra trạng thái máy cắt hoặc tín hiệu đường dây “chết” để khởi tạo bảo
vệ này. Khi chúng ta đóng điện vào đường dây đang có sự cố, rơle đưa ra lệnh cắt
nhanh cho dù điểm sự cố ở vùng cắt nhanh (vùng 1) hoặc vùng cắt có thời gian
(trường hợp này có thể xảy ra khi chúng ta đóng điện vào đường dây sau khi đã
sữa chữa mà quên tháo tiếp địa).
2.1.2 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt
Khi sự cố quá dòng tồn tại lâu hơn thời gian dự kiến kể từ khi ra lệnh cắt đến
khi dòng sự cố trở về rơle bằng không, rơle ngay lập tức kích hoạt chức năng
chống hư hỏng máy cắt. Có hai mức hoạt động độc lập: Retrip (cắt lại máy cắt đó
một lần nữa); gửi tín hiệu cắt 50BF tới rơle hoặc máy cắt của ngăn lộ khác.
2.1.3 Bảo vệ quá dòng
GRZ200 tích hợp chức năng bảo vệ quá dòng có hướng và vô hướng cho
mỗi ngăn lộ, được thiết kế với đặc tính thời gian phụ thuộc và độc lập cho cả sự cố

pha – pha và pha – đất của mỗi pha. Dòng 3 pha của mỗi cuộn dây TI phục vụ cho
5


bảo vệ quá dòng pha – pha và dòng thứ tự không phục vụ cho bảo vệ pha – đất.
Các thành phần dòng trên có thể sử dụng dựa trên yêu cầu cụ thể của từng thiết bị
khác nhau. Có 4 cấp tác động độc lập nhau:
- Cấp 1 và 2: có thể làm việc theo hướng thuận, hướng ngược hoặc vô hướng.
Khi lỗi TU và rơle đang làm việc có hướng thì rơle sẽ tự động chuyển qua làm
việc vô hướng với thời gian chỉnh định riêng hoặc khóa (tùy chọn). Rơle có thể
làm việc theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
- Cấp 3: làm việc vô hướng hoặc khóa với đặc tuyến thời gian độc lập và có thể
làm việc liên tục hoặc chỉ làm việc với chức năng chống đóng điện vào điểm sự
cố SOTF.
- Cấp 4: làm việc vô hướng hoặc khóa với đặc tuyến thời gian độc lập, dùng để
bảo vệ thanh cái.
2.2. Chức năng điều khiển
Màn hình tiêu chuẩn dạng tinh thể lỏng (LCD) với 21 ký tự, hiển thị 8 dòng
kẻ. Ở tuỳ chọn cao cấp hơn, GRZ200 có thể làm việc như một BCU (khối điều
khiển mức ngăn). Với trang bị màn hình lớn 40 dòng loại cảm ứng, người sử dụng
có thể vẽ sơ đồ Mimic trên rơle, việc điều khiển các thiết bị nhất thứ có thể được
thực hiện thông qua chính BO của rơle GRZ200 qua các mức khác nhau: Trung
tâm điều độ, màn hình máy tính của hệ thống điều khiển máy tính hoặc ngay trên
nút (function key) mầu xanh/ đỏ trên mặt rơle.
2.3 Chức năng đo lường – giám sát
2.3.1 Đo lường
Rơle có thể đo lường tất cả các thông số cơ bản với cấp chính xác ±0,5%
cho các đại lượng như U, I, P, Q ở giá trị định mức và ±0,03Hz với tần số. Các đại
lượng này được thể hiện ngay trên màn hình của rơle hoặc trên hệ thống máy tính
điều khiển.

