Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.43 KB, 31 trang )

Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

I.

Phòng ngừa vị thế mua, phòng ngừa vị thế bán:

1. Vị thế mua, vị thế bán:
a. Vị thế mua (long position):

Những nhà đầu tư đang ở trong trạng thái nắm giữ (sở hữu) tài sản gọi là những người
đầu cơ giá lên, họ có xu hướng đẩy giá lên cao vì giá càng tăng thì vị thế mua của họ
càng có lời.
b. Vị thế bán (short position):
Những nhà đầu tư đã thực hiện bán khống (short selling) hoặc đang ở trong trạng thái nợ
tài sản (phải mua lại tài sản trong tương lai) được gọi là những người đầu cơ giá xuống,
họ có xu hướng đẩy giá xuống thấp vì giá càng giảm thì vị thế bán của họ càng lời.

2. Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau:


Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua:
Các nhà giao dịch
mua hợp đồng giao
sau sau đó bán chúng
ở một mức giá cao
hơn trên thị trường
giao ngay để kiếm


lời.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 1


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau


Quá

trình

bán

giao

sau

được

Group14

gọi



thực


hiện

vị

thế

bán:

Các nhà giao dịch là người bán giao sau với ý định mua chúng lại sau đó ở một
mức giá thấp hơn để kiếm lời.
Các nhà giao dịch có thể bán giao sau cho dù họ không sở hữu các tài sản cơ sở vì
vị thế giao sau và việc cam kết giao hàng có thể bù trừ bằng một vị thế mua trước
khi đến hạn hợp đồng.
Một nhà đầu cơ có thể chọn mua hàng hóa thực trên thị trường giao ngay và bán
trên thị trường giao sau.
• Vì các khoản lãi và lỗ trên thị trường giao sau được phản chiếu tương tự những gì
xảy ra trên thị trường giao ngay. Do đó bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên
thị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu được rủi ro về
giá. Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị
trường giao sau và ngược lại.

3. Phòng ngừa vị thế mua, phòng ngừa vị thế bán:
a. Phòng ngừa vị thế bán:

Khi một người đang nắm giữ tài sản và lo ngại về sự sụt giảm giá cả của tài sản, họ có thể
xem xét phòng ngừa vị thế bán trên hợp đồng giao sau. Nếu giá giao sau và giá giao ngay
di chuyển cùng chiều với nhau, phòng ngừa rủi ro sẽ làm giảm thiếu được một số nguy
cơ. Đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán.
Ví dụ:
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo


Page 2


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Hiện tại đang là tháng 11/2011 và người trồng cà phê dự định sẽ bán cà phê của mình vào
tháng 4/2012. Người này có thông tin cho biết giá giao ngay cà phê tháng 4/2012 dự kiến
là 35 triệu/tấn. Tuy nhiên, lo sợ giá có thể giảm dưới mức kỳ vọng 35 triệu/ tấn nên ông
ta quyết định phòng ngừa cho sự giảm giá của cà phê để bán vào tháng 4 bằng cách bán
giao sau cà phê tháng 4.
Vì người trồng cà phê đang nắm giữ cafe và ông ta lo ngại cà phê có thể giảm giá nên
tiến hành thực hiện vị thế bán trên thị trường giao sau. Ở thời điểm tháng 11/2011, giá
giao sau café tháng 4/2012 là 37 triệu/tấn. Giả sử vào tháng 3, giá giao sau tháng 4 tăng
lên 39 triệu/ tấn, kết quả là người bán giao sau lỗ 2 triệu/ tấn.
Xét trên thị trường giao ngay, chúng ta giả định basic là một hằng số không đổi, vì thế giá
giao ngay cũng tăng lên 2 triệu/tấn, từ 35 triệu lên 37 triệu. Lúc bấy giờ, người trồng cà
phê sẽ thực hiện 2 động thái:
-

-

Đóng hợp đồng bán giao sau bằng cách mua lại (trên thị trường giao ngay) một số
lượng tương tự hợp đồng giao sau với giá 39 triệu/tấn vào tháng 3 để bù trừ vị thế
ban đầu.
Bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về 2 triệu/tấn lợi nhuận.
 Kết quả: khoản lỗ 2 triệu/ tấn trên thị trường giao sau được bù đắp bằng khoản
lời 2 triệu/tấn trên thị trường giao ngay.


Dưới đây là hình vẽ minh họa cho trường hợp trên:
Giao sau
19
Vị thế bán lỗ 2triệu/tấn
Giao ngay
Vị thế mua lãi 2 triệu/tấn
15

11/2011

03/2012

b. Phòng ngừa vị thế mua:
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 3


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Khi bạn đang dự định mua một tài sản vào một ngày trong tương lai. Do lo ngại rằng giá
tài sản sẽ tăng lên nên bạn mua một hợp đồng giao sau. Sau đó nếu giá tài sản tăng lên,
giá giao sau cũng sẽ tăng lên và tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau. Khoản lãi ít nhất
đủ để bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản. Đây được gọi là phòng ngừa vị thế
mua hay phòng ngừa tiên liệu.
Phòng ngừa vị thế mua còn có thể xảy ra khi bạn đang ở trong vị thế bán tài sản. Cách
thức này phù hợp cho những ai đã ở vị thế bán giao sau cổ phiếu và lo ngại rằng thị

trường sẽ lên giá. Thay vì kết thúc vị thế bán, bạn sẽ mua hợp đồng giao sau và thu lãi
trên vị thế mua và khoản lãi này ít nhất cũng sẽ bù trừ khoản lỗ trên vị thế bán của cổ
phiếu.
Ví dụ: Hiện tại là tháng 1 và Vinacafe có nhu cầu mua cà phê làm nguyên liệu vào tháng
5. Giá giao ngay cà phê dự kiến vào tháng 5 là 35 triệu đồng/ tấn. Do lo sợ giá giao ngay
cà phê tháng 5 trên thực tế có thể cao hơn mức dự kiến 35 triệu/tấn nên Vinacafe quyết
định mua hợp đồng giao sau cà phê tháng 5. Giá mua giao sau cà phê tháng 5 vào thời
điểm hiện tại là 37 triệu/tấn. Vào thời điểm tháng 5, giá cà phê giao sau giảm chỉ còn 34
triệu/tấn. Lúc này Vinacafe sẽ đóng vị thế bán của mình trên thị trường giao sau bằng một
hợp đồng bán giao sau với khối lượng tương tự và giá là 34 triệu/tấn. Vì giá giao sau
giảm nên vị thế bán giao sau đã tạo ra một khoản lỗ 3 triệu/tấn.
Tại thời điểm tháng 5, giá giao ngay thực tế cà phê giảm còn 32 triệu/tấn. Vinacafe sẽ
mua cà phê trên thị trường giao ngay. Khi đó, vị thế mua trên thị trường giao ngay mang
đến cho Vinacafe một khoản lời 3 triệu/tấn. Khoản lời trên thị trường giao ngay đã bù đắp
được khoản lỗ trên thị trường giao sau.
Trong ví dụ này, basic được giả định là một hằng số, do đó lợi nhuận và lỗ mới có thể bù
đắp hoàn toàn cho nhau.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 4


