Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát các kĩ năng thực tiễn của dược sĩ đại học trong sản xuất thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN
CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM

PHẠM THỊ KIỀU DIỄM
MSSV: 12D720401102
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401


KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN
CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM

PHẠM THỊ KIỀU DIỄM
MSSV: 12D720401102
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt ngiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
ThS. Đặng Văn Như Tâm, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận. Đồng thời, em cũng gửi lời
cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Văn Hiền và Ths.BS. Đoàn Thanh Tuấn đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Tây Đô đặc biệt là quý thầy cô
trong khoa Dược – Điều Dưỡng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 5 năm em
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các anh chị Dược sĩ đang công tác tại Công ty Liên Doanh
Meyer – BPC, Công ty Cổ Phần Dược TW3 – CETECO US, Công ty Cổ Phần

Dược phẩm Cửu Long, Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM, Công ty TNHH
Dược phẩm Phương Nam, Công ty Cổ phần Dược Minh Hải đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu khảo sát.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là nguồn động viên tinh thần
cho em trong suốt thời gian vừa qua.
Em đã rất cố gắng với tất cả sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này, tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu,
lỗi trình bày. Em rất mong quý thầy cô thông cảm và nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi tự thực hiện và được sự hướng dẫn khoa học của
thầy ThS. Đặng Văn Như Tâm. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn là trung
thực và chính xác.
Cần Thơ, tháng 6 năm 2017
Ký tên

Phạm Thị Kiều Diễm

ii


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – Năm học 2016 - 2017
KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC
Sinh viên: Phạm Thị Kiều Diễm

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Như Tâm
Mở đầu và đặt vấn đề
Ngày nay, việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là việc làm có ý nghĩa quan trọng và
bắt buộc đối với mỗi đơn vị đào tạo. Các trường công bố chuẩn đầu ra như một lời
cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo, kiến thức, kĩ năng gắn với nhu cầu thực tiễn.
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chuẩn đầu ra cần được thực hiện thường xuyên và
mang tính thực tế. Đề tài “Khảo sát các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học trong
sản xuất thuốc” nhằm xác định kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD và kho GSP từ đó góp phần làm cơ sở tham khảo đề xuất
chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo Dược sĩ đại học chuyên ngành sản xuất và
phát triển thuốc tại Trường Đại học Tây Đô.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong bộ phận sản xuất,
QA, QC, RD và kho GSP: Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để thiết kế
danh mục kĩ năng dự kiến trong phiếu khảo sát; Điều tra xã hội học trên các đối tượng
là Dược sĩ đại học trở lên đã công tác thực tiễn trong các bộ phận trên từ 1 năm trở lên.
Cơ sở tham khảo cho chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn chương trình đào tạo Dược sĩ
đại học theo định hướng chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại Đại học
Tây Đô: Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc viết chuẩn đầu ra và các kĩ
năng đã được xác định qua quá trình khảo sát; So sánh đối chiếu các kĩ năng đã được
tổng hợp và chương trình đào tạo Dược sĩ đại học để xác định mức độ đáp ứng của
chương trình đào tạo đối với từng kĩ năng từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.
Kết quả và bàn luận
Đề tài đã xây dựng được danh mục kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác
trong các bộ phận sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP lần lượt gồm 33, 30, 31, 39 và 27
kĩ năng.
Đề tài đã đề xuất được chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn cho chương trình đào tạo
Dược sĩ đại học theo định hướng chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại
Đại học Tây Đô gồm 61 kĩ năng chia thành 6 nhóm.


iii


Kết luận
Năm danh mục kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong các bộ phận
sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP đã được xây dựng và chuẩn đầu ra về kĩ năng
thực tiễn đã được đề xuất cho chương trình đào tạo Dược sĩ đại học theo định hướng
chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại Trường Đại học Tây Đô. Tuy nhiên, cần
tiếp tục lấy ý kiến của các bên liên quan trên quy mô rộng rãi hơn và định kỳ cập nhật.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. TÌNH HÌNH NHÂN LỰC DƯỢC THẾ GIỚI........................................................ 3
2.1.1. Xu hướng y tế toàn cầu......................................................................................... 3
2.1.2. Tình hình nhân lực Dược...................................................................................... 3
2.2. VÀI NÉT VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VÀ NHÂN LỰC DƯỢC VIỆT
NAM …………………………………………………………………………………...4
2.2.1. Nhu cầu Dược phẩm và mức đáp ứng của sản xuất thuốc trong nước ................. 4
2.2.2. Thực trạng nhân lực Dược.................................................................................... 6

2.3. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC....................................................... 8
2.4. KHOA DƯỢC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ................. 8
2.4.1. Mục tiêu đào tạo tại khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. HỒ CHÍ MINH ........... 8
2.4.2. Chương trình đào tạo Dược sĩ đại học ................................................................. 9
2.5. CHUẨN ĐẦU RA ................................................................................................ 10
2.5.1. Khái niệm ........................................................................................................... 11
2.5.2. Mục tiêu xây dựng chuẩn đầu ra ........................................................................ 14
2.5.3. Cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra ............................................................................. 15
2.5.4. Yêu cầu và các bước xây dựng chuẩn đầu ra ..................................................... 15
2.5.5. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo Dược sĩ đại học ............................. 17
2.6. KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ TRONG SẢN XUẤT VÀ
PHÁT TRIỂN THUỐC ................................................................................................. 24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 27
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................. 27
v


