Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên nhân viên đến năng suất lao động khối sản xuất tại công ty SC johnson việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

VÕ VĂN ANH TÀI

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHỐI SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY SC-JOHNSON VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 60340102

TP. HCM, tháng 06/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------

VÕ VĂN ANH TÀI
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHỐI SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY SC-JOHNSON VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ THANH THU

TP. HCM, tháng 06/2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ THANH THU

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
…15 tháng …8. Năm 2015
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:

Họ và tên

STT

Chức danh hội đồng

1

GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

Chủ tịch

2

PGS.TS. NGUYỄN THUẤN


Phản biện 1

3

TS. LÊ QUANG HÙNG

Phản biện 2

4

TS. LẠI TIẾN DĨNH

Ủy viên

5

TS. PHẠM THỊ HÀ

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nều có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________________

________________________________________

TP.HCM, ngày 24. Tháng 03. năm 2014…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Võ Văn Anh Tài .......................Giới tính: Nam ................................
Ngày, tháng, năm sinh: 06/04/1973………………Nơi sinh: TP. HỒ CHÍ MINH ......
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh……………MSHV: 1241820197 ....................
I- Tên đề tài
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NHÂN
VIÊN ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KHỐI SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
SC-JOHNSON VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung
Nhiệm vụ: sử dụng kiến thức đã học và thực tiễn thu thập số liệu, tài liệu để Nghiên
cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên nhân viên đến năng suất lao động khối
sản xuất tại công ty SC-Johnson Việt Nam…...............................................................
Nội dung luận văn:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Các chính sách nhân sự công ty SC-Johnson việt nam
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết về động viên nhân sự và mô hình nghiên cứu
- Chương 4: Phương pháp và Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và Hàm ý quản trị
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/03/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/01/20015

V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. VÕ THANH THU ..............................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

GS.TS. VÕ THANH THU

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Võ Văn Anh Tài


- ii -

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận đươc sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và đơn vị. Tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn đến:
- GS.TS. Võ Thanh Thu, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Công
nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận

văn.
- Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Quản trị kinh doanh.
- Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Quản lý sau Đại học.
Tác giả xin chân thành cám ơn:
- Lãnh đạo Công ty TNHH SC-Johnson Việt nam
- Các thành viên quản lý các bộ phận Công ty TNHH SC-Johnson Việt nam.
- Toàn thể nhân viên làm việc của Khối sản xuất Công ty SC-Johnson Việt
nam.
- Các anh, chị Lớp Cao học Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghệ
TP. Hồ Chí Minh – Khóa 12 (12SQT21)
Đã đóng góp các ý kiến quý báu cho tác giả và tạo điều kiện thu thập dữ liệu để
tác giả hoàn thành luận văn. Vì kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người để đề tài hoàn
thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Văn Anh Tài


- iii -

TÓM TẮT
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên nhân viên đến năng suất lao
động khối sản xuất tại công ty SC-Johnson Việt Nam” là đề tài luận văn cao học
được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố động viên nhân viên với
năng suất lao động của công ty SC-Johnson Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
đề xuất mô hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố động viên nhân
viên với năng suất lao động, mô hình này được phát triển dựa trên lý thuyết về sự
động viên nhân viên của nhà nghiên cứu Kovach và lý thuyết năng suất lao động của

tác giả Joyce M. Hoffman & Mehra.
Với mô hình mà tác giả nghiên cứu đưa ra là mô hình theo thang đo động viên
có 6 thành phần: (1) Mục tiêu nghề nghiệp, (2) Điều kiện làm việc, (3) Đào tạo và
thăng tiến, (4) Quan hệ sản xuất, (5) Mức độ trao quyền, và (6) Chế độ đãi ngộ
vật chất. Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính với hình thức thảo luận
nhóm với các chuyên gia, các lãnh đạo của công ty SC-Johnson nhằm điều chỉnh, bổ
sung biến quan sát và khám phá các yếu tố cho các thang đo. Sau đó, tác giả tiến
hành nghiên cứu định lượng với 310 bảng câu hỏi được phát ra và thu lại có ý nghĩa
của các nhân viên khối sản xuất của công ty. Sau đó, tác giả đánh giá độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả đánh giá giá trị của thang đo
thông qua phân tích EFA và kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên
cứu bằng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội của mô
hình theo thang đo sự ảnh hưởng động viên nhân viên đến năng suất lao động.
Sau khi phân tích EFA với 09 lần loại biến, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố
của việc động viên ảnh hưởng đến năng suất lao động tại công ty SC-Johnson Việt
Nam, đó là: (1) Mục tiêu nghề nghiệp, (2) Chế độ đãi ngộ vật chất, (3) Mức độ
trao quyền, (4) Điều kiện làm việc, (5) Đào tạo và thăng tiến. Trong đó, yếu tố
Chế độ đãi ngộ vật chất với nhận định là yếu tố động viên nhân viên có ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất lao động.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài, Công ty SC-Johnson Việt Nam có thể áp dụng


