Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.8 KB, 56 trang )

Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC

TRẦN THÁI B ÌNH
Mã Số SV: 4031506
Lớp: Ngoại thương khóa 29

CẦN THƠ – 2007

GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC

Trang 1

SVTH: TRẦN THÁI BÌNH


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ......... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................ ................................ .................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ..................... 2


1.3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ................................ ............... 3
1.4. Giới hạn phạm vi nhiên cứu................................ ................................ ......... 4
1.5. Lược khảo các tài liệu có liên quan................................ .............................. 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................ ................................ ................................ ............ 8
2.1. Phương pháp luận ................................ ................................ ....................... 8
2.1.1. Lý thuyết về sự phản ứng quá mức (Overreaction Hypothesis). ............. 8
2.1.2. Lý thuyết về sự phản ứng quá thấp (Underreaction Hypothesis). .......... 9
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ ............. 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và mô tả số liệu ................................ ......... 9
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ ......... 11

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM. ................................ ................................ ................................ ......... 16
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán
TPHCM. ................................ ................................ ................................ ............ 16
3.2. Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết của nhà đầu tư tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TPHCM ................................ ................................ ....... 17
3.3. Các quy định mới về giao dịch. ................................ ................................ .. 18
3.3.1. Lệnh giới hạn ................................ ................................ .......................... 18
3.3.2. Lệnh thị trường ................................ ................................ ....................... 18
3.3.3. Lệnh mở cửa (ATO) và đóng cửa (ATC). ................................ ............... 19
3.3.4.Thời gian giao dịch. ................................ ................................ ................. 19
3.3.5. Phương thức giao dịch. ................................ ................................ ............ 19


3.3.6. Nguyên tắc khớp lệnh. ................................ ................................ ............. 20
3.3.7. Đơn vị giao dịch. ................................ ................................ ..................... 20
3.3.8. Biên độ dao động giá. ................................ ................................ .............. 20

3.3.9. Giá tham chiếu ................................ ................................ ......................... 20
3.3.10. Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài: .......................... 21
3.4. Các nhà đầu tư trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. .......... 21
3.5. Qui trình công bố thông tin và giám sát hoạt động công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam................................. ................................ ... 24
3.6. Một số chỉ tiêu thông dụng dùng để định giá cổ phiếu của các nhà đầu tư
tại trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. ................................ ............... 29
3.6.1. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS ................................ ........... 30
3.6.2. Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu – P/E. ................................ .......... 30
3.6.3. Cổ tức - khả năng chia cổ tức bằng cổ phiếu. ................................ ......... 33
3.6.4. Quyền cổ đông hiện hữu được mua thêm cổ phiếu với giá ưu đãi khi
chức niêm yết phát hành thêm cổ phiếu (rights). ................................ ............ 32

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ ................................ ............. 35
4.1. Các kết quả đạt được của Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM sau
bảy năm thành lập. ................................ ................................ ........................... 35
4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về sự phản ứng quá mức tại HoSTC. ........ 38
4.3. Đánh giá kết quả ................................ ................................ ......................... 41

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................ ....................... 42
5.1. Đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phản ứng quá thấp
(underreaction) ở Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM ...................... 42
5.2. Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư mới gia nhập hoặc chuẩn bị gia nhập
thị trường ................................ ................................ ................................ ........... 44

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO CÁC NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO VỀ ĐỀ T ÀI ................................ ............................... 46
6.1. Kết luận ................................ ................................ ................................ ....... 46



6.2. Hạn chế của Luận văn và các đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo về đề
tài................................. ................................ ................................ ....................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ ................................ ........ 48

CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 6 năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua nhiều
thăng trầm và thật sự bùng nổ trong năm 2006 với chỉ số VN-Index tăng gần 144%
(theo www.vse.org.vn ). Sự bùng nổ của thị trường Chứng khoán Việt Nam đã tạo
thêm một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn vào nền kinh tế; đồng thời, giúp cho
người dân có thêm một kênh đầu tư mới, hiệu quả. Sự bùng nổ của thị trường đã thu
hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong năm
2006 vừa qua, với số lượng các tài khoản đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần
từ 32.000 lên 120.000 (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số 848). Tuy nhiên, thị trường
chứng khoán chỉ mới được phát triển mạnh trong thời gian gần đây, khuôn khổ pháp
lí còn đang trong quá trình hoàn thiện. Đại đa số các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà
đầu tư cá nhân trong nước, chưa có những nghiên cứu sâu cũng như chưa có những
chiến lược đầu tư bài bản, họ chủ yếu “mua bán theo cảm tính”, “đầu tư theo phong
trào” (www.mof.gov.vn, 24/01/2007). Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà
đầu tư trên thị trường mới mẻ, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít cạm bẩy này.
Trong một nghiên cứu gần đây, Hồ Viết Tiến (2006) kết luận rằng thị trường
chứng khoán Việt Nam không hiệu quả ở mức thấp nhất (weak form)*. Điều này có
nghĩa là các đặc tính bất thường (anomaly), trong đó có sự phản ứng quá mức
(overreaction), có thể tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo giả thuyết
của De Bondt, Werner F. M. và Richard Thaler (1985) về sự phản ứng quá mức của

thị trường chứng khoán, các cổ phiếu có sự tăng giá mạnh ở thời điểm hiện tại sẽ
giảm giá mạnh trong tương lai và ngược lại. Nếu giả thuyết n ày là đúng thì các nhà
*Theo Fama (1970), tính hiệu quả của thị trường được chia làm ba mức độ từ thấp đến cao như
sau: mức độ yếu (weak form), mức độ khá mạnh (semi-strong form), mức độ mạnh (strong form).
Với Thị trờng hiệu quả, giá chứng khoán sẽ được điều chỉnh thích đáng một cách nhanh chóng
mỗi khi xuất hiện một thông tin mới nào đó.


đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận bất thường (lợi nhuận cao hơn mức bình quân
chung của thị trường) bằng cách thiết lập các chiến lược kinh doanh “ngược”
(contrarian strategy). Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc
(2006) với số liệu nghiên cứu về tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm
giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM) được lấy từ tháng 5 năm
2002 đến tháng 8 năm 2005 lại cho thấy không có bằng chứng thực tế về sự phản
ứng quá mức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng các nhà
đầu tư khó có thể kiếm được lợi nhuận bất thường thông qua việc sử dụng chiến
lược kinh doanh “ngược”. Tuy nhiên, nghiên cứu trên có một số hạn chế khách quan
như: tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, số lượng các công ty niêm yết tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSTC) còn quá ít (16 công ty), thời gian nghiên
cứu ngắn, các cổ phiếu có chất lượng tốt (blue chip) chưa nhiều. Đồng thời, sự quan
tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng không được mạnh mẽ như thời
gian gần đây. Điều đó có thể đ ã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả nghi ên cứu.
Đề tài này sẽ kiểm định lại sự phản ứng quá mức trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong điều kiện thị trường đã có những biến đổi hết sức nhanh chóng và
sâu sắc so với thời điểm của nghiên cứu trước đó. Kết quả nghiên cứu này, hy vọng
sẽ cập nhật các thay đổi nhanh chóng trên cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề
này. Đồng thời, kết luận của nghiên cứu cũng sẽ là thông tin tham khảo hữu ích đối
với các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá mới
mẻ, lại thường xuyên biến động khó đoán như trong thời gian vừa qua.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm kiếm những bằng chứng thực tế về sự phản ứng quá mức tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TPHCM để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu
sử dụng các chiến lược đầu tư phù hợp với đặc thù của thị trường chứng khoán Việt
Nam.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Nghiên cứu về sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam.