2.3.2 Giám sát trạng thái làm việc
6


Toàn bộ trạng thái thiết bị nhất thứ hoặc hư hỏng của bất kỳ đối tượng nào
đều được giám sát bởi GRZ200 thông qua khối BI.
Rơle cũng tự trang bị chức năng giám sát hư hỏng của chính nó và cảnh báo
cho người sử dụng qua 1 BO riêng biệt.
2.4 Chức năng thu thập dữ liệu
Toàn bộ các dữ liệu như: Sự kiện, sự cố, nhiễu loạn đều được thu thập và ghi
lại trong bộ nhớ của GRZ200
2.4.1 Ghi sự kiện
Rơle có thể ghi được 1024 sự kiện với thời gian cụ thể cho từng sự kiện, độ
phân giải thời gian tối thiểu là 1ms.
2.4.2 Ghi sự cố
Tất cả các thông tin về thời điểm trước khi xảy ra sự cố, giá trị sự cố cho
dòng điện và điện áp được thu thập, ghi lại và lưu trữ trong bộ nhớ. Có tới 8 sự cố
gần nhất với thời gian xảy ra sự cố được ghi lại với độ phân giải thời gian tối thiểu
là 1ms. Các sự cố ghi lại thường là: Ngày tháng, pha sự cố, pha bị cắt, chức năng
nào tác động, dữ liệu về dòng điện và điện áp trước và sau khi sự cố.
2.4.3 Ghi nhiễu động
Chức năng của bản ghi này là cung cấp một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất
các thông tin về nhiễu động trong hệ thống. Nó giúp người sử dụng đánh giá được
tình trạng và phản ứng của hệ thống qua các đại lượng nhất thứ và nhị thứ ở tại và
sau thời điểm nhiễu loạn.

7


CHƯƠNG III: KHAI THÁC THÔNG TIN

3.1 Giao diện với rơle qua màn hình và bàn phím
Giao diện người-thiết bị (HMI) của GRZ200 được đặt ở mặt trước của rơle
để cài đặt rơ le hoặc kiểm tra các dữ liệu lưu trữ. Bao gồm đèn 26 LED, màn hình
tinh thể lỏng (LCD), 11 nút điều khiển, 7 nút thao tác chức năng kèm theo LED, ba
giắc cắm thí nghiệm A, B, C kèm theo đèn LED hiển thị và cổng USB giao tiếp
giữa rơle và máy tính cá nhân.
- Đèn LED: Màu, tín hiệu cho 24 LED đều có thể cấu hình được. 2 LED 1 và
2 thể hiện tình trạng hiện tại của rơle.
- Cổng USB: Type B để kết nối với máy tính cá nhân.
- Màn hình LCD: Thể hiện thông số chi tiếu bên trong rơle như: Giá trị đo
lường, bản ghi sự cố, cài đặt... Để tắt màn hình, bấm phím ◄. Sau một thời
gian không hoạt động, đèn màn hình cũng tự động đắt. Để bật đèn, bấm bất
kỳ phím nào trừ phím CLEAR.

8


Nút ấn chức năng:

Các đèn LED chỉ thông tin trạng thái làm việc của rơle:
Đèn LED

Màu hiển thị

IN SERVICE

Xanh

TRIP


Đỏ

Chức năng
Sáng khi rơ le đang trong tình trạng làm
việc tốt
Sáng khi có lệnh cắt được thực hiện

Bẩy nút thao tác chức năng từ F1 đến F7 kèm theo LED được cài đặt trong
quá trình chỉnh định.
Ba giắc cắm thí nghiệm A, B và C kèm theo đèn LED hiển thị của chúng
được sử dụng khi lựa chọn chế độ test mode. Bằng cách lựa chọn tín hiệu được
nhận biết từ danh sách tín hiệu và thiết lập nó trên màn hình, tín hiệu có thể được
hiển thị trên đèn LED A và đèn LED B hoặc là được chuyển qua thiết bị thí
nghiệm kết nối qua ổ cắm thí nghiệm.
9