- iv -

để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên ảnh hưởng đến năng suất lao
động tại công ty trong bối cảnh hiện nay. Và điều này có thể góp phần nâng cao
năng suất lao động thông qua các giải pháp, kiến nghị được trình bày trong nội
dung luận văn.
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

- Chương 2: Các chính sách nhân sự công ty SC-Johnson Việt Nam.
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết về động viên nhân sự và mô hình nghiên cứu.
- Chương 4: Phương pháp và Kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và Hàm ý quản trị.


-v-

ABSTRACT
“Researching the Impact of Employees Motivation on the Production Division
Productivity in SC-Johnson Vietnam Company” is a master thesis implemented
in order to find out the connections between the factors of employees motivation
and the productivity in SC-Johnson Vietnam Company. Besides, this research
also proposes a theoretical model to express the connections between the factors
of employees motivation and the productivity. This model is developed based on
the theory of employees motivation of the researcher Kovach and the theory of
productivity of Joyce M. Hoffman & Mehra.
The proposed model is a scale model with six factors of motivation: (1) Career
Objectives, (2) Working Conditions, (3) Education & Promotion, (4) Production
Relations, (5) Empowerment Level, and (6) Regulations of Pecuniary Treatment.
The authors apply methods of qualitative research in the form of group discussion
with experts, leaders of SC-Johnson Company to modify, and add the observed
variables as well as to explore the factors for the scales. After that, the authors
conduct a quantitative research with 310 questionaires distributed and recieved
with valued results of the employees of the Company’s Production Division.
Then, the authors test the reliability of the scales with Cronbach’s Alpha
coefficient, the value of the scales with EFA analysis, the model and research
hypotheses with methods of correlation analysis and multiple linear regression
within the scale model of the impact of employees motivation on the productivity.
After conducting EFA analysis eliminating variables 9 times, the research result

shows that there are 5 factors of motivation affecting the productivity in SCJohnson Vietnam Company. They are: (1) Career Objectives, (2) Regulations of
Pecuniary Treatment, (3) Empowerment Level, (4) Working Conditions
Production Relations, (5) Education & Promotion. Among them, Regulations of
Pecuniary Treatment is the factor of employees motivation that has the biggest
impact on the productivity.


- vi -

SC-Johnson Vietnam Company can apply this research result to evaluate the
impact of the factors of motivation on the productivty of the company in the
current context. And with the solutions and recommendations in this thesis, the
company can improve its productivity.
Apart from the references and appendices, this thesis content includes 5 chapters:
- Chapter 1: Research Overview
- Chapter 2: The Personnel Policies of SC-Johnson Vietnam Company
- Chapter 3: Theoretical Foundations of Employees Motivation and Research
Model
- Chapter 4: Research Methods and Results
- Chapter 5: Conclusion and Management Implications


- vii -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT............................................................................................................. iii
ABSTRACT ........................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 1
1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
1.4. Tổng quan và điểm mới của luận văn ......................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
1.5.1.Phương pháp định tính .......................................................................... 5
1.5.2. Phương pháp định lượng ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CÔNG TY SC-JOHNSON VIỆT
NAM....................................................................................................................... 8
2.1 Giới thiệu tổng quan về hoạt động Công ty ................................................. 8
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 8
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ........................................................................ 9
2.1.3.Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 10
2.1.4. Vai trò và trách nhiệm của các bộ phận thuộc khối sản xuất: .... 11
2.2.Giới thiệu các chính sách nhân sự của công ty ảnh hưởng đến năng suất lao
động .................................................................................................................. 11
2.2.1. Chương trình đào tạo và phát triển / chuyển đổi công tác........... 11
2.2.2. Chính sách khen thưởng – (Now Thanks) ..................................... 17


- viii -

2.2.3. Chương trình phúc lợi ........................................................................ 20
2.2.4.Quản lý lương thưởng và cách đánh giá nhân viên ............................. 21
2.3. Hiện trạng năng suất lao động tại Công ty SCJ ........................................ 25
2.3.1. Thống kê năng suất lao động tại Công ty SCJ hiện nay .................... 25

2.3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng động viên nhân viên hiện tại đến năng suất lao
động. ............................................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN NHÂN SỰ VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 32
3.1. Lý thuyết động viên người lao động ......................................................... 32
3.1.1. Khái niệm. .......................................................................................... 32
3.1.2 Các hình thức động viên lao động....................................................... 32
3.1.3. Mô hình các yếu tố động viên lao động ............................................. 38
3.2.