3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 27
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27
3.4.1. Xác định kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong các bộ phận sản
xuất, QA, QC, RD và Kho GSP .................................................................................... 27
3.4.2. Cơ sở tham khảo cho chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn cho CTĐT DSĐH theo
định hướng chuyên ngành SX – PTT tại ĐH Tây Đô ................................................... 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 31
4.1. XÁC ĐỊNH CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SX – PTT ....................................................................................................................... 31
4.1.1. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản xuất .......................... 31
4.1.2. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA ................................. 36
4.1.3. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC ................................. 40

4.1.4. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD ................................. 45
4.1.5. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận KHO GSP ...................... 50
4.2. ĐỀ XUẤT CHUẨN ĐẦU RA VỀ KĨ NĂNG CHO CTĐT DSĐH THEO ĐỊNH
HƯỚNG SX – PTT TẠI ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ .............................................................. 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 62
5.1.1. Về việc xác định các kĩ năng thực tiễn của người DSĐH công tác trong các bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP ......................................................................... 62
5.1.2. Về việc đề xuất CĐR về kĩ năng thực tiễn của người DSĐH cho CTĐT DSĐH
theo định hướng chuyên ngành SX – PTT tại Đại Học Tây Đô.................................... 62
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 63
5.2.1. Về việc xác định các kĩ năng thực tiễn của người DSĐH công tác trong các bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD, kho GSP .......................................................................... 63
5.2.2. Về việc đề xuất CĐR về kĩ năng thực tiễn của người DSĐH cho CTĐT DSĐH
theo định hướng chuyên ngành SX – PTT tại Đại Học Tây Đô.................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 66

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bốn cấp độ trong thang Bloom dành cho kĩ năng tư duy. ............................ 12
Bảng 2.2. Thang Bloom về lĩnh vực kĩ năng vận động. ................................................ 13
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản
xuất theo mức độ cần thiết ............................................................................................. 31
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản
xuất theo mức độ thành thạo ......................................................................................... 33
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 36
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA

theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 38
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 41
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC
theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 43
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD
theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 47
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận
KHO GSP theo mức độ cần thiết .................................................................................. 50
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát các kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận
KHO GSP theo mức độ thành thạo ............................................................................... 52
Bảng 4.11. CĐR các kĩ năng với mức độ đáp ứng của các môn học thuộc chuyên
ngành có liên quan ......................................................................................................... 57

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Phân loại Công nghiệp Dược của các nước theo 4 cấp độ của WHO ............. 4
Hình 2.2. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo. .............................. 14
Hình 2.3.Minh họa các bước xây dựng chuẩn đầu ra từ mục tiêu chương trình
(ABET 2010). (Rogers Gloria, 2010) ............................................................................ 16
Hình 3.1. Mô hình xây dựng phiếu khảo sát kĩ năng thực tiễn của DSĐH ................... 28
Hình 3.2. Các bước xác định kĩ năng thực tiễn của người DSĐH ................................ 29
Biểu đồ 2.1. Trị giá thuốc sản xuất trong nước và tổng trị giá tiền thuốc sử dụng .......5

viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐR
CND
CTĐT
DALY
DSĐH
GLP
GMP
GPP
GSP
HDSD
QA
QC
QTSX
RD
SIDA
SOP
SX-PTT
SXT
TT
UNCTAD

: Chuẩn đầu ra
: Công nghiệp dược
: Chương trình đào tạo
: Chỉ số Số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật
(Disability Adjusted Live Years)
: Dược sĩ đại học
: Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm ( Good Laboratory Practice)

: Thực hành tốt sản xuất (Good Manufacturing Practice)
: Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)
: Thực hành tốt bảo quản (Good Storage Practice)
: Hướng dẫn sử dụng
: Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
: Quản lý chất lượng (Quality Control)
: Quy trình sản xuất
: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)
: Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Thụy Điển (Swedish
International Development Cooperation Agency)
: Quy trình thao tác chuẩn (Standard Operating Procedue)
: Sản xuất và phát triển thuốc
: Sản xuất thuốc
: Thực tập
: Hội nghị thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc

ix


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, những thay đổi về xu hướng y tế toàn cầu, dân số tăng nhanh, dịch bệnh
ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu về sử dụng Dược phẩm đòi hỏi ngành Dược phải có
những nỗ lực vượt bậc mà sản xuất và phát triển thuốc là lĩnh vực đáng được quan tâm
hàng đầu. Trong khi đó tình hình nhân lực Dược nước ta nói riêng và của toàn thế giới
nói chung đang thiếu hụt và mất cân đối. Nhu cầu về nhân lực Dược sẽ tăng trong
tương lai, cả về số lượng lẫn chất lượng. Để giải quyết vấn đề trên, cần bổ sung
nguồn nhân lực Dược bằng cách mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) bao gồm yêu cầu về
chất lượng đầu ra bên cạnh chất lượng đầu vào và chất lượng của quá trình đào tạo.
Nhà trường tuyên bố chất lượng đầu ra trong danh mục chuẩn đầu ra (CĐR) là lời