b) Chứng minh sự tồn tại của phản ứng quá mức tại Trung tâm giao dịch

chứng khoán TPHCM
c) Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho
các nhà đầu tư nhằm hạn chế rủi ro và thu nhiều lợi nhuận.
1.3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Kiểm định giả thuyết
Luận văn được thực hiện nhằm kiểm định giả thuyết: “trong trường hợp thị
trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả ở mức thấp nhất (weak form), sẽ có
những bằng chứng thực tế cho thấy có sự phản ứng quá mức (overreaction) của các
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đó chính là cơ sở để các nhà
đầu tư có thể áp dụng chiến lược kinh doanh “ngược” (constrarian strategy) để tìm
kiếm lợi nhuận bất thường tại thị trường chứng khoán này.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.
Các nhà đầu tư có phản ứng quá mức đối với các thông tin trên thị trường này
không?
Trong trường hợp có Sự phản ứng quá mức trên thị trường thì có các chiến lược

kinh doanh nào phù hợp với nó? Trong trường hợp ngược lại thì sao?
1.4. Giới hạn phạm vi nhiên cứu
Về không gian: do đặc điểm qui mô thị trường và phương thức vận hành có khác
nhau giữa hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM nên đề tài
nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch
TPHCM.


Về thời gian : số liệu phân tích được lấy trong khoảng cuối tháng 3 năm 2005 đến
giữa tháng 4 năm 2007.
Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề phản ứng quá mức
(overreaction) tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM, sử dụng các nghiên
cứu trước đây, xem thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả ở mức thấp
nhất (weak form)

1.5. Lược khảo các tài liệu có liên quan
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Sự phản ứng quá mức là chủ đề các nhà nghiên cứu về tài chính đặc biệt quan
tâm trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này tập
trung vào thị trường chứng khoán Mỹ. Những bằng chứng thực tế đầu tiên ủng hộ
cho giả thuyết về sự phản ứng quá mức được tìm thấy trong một nghiên cứu của De
Bondt và Thaler (1985). Sử dụng dãy số lợi nhuận (được tính bằng chênh lệch giá cổ
phiếu giữa 2 quan sát liền kề nhau) theo thời gian với tần suất tháng của tất cả các
loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York từ tháng 11926 đến tháng 12-1986, De Bondt và Thaler thành lập hai danh mục (portfolio), đó
là danh mục “thắng” (winner) và danh mục “thua” (loser), dựa trên lợi nhuận bất
thường (lợi nhuận của từng loại cổ phiếu trừ lợi nhuận của chỉ số chứng khoán) của
các loại cổ phiếu. Kết quả là danh mục “thua” trong giai đoạn quan sát có lợi nhuận
trong giai đoạn tiếp theo cao hơn danh mục “thắng” 24,6%. Điều này chứng tỏ rằng
có một sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư với các thông tin đ ược công bố
trên thị trường. Theo De Bondt và Thaler (1985), các bằng chứng này hàm ý

rằng thị trường chứng khoán New York không hiệu quả ở mức độ thấp nhất (weak
form). Trong một nghiên cứu sau đó, De Bondt và Thaler (1987) cũng tìm thấy có
một sự đảo ngược mang tính hệ thống trong biến động giá của các cổ phiếu ni êm yết
trên thị trường chứng khoán New York. Tuy nhiên, các