3.2 Khai thác thông tin bằng phần mềm:
3.2.1 Giới thiệu phần mềm GR-TIEMS
Có hai cách cài đặt, khai thác thông tin rơle: Bằng tay thao tác trực tiếp trên
rơle và bằng máy tính cá nhân có phần mềm cài đặt và giám sát rơle GR-TIEMS.
Hai cách này về bản chất là giống nhau, tuy nhiên cài đặt từ máy tính cá nhân
chứng minh tính tiện lợi nên hầu như được dùng trong thực tế. Để cài dặt rơle,
người sử dụng phải có đầy đủ các thông tin muốn cài đặt cho rơle, các thông tin
này được thể hiện rõ trong phiếu chỉnh định của đơn vị điều độ.
Phần mềm GR-TIEMS là phần mềm cho phép truy cập và phân tích thông số
đo lường của hệ thống, lấy thông tin sự cố và sự kiện của rơle.

Việc kết nối giữa máy tính cá nhân và rơle có thể dùng 2 cách: Kết nối trực
tiếp với cổng USB-COM (cáp máy in) trước mặt rơle hoặc kết nối thông qua

switch mạng LAN trong trạm có hạ tầng mạng LAN phục vụ hệ thống máy tính
điều khiển.

10


Về cơ bản, bức tranh trên mô tả toàn bộ cách thức liên hệ giữa máy tính với
rolư thông qua phần mềm GR-TIEMS:

(1) File dự án: Là file cấu hình chứa tất cả các thông tin về cài đặt và cấu
hình cho tất cả rơle trong dự án đó. File này bố trí tất cả thông tin dưới dạng cây
một cách trật tự và đầy đủ thông tin: Tên trạm, cấp điện áp, tên ngăn, loại rơle...
11


(2) CSV file: Đây là file lưu bản ghi sự cố, sự kiện và nhiễu động dưới dạng
file .CSV. Có thể lấy file này từ rơle qua máy tính và đọc trên thiết bị khác hỗ trợ
đọc file .CSV.
(3) Comtrade file: Đây là file lưu bản ghi nhiễu động của rơle và mở được
bằng phần mềm GR-TIEMS.
(4) Dữ liệu nhận: Có thể nhận tất cả các dữ liệu từ rơle chữa trong một file
setting bằng cách download về máy tính. Dữ liệu này bao gồm: dữ liệu giám sát,
các loại bản ghi, cài đặt, cấu hình...
(5) Gửi dữ liệu vào rơle: Gửi dữ liệu từ máy tính vào rơle sau khi đã cài đặt
xong bằng phần mềm GR-TIEMS.
3.2.1.1 Monitoring tools (Công cụ giám sát – mầu vàng)
Người sử dụng có thể giám sát trạng thái hoặc các thông số đo lường của hệ
thống từ rơle khi sử dụng công cụ giám sát. Tất cả các thông tin được sắp xếp
thành bảng trong thư mục “Monitoring list dialog”. Khi người sử dụng muốn truy
cập một thông tin nào đó, chỉ việc chọn thông tin đó và kéo ra màn hình giám sát.

Người sử dụng có thể xuất bảng thông tin ra dạng file .CSV. Phần mềm cũng đọc
được file có đuôi .CSV.
3.2.1.2 Record tools (Công cụ lưu trữ – mầu xanh lá)
- Bản ghi sự cố (Fault Record): Bao gồm các thông tin đo lường trước vào
sau khi xảy ra sự cố. Theo đó, người sử dụng có thể nhìn thấy tất cả các
thông tin liên quan tới mỗi sự cố để từ đó có cơ sở phân tích nguyên nhân sự
cố một cách chính xác. Người sử dụng có thể lựa chọn sự cố và lưu dưới
dạng file .CSV. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể đọc được file sự cố
dưới dạng file .CSV từ một IED khác.
- Bản ghi nhiễu động (Disturbance Record): Bản chất là một dạng modul
hoá các dữ liệu đo được để người dùng có thể xem dưới các dạng biểu đồ:
Biểu đồ sóng, biểu đồ sóng hài, chiều vector của đại lượng dòng, áp.
- Bản ghi sự kiện (Event Record): Tương tự bản ghi sự cố, bản ghi sự kiện
lưu lại toàn bộ các sự kiện của rơle trong quá trình làm việc tới 1024 sự kiện.
Người sử dụng có thể lựa chọn sự cố và lưu dưới dạng .CSV. Ngoài ra,
người sử dụng cũng có thể đọc được file sự cố dưới dạng file .CSV từ một
IED khác.
12