cam kết về chất lượng đào tạo của đơn vị đào tạo với xã hội về năng lực của sinh viên
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
Theo hướng dẫn số 2196 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc hướng dẫn xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra tại các Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp là
bắt buộc đối với từng trường trong cả nước. Nhà trường phải chủ động kiểm tra,
rà soát những nội dung trong chương trình đào tạo và điều chỉnh phù hợp dựa trên
cơ sở chuẩn đầu ra đã công bố của mình để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp đạt được
trình độ và khả năng như đã công bố. Trên thực tế, các Trường Đại học đã xây dựng
được chuẩn đầu ra cho riêng mình cũng như xây dựng chương trình đào tạo chi tiết
theo chương trình khung từng ngành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy nhiên, việc
hiện nay có một số trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính chất hình thức cũng là vấn đề
đáng quan tâm.
Việc các Trường Đại học nỗ lực không ngừng trong công tác xây dựng chuẩn đầu ra
nói riêng cũng như chương trình đào tạo lấy người học làm trung tâm và sát thực nhất
với nhu cầu thực tiễn nói chung là rất cần thiết cho toàn xã hội. Chuẩn đầu ra góp phần
định hướng học tập cho sinh viên, cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng, giúp
giảng viên định hướng giảng dạy và đánh giá phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Cấu trúc
chung chuẩn đầu ra theo nhiều định nghĩa khác nhau đều bao gồm các yêu cầu về
ba lĩnh vực chính: Kiến thức (Knowledges), Kĩ năng (Skills) và Thái độ (Attitudes).
Tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để người Dược sĩ hoàn thành nhiệm vụ là phải làm được
những công việc cụ thể, tức là có sự đòi hỏi về các kĩ năng thực tiễn (bao gồm kĩ năng
tư duy, kĩ năng vận động hay kĩ năng thực hành) với những mức độ phức tạp khác
nhau dựa theo bảng phân loại của Bloom (Bloom’s Taxonomy, Bloom’s wheel).
1


Để đảm bảo tính thực tế, khi xác định các kĩ năng nói riêng và chuẩn đầu ra cần trang
bị cho sinh viên nói chung phải dựa trên nhu cầu thực tiễn, mà trước hết là nhà tuyển
dụng lao động và người Dược sĩ có kinh nghiệm thực tế đã tham gia công tác. Để đảm
bảo tính khả thi, nghĩa là khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo trong điều kiện cụ thể

khi xây dựng chuẩn đầu ra cần rà soát các yếu tố liên quan mà trong đó yếu tố quan
trọng nhất là chương trình đào tạo.
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo cần thực hiện
thường xuyên và mang tính thực tiễn. Khoa Dược – Điều Dưỡng Trường Đại học
Tây Đô đã và đang trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo
Dược sĩ đại học theo định hướng chuyên ngành. Việc xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp
với chương trình đào tạo và công tác thực tiễn của người Dược sĩ phải mang tính
cập nhật liên tục góp phần tạo ra nguồn nhân lực Dược vững về kiến thức, thành thạo
về kĩ năng phù hợp với nhu cầu thực tế. Đồng thời góp phần xây dựng chương trình
đào tạo Dược sĩ đại học tại khoa Dược – Điều Dưỡng Trường Đại học Tây Đô được
hoàn thiện hơn và phù hợp với những thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của
xã hội cũng như xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Đề tài “Khảo sát các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học trong sản xuất thuốc” được
thực hiện nhằm 2 mục tiêu chính:
-

Xác định các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong các bộ phận

-

sản xuất, QA, QC, RD, kho GSP.
Góp phần làm cơ sở tham khảo cho chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn cho chương
trình đào tạo Dược sĩ đại học theo định hướng chuyên ngành Sản xuất và Phát triển
thuốc (SX – PTT) tại Trường Đại học Tây Đô.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NHÂN LỰC DƯỢC THẾ GIỚI

2.1.1. Xu hướng y tế toàn cầu
Theo nhận định của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) về xu hướng y tế toàn cầu thì gánh
nặng bệnh tật và nhu cầu trong việc sử dụng Dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ sẽ có
biến động trong 20 năm tới.
Sự gia tăng tuổi thọ, sự thay đổi về mức sinh sản và các yếu tố nguy cơ bệnh sẽ góp
phần làm tăng gánh nặng bệnh tật (tính theo DALY) của các bệnh mạn tính. Theo đó,
bệnh mạn tính sẽ lớn hơn nhiều so với bệnh cấp tính và sẽ tiếp tục như vậy trong vòng
20 năm tới. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở Châu Phi là nhóm nước
duy nhất được dự kiến sẽ có tỉ lệ tử vong do bệnh cấp tính cao hơn tỉ lệ tử vong do
bệnh mạn tính.
Với sự già đi của dân số ở các nước tại khu vực Châu Mỹ, Đông Nam Á và phía Tây
Thái Bình Dương có tỷ lệ tử vong do bệnh mạn tính được dự kiến sẽ tăng lên.
Các tác động đối với việc cung cấp và sử dụng Dược phẩm sẽ trở nên rõ nét, sẽ có một
sự gia tăng liên tục trong nhu cầu về thuốc mạn tính, thường xuyên đòi hỏi việc
cung cấp và sử dụng cho đời sống của cá nhân với các bệnh mạn tính (Warren Kaplan
and Colin Mathers, 2011).
Những biến đổi trên đòi hỏi ngành Dược phải có những nỗ lực vượt bậc trong sản xuất
và phát triển thuốc nói riêng và hoạt động toàn ngành nói chung.
2.1.2. Tình hình nhân lực Dược
Cũng theo nhận định của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) về tình hình nhân lực Dược có
những điểm đáng lưu ý:
- Thiếu hụt lực lượng lao động Dược sẽ tạo thành một giới hạn lớn trong việc
cung cấp dịch vụ Dược phẩm và tiếp cận với thuốc.
- Nhu cầu lực lượng lao động Dược sẽ tăng trong tương lai. Nguồn nhân lực Dược
được yêu cầu để đáp ứng chức năng của tất cả các khía cạnh của ngành Dược phẩm
bao gồm nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối, kinh doanh, cung ứng, kiểm tra
chất lượng, sử dụng hợp lý và tuân thủ,….
- Các nước giàu có xu hướng tiêu thụ nhiều thuốc và có số Dược sĩ trên bình quân đầu
người nhiều hơn so với các nước đang phát triển.
- Việc lập kế hoạch đào tạo và sử dụng lực lượng lao động Dược cần được xem xét khi