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Giao sau

37


lỗ 3 tr/tấn
35
34

lãi
3 tr/tấn
Giao ngay

32
Tháng 1

Tháng 5

Chúng ta có bảng thể hiện các tình huống phòng ngừa:
Vị thế trên thị trường giao ngay
Nắm giữ tài sản
(Vị thế mua)
Mua một tài sản
(Vị thế bán)
Bán giao sau tài sản
(Vị thế bán khống)

II.

Rủi ro
Giá tài sản có thể giảm

Phòng ngừa dự kiến
Phòng ngừa vị thế bán


Giá tài sản có thể tăng

Phòng ngừa vị thế mua

Giá tài sản có thể tăng

Phòng ngừa vị thế mua

BASIC VÀ RỦI RO BASIC (Chênh lệch cơ bản)

Trong chiến lược phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao ngay bằng các hợp đồng kỳ
hạn và giao sau, rõ ràng ta thấy có một mối quan hệ giữa hai thị trường này. Mối quan
hệ này được đo lường bằng basic.
Sự đe dọa về giao nhận hàng: Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướn biến động
cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng mức độ. Lí do là các cam kết của hợp đồng
giao sau có thể được thực hiện bởi sự giao nhận hàng hoặc được thanh toán bằng tiền
mặt. Người mua hợp đồng giao sau phải đồng ý thanh toán và chi trả ngay lập tức cho
lô hàng vào ngày đáo hạn. Các chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội đã được phản ánh hết
trong giá giao sau và người mua phải gánh chịu chi phí này.
Cơ chế vận hành: Nếu người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn nhiều
so với giá giao sau thì người sở hữu hàng hóa có thể bán giao sau. Việc khan hiếm
những người bán trên thị trường giao ngay sẽ làm giá trên thị trường giao ngay tăng
lên. Đồng thời lúc này do áp lực có nhiều người bán giao sau nên người mua trên thị
trường giao sau giảm giá mua. Chính vì thế giá giao ngay và giá giao sau cuối cùng sẽ
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 5



Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

hội tụ lại với nhau. Ngược lại, nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau người
mua giao ngay có thể mua giao sau. Và cuối cùng giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội
tụ về với nhau.
Tóm lại: Nỗi lo sợ về giao nhận hàng đảm bảo sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao
sau theo thời gian và tăng tính hội nhập của hợp đồng giao ngay và giao sau.
Hành động mua trên một thị trường và bán chúng trên thị trường khác đảm bảo giá
giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ về với nhau.
Sự hội tụ của giá giao sau và giá giao ngay vào ngày đáo hạn.
Trước khi hợp đồng giao sau đáo hạn, nếu giá giao sau cao hơn giá giao ngay sẽ
khuyến khích mọi người mua hàng trên thị trường giao sau và đồng thời bán hợp đồng
giao sau để thu được một khoản lời làm cho giá giao sau giảm. Tại lúc đó người cần
mua hàng sẽ thấy giá giao ngay hấp dẫn nên tiến hành mua hàng và tạo áp lực tăng
giá giao ngay. Những hành vi này rốt cuộc sẽ làm giá giao sau và giá giao ngay bằng
nhau tại thời điểm đáo hạn. Tương tự với trường hợp giá giao sau thấp hơn trên thị
trường giao ngay. Trong cả hai trường hợp thì giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ
về với nhau khi thời hạn thanh toán tới gần.

1

Basic

Basic là một khái niệm quan trọng nhất trên thị trường giao sau. Là thước đo nói lên mối
quan hệ giữa hợp đồng giao ngay và giao sau. Basic chính là chênh lệch giữa giá giao
ngay và giá giao sau.
Basic = Giá giao ngay – Giá giao sau
Hoặc Basic= Chi phí tồn trữ+Chi phí cơ hội+Phần bù rủi ro


T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 6


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Hình 2.1: Chênh lệch cơ bản về giá cà phê Columbia và giá cà phê thế giới.
Basic còn được hiểu là chi phí tồn trữ, chi phí cơ hội và phần bù rủi ro của việc nắm giữ
tài sản.
Do tính chất của mỗi loại hàng hóa là khác nhau cho nên basic của các loại hàng hóa
cũng được xác định khác nhau. Ví dụ như: Đối với loại hàng hóa có thể lưu trữ như ngũ
cốc, cà phê, hạt có dầu…Basic chính là dấu hiệu cho thấy những gì mà thị trường chi trả
dựa trên các chi phí lưu giữ, các chi phí chuyển giao có thể phát sinh và phần bù rủi ro về
việc lưu giữ ngũ cốc trong tương lai.
Basic trên thị trường gia súc không giống như trên thị trường ngũ cốc và hạt có dầu. Gia
súc không thể lưu trữ như hàng hóa bình thường khác nên chúng không tốn kém chi phí
lưu trữ, vì thế không tồn tại mẫu hình quan hệ giữa giá giao sau và chi phi tồn trữ. Vậy
những chênh lệch mỗi tháng trên các hợp đồng giao sau là xuất phát từ đâu? Đó là từ các
chi phí phát sinh thêm như chi phí chuyển giao: Chi phí đông lạnh, lãi vay, thiệt hại thú
chết và kỳ vọng về giá thịt gia súc trên thị trường giao sau.