3.2.1.3 Configuration tools (Công cụ cấu hình – mầu xanh dương)
- Cài đặt chung: Người sử dụng có thể cài đặt các thông số cơ bản của hệ
thống: Điện áp hệ thống (giá trị nhất thứ và nhị thứ); dòng điện theo phiếu
chỉnh định (giá trị nhất thứ và nhị thứ); ngày, tháng; bật hoặc tắt các chức
năng bảo vệ...
- Cài đặt I/O (đầu vào/đầu ra kỹ thuật số: Người sử dụng có thể dựa vào
bản vẽ thiết kế nhị thứ để dễ dàng tương tác và cài đặt bảng BI/BO, đầu vào
tương tự (DCAI), các đèn LED sử dụng chức năng cài đặt I/O.
- Cấu hình liên động: Người sử dụng có thể cấu hình leien động mềm (thông
qua tin nhắn Goose Messenger quy định trong IEC61850) để cho phép đóng

cắt các thiết bị.
- Cấu hình IEC61850: Người sử dụng có thể cấu hình giao tiếp dữ liệu của
rơle theo giao thức truyền thông IEC61850, giúp cho rơle có thể giao tiếp
với rơle và giao tiếp với máy chủ. Người sử dụng cũng phải biết cách cấu
hình “Logical Devices”, “Logical Nodes”, “Goose Messenger”.
3.2.2 Kết nối rơle với máy tính bằng phần mềm GR-TIEMS
Bước 1: Chạy phần mềm GR_TIEMS
Bước 2: Đăng nhập User: Tool > Change User (ID: Vendor; Pass: 1048)

13


Bước 3:
- Tạo Project: chuột phải và lựa chọn level tương tự các phần mềm Rơ le khác
- Kết nối: chuột phải > Add IED

- ADD IED: tùy cổng đang kết nối để lựa chọn IED/IP hoặc COM port.
 Nếu nối bằng cáp mạng: IP trong kết nối IED_IP address: Xem IP trên
Relay: nhấn phím: Menu > Setting > Communication > Lan
(Đặt IP cho máy tính cùng lớp và không trùng IP của Rơ le)
 Nếu nối bằng cáp USB: chọn Com port phù hợp.

14


- Trước khi Read Kiểm tra lại địa chỉ COM hoặc IP đúng trong Connecting
Method

3.2.3 Đọc bản ghi nhiễu động
Bước 1: Sau khi kết nối Rơ le: Kích chuột vào Disturbance Record


15


Bước 2: Trong cửa sổ DisturbanceRecord: > Communication > Select IED

Bước 3: Lựa chọn cổng Com hoặc TCP/IP: > Connect

Bước 4: Chọn bản ghi sự cố ngày giờ cần đọc, Click đúp chuột trái vào bản ghi đó
và đợi load xong (thanh màu xanh ở dưới chạy hết)

16


Bước 5: Sau khi load xong bản ghi sự cố, chọn File > Save As > Save

17


Cũng có thể Export ra file CSV

 Làm tương tự với phần Fault Record và Event Record.