xây dựng chính sách thuốc và dịch vụ Dược phẩm và tích hợp vào nguồn nhân lực
3


rộng lớn hơn cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược sức khỏe (The World Medicines
Situation, 2011).
Như vậy cần có sự can thiệp giải quyết yêu cầu nâng cao năng lực giáo dục Dược để
đáp ứng nhu cầu, cải thiện việc lưu giữ và phân phối lực lượng lao động, xây dựng
kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực từng quốc gia toàn diện và tăng cường hệ thống
thông tin nguồn nhân lực để hoàn thành kế hoạch đáp ứng sự thay đổi mạnh mẽ
nhu cầu sử dụng Dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu trong vòng 20
năm tới.
2.2. VÀI NÉT VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VÀ NHÂN LỰC DƯỢC
VIỆT NAM
2.2.1. Nhu cầu Dược phẩm và mức đáp ứng của sản xuất thuốc trong nước
Ở nước ta, do các đặc điểm về lịch sử, các nguyên nhân chủ quan và khách quan,
ngành Dược Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng cũng đã cố gắng để đáp ứng nhu
cầu thuốc chữa bệnh của hơn 90 triệu dân (2013). Theo báo cáo tổng hợp của chuyên
gia chương trình SIDA – Hà Nội 9 - 2003, Công Nghiệp Dược (CND) Việt Nam được
đánh giá đang ở mức độ phát triển từ 2,5 – 3 theo mức thang phân loại từ 1 – 4 của
WHO tức là ở mức chủ yếu bào chế, gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu
là chủ yếu, công nghiệp sản xuất nguyên liệu còn kém phát triển.
WHO & UNCTAD
Phân loại CND các nước theo bốn cấp độ

Cấp
độ 4
Cấp
độ 3
Cấp

độ 2
Cấp
độ 1

Sản xuất được nguyên liệu và phát minh
thuốc mới

Có công nghiệp Dược nội địa, Sản xuất thuốc
Generic, xuất khẩu được một số Dược phẩm
Ở cấp độ phát triển 2,5 – 3 CND VIỆT NAM

Sản xuất được một số thuốc Generric;
Đa số phải nhập khẩu

Hoàn toàn nhập khẩu

Hình 2.1. Phân loại Công nghiệp Dược của các nước theo 4 cấp độ của WHO
4


Trước đây công nghiệp bào chế nặng về đảm bảo số lượng và chỉ sản xuất
những thuốc Generic. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành Dược Việt Nam đã có
những tiến bộ nhanh hết sức cơ bản. Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu
phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50 %
thị trường.

2010

1.913.661
919.039


2009

1.696.135
831.205

2008

1.425.657
715.435

2007

Tổng trị giá
Sx trong nước

1.136.353
600.630

2006

956.353
475.403

2005

817.396
395.157
0


500000

1000000

1500000

2000000

2500000

Biểu đồ 2.1. Trị giá thuốc sản xuất trong nước và tổng trị giá tiền thuốc sử dụng
Nếu so sánh trị giá thuốc sản xuất trong nước giữa các năm, các số liệu trên thể hiện sự
tăng trưởng của ngành Dược hàng năm, cụ thể:
- Năm 2007 đạt 600,63 triệu USD tăng 26,34 % so với năm 2006
- Năm 2008 đạt 715,435 triệu USD tăng 19,11 % so với năm 2007, đáp ứng 50,18 %
nhu cầu thuốc sử dụng.
- Năm 2009, trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 831,205 triệu USD, tăng 16,18 % so
với năm 2008, đáp ứng được 49,01 % nhu cầu sử dụng thuốc.
Năm 2010:
- Trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 919,039 triệu USD, tăng 10,57 % so với năm
2009, đáp ứng được 48,03 % nhu cầu sử dụng thuốc trong nước.
- Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng là 1913,661 triệu USD tăng 12,82 % so với 2009.
- Tiền thuốc bình quân đầu người trong năm đạt 22,25 USD/người tăng 2,48 USD
so với năm 2009 (tăng 12,54 %) (Cao Minh Quang, 2011).
Theo thống kê của Cục Quản Lý Dược năm 2012, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại
Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD tăng 9,1 % so với năm 2011. Trong đó, giá trị thuốc
5