2

Rủi ro Basic

Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau không quan trọng việc tăng giá hay giảm giá

trên thị trường giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có thay đổi cũng chiều hướng và
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 7


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

với cùng một mức độ giống như giá giao sau. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo
thì đó được gọi là RỦI RO BASIC.
Ta có các thuật ngữ sau đây:
T =thời gian đáo hạn
t = thời gian trước kỳ đáo hạn
S0= giá giao ngay hôm nay
f0 = giá giao sau hôm nay
ST = giá giao ngay lúc đáo hạn
fT = giá giao sau lúc đáo hạn
St= giá giao ngay trước kỳ đáo hạn
ft = giá giao sau trước kỳ đáo hạn
Π = lãi từ chiến lược
Vào thời điểm phòng ngừa, chúng ta sẽ bỏ qua tiến trình điều chỉnh theo thị trường và
những chi phí liên quan đến lưu trữ tài sản cũng như các chi phí giao dịch khác.
Để phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, ta có thể xây dựng nhiều dạng phòng ngừa
rủi ro. Với việc nắm giữ vị thế mua (bán) trên thị trường giao ngay và vị thế bán (mua)
trên thị trường giao sau. Khi giá trên thị trường giao ngay và giao sau biến động cùng
chiều và với một basic không đổi thì các khoản lãi (lỗ) trên thị trường giao ngay sẽ được
bù đắp lại hoàn toàn bằng các khoản lỗ (lãi) trên thị trường giao sau.
Đối với vị thế mua trên thị trường giao ngay, ta có lãi từ phòng ngừa rủi ro nếu được lưu

giữ cho đến ngày đáo hạn là:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = ST – S0 (từ thị trường giao ngay) – (fT – f0)(từ thị
trường giao sau)
Đối với vị thế bán trên thị trường giao ngay và vị thế mua trên thị trường giao sau, dấu
của phương trình trên sẽ đảo ngược lại; nghĩa là:
Π (phòng ngừa vị thế mua) = - S T + S0 (từ thị trường giao ngay) + (f T – f0) (từ
thị trường giao sau)
Trong một số trường hợp, chúng ta có thể mong muốn kết thúc vị thế tại thời điểm t,
nghĩa là kết thúc trước thời gian đáo hạn. Khi đó lãi từ phòng ngừa rủi ro vị thế mua trên
thị trường giao ngay là:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = St – S0 – (ft– f0)
Đối với vị thế mua thì dấu của phương trình là ngược lại.
Vào lúc đáo hạn, người mua hợp đồng giao sau có thể kỳ vọng nhận được ngay lập tức
hàng hóa. Như thế, một hợp đồng giao sau cho đến ngày đáo hạn giống như là mua hàng
hóa giao ngay; do đó ST = fT. Như vậy lãi thu được nếu như bạn nắm giữ hợp đồng giao
sau cho đến khi đáo hạn đơn giản chỉ là Π = f0 - S0. Điều này có nghĩa là phòng ngừa rủi
ro tương đương với mua tài sản tại giá S0 và được bảo lãnh ngay tức thời với giá bán f0.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 8


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Từ định nghĩa, nếu ta gọi biến số b là basic thì ta có:
Basic ban đầu: b0=S0-f0
Basic tại thời điểm t: bt=St-ft

Basic tại thời điểm đáo hạn: bT=ST-fT
Lúc đó, kết thúc vị thế bán tại thời điểm t:
Π (phòng ngừa vị thế bán) = St – S0 – (ft – f0) = bt-b0 (*)
Π (phòng ngừa vị thế mua) = -St + S0 + (ft – f0) = b0-bt
Từ công thức (*) ta thấy rằng lãi từ chiến lược phòng ngừa rủi ro sẽ thay đổi theo basic.
Basic không phải là hằng số bất biến mà nó bất định. Sự không chắc chắn đó thay đổi
theo thời gian, theo tình hình thực tế. Ví dụ như đối với hàng hóa là gạo thì sự không
chắc chắn đó bao gồm về thời tiết, sự can thiệp của chính phủ hay sự cạnh tranh của nước
ngoài.Tính bất định trong basic liên quan tới việc basic thay đổi như thế nào được gọi là
rủi ro basic. Như vậy, nếu basic thay đổi nhiều thì sẽ ẩn chứa rủi ro cao và ngược lại. Và
mong muốn của người phòng ngừa rủi ro đó là có một basic tương đối ổn định. Phòng
ngừa rủi ro đã chuyển đổi những thay đổi trong giá giao ngay thành những thay đổi trong
basic. Tuy nhiên, thay đổi trong basic thì ít biến động hơn là thay đổi trong giá giao ngay,
chính vì thế những vị thế nào có phòng ngừa sẽ ít rủi ro hơn những vị thế không có phòng
ngừa.
Phòng ngừa rủi ro cũng có thể được coi như là giao dịch dùng để thiết lập giá trong tương
lai với mức giá kỳ vọng của tài sản. Nếu phòng ngừa vị thế mua là thiết lập trước giá
mua, thì phòng ngừa vị thế bán là thiết lập trước giá bán. Ví dụ: Mua một hợp đồng giao
sau kỳ hạn 3 tháng, số lượng 10 lô mỗi lô 1.000kg với giá thực hiện là 30.000VND/kg.
Vậy giá mua 3 tháng sau được thiết lập trước là 30.000VND/kg. Nói cách khác phòng
ngừa vị thế bán thiết lập nên giá tương lai của tài sản bằng giá giao sau cộng với basic.
Bởi vì f0 biết trước nên mức giá có hiệu lực trong tương lai phụ thuộc vào mức độ không
chắc chắn trong basic. Nếu việc phòng ngừa được lưu giữ cho đến ngày đáo hạn thì mức
giá có hiệu lực là f0 vì tại thời điểm đáo hạn basic bằng không. Như vậy giá cả tài sản
được thiết lập trước là f0 kể từ khi bắt đầu giao dịch. Người phòng ngừa có thể khẳng định
chắc chắn rằng mình sẽ bán được tài sản ở thời điểm đáo hạn với giá f 0 hoặc có thể mua
với giá f0.

3


Mẫu hình thị trường chi phí lưu giữ.