Lý thuyết về năng suất ........................................................................ 39

3.2.1.

Năng suất là gì ............................................................................. 39

3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. ............................. 42
3.2.3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất lao động............................ 44
3.3. Mối tương quan giữa các yếu tố động viên và yếu tố ảnh hưởng năng suất
lao động ............................................................................................................ 45
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................. 48
4.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 48
4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 48
4.1.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................... 48
4.2. Đánh giá độ tin cậy ................................................................................... 51
4.3. Kiểm định mô hình.................................................................................... 53
4.4. Kết quả các thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................ 54
4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ................... 57
4.6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................ 63

4.7. Kết quả tương quan giữa các thành phần trong thang đo ......................... 68


- ix -

4.8. Kết quả hồi quy đa biến ............................................................................ 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 78
5.1 Hàm ý quản trị ............................................................................................ 78
5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 79
Kết luận ............................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 87
Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ................................................. 89
Phụ lục 2: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ............................................. 98
Phụ lục 3: BẢNG CHỌN MẪU.................................................................... 101
Phụ lục 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS 20.0 ............................................ 109


-x-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
5S

: Sàng lọc – Sạch sẽ - Sắp xếp - Săn sóc - Sẵn sàn

&

: và

BGĐ


: Ban Giám Đốc

DN

: Doanh nghiệp

HSE

: Health – Safety – Environment

MMTB

: Máy Móc Thiết Bị

NSLĐ

: Năng suất lao động

QA

: Quality Assurance

QC

: Quality Control

SCJ

: SC-Johnson Việt Nam


TQM

: Total Quality Management


- xi -

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:Số liệu tình trạng năng suất sản xuất của các chuyền. ......................... 25
Bảng 2.2:Số liệu được cập nhật năng suất lao động Tháng 6/ 2014. ................... 26
Bảng 3.1: Bảng thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố động viên và yếu tố ảnh
hưởng năng suất lao động .................................................................................... 46
Bảng 4.1: Thang đo và mã hóa thang đo động viên ............................................. 49
Bảng 4.2: Số lượng bảng câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 55
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả giới tính ............................................................. 55
Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả độ tuổi................................................................ 56
Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả chức vụ .............................................................. 56
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả thu nhập ............................................................. 57
Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả hình tức lao động ............................................... 57
Bảng 4.8: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Mục tiêu nghề nghiệp 58
Bảng 4.9: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Điều kiện làm việc ..... 59
Bảng 4.10: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đào tạo và thăng tiến60
Bảng 4.11: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ sản xuất ..... 61
Bảng 4.12: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Mức độ trao quyền .. 62
Bảng 4.13: Bảng Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Chế độ đãi ngộ ......... 63
Bảng 4.14: Bảng Kiểm tra KMO and Bartlett's lần 1 .......................................... 64
Bảng 4.15: Bảng phương sai trích lần đầu ........................................................... 64
Bảng 4.16: Bảng Kiểm tra KMO and Bartlett's lần cuối ..................................... 65
Bảng 4.17: Bảng Kiểm tra KMO and Bartlett's lần 1 .......................................... 66
Bảng 4.18: Bảng cảm nhận mức độ cảm nhận sự hài lòng .................................. 67

Bảng 4.19: Kết quả phân tích tương quan ............................................................ 69
Bảng 4.20: Tóm tắt đánh giá độ phù hợp mô hình............................................... 70
Bảng 4.21: Phân tích phương sai ANOVA – Kiểm định độ phù hợp mô hình ... 71
Bảng 4.22: Phân tích mô hình - Hệ số hồi quy .................................................... 71
Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. ................... 74


- xii -

Bảng 4.24: Kết quả thống kê về mức độ ảnh hưởng các yếu tố động viên đến năng
suất lao động ........................................................................................................ 75
Bảng 5.1: Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 78


- xiii -

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 6
Hình 2.1: Các sản phẩm của Công ty SC-Johnson Việt nam................................. 8
Hình 2.2: Biểu đồ thống kê chi phí sản xuất cho năm tài chính 2013-2014 .......... 9
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức SC-Johnson Việt nam ................................................. 10
Hình 3.1: Các loại nhu cầu của con người theo quan niệm của Maslow. ............ 33
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động.................. 39
Hình 3.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất lao động ............................. 45
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động ........................................................................................................ 68
Hình 4.2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động ................. 76


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Phần này trình bày ý nghĩa và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu, từ đó xác
định mục tiêu, đối tượng, phạm vi, khung và phương pháp nghiên cứu, thứ tự các
công việc cần thực hiện đề tài để đạt các mục tiêu đã đề ra.