nhập khẩu chỉ chiếm khoản 50 %. Trong 5 năm, tiền thuốc bình quân đầu người tăng

từ 16,45 USD/người/năm vào năm 2008 lên 29,5 USD/người/năm 2012. Rõ ràng đã có
xu hướng tăng liên tục về nhu cầu và khả năng đáp ứng của các nhà máy sản xuất
thuốc trong nước đã có sự cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc không đều trên toàn bộ các khu vực,
một số khu vực miền núi, tây nguyên không có các nhà máy sản xuất thuốc tân Dược
và có số ít các nhà máy sản xuất thuốc từ Dược liệu. Dựa vào lợi thế của từng khu vực
về tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường, cùng với quy hoạch phát triển
Hóa Dược cần tạo cơ chế để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất tại các vùng này,
trước mắt với các dạng bào chế đơn giản như viên, cốm, bột không chứa kháng sinh
nhóm Betalactam, ưu tiên sản xuất các thuốc có nguồn gốc từ Dược liệu đối với những
vùng nguyên liệu sẵn có. Trong khi đó các vùng, tỉnh tập trung nhiều nhà máy sản xuất
Dược như: Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh,… định hướng sản xuất các dạng
thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa trên các dây chuyền công nghệ đang sản xuất
nhưng chưa sử dụng hết công suất.
Mặc dù vậy, những năm gần đây nền Công Nghiệp Dược nước ta đã có những
thành tựu vượt bậc. Tính đến năm 2010, toàn quốc có hơn 400 cơ sở bào chế.
Trong đó, có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc và 8 doanh nghiệp sản xuất vắc xin,
sinh phẩm y tế. Giá trị sản xuất trong nước đạt 919,039 triệu USD, tăng 10,57 %
so với năm 2009, chiếm gần 50 % tổng trị giá tiền thuốc sử dụng.
Tuy nhiên, trong tổng số 121 nhà máy sản xuất Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP tính
tới thời điểm 30/10/2013, thì đã có 24 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với 192,9
triệu USD đầu tư trong đó có 16 nhà máy 100 % vốn đầu tư nước ngoài và 8 nhà máy
liên doanh nước ngoài với 40 dây chuyền sản xuất chiếm khoảng 28 % tổng trị giá
sản xuất thuốc của các nhà máy Dược phẩm trong cả nước (Bộ Y Tế, 2010).
Trong những năm qua và trong 20 năm tiếp theo sẽ có sự phân bố lại theo định hướng
của Chính phủ, số lượng nhà máy Dược phẩm không ngừng tăng, số cơ sở đạt GMP,
GLP, GSP tăng vọt đòi hỏi nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng
để đáp ứng nhu cầu trong nước, cải thiện nền Công Nghiệp Dược Việt Nam hạn chế sự
phụ thuộc vào nước ngoài. Để bổ sung đủ nhân lực lĩnh vực Dược giải quyết các
vấn đề trên chỉ có cách duy nhất là tăng cường đào tạo, cải thiện chất lượng và

điều phối hợp lý.
2.2.2. Thực trạng nhân lực Dược
Ngành Dược là ngành kinh tế - kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực trạng nhân lực Dược
hiện nay là thiếu ở hầu hết các loại hình, đặc biệt là trình độ đại học và sau đại học.
6


Phân bố nhân lực Dược không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực, tập trung
quá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh, phân phối.
Tỷ lệ trung bình DSĐH trong cả nước hiện đạt 1,76 Dược sĩ đại học/10.000 dân. Con
số này cơ bản đáp ứng được chỉ tiêu mà Ðảng và Chính phủ đã giao cho ngành Y tế tại
Quyết định số 153/2006/QÐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, phân bố Dược sĩ rất không đồng đều, với hai thành phố
lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm đến 48,37 % tổng số cán bộ Dược có
trình độ đại học trên cả nước.
Theo thống kê, mười tỉnh, thành phố phát triển là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Ðồng Nai, An Giang, Ðồng Tháp, Bình Dương đã
chiếm 64,34 % số lượng Dược sĩ đại học. Trong khi đó, con số này đối với 10 tỉnh
khó khăn là: Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Kon Tum,
Ðắc Nông, Ðắc Lắc, Ninh Thuận thì chỉ có 2,84 % tổng số Dược sĩ.
Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực Dược nước ta ngày càng
tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố,
đến năm 2020 toàn ngành Dược sẽ có nhu cầu hơn 25 nghìn cán bộ Dược có trình độ
đại học trở lên. Trong đó, riêng nhu cầu đối với Dược sĩ đại học chiếm 85,63 %, còn
lại là nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như tiến sĩ, thạc sĩ, Dược sĩ
chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3 %. Hiện nay, xét theo khía cạnh
phân bố nguồn nhân lực Dược, có thể thấy khối các đơn vị sản xuất, kinh doanh Dược
tiếp tục thu hút nhiều Dược sĩ hơn so với khối cơ quan hành chính, sự nghiệp như các

sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện hay viện nghiên cứu. Số lượng cán bộ Dược tham gia
vào quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc dự kiến lên tới hơn 16.000 người,
chiếm gần hai phần ba tổng số nhu cầu của toàn ngành. Ngoài ra, với hệ thống
phân phối thuốc ngày càng được mở rộng cũng sẽ thu hút hơn 7.000 Dược sĩ tham gia
trực tiếp vào công tác cung ứng thuốc tại các nhà thuốc đạt chuẩn Thực hành tốt
nhà thuốc (GPP) (Thủ Tướng Chính Phủ, 2011).
Thực tế này phản ánh những khó khăn mà ngành Dược gặp phải khi thu hút
nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác ở các vùng sâu, vùng xa dẫn đến những
hạn chế không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Không
những thế, sự phân bố trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, lâm sàng, đảm bảo
chất lượng,… chưa cân đối.