Chi phí lưu giữ là những biến phí cho việc nắm giữ hàng hóa từ tháng này đến tháng sau
(ví dụ như việc lưu giữ gạo, bắp, cà phê). Thành phần của chi phí lưu giữ bao gồm chi phí
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 9


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

tồn trữ và chi phí cơ hội (hay chi phí lãi vay). Ví dụ, nếu giá cà phê ở Việt Nam hiện nay
là 38.700 VND/kg. Lãi suất phi rủi ro (lãi suất trái phiếu chính phủ) là 13%/năm. Chi phí
tồn trữ cà phê trong kho là 100 VND/kg một tháng. Vậy chi phí lưu trữ là:
+100 =
519,25 VND/kg/tháng.
Nếu basic bằng với chi phí lưu giữ không xét tới phần bù rủi ro thì giá giao ngay ngày
hôm nay sẽ thấp hơn giá giao sau tháng 12 là 51,25 VND/kg. Mối quan hệ giữa chi phí
lưu giữ này là nhân tố cơ bản trong việc sự xác định sự khác nhau trong giá cả giữa
những tháng giao sau (chênh lệch giao sau). Và như vậy mô hình thị trường chi phí lưu
giữ thì giá giao sau trong tương lai cao hơn giá giao ngay hiện tại. Phần chênh lệch đó
chính là chi phí lưu giữ tài sản.
Xét hợp đồng cà phê giao sau kỳ hạn 3 tháng. Mẫu hình lưu giữ sẽ có dạng như sau:
Hình 3.1: Mẫu hình thị trường chi phí lưu giữ
Tháng 6
42.340 VND
Tháng 3
Tháng 12


40.780 VND

39.220 VND

Giá giao ngay 38.700 VND

Với chi phí lưu giữ là gần bằng 520 VND/kg/tháng ta có:
Giá giao sau tháng 12= giá giao ngay hôm nay tháng 11+ chi phí lưu giữ
= 38.700+ 520 = 39.220 VND
Giá giao sau tháng 3, tháng 6 tính tương tự.
Quan hệ giữa chi phí lưu giữ và giá giao sau được xem như là một điều kiện cân bằng cơ
bản trên thị trường. Nếu như không có những thay đổi cung cầu trong từ tháng 11 tới
tháng 6 năm sau, các mức giá khác nhau cho các tháng khác nhau trên thị trường giao
ngay và giao sau chính là chi phí lưu giữ. Trong trường hợp này, việc lưu giữ hàng hóa
hay không cũng không ảnh hưởng tới lợi ích của người phòng ngừa.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 10


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Basic được coi như một loại “giá cả đặc biệt”. Khi thị trường giao sau của hàng hóa có
thông tin mới nó sẽ được phản ánh thông qua sự thay đổi của Basic. Giả sử, có một thông
tin về sự khan hiếm hàng hóa cà phê trong tháng 3. Những người cần cà phê và cả những
nhà đầu cơ sẽ mua giao sau tháng 3. Đẩy giá giao sau tháng 3 tăng lên 41.000VND. Chi

phí lưu giữ không đổi nhưng basic cao hơn trước khi sảy ra thông tin này. Basic đã phản
ứng theo thông tin mới phát sinh là: -2.300 VND. Thay là: 2080 VND. Điều này đã thúc
đẩy các thành viên trong thị trường lưu giữ cà phê tới tháng 3 thay vì bán giao ngay.
Tuy nhiên, bằng cách giữ vị thế bán giao sau, người nông dân trồng cà phê sẽ cố định giá
trong tháng 3 là: 41.000VND/kg và lưu giữ cà phê trong kho. Hành vi này làm cho nguồn
cung trên thị trường giao ngay trở nên khan hiếm. Và tạo nên sức ép cho giá giao ngay
tăng lên và hành vi bán giao sau sẽ giảm xuống làm cho giá giao sau giảm xuống. Xu
hướng này diễn tiến theo chiều hướng làm cho chúng quay trở về mẫu hình chi phí lưu
giữ. Tức là: Chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau chính là chi phí lưu giữ hay
basic trong trường hợp này chính là chi phí lưu giữ.

4

Mẫu hình thị trường nghịch đảo

Mẫu hình nghịch đảo ngược lại với mẫu hình chi phí lưu giữ . Là thị trường mà trong đó
giá giao sau sau đó sẽ thấp hơn giá của tháng trước đó.
Thường thì trong thực tế mẫu hình chi phí lưu giữ phổ biến hơn cho những hàng hóa có
thời kỳ thu hoạch ngắn hạn và được lưu trữ tồn kho quanh năm. Đối với mẫu hình thị
trường nghịch đảo thì lại phổ biến với những loại hàng hóa như ngũ cốc, gạo chẳng hạn
khi mà nguồn cung thi thoảng khan hiếm. Nhu cầu cao làm cho giá của tháng đáo hạn
gần nhất cao hơn giá của tháng sau đó. Sự khan hiếm hàng hóa dẫn đến giá giao ngay cao
nên không khuyến khích các nhà đầu tư lưu giữ hàng hóa.
Tháng 11

Tháng 12

Tháng 3

Hình 4.1: Mẫu hình thị trường nghịch đảo.


T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 11


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

5

Group14

Sự biến động của Basic:

Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá giao sau được hình thành từ sự đe dọa về giao
nhận hàng sẽ hấp dẫn cả nhà đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro trên thị trường
giao sau.
5.1: Basic âm (Contango)
Basic = Giá giao ngay – Giá giao sau <0 => Giá giao ngay < giá giao sau.
Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại thời điểm giao hàng thì người ta có xu hướng tích trữ
hàng tồn kho và bán giao sau. Tuy nhiên, nếu có nhiều người cùng làm như vậy thì tạo
sức ép làm giảm giá giao sau và hàng trên thị trường giao ngay trở nên khan hiếm hơn sẽ
tạo sức ép làm tăng giá giao ngay. Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển về gần nhau
như trong hình 5.1.1

Bán giao sau
Nhiều người bán làm giảm giá giao sau.
Kết quả: Giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn.

Giao sau

Ít người bán làm tăng giá giao ngay.