1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay đã có một sự thay đổi rất lớn về nhận thức của người
quản lý doanh nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp. Nếu như trước
đây người lao động được xem như là chi phí đầu vào thì hiện nay người lao động
được xem như tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá quyết định sự thành bại của
một doanh nghiệp.
Tại công ty SC-Johnson Việt Nam trong những năm gần đây, khi sản lượng cần
sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cao (năm tài chính 2009-2010 đã
tăng từ hai đến năm lần cho các loại sản phẩm khác nhau so với năm tài chính
1999-2000), lượng người mới cần được tuyển vào nhiều.Từ những năm 2010 đến
2014, mức tăng trưởng chậm, tuy vậy để tăng năng suất và cắt giảm chi phí sản
xuất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh công ty có khuynh hướng tuyển nhiều
lao động phổ thông không cần tri thức cao. Những nhân viên này chỉ có nhiệm
vụ đảm nhận việc phát hiện lỗi mà không cần giải quyết sự cố khi sản xuất, và
không được can thiệp bất kỳ hệ thống kiểm soát và quản lý nào trong công ty.
Bên cạnh đó, một số chương trình huấn luyện đào tạo nhân viên bị cắt bớt, ... Từ
đó đã dẫn đến những hệ quả đáng tiếc xảy ra như: nhân viên phàn nàn vì không
có nhiều cơ hội được đào tạo và phát triển, nhân viên cảm giác không hài lòng về
môi trường làm việc, thiếu kinh nghiệm làm việc, tinh thần làm việc nhóm không
cao,.... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động hiện tại của công ty
như hiện tượng gia tăng những sự cố về chất lượng, trễ kế hoạch sản xuất, máy
móc thiết bị hư hỏng nhiều và an toàn phát sinh do những hành vi không phù hợp
của nhân viên trong công ty.



2

Trong bối cảnh như vậy, là thành viên công ty, tôi quyết định chọn đề tài làm
luận văn Thạc Sĩ “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên nhân viên
đến năng suất lao động khối sản xuất tại công ty SC-Johnson Việt Nam”
Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty đánh giá được
mức độ động viên nhân viên sản xuất, những yếu tố tác động đến năng suất trong
doanh nghiệp. Từ đó ban lãnh đạo có những chính sách hợp lý nhằm nâng cao
mức độ động viên nhân viên sản xuất.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên ảnh hưởng đến năng suất lao động
khối sản xuất tại Công ty SC-Johnson Việt Nam.
- Từ kết quả khảo sát, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm quản trị nguồn nhân lực
thông qua việc động viên nhân viên một cách khoa học, đáp ứng yêu cầu trước
mắt và lâu dài của công ty.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các câu hỏi sau sẽ định
hướng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu sau:
- Các yếu tố động viên nguồn lực nào ảnh hưởng đến năng suất tại công ty SCJ?
- Các chính sách nào cần cải thiện để nâng cao mức độ động viên nhân viên khối
sản xuất tại SCJ?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là sự ảnh hưởng các yếu tố động viên nhân viên sản xuất
- Đối tượng khảo sát là nhân viên sản xuất đang làm việc toàn thời gian theo giờ
hành chánh và theo ca sản xuất tại công ty SCJ.
- Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu khối sản xuất tại công ty SCJ.