7


2.3. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Chủ trương chung của Bộ Y Tế là mở rộng mạng lưới các Trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học dược trên toàn quốc. Nhất là tại khu vực còn gặp nhiều khó khăn trong khâu
thu hút nhân lực dược. Nhà nước gắn đào tạo Dược theo địa chỉ, đào tạo hệ cử tuyển,
phân bổ chỉ tiêu đào tạo theo từng địa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Dược tại chỗ. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực giữa
các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Đến nay các Trường Đại học Dược
đã tiến hành định hướng phân khoa cho các sinh viên Dược ngay từ năm thứ ba
đại học bao gồm các chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc, Dược lâm sàng,
Dược liệu và Dược cổ truyền, Quản lý và cung ứng thuốc và Đảm bảo chất lượng
thuốc. Chủ trương này góp phần tích cực, giúp các Dược sĩ xác định được định hướng
nghề nghiệp tương lai của mình và nhiều khả năng sẽ giúp khắc phục tình trạng
mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực Dược như hiện tại.
Song song mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, các Trường Đại học Dược cần nâng cao
chất lượng đào tạo, tăng cường công tác đào tạo sau Đại học. Mục tiêu của phát triển

nguồn nhân lực Dược là đến năm 2020, hơn 90 % số giảng viên đại học và hơn 70 %
số giảng viên Cao đẳng Dược có trình độ sau đại học, hơn 75 % số giảng viên đại học
và 20 % số giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ, hơn 50 % số giáo viên trung cấp có
trình độ sau đại học. Các Trường Đại học Dược cần mở rộng hợp tác đào tạo với các
cơ sở đào tạo uy tính của nước ngoài, tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên với các
Trường Đại học, viện nghiên cứu uy tính trong nước và quốc tế. Phấn đấu trong
tương lai, các cơ sở đào tạo Dược trong nước sẽ công bố được nhiều công trình
nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí Dược có uy tín, sánh ngang tầm với các nước
trong khu vực (Bộ Y Tế, 2010).
2.4. KHOA DƯỢC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
2.4.1. Mục tiêu đào tạo tại khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. HỒ CHÍ MINH
Mục tiêu chung
Đào tạo Dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y dược học
vững chắc, có kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với bác sĩ y khoa
hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
Sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp
ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
 Về kiến thức
- Có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở.
8


- Có kiến thức chuyên môn cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và
tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Nắm vững các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Có phương pháp luận khoa học trong các công tác chuyên môn và nghiên cứu.
 Về kĩ năng
- Tổ chức được và thực hành tốt trong các lĩnh vực: Sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ,

phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc,
mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dược.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và
trong các chương trình y tế quốc gia.
- Hướng dẫn, tư vấn chuyên môn Dược cho các thành viên y tế khác.
- Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
- Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để đọc hiểu tài liệu chuyên môn.
 Về thái độ
- Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề, vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe nhân dân.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
- Coi trọng việc kết hợp y dược học hiện đại với y dược học cổ truyền.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình
độ.
2.4.2. Chương trình đào tạo Dược sĩ đại học
Năm 2008, Chính phủ Hà Lan với dự án TRIG tài trợ cho các trường Dược trong
cả nước đã cùng xây dựng một khung chương trình mới được giảm tải từ 270 đơn vị
học trình xuống thành 240 đơn vị học trình và theo 5 định hướng chuyên ngành là
Quản lý và cung ứng thuốc, Sản xuất và Phát triển thuốc, Dược lâm sàng, Dược liệu và
Dược học cổ truyền và Đảm bảo chất lượng thuốc. Chương trình chi tiết này đã được
Hội đồng Khoa học và Giáo dục khoa Dược thông qua năm 2009.
Từ năm 2012 các CTĐT chi tiết đào tạo DSĐH được xây dựng trên cơ sở chương trình
khung giáo dục đại học khối ngành khoa học sức khỏe do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
ban hành tháng 1/2012 (theo thông tư 1/2012/TT-BGDĐT về việc ban hành bộ
chương trình khung). Tuy nhiên, các trường có thể thay đổi các môn học khác so với
chương trình khung với 30 % số môn học. Các môn học lý thuyết hay thực hành hiện
nay tại khoa Dược được lượng hóa bằng một số đơn vị học trình (một đơn vị học trình
lý thuyết = 15 tiết và 1 đơn vị học trình thực hành = 30 - 45 tiết). Từ tháng 6/2013
9



khoa Dược đã xây dựng xong CTĐT mới trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo ban hành theo thông tư số 1/2012/TT-BGDĐT ngày 13/01/2012.
CTĐT chỉ còn 233 đơn vị học trình và đào tạo Dược sĩ theo 5 hướng chuyên ngành
nêu trên để nâng cao năng lực thực hành của sinh viên tốt nghiệp. Cấu trúc gồm
kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và kiến thức
bổ trợ (các môn chuyên ngành và các môn tự chọn).
Từ mục tiêu chung và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, tất cả các môn học phải
được soạn thảo đề cương chi tiết theo đúng nội dung được hướng dẫn của thông tư số
08/2011/TT-BGDĐT trong đó nhấn mạnh CĐR môn học phù hợp với CĐR của các
ngành và theo hướng dẫn thì người tốt nghiệp phải có kĩ năng thực hành sát thực tế,
phù hợp với vị trí làm việc sau khi ra trường. Các môn học chuyên ngành và các môn
tự chọn theo định hướng chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc bao gồm:
- Môn sản xuất thuốc (SXT).
- Môn các nguyên tắc về thực hành tốt.
- Môn sản xuất nguyên liệu thuốc bằng phương pháp tổng hợp Hóa dược và Công
nghệ sinh học.
- Các học phần tự chọn:
1. Phát triển phân tử thuốc.
2. Nghiên cứu và phát triển thuốc mới.
3. Mỹ phẩm.
4. Thực phẩm chức năng.
5. Các hệ thống trị liệu mới.
6. Ứng dụng công nghệ Nano trong Dược phẩm.
7. Độ ổn định của thuốc.
8. Bao bì Dược phẩm.
9. Phát triển và sản xuất thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.
10. Phát triển và sản xuất thuốc có nguồn gốc sinh học.
11. Phương pháp nghiên cứu khoa học.