Giao ngay

Lưu giữ hàng hóa trên thị trường

Hình 5.1.: Basic âm
5.1.1: Basic mở rộng
Giá giao sau cao hơn giá giao ngay nên basic âm và khi giá giao ngay tăng chậm hơn tốc
độ tăng của giá giao sau thì ta có basic âm mở rộng.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 12


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Ví dụ: Khi giá giao ngay cà phê tăng lên 5000 VND nhưng giá giao sau tăng những
10.000 VND đã làm cho Basic trở nên rộng hơn. Do đó vị thế mua (bán) giao ngay có
một khoản lãi (lỗ) 5000VND và vị thế bán (mua) giao sau có một khoản lỗ (lãi) 10.000
VND. Hiệu ứng tổng thể của nhà phòng ngừa rủi ro do bán (mua) hợp đồng giao sau bây
giờ là có lỗ (lãi) ròng 5000VND.
Bảng kết quả: Basic mở rộng (basic âm) - Phòng ngừa vị thế bán.
Tháng 11
Tháng 6

Giao ngay

Mua
38.700
Bán
43.700
5.000

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao sau
Bán
42.340
Mua
52.340
(10.000)

Bảng kết quả: Basic mở rộng (basic âm) - Phòng ngừa vị thế mua.
Tháng 11
Tháng 6

Giao ngay
Bán
38.700
Mua
43.700
(5.000)


Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao sau
52.340
43.700
42.340

Giao ngay

38.700

Hình 5.2: Basic âm -Basic mở rộng
5.1.2: Basic thu hẹp

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 13

Giao sau
Mua
42.340
Bán
52.340
10.000



Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Giá giao sau cao hơn giá giao ngay nên basic âm và khi tốc độ tăng của giá giao ngay
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giao sau thì ta có basic thu hẹp.
Tương tự như ví dụ trên nhưng bây giờ giá giao ngay lại tăng 10.000VND và giá giao sau
tăng 5.000 VND. Khi đó kết quả tổng thể của phòng ngừa vị thế bán sẽ có khoản lãi
5.000 VND và phòng ngừa vị thế mua sẽ lỗ 5.000 VND.
Bảng kết quả: Basic âm- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế bán
Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao ngay
Mua
38.700
Bán
48.700
10.000

Giao sau
Bán
42.340
Mua

47.340
(5.000)

Bảng kết quả: Basic âm- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế mua
Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao ngay
Bán
38.700
Mua
48.700
(10.000)

Giao sau
48.700
Giao ngay

47.340

42.340

38.700


Hình 5.3: Basic âm- Basic thu hẹp.
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 14

Giao sau
Mua
42.340
Bán
47.340
5.000


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

5.2: Basic dương(Backwardaytion)
Khi hàng hóa giao ngay cao hơn tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ bán giao ngay
hàng hóa của mình tiến hành mua giao sau. Nếu có nhiều người cùng làm như vậy thì sẽ
tạo áp lực tăng giá giao sau và giảm giá trên thị trường giao ngay.Giá giao sau và giá giao
ngay sẽ di chuyển cùng nhau và tiến lại gần nhau hơn.

Bán giao ngay

Nhiều người bán
làm giảm giá giao ngay
Giao ngay
Kết quả: Giá giao sau và giá giao
ngay tiến lại gần hơn.


Ít người bán giao sau
làm tăng giá.
Giao sau
Lưu giữ hàng hóa trên thị trường
Hình 5.4: Basic dương
5.2.1: Basic mở rộng
Giá giao ngay cao hơn giá giao sau nên basic dương và khi tốc độ tăng của giá giao ngay
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá giao sau ta có basic mở rộng.
Giả sử, cà phê đang mùa khan hiếm hàng hóa và giá giao ngay lúc này là 45.000
VND/kg, giá giao sau 3 tháng tới mùa thu hoạch là 40.000 VND/kg. Giá giao ngay tăng
10.000 VND và giá giao sau chỉ tăng 5.000 NVD. Ta có kết quả là nhà phòng ngừa ở vị
thế bán (mua) giao sau sẽ có khoản lãi (lỗ) ròng là 5.000 VND/kg.
Bảng kết quả: Basic dương- Basic mở rộng- Phòng ngừa vị thế bán
Giao ngay
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 15

Giao sau


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế

Giá
Hiệu ứng thuần

Mua
45.000
Bán
55.000
10.000

Group14

Bán
40.000
Mua
45.000
(5.000)

Bảng kết quả: Basic dương- Basic mở rộng- Phòng ngừa vị thế mua
Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao ngay
Bán
45.000

Mua
55.000
(10.000)

Giao sau
Mua
40.000
Bán
45.000
5.000

Giao ngay
55.000

50.000

Giao sau
45.000

40.000

Thời gian
Hình 5.5: Basic mở rộng-Basic dương
5.2.2: Basic thu hẹp

Giá giao ngay cao hơn giá giao sau nên basic dương và khi tốc độ tăng của giá giao ngay
tăng chậm hơn tốc độ tăng của giá giao sau ta có basic thu hẹp.
Giả sử, cà phê đang mùa khan hiếm hàng hóa và giá giao ngay lúc này là 45.000
VND/kg, giá giao sau 3 tháng gần tới mùa thu hoạch là 40.000 VND/kg. Nhưng giá giao
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo


Page 16


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

ngay tăng 5.000 VND và giá giao sau tăng lên 10.000 VND. Kết quả là nhà phòng ngừa
vị thế mua (bán) trên thị trường giao ngay sẽ có một khoản lỗ (lãi) ròng 5.000 VND.
Bảng kết quả: Basic dương- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế bán
Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao ngay
Mua
45.000
Bán
50.000
5.000

Giao sau
Bán
40.000

Mua
50.000
(10.000)

Bảng kết quả: Basic dương- Basic thu hẹp- Phòng ngừa vị thế mua
Tháng 11
Tháng 6

Vị thế
Giá
Vị thế
Giá
Hiệu ứng thuần

Giao ngay
Bán
45.000
Mua
50.000
(5.000)

Giao sau
Mua
40.000
Bán
50.000
10.000

Giao ngay
55.000


50.000

Giao sau

45.000

40.000

Thời gian
Hình 5.6: Basic dương-Basic thu hẹp

Tóm lược các tác động tổng thể của Basic cho các kịch bản
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 17


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Basic kỳ vọng
Âm
Dương

III.

Phòng ngừa vị thế bán
Basic mở rộng Basic thu hẹp
Lỗ
Lãi

Lãi
Lỗ

Group14

Phòng ngừa vị thế mua
Basic mở rộng
Basic thu hẹp
Lãi
Lỗ
Lỗ
Lãi

Nguy cơ của phòng ngừa rủi ro từ hợp đồng giao sau.