cho rằng sự phản ứng

quá mức không phải là do sự khác biệt về quy mô giữa hai danh mục và khác biệt
trong đo lường rủi ro.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Giả thuyết về sự phản ứng quá mức tồn tại trong thị trường chứng khoán Mỹ
một lần nữa được xác nhận thông qua kết quả nghiên cứu của Howe (1986). Sử
dụng dãy số lợi nhuận theo thời gian với tần suất tuần của tất cả các loại cổ phiếu
được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York trong giai đoạn 1963-1981,
Howe chứng minh rằng các thông tin “tốt” (good news) làm cho cổ phiếu tăng cao
ngay khi thông tin được công bố, nhưng lại sụt giảm trong giai đoạn 50 tuần tiếp
theo. Ngược lại, các thông tin “xấu” (bad news) sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng cao
hơn mặt bằng chung của thị trường trong khoảng thời gian 20 tuần sau khi thông tin
được công bố. Ngoài ra, Howe còn chỉ ra rằng khác biệt trong lợi nhuận bình quân
lũy kế giữa danh mục các cổ phiếu với thông tin “xấu” và danh mục các cổ phiếu
với thông tin “tốt” là lớn hơn không trong suốt giai đoạn quan sát. Tương tự, các
nghiên cứu được thực hiện bởi Brown và Harlow (1988), Chopra và các cộng sự
(1992), Ma và các cộng sự (2005) đã cung cấp các bằng chứng vững chắc để khẳng
định rằng sự phản ứng quá mức tồn tại trong thị tr ường chứng khoán Mỹ.
Trái ngược với hầu hết các nghiên cứu được đề cập ở trên, Davidson III và
Dutia (1989), bằng việc sử dụng một mẫu nghiên cứu gần như bao gồm tất cả các
loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và

American Exchange (AMEX) trong giai đoạn 1963-1985, đã tìm ra các bằng chứng
bác bỏ giả thuyết có sự phản ứng quá mức trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể,
họ đã chứng minh được rằng các cổ phiếu thuộc danh mục “thắng” sẽ tiếp tục
“thắng” và các cổ phiếu thuộc danh mục “thua” sẽ tiếp tục “thua” trong khoảng thời
gian ít nhất là một năm sau đó. Nói một cách khác, giá của các loại cổ phiếu đã có
sự trì hoãn trong phản ứng (delayed reaction) đối với thông tin
Baytas và Cakici (1999) đã kiểm định của giả thuyết về sự phản ứng quá mức
cho 7 thị trường chứng khoán ở các nước phát triển (Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Đức,
Pháp và Ý) trong giai đoạn 1982-1991. kết quả là nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng
sự phản ứng quá mức tồn tại trong tất cả các thị trường chứng khoán ở trên, trừ thị
trường chứng khoán của Mỹ.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Liên quan đến các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging stock markets),
Da Costa (1994) nghiên cứu sự phản ứng quá mức cho thị trường chứng khoán
Brazil trong giai đoạn 1970-1989. sử dụng mô hình thị trường và mô hình CAPM có
điều chỉnh, Da Costa chỉ ra rằng danh mục các cổ phiếu “thua” có lợi nhuận cao hơn
lợi nhuận của thị trường là 17,63%, trong khi đó danh mục các cổ phiếu “thắng” có
lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận của thị trường là 20,25% cho khoảng thời gian 24
tháng kể từ khi xác lập các danh mục. Trong một nghiên cứu khác, Bowman và
Iverson (1998) kiểm định giả thuyết về sự phản ứng quá mức trong ngắn hạn cho thị
trường chứng khoán New Zealand bằng cách sử dụng dãy số lợi nhuận của cổ phiếu
theo thời gian với tần suất tuần trong suốt giai đoạn 1967 -1986. Kết quả chủ yếu của
nghiên cứu này cho thấy rằng giả thuyết về sự phản ứng quá mức trong ngắn hạn
không thể bị bác bỏ cho thị trường chứng khoán New Zealand. Cụ thể là, lợi nhuận
bất thường của danh mục các cổ phiếu “thua” và danh mục các cổ phiếu “thắng” ở
tuần sau khi xác lập các danh mục lần lượt là 2,4% và 1,5%.
Ở khu vực Châu Á, Otchere và Chan (2003) nghiên cứu sự phản ứng quá