12. Phát triển và sản xuất nguyên liệu Dược.
Thiết kế các khóa học bằng cách sử dụng CĐR sẽ tạo ra cách tiếp cận sinh viên làm
trung tâm. Đề cương chi tiết cũng là một trong những cơ sở để xây dựng chuẩn đầu ra
(Nguyễn Vũ Thanh Hà, 2013).
2.5. CHUẨN ĐẦU RA
Điều 38 Luật giáo dục đại học (2012) quy định: Sinh viên hoàn thành chương trình
đào tạo có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận
tốt nghiệp. Nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tính chỉ theo quy định và đáp ứng
10


chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục Đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
cấp bằng tốt nghiệp.
2.5.1. Khái niệm
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chuẩn đầu ra:
Ngày 22 tháng 04 năm 2010 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành “Hướng dẫn xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo”, trong đó xác định rõ “CĐR là quy định về
nội dung kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và
giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các
yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”.
Theo GS. Nguyễn Thiện Nhân: “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp
làm được những gì và kiến thức, kĩ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên”.
Theo Jenkins và Unwin: “CĐR là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn
một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo”.
Bên cạnh đó theo định nghĩa của ABET, tổ chức hàng đầu thế giới về đảm bảo
chất lượng giáo dục các ngành kĩ thuật và khoa học thực hành thì “CĐR là bản mô tả
những gì người học được kì vọng có thể biết và làm được. Nó liên quan đến kiến thức,
kĩ năng và thái độ đạt được trong suốt quá trình học (Rogers Gloria, 2010).
Theo Nichol, CĐR mô tả những gì mà nhà trường muốn sinh viên biết (kiến thức),
nghĩ (thái độ) và làm (hành vi) khi hoàn tất chương trình học.

- Kiến thức (Cognitive Learning): Thể hiện qua việc tiếp thu những kiến thức nền tảng
thuộc chuyên ngành được giảng dạy (Knowing/Head).
- Thái độ (Attitudinal Learning, Effective Learning): CĐR này cho thấy sự hiệu quả
của CTĐT, được đánh giá dựa trên suy nghĩ, nhận thức về giá trị, trách nhiệm của
người học (Feeling/ Heart).
- Hành vi (Behavioral Learning, Psychomotor Learning): Đây là yếu tố đang được
quan tâm rất nhiều trong đào tạo. Hành vi có thể được định nghĩa là hành động hoặc
phản ứng của cá nhân đối với các kích thích bên trong hoặc bên ngoài. Trong bối cảnh
kĩ thuật, hành vi chính là sự vận dụng (Application) những kiến thức sinh viên được
học, là những kĩ năng (Skills) người sinh viên cần có. Các kĩ năng này là kĩ năng
nghề nghiệp (kĩ năng cứng - Vocational Skiils) kết hợp với các kĩ năng cơ bản khác
(Basic Skiils như tính toán, vận dụng khoa học công nghệ, kĩ năng đọc hiểu văn bản,
giao tiếp bằng văn nói và văn viết,…) và kĩ năng không thuộc chuyên ngành như
năng lực ngoại ngữ, kĩ năng mềm (Transversal Skiils như tư duy suy xét, chủ động,
giải quyết vấn đề làm việc nhóm,…) (Doing/Hands) (Jack McGourty et al., 1999).

11


Theo hướng dẫn của Đại học Birmingham UCE (University of Central England), CĐR
CTĐT gồm 2 yếu tố: Kiến thức (Knowledge and Understanding) và Kĩ năng (Skiils).
Trong đó, kĩ năng được chia làm 3 nhóm:
- Kĩ năng tư duy (Intellectual Skill): Gồm các kĩ năng tư duy liên quan đến việc
vận dụng các kiến thức đã học. Theo định nghĩa của Oxford, đây là các kĩ năng học tập
như bắt đầu từ việc tiếp cận thông tin, giải thích, ghi nhớ và liên hệ kiến thức đó vào
một tình huống khác có liên quan.
Các kĩ năng này thuộc 4 mức độ cuối của thang Bloom về lĩnh vực nhận thức
(ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
Bảng 2.1. Bốn cấp độ trong thang Bloom dành cho kĩ năng tư duy.
Mức độ


Động từ minh họa

Định nghĩa

Ứng dụng
(Application)

Là năng lực vận dụng các tài liệu
được học vào những tình huống
mới.

Áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán,
thay đổi, chọn, hoàn tất, chứng minh,
khai thác, kiểm tra, nhận biết, tổ chức,
lên kế hoạch, phát hiện, phát triển,…

Phân tích
(Analysis)

Là năng lực chia thông tin thành
nhiều thành tố để biết được các
mối quan hệ nội tại và cấu trúc
của chúng.

Phân tích, thẩm định, bố trí, bóc tách,
phân loại, tính toán, kết nối, so sánh,
phân biệt, suy luận,…

Tổng hợp

(Synthesis)

Là năng lực liên kết các thành tố
lại với nhau.

Biện luận, sắp đặt, phân loại, thu thập,
phối hợp, kiến tạo, tái cấu trúc, lập kế
hoạch, thiết lập,….

Đánh giá
(Evaluation)

Là năng lực phán quyết về giá trị
của một vật liệu hay tư liệu theo
một mục đích cụ thể.