Việc phòng ngừa rủi ro trên hợp đồng giao sau không thể phòng ngừa mọi rủi ro của
nhà phòng ngừa. Ngoài việc họ phải đối mặt với rủi ro basic thì họ có thể sẽ phải đối
mặt với rất nhiều nguy cơ mà nếu không lường trước được thì các chiến lược phòng
ngừa sẽ thất bại.
1. Sự không tương thích giữa tài sản phòng ngừa và tài sản cơ sở.

Dùng các tài sản phòng ngừa và tài sản không tương thích như phòng ngừa rủi ro trái
phiếu công ty bằng hợp đồng giao sau trái phiếu chính phủ (phòng ngừa rủi ro chéo).
Nếu chọn như vậy sẽ có basic lớn và tiềm ẩn rủi ro basic lớn hơn nếu lựa chọn phòng
ngừa trái phiếu chính phủ bằng trái phiếu kho bạc trên hợp đồng giao sau. Nếu việc lựa
chọn này không chính xác sẽ sảy ra những trường hợp giá của tài sản cơ sở và giá của tài
sản phòng ngừa sẽ di chuyển theo hướng đối lập nhau. Khi đó việc phòng ngừa sẽ tạo ra
một khoản lỗ hoặc lãi trên cả hai hợp đồng. Nhà phòng ngừa sẽ phải đối mặt với một rủi
ro basic cao hơn.
2. Rủi ro về số lượng


Hợp đồng giao sau là hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa về số lượng, quy mô hợp đồng.
Mà không phải nhà phòng ngừa nào cũng biết chắc quy mô số lượng hàng hóa họ thu
hoạch được trong tương lai. Hay số tiền họ có trong tương lai do đó có thể họ sẽ khó xác
định được sẽ phòng ngừa rủi ro như thế nào và tham gia bao nhiêu hợp đồng. Sự không
chắc chắn về số lượng rất phổ biến trong nông nghiệp. Trong tài chính, nhiều nhà đầu tư
hay các định chế tài chính cũng gặp rủi ro về số lượng do họ khó xác định một cách chính
xác quy mô của dòng tiền trong tương lai. Kết quả là hành vi phòng ngừa rủi ro có khả
năng làm gia tăng thêm rủi ro tổng thể (do phòng ngừa quá mức hoặ phòng ngừa thiếu).
3.

Rủi ro về thời gian

Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn được sử dụng khi các nhà đầu tư biết rõ thời
gian mà họ sẽ tham gia hợp đồng giao ngay. Tuy nhiên, khong phải ai cũng biết rõ thời
gian đó. Do vậy họ không biết thời gian đaó hạn chính xác. Vì thế khi tham gia trên hợp
đồng giao sau họ sẽ chịu rủi ro về thời gian.
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 18


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

IV. Xác định tỷ số phòng ngừa
Tỷ số phòng ngừa là số hợp đồng giao sau mà một người cần sử dụng để phòng ngừa rủi
ro cụ thể nào đó trên thị trường giao ngay. Tỷ số phòng ngừa được thiết lập sao cho các
khoản lãi ( lỗ ) trên hợp đồng giao sau phải tương thích với khoản lỗ (lãi) trên hợp đồng

giao ngay. Một trong những phương pháp cơ bản nhất để ước lượng tỷ số phòng ngừa là
thực hiện vị thế trên thị trường giao sau tương đương với quy mô trên thị trường giao
ngay.Ví dụ: Bạn nắm giữ $10 triệu tài sản .Nếu mỗi hợp đồng giau sao trị giá $10 000
bạn sẽ bán $10 000 000/ 10 000=1000 hợp đồng.
Tiền lãi thu được từ phòng ngừa rủi ro :
П = S +f * Nf
Trong đó




S thay đổi trong giá giao ngay
f thay đổi trong giá giao sau
Nf số hợp đồng giao sau

Nếu lãi (lỗ) của hợp đồng gia sau được bù đắp bằng khoản lỗ( lãi) trên hợp đồng giao
ngay thì П = 0. Do đó tỷ số phòng ngừa cho vị thế bán là:
Nf =−

∆S
∆f

(giả định giá giao sau và giá giao ngay di chuyển cùng chiều). Tương tự tỷ số phòng
Nf =

ngừa cho vị thế mua sẽ là

∆S
∆f


1. Các phương pháp ước lượng tỷ số phòng ngừa.
Cách 1 : Phương pháp phòng ngừa phương sai tối thiểu.
Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc phòng ngừa rủi ro là nhằm tối đa hóa tỷ suất sinh
lợi kỳ vọng của nhà đầu tư. Ngoài ra việc phòng ngừa rủi ro cũng nhằm mục đích tối
thiểu hóa rủi ro. Dựa trên nguyên tắc này và theo ngiên cứu của Jonhson( 1960) và Stein
(1961) ta có mô hình:
П = S +f * Nf
Phương sai tiền lãi là:
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 19


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

δ Π2 = δ ∆2S + δ ∆2f * N 2f + 2 * δ ∆s∆f * N f

(1)
2
δΠ
: Phương sai của tiền lãi được phòng ngừa

δ ∆s

:phương sai của sự thay đổi trong giá giao ngay

δ ∆2f


: phương sai của sự thay đổi trong giá giao sau
δ ∆s∆f

: hiệp phương sai của thay đổi giá giao ngay và giá giao sau
Mục tiêu của ta là phải tìm ra giá trị của Nf để cho
hàm (1) theo biến Nf. kết quả cuối cùng ta có được:

N f =−

δ Π2

là nhỏ nhất. Theo đó ta sẽ tính đạo

δ∆S∆f
δ∆2f

Chúng ta có thể ước lượng N f bằng cánh chạy phương trình hồi quy với S là biến phụ
thuộc và f là biến độc lập.
Hiệu quả của phòng ngừa theo phương sai tối thiểu có thể được xác định bằng cách đánh
giá phần trăm rủi ro giảm đi. Nghĩa là :
Rủi ro của vị thế không phòng ngừa - Rủi ro của vị thế có phòng ngừa
*

e =
Rủi ro của vị thế không phòng ngừa

e* =

hay


δ ∆2s − δ Π2
δ ∆2s

Nf =−

δ = δ + δ * N + 2 * δ ∆s∆f * N f
2
Π

2
∆S

2
∆f

2
f

Thay


e =
*

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

N 2f * δ ∆2f

δ ∆2s


Page 20

δ ∆S∆f
δ ∆2f

vào trong e* ta có


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Cách 2 : Tỷ số phòng ngừa theo độ nhạy cảm của giá
Tỷ số phòng ngừa theo độ nhảy cảm của giá xuất phát từ các nghiên cứu của Kolb và
Chiang(1981).Mục tiêu là xác định giá trị Nf sao cho không tạo ra thay đổi trong giá trị
danh mục đầu tư.
Gọi B là hiện giá của mỗi lần thanh toán lãi suất coupon và vốn gốc.Bằng cách chiết khấu
dòng tiền với tỷ suất sinh lợi đáo hạn ta có:
T