1.4. Tổng quan và điểm mới của luận văn

Khi thực hiện Luận văn này, học viên đã tiếp cận nhiều tài liệu, sau đây là các tác
phẩm tiêu biểu xin được nêu ra như sau:
- Mô hình mười yếu tố động viên nhân viên của Kovach (1946). Mô hình này
sau khi được công bố đã được phổ biến rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu


3

lặp lại nhằm khám phá và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân
viên theo mức độ tác động, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất xếp thứ nhất và yếu tố
xếp thứ mười là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến động viên nhân viên tại (1) các
thời điểm khác nhau (vd, Kovach (1946); Kovach (1981); Kovach (1986); Wiley
(1992) trích trong Islam & Ismail (2008)), (2) các quốc gia khác nhau (vd, Wong,
Siu & Tsang (1999)), và (3) các ngành công nghiệp khác nhau (vd, Simons &
Enz (1995)).
- Trong một nghiên cứu khác, Panagiotakopoulos (2013) thực hiện tại các doanh
nghiệp nhỏ ở Hy Lạp nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến động viên
nhân viên ở thời kỳ nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng để giúp các
doanh nghiệp nhỏ tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích kết quả thực hiện
của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện trên 65 nhân viên đang làm việc tại 20
doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực dịch vụ và sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố: Học tập tại nơi làm việc, Thiết kế công việc, và Phẩm chất của
cấp trên/ quản lý là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến động viên nhân viên
tại các doanh nghiệp nhỏ.
- Nghiên cứu của ThS.Nguyễn Thị Phương Dung (2012) về “Xây dựng thang đo
động viên nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ” nhằm xây dựng,
kiểm định thang đo động viên nhân viên cùng lúc xem xét mức độ quan trọng của
các thang đo này. Nghiên cứu tham khảo thang đo động viên của Lê thanh Dũng
(2007) và thang đo của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) để phát
triển các biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo động viên nhân

viên khối văn phòng bao gồm: 1) Các qui định và chính sách, 2) Quan hệ làm
việc, 3) Công việc thú vị, và 4) Phúc lợi xã hội.
- Trần Thị Hoa (2013) đã thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
động viên nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh”, sử dụng mô hình nền là mô hình mười yếu tố động
viên nhân viên của Kovach (1946) với mẫu khảo sát hợp lệ 274 nhân viên văn
phòng đang làm việc toàn thời gian trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa


4

bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xác định, kiểm định và đánh giá mức độ quan
trong của các yếu tố ảnh hưởng đến động viên làm việc của nhân viên. Thang đo
hiệu chỉnh gồm các yếu tố 1) Chế độ đãi ngộ vật chất, 2) Công việc, 3) Điều kiện
làm việc, 4) Quan hệ làm việc, 5) Đào tạo và thăng tiến, 6) Văn hóa doanh
nghiệp và 7) Thương hiệu nhà tuyển dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm yếu
tố tác động có ý nghĩa: Đào tạo và thăng tiến, Điều kiện làm việc, Chế độ đãi
ngộ vật chất, Văn hóa doanh nghiệp và Thương hiệu nhà tuyển dụng là các yếu tố
quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đối với động viên nhân viên.
-Nghiên cứu của Ross Chapman & Khleef Al- Khawaldeh (2002) xác định mức
độ ứng dụng TQM, sau đó nghiên cứu mối liên hệ giữa TQM và năng suất lao
động trong các công ty công nghiệp ở Jordan. Dựa trên một nghiên cứu khái quát
trước đó về TQM, tám yếu tố quyết định cho sự thành công của TQM được nhận
ra và sử dụng trong nghiên cứu, đó là: 1) Sự hợp tác của nhân viên. 2) Giáo dục
và đào tạo. 3) Sự truyền thông trong tổ chức. 4) Tập trung vào khách hàng. 5) Ra
quyết định dựa trên sự kiện. 6) Kiểm soát chất lượng bằng thống kê. 7) Cam kết
của tổ chức về chất lượng và cải tiến liên tục. 8) Sự thống nhất trong mục đích.
Tổng thể của nghiên cứu là 90 công ty công nghiệp ở Jordan, dữ liệu được thu
thập thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn cá nhân, thang đo Likert 5 điểm (từ
hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý) được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi được triển khai, thử nghiệm, sửa đổi và sau đó gởi đến các nhà
quản lý chất lượng trong tất cả các công ty ở Jordan, 76 nhà quản lý đồng ý hợp
tác qua việc hoàn thành bảng câu hỏi, năm nhà quản lý từ 5 công ty có mức độ áp
dụng TQM cao được chọn để phỏng vấn sâu. Đề tài đã phân tích dữ liệu dựa trên
phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy đa biến.
Nghiên cứu của đề tài này là khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động. Do đó, tác giả học hỏi từ các nghiên cứu này về cách thu thập dữ liệu,
phỏng vấn sâu, thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi và phương pháp phân tích
dữ liệu.