Khẳng định, liên hệ, so sánh, đánh giá,
quyết định, phán quyết, khuyến cáo,
chỉnh sửa, thẩm định,…

(Bloom BS., 1956)
- Kĩ năng vận động (Practical Skills): Bao gồm các kĩ năng vận động, phối hợp
hoạt động cơ thể. Các kĩ năng này thường riêng biệt cho từng ngành nghề cụ thể như
sử dụng thành thạo dụng cụ trong phòng Lab, kĩ năng biểu diễn nghệ thuật,…
Các động từ kĩ năng này được liệt kê chi tiết trong thang Bloom về lĩnh vực hành vi
(Psychomotor Learning).

12



Bảng 2.2. Thang Bloom về lĩnh vực kĩ năng vận động.
Mức độ

Định nghĩa

Động từ minh họa

Ví dụ

Nhận thức
(Perception)

Sử dụng các giác quan để Chọn lựa, mô tả,
nhận ra các dấu hiệu cần phát hiện, phân biệt,
thiết để thực hiện kĩ năng. xác định, phân lập,
liên hệ, tách biệt,…

Lắng nghe âm thanh đàn
ghita và nhận các âm lỗi
trước khi thực hiện
chỉnh dây.

Sẵn sàng
thực hiện
(Set)

Sẵn sàng về trí óc, thể chất
và cảm xúc để thực hiện
một hành động cụ thể. Ba
yếu tố trên xác định trước


Bắt đầu giải thích,
di chuyển, tiến
hành, phản ứng, đáp
lại, xung phong,

Biết và thực hiện được
trình tự các bước trong
một quy trình sản xuất,
nhận ra khả năng và giới

phản ứng của một cá nhân trình bày.
trước một tình huống cụ
thể (thường gọi là tư duy).

hạn, thể hiện ý muốn
học hỏi một quá trình
mới.

Bắt chước
(Guided
Response)

Thực hiện theo mẫu, Sao chép, làm theo, Áp dụng bài mẫu vào
thường là bắt chước hoặc đồ lại hình mẫu.
tính một phép toán, tiến
thử sai.
hành đo khối lượng một
chất theo phương pháp
được hướng dẫn


Vận hành
(Mechanism)

Thực hiện kĩ năng như một
thói quen với một mức độ
tự tin và thuần thục nhất
định

Lắp ráp, xây dựng,
chỉnh, tháo rời, thắt,
mài, thao tác, đo
đạc, nối, trộn,…

Làm thành
thạo
(Complex
Overt
Response)

Kĩ năng được thực hiện
nhanh, chính xác với ít
công sức. Thực hiện một
cách tự động không do dự.
Tính thuần thục cao hơn so
với mức độ ở trên

Như trên (nhưng Tháo rời và lắp ráp lại
kèm theo trạng từ các bộ phận máy nhanh
hay tính từ thể hiện và không có sai sót

sự nhanh hơn, chính
xác hơn).

Điều chỉnh

Sử dụng các kĩ năng đã Điều

(Adaptation)

thành thục để cải tiến cho đổi, tái cấu trục,…
phù hợp với các yêu cầu
phù hợp.

Sáng tạo
(Origination)

Tạo ra quy trình mới dựa Sắp xếp, xây dựng, Đề nghị một quy trình
trên việc phối hợp những kết hợp, sáng tạo, sản xuất mới hoàn toàn
kĩ năng đã thành thục.
thiết kế, mở đầu,… nhằm tăng năng suất.

(Bloom B S., 1956)
13

chỉnh,

Sử dụng máy tính cá
nhân, sửa chữa một chỗ
rò rỉ chỉ với 70 % thời
gian cần thiết.


thay Dùng máy để vận hành
một qui trình khác qui
định (đảm bảo rằng máy
không hư, không nguy
hiểm khi thực hiện).


- Key/transferable Skills: Bao gồm các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
giải quyết vấn đề, kĩ năng tự đánh giá,… (University of Central England in
Birmingham, 2006).
Các định nghĩa trên đều thể hiện một điểm chung, đó chính là CĐR được xây dựng sẽ
bao gồm các yêu cầu về ba lĩnh vực chính: Kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ. Một
CĐR cụ thể cần phải được xây dựng dựa trên sự tích hợp của ba yếu tố nêu trên, bởi lẽ
kiến thức không thể tồn tại tách biệt với thực hành, hay nói cách khác không có
kĩ năng nào mà không đòi hỏi kiến thức cũng như thái độ tương ứng đi kèm. Có
thái độ và kiến thức tốt mà không thể vận dụng vào thực tiễn thì chẳng có ý nghĩa
nhiều và đặc biệt đối với những ngành đòi hỏi thực hành nhiều. Yêu cầu về thái độ
cũng đòi hỏi một cá nhân không chỉ làm công việc chuyên môn mà còn phải
nhận thức được giá trị của nghề nghiệp đó đối với xã hội.
CĐR là cầu nối quan trọng giữa đào tạo và công tác thực tiễn hay giữa tiêu chuẩn
đào tạo và tiêu chuẩn nghề nghiệp, giữa nhà trường và xã hội.

• Thế giới
việc làm

• Giáo dục và
đào tạo
Biến thành


• Tiêu chuẩn
nghề

Năng lực
cần có trong
nghề

Mục tiêu
đào tạo

Kết quả
việc làm
(employmen
t outcomes)

Chuẩn đầu
ra
Tạo ra

Chuẩn đầu vào
Chuẩn đầu ra
Chuẩn chương trình
Chuẩn phương pháp
Chuẩn đánh giá
Chuẩn giáo trình
Cơ sở vật chất
Đội ngũ giáo viên
Chuẩn tổ chức và
quản lý


• Tiêu chuẩn
đào tạo

Hình 2.2. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo.
2.5.2. Mục tiêu xây dựng chuẩn đầu ra
Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của
trường để người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những
cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên
và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý và
14


×