CPt
t
t =1 (1 + y )

B=∑

Trong đó CPt là thanh toán tiền mặt cho lãi suất coupon hoặc vốn gốc được thực hiện tại
thời điểm t; y là tỷ suất sinh lợi đáo hạn.
Tỷ suất sinh lợi đáo hạn và giá trái phiếu thay đổi ngược chiều nhau. Một cách để tiếp
cận với thay đổi trong giá là liên hệ chúng với thay đổi trong tỷ suất sinh lợi đáo hạn,

được thể hiện bởi công thức:
∆B ≈ − B

DURB (∆ y )
1+ y

Trong đó:



DURB là vòng đời của trái phiếu


tượng trưng cho thay đổi trong B hoặc y

Vòng đời là bình quân gia quyền của thời gian mỗi lần thanh toán và được cụ thể hóa
thành đơn vị thời gian.Chúng đo lường quy mô và thời gian dòng tiền của trái phiếu.Trái
phiếu nào có lãi suất coupon cao và thời gian đáo hạn ngắn sẽ có vòng đời ngắn, ngược
lại trái phiếu có lãi suất coupon thấp và thời gian đáo hạn dài sẽ có vòng đời dài hơn.
Trái phiếu zero coupon có vòng đời bằng thời gian đáo hạn trong khi một trái phiếu
coupon có thời gian đáo hạn 30 năm có thể có vòng đời 8 đến 14 năm. Vậy ta có thể nói
một trái phiếu với zero coupon với thời gian 10 năm có cùng độ nhạy cảm về giá giống
như là trái phiếu 30 năm nhưng có vòng đời 10 năm.
Tuy vòng đời trái phiếu còn mang một số hạn chế cơ bản nhưng nó lại là một khái niệm
rất hữu ích trong phòng ngừa rủi ro. Nếu biết vòng đời một trái phiếu chúng ta có thể
phòng ngừa rủi ro trái phiếu bằng cách sử dụng vòng đời của một hợp đồng giao sau và
giao dịch cho đủ số lượng hợp đồng giao sau thích hợp.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo


Page 21


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Giả sử thay đổi trong lãi suất cho tất cả các trái phiếu là do những thay đổi trong lãi suất
đơn r - là lãi suất phi rủi ro của một trái phiếu chính phủ. Khi r thay đổi làm cho lãi suất
tất cả các trái phiếu thay đổi. Giả định hợp đồng giao sau dựa trên căn bản trái phiếu
chính phủ. Hợp đồng giao sau có già trị là f. Dựa vào các yếu tố cơ bản như giá , thời
gian còn lại của trái phiếu cho đến đáo hạn của hợp đồng giao sau và lãi suất coupon trái
phiếu chúng ta có thể suy ra thuật ngữ tỷ suất sinh lợi hàm ý và vòng đời hàm ý của
hợp đồng giao sau .
Lãi từ phòng ngừa rủi ro thay đổi theo giá trị của vị thế phòng ngừa như là kết quả của
những thay đổi trong lãi suất r. Nếu chúng ta tiến hành phòng ngừa rủi ro thì những thay
đổi này có giá trị bằng 0. Ta có công thức Nf là:
 ∆B  ∆ y f

N f = −
 ∆  ∆
 f  yB






Chúng ta có vòng đời như sau:
 ∆B  1 + y B 

DURB ≈ −

 B  ∆ yB 

Tương tự vòng đời hợp đồng giao sau được nhấn mạnh như sau:
 ∆ f  1 + y f

DUR f ≈ −
 f  ∆ y f






∆ y f = ∆ yB

Đặt

và thay vào Nf ta được:
 DURB
N f = −
 DUR
f


 B  1 + y f 
 

 f  1 + y 

B 



Tuy nhiên trong thực tế thì nghịch đảo của tỷ số phòng ngừa độ nhạy cảm được sử dụng
nhiều hơn. Đó là:
N f = −(Yieldbeta )

PVBPB
BVBPf

Trong đó
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 22


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

PVBPB hiện giá thay đổi trong điểm cơ bản của trái phiếu
PVBPB =

∆ B DURB .B
=
∆ yB
1 + yB

PVBPf là hiện giá thay đổi trong điểm cơ bản của hợp đồng giao sau.

PVBPf =

∆f
∆y

=−

DUR f . f
1+ yf

Trong thực tế biến số này là thay đổi trong giá trái phiếu (hoặc hợp đồng giao sau) đối
với thay đổi trong tỷ suất sinh lợi của

∆ yB

∆ yf

(hoặc

).

Beta tỷ suất sinh lợi là hệ số từ phương trình hồi quy tỷ suất sinh lợi trái phiếu trên tỷ suất
sinh lợi hàm ý của hợp đồng giao sau. Trong công thức độ nhạy cảm của giá chúng ta giả
định tỷ suất sinh lợi trái phiếu thay đổi tuyến tính so với tỷ suất sinh lợi trên hợp đồng
giao sau. Do đó Beta tỷ suất sinh lợi bằng 1 .
Khi đó
N f = −(Yieldbeta )

PVBPB
BVBPf


=

 DURB
−
 DUR
f


 B  1 + y f
 
 f  1 + y

B






Đây chính là công thức tính độ nhạy cảm của giá. Thực tế thì có khi giá trái phiếu và giá
giao sau không thay đổi theo tỷ lệ 1:1, trong trường hợp này ta nên đưa beta tỷ suất sinh
lợi vào trong công thức.
Vì công thức tính độ nhạy cảm của giá xem xét tính bất ổn của giá trái phiếu và giá giao
sau nên chúng phải chứa đựng những thông tin từ giá hiện tại chứ không phải là giá cả
trái phiếu từ phương trình hồi quy.
Trong thực tế thì cả 2 phương pháp ước lượng tỷ số phòng ngừa đều đáng giá cả. Tùy vào
từng trường hợp cụ thể phương pháp này mang tính thực tiễn hơn phương pháp khác
Trong công thức tính độ nhạy cảm của giá , vì chúng xuất phát từ phương trình vi phân
và tích phân nên công thức này cho thấy những phòng ngừa rủi ro để phòng thủ những

thay đổi rất nhỏ trong lãi suất. Những thay đổi này xảy ra trong một thời kỳ rất ngắn.Sau
một thời gian vòng đời trái phiếu và hợp đồng giao sau thay đổi và do đó cần một tỷ số
phòng ngừa rủi ro mới.