5

Như vậy, các nghiên cứu dù được thực hiện ở nước ngoài hay Việt Nam, và đề
tài nghiên cứu về động viên nhân viên, năng suất lao động thì kết quả nghiên cứu
của các tác giả cũng đều có điểm chung, tương quan đề cập tới các yếu tố về
Công việc, Thu nhập và phúc lợi, Cơ hội thăng tiến, Văn hóa doanh nghiệp, Mức
độ trao quyền, Môi trường làm việc, và Quan hệ làm việc có ảnh hưởng đến năng
suất lao động.
Đóng góp của đề tài: Với đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, điểm mới là
phân tích được sự ảnh hưởng của các yếu tố động viên nhân viên thuộc khối sản
xuất đến năng suất lao động tại hầu hết các doanh nghiệp nói chung hay công ty
SC-Johnson Việt nam nói riêng. Qua đó các doanh nghiệp có thể thay đổi các
chính sách nhân sự động viên nhân viên phù hợp nhằm tăng năng suất lao động.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1.Phương pháp định tính
Phương pháp định tính: tiến hành bằng cách thảo luận nhóm 30 người để tìm
hiểu các khái niệm nghiên cứu, những nghiên cứu trước đây, từ đó đưa ra thang
đo nháp (Xem Phụ lục: 1). Tiếp theo nghiên cứu, tác giả thực hiện phỏng vấn

khoảng 6 nhân viên tại công ty theo cách lấy mẫu thuận tiện. Một bảng câu hỏi
với một bộ câu hỏi thô đề cập đến các yếu tố nhu cầu trong thứ bậc của Abraham
Maslow sẽ được phân phát và thu thập nhằm xác định lại mức độ thích hợp của
các câu hỏi, các thang đo để có thể áp dụng cho phần nghiên cứu.

1.5.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng: dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp thông qua
bảng câu hỏi đã được điều chỉnh, các công cụ thống kê, mô hình kinh tế lượng
nhằm tìm hiểu bản chất của hiện tượng và mang tính khái quát cho số đông
nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các giá trị và độ tin cậy
của thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết đánh giá nhu cầu, mức độ động viên
trong công ty cũng như khả năng có thể rút gọn các và tóm tắt dữ liệu thông qua
phương pháp phân tích nhân tố.


6

Việc kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và phân tích ANOVA để phân tích
sự khác nhau về nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu giữa các nhóm đối tượng khác
nhau dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê trên SPSS.
Quy trình nghiên cứu đề tài:

Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu


7

Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày ý nghĩa của luận văn này đến công ty SC-Johnson Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay, nêu ra tình trạng kinh doanh ảnh hưởng đến tổ
chức, đến nhân sự và sự cấp thiết của đề tài phân tích các yếu tố tác động cải
thiện môi trường hoạt động trong sản xuất. Qua đó thể hiện được mục tiêu nghiên
cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên ảnh hưởng đến năng
suất lao động khối sản xuất tại Công ty SC-Johnson Việt Nam. Tác giả đã xác
định đối tượng nghiên cứu trong luận văn là sự ảnh hưởng các yếu tố động viên
nhân viên sản xuất và đối tượng khảo sát là nhân viên sản xuất đang làm việc
toàn thời gian theo giờ hành chánh và theo ca sản xuất tại công ty SCJ. Đồng thời
giới thiệu tổng quan các nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để đề tài nghiên
cứu có tính thiết thực và đầy đủ các bước thực hiện đúng theo qui trình nghiên
cứu. Chương 2 sẽ giới thiệu các thông tin của Công ty SC-Johnson Việt Nam về
các chính sách và năng lực hiện tại.


8

CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CÔNG TY SCJOHNSON VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về hoạt động Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH SC JOHNSON (Việt nam)
Địa chỉ: Số 1, Đường Số 9, KCN Sóng thần 1, huyện Dĩ An
Quy mô: 250-400 người. Điện thoại: 0650. 742.230 (6 đường truyền)
Website: www.scjohnson.com/company/lo
Mô tả: Công ty TNHH SC JOHNSON Việt Nam (100% vốn nước ngoài) được
thành lập từ năm 1996 tại KCN Sóng thần 1, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trụ
sở đặt chính đặt tại Wisconcin, USA (Hoa Kỳ). Công ty tổ chức xây dựng dây
chuyền Hóa chất và lắp dây chuyền mới nhang khoanh diệt muỗi, chuyên sản
xuất các loại chất diệt côn trùng, chất xịt thơm phòng, chất làm sạch và các chất
thanh trùng (Raid, Off, Duck, Mr Muscle, Glade,...).


Hình 2.1: Các sản phẩm của Công ty SC-Johnson Việt nam


×