mức trong ngắn hạn cho thị trường chứng khoán Hong Kong bằng cách sử dụng dãy
số lợi nhuận của cổ phiếu theo thời gian với tần suất ng ày từ tháng 3-1996 đến
tháng
6-1998. Một cách tổng quát, các bằng chứng thu được từ nghiên cứu này cho thấy
rằng sự phản ứng quá mức tồn tại trong thị trường chứng khoán Hồng Kông. Cụ thể
là, sự đảo ngược về giá của danh mục các cổ phiếu “thắng” và “thua” thể hiện rõ
trong giai đoạn trước khủng hoảng hơn là trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài
chính ở Châu Á. Tuy nhiên, sau khi tính đến các chi phí giao dịch, Otchere và chan
tìm thấy rằng các nhà đầu tư không thể kiếm được lợi nhuận bất thường nếu chỉ đơn
thuần dựa trên chiến lược đầu tư trái ngược. Bên cạnh đó, Wang và các cộng sự
(2004) đã nghiên cứu sự phản ứng quá mức trong ngắn hạn cho thị trường chứng
khoán Trung Quốc bằng việc sử dụng dãy số lợi nhuận theo thời gian với tần suất
tuần của 301 cổ phiếu từ tháng 8-1994 đến tháng 7-2000. Các đã tìm thấy các bằng
chứng có ý nghĩa về sự phản ứng quá mức trong ngắn hạn cho thị trường chứng
khoán Trung Quốc. Cụ thể là, danh mục “thua” có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

thị trường 0,55% , trong khi đó danh mục “thắng” có lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận
của thị trường 0,52% trong một tuần tiếp theo sao khi xác lập các danh mục.
Tóm lại, tuy một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự trì hoãn trong phản ứng
của giá cổ phiếu đối với thông tin trên thị trường chứng khoán Mỹ nhưng đã có rất
nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự phản ứng quá mức ở nhiều thị trường chứng khoán
phát triển và thị trường chứng khoán mới nổi.

1.5.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, do thị trường chứng khoán chỉ mới phát triển trong khoảng
thời gian gần đây nên chỉ có duy nhất một nghiên cứu về vấn đề này. Trong nghiên
cứu của mình, Trương Đông Lộc (2006) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu của

Wang, Burton và Power (2004) sử dụng trong nghiên cứu về sự phản ứng quá mức
trong ngắn hạn (short-run overreaction) của thị trường chứng khoán Trung Quốc
(một thị trường có nhiều đặc điểm tương đối giống với thị trường chứng khoán Việt
Nam). Với số liệu sử dụng trong nghiên cứu là chuỗi lợi nhuận theo thời gian với tấn
suất tuần của tất cả các loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng
khoán TPHCM từ ngày 2-5-2005 đến ngày 24-8-2005 tác giả đã không tìm thấy các
bằng chứng về sự tồn tại của sự phản ứng quá mức trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Ngược lại, kết quả nghiên cứu lại chỉ ra: giá cổ phiếu phản ứng quá thận trọng
với các thông tin được công bố trên thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một
hạn chế là giai đoạn nghiên cứu tương đối ngắn (chỉ khoảng 3 năm) và số cổ phiếu
được nghiên cứu không nhiều.
Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên và trong
bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt kể từ năm
2006, chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ tìm thấy sự phản ứng quá mức tồn tại trong thị
trường chứng khoán mới nổi của Việt Nam ở lần nghiên cứu này.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Lý thuyết về sự phản ứng quá mức (Overreaction Hypothesis).
Theo giả thuyết của De Bondt, Werner F. M. và Richard Thaler về sự phản ứng
quá mức của thị trường chứng khoán (1985), trong trường hợp thị trường chứng
khoán không hiệu quả ở mức thấp (weak form), các nhà đầu tư thường có xu hướng
phản ứng quá mức trước các thông tin không l ường trước hoặc có tính nhạy cảm.
Do đó, các cổ phiếu tăng hoặc giảm quá mức cần thiết, các cổ phiếu có sự tăng
giá mạnh ở thời điểm hiện tại sẽ giảm giá mạnh trong tương lai và ngược lại để bù
đắp sự phản ứng quá mức trước đó. Nếu giả thuyết này là đúng thì các nhà đầu tư có
thể kiếm được lợi nhuận bất thường (lợi nhuận cao hơn mức bình quân chung của

thị trường) bằng cách thiết lập các chiến l ược kinh doanh “ngược” (contrarian
strategy). Chẳng hạn, nhà đầu tư sẽ có những chiến lược như tìm cách mua cổ phiếu
khi nó đang có xu hướng giảm vì đoán rằng do tác động của sự phản ứng quá
mức, cổ phiếu đó sẽ tăng giá trở lại trong thời gian sắp tới. Trong trường hợp ngược
lại, nhà đầu tư có thể sử dụng nghiệp vụ bán khống (short sale)* để thu lợi.

*Bán khống trong giao dịch chứng khoán được hiểu là bán chứng khoán vay mượn. Nói cách
khác, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán. Khi
nhà đầu tư dự đoán rằng trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện bán khống, tức là đi
vay cổ phiếu của các công ty chứng khoán để bán với mức giá cao; sau đó khi giá hạ, họ sẽ mua
lại cổ phiếu đó trên thị trường để trả cho các công ty chứng khoán. Trường hợp giá trên thị
trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, người đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả và
phải chấp nhận một khoản lỗ.


2.1.2. Lý thuyết về sự phản ứng quá thấp (Underreaction Hypothesis).
Theo Daniel, Hirshleifer và Subrahmanyam (1998), sự phản ứng quá thấp xảy ra
khi có sự xuất hiện của những thông tin với những hàm ý quan trọng (important
implications) về những dòng tiền trong tương lai của một loại cổ phiếu nào đó. Sự
phản ứng chậm trể xảy ra bởi có những hạn chế trong khả năng tiếp cận và xử lí
thông tin của đại bộ phận các nhà đầu tư và còn bởi sự cả tin đã làm nhà đầu tư bám
chặt lấy (cling) quan điểm của minh ngay cả khi có những thông tin thích đáng xuất
hiện. Đây là trường hợp ngược lại của Phản ứng quá mức, nếu trường hợp này xảy
ra nhà đầu tư có thể dùng chiến lược kinh doanh ngược lại với chiến lược kinh
doanh trong trường hợp có sự phản ứng quá mức đ ể thu lợi nhuận.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và mô tả số liệu
Các số liệu dùng để nghiên cứu sự vận hành và phát triển của thị trường chứng
khoán Việt Nam được thu thập qua các đề tài nghiên cứu khoa học có uy tín trước

đây về thị trường chứng khoán Việt Nam và từ các phương tiên truyền thông đại
chúng (chủ yếu là qua Internet) có uy tín trong và ngoài nước.
Đối với việc nghiên cứu nhằm chứng minh sự tồn tại của phản ứng quá mức tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM, nguồn số liệu thô được lấy từ trang web
của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam và Diễn đàn
chứng khoán trực tuyến Vietstock. Số liệu được sử dụng là chỉ số VN-Index và dãy
số giá cổ phiếu theo thời gian của tất cả các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được
niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM với tần suất tuần (weekly
price data) từ 21/3/2005 đến 11/4/2007. Số liệu trên đã được lấy lùi lại so với nghiên
cứu trước của tác giả Trương Đông Lộc nhằm mục đích có được số liệu của nhiều
chứng khoán niêm yết trên sàn TPHCM hơn; đồng thời, đảm bảo khoản thời gian
nghiên cứu hợp lí.


Cụ thể, để xác định chuỗi lợi nhuận với tần suất tuần, đầu tiên ta thu thập giá
đóng cửa của tất cả các loại cổ phiếu với tần suất tuần. Sau đó, lợi nhuận của mỗi
loại cổ phiếu giữa hai tuần liền kề nhau được tính bởi công thức:

Ri,t = log(pi,t) – log(pi,t-1) = log(pi,t / pi,t-1)

(1)

Trong đó:
Ri,t là lợi nhuận của cổ phiếu tại ngày thứ tư của tuần thứ t.
Pi,t là giá đóng cửa của cổ phiếu i tại ngày thứ tư của tuần thứ t.
pi,t-1 là giá đóng cửa của cổ phiếu i tại ngày