18


3.3 Khai thác thông tin trên rơle
3.3.1 Hệ thống cây thư mục trong rơ le
Có 5 thư mục chính trong rơle. Từ các thư mục này nhân viên vận hành có
thể đọc và đặt các tham số bảo vệ:


Hệ thống cây thư mục rơ le GRZ200
19


3.3.2 Record (Chức năng lưu trữ)
Hiển thị thông tin về các bản ghi sự cố, sự kiện và các nhiễu động trên rơle,
người vận hành có thể lựa chọn một trong các bản ghi này để kiểm tra các thông
tin về sự kiện, sự cố cũng như xoá chúng. Trong quá trình vận hành, người sử dụng
thường làm việc nhiều với phần Record (chức năng lưu trữ), các phần khác thường
được cài đặt lúc ban đầu và không khuyến khích thay đổi hoặc chỉ được thay đổi
bởi người có quyền chỉnh định.
* Fault record (bản ghi sự cố):
- Mở cây thư mục “Menu”.

- Chọn Record để truy cập.

- Tiếp tục chọn Fault Record.

- Chọn Record List để vào danh sách bản ghi sự cố.

20


- Chọn bản ghi sự cố bạn cần truy cập trong danh sách bản ghi sự cố.

- Sử dụng phím di chuyển lên xuống để lựa chọn các sự cố. Trên màn hình sẽ hiển
thị thời gian xảy ra sự cố, để truy cập khai thác chi tiết các sự cố ta sử dụng phím
ENTER để truy cập.
- Các giá trị không hiển thị trên màn hình có thể truy cập bằng cách sử dụng phím

lên xuống.
Thời gian

Pha sự cố
Cắt pha
Quá dòng cấp 1
Khoảng cách

- Để xóa tất cả các sự cố ta làm như sau:
+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Fault Record để truy cập bản ghi sự cố.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi sự cố.

21


+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi sự cố trong thư mục
bản ghi sự cố.
* Event record (bản ghi sự kiện):
- Mở cây thư mục “Menu”.

- Chọn Record để truy cập.

- Sự kiện được rơle ghi nhận trong 3 thư mục Event Record1, Event Record2,
Event Record3. Chọn Event Record1 để vào sự kiện mới nhất.

22


- Trong thư mục Event Record1, chọn Record List. Các sự kiện sẽ được liệt kê lần

lượt theo thời gian.

- Sử dụng phím di chuyển lên xuống để lựa chọn các sự kiện, trên màn hình sẽ
hiển thị thời gian xảy ra sự kiện.
- Để xóa tất cả các sự kiện ta làm như sau:
+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Event Record để truy cập bản ghi sự kiện.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi sự kiện.

+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi sự kiện trong thư
mục bản ghi sự kiện.
* Disturbance record (Bản ghi nhiễu động):
Thông tin chi tiết của các nhiễu động chỉ hiển thị trên máy tính còn màn
hình LCD chỉ hiển thị thông tin thời điểm xảy ra các nhiễu động. Để truy cập
chúng ta làm như sau:
- Mở cây thư mục “Menu”.

23


- Chọn Record để truy cập.

- Chọn Disturbance Record.

- Trong thư mục Disturbance Record, chọn Record List.

- Các nhiễu động sẽ được liệt kê lần lượt theo thời gian.

24



- Để xóa tất cả các bản ghi nhiễu động ta làm như sau:
+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Disturbance Record để truy cập bản ghi nhiễu động.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi nhiễu động.

+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi nhiễu động trong thư
mục bản ghi nhiễu động.
3.3.3 Monitoring (Chức năng giám sát):
Monitoring được sử dụng để hiển thị trạng thái hiện tại của rơle. Dữ liệu
được cập nhật mỗi giây trên màn hình LCD. Người sử dụng có thể xem các chức
năng trong Monitoring:
- Metering: Dữ liệu đo lường
- KCT : Hiển thị các trạng thái tương ứng của KCT (hệ số của CT)
- Binary I/O: Trạng thái đầu vào/ đầu ra nhị phân I/O
- Communication: Truyền thông
- Relay Elements: Phần tử đo lường
- Statistics: Thống kê
- GOOSE Monitoring: Giám sát GOOSE
- Diagnostics: Chuẩn đoán
Các dữ liệu sẽ được làm mới liên tục.
25


×