T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 23


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

Trong các ví dụ trước chúng ta mới chỉ nghiên cứu công cụ phòng ngừa là các trái phiếu
đơn lẻ.Thực tế thì người ta phòng ngừa rủi ro bằng một danh mục trái phiếu. Do đó giá trị
của tài sản cơ sở B là tổng giá trị các trái phiếu thành phần. Vòng đời DUR B là vòng đời
bình quân gia quyền của các trái phiếu thành phần với tỷ trọng của mỗi trái phiếu. Tỷ
trọng này tình theo giá trị thị trường của trái phiếu so với tổng giá trị thị trường của danh
mục. Tỷ suất sinh lợi yB là lãi suất chiết khấu để cho danh mục cân bằng với hiện giá của
tất cả các dòng tiền danh mục so với giá trị thị trường của danh mục.
2. Phòng ngừa hợp đồng giao sau chỉ số cổ phiếu

Phòng ngừa rủi ro độ nhạy cảm của giá không áp dụng được cho hợp đồng giao sau chỉ
số cổ phiếu. Do đó trong trường hợp này ta sử dụng theo phương pháp phòng ngừa rủi ro
theo phương pháp tối thiểu.
Ta thay



∆S = S RS

∆f = f rk

với rs là tỷ suất sinh lợi cổ phiếu thể hiện phần trăm thay đổi trong giá cả.
với rf là phần trăm thay đổi giá cả trong hợp đồng giao sau

Ta được
Nf =−


∆S
= − sf
∆f
fδ 2
f

Trong đó δsf là hiệp phương sai giữa rs và rf và δf2 là phương sai của rf .
Tiến hành chạy phương trình hồi quy phần trăm thay đổi trong giá giao ngay tính theo
phần trăm thay đổi trong giá giao sau ta sẽ có hệ số hồi quy βs.
Khi đó:
β
N f = − s
β
 f

 S

 f







Với βs là beta chỉ số cổ phiếu và βf là beta của hợp đồng giao sau.
Β của danh mục các cổ phiếu luôn luôn được đánh giá trên cơ sở một vài chỉ số trên cơ sở
mở. Nếu hợp đồng giao sau dựa trên một nền tảng tham chiếu các chỉ số mở rộng thì β
của hợp đồng giao sau trong phương trình ở trên bằng 1. Tuy nhiên cũng có nhiều danh
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 24


Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau

Group14

mục lại không dựa trên một nền tảng tham chiếu rộng rãi các chỉ số thị trường như thế
cho dù beta của chúng được đánh giá trên một diện rộng. Vậy nếu bạn sử dụng hợp đồng
giao sau như là một công cụ phòng ngừa rất hiệu quả cho danh mục đầu tư của bạn, bạn
nên biết đến beta của hợp đồng giao sau so với chỉ số giao sau dựa trên một tham vấn mở
rộng.
Ví dụ một danh mục đầu tư có beta =1.25; một hợp đồng giao sau danh mục các cổ phiếu
trên thị trường OTC có thể phòng ngừa rủi ro rất tốt với beta =1.1. Như vậy tỉ số
1.25/1.1=1,1364 là cơ sở để tính toán tỷ số phòng ngừa. Lưu ý rằng phương pháp phòng
ngừa ở đây không tính đến việc chia cổ tức đối với danh mục các cổ phiếu.
Thiết lập phần chênh lệch phòng ngừa rủi ro
Chúng ta biết rằng tác động của điều chỉnh theo thị trường đối với giá giao sau thì nhỏ vì
thế có thể xem hợp đồng kỳ hạn như hợp đồng giao sau và chúng ta thu được hoàn toàn
tiền lãi vào lúc đáo hạn hợp đồng.Trong thực tế nhiều khi lãi suất nhận được mỗi ngày và
lỗ từ hợp đồng giao sau có thể khác nhau rất lớn đủ để ta phải xem xét và đòi hỏi thiết lập

tỷ số phòng ngừa.Vấn đề này gọi là thiết lập chênh lệch phòng ngừa.
Thiết lập chênh lệch phòng ngừa liên quan đến vấn đề bổ sung tỷ số phòng ngừa do có
xét đến tác động điều chỉnh của thị trường. Phòng ngừa rủi ro có thể bao gồm cacs hợp
đồng giao sau co $ X tài sản cơ sở cần được giảm đi sao cho chúng thể hiện một tỷ lệ nhỏ
hơn $X của tài sản cơ sở. Dần dần quy mô của vị thế sẽ tăng lên. Tác động này sẽ được
điều chỉnh trùng khớp một cách chính xác kết quả của danh mục với kết quả của vị thế
giao sau.

IV.

Các chiến lược phòng ngừa cơ bản

1. Phòng ngừa rủi ro tỉ giá
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay thì giá cả hàng hóa của một quốc gia
nào đó phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến kinh tế của các nước trên thế giới.
Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của tỷ giá đến giá và lợi nhuận
khi bán các loại hàng hóa như thế nào và làm thế nào để quản lí các tác động không tốt
của tỉ giá lên các vị thế mua và vị thế bán một cách hiệu quả
1.1.

Tỷ giá hối đoái và phòng ngừa vị thế bán.

Một chủ trang trại nuôi gia súc lo ngại rằng vào tháng 3- thời điểm người chủ trang trại sẽ
bán gia súc của mình- giá bán sẽ giảm. Vì vậy, ông ta sẽ phòng ngừa việc giảm đó bằng
việc kí hợp đồng bán giao sau gia súc tháng 4.
Trường hợp 1: tỉ giá không thay đổi và basic là một hằng số
T.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Page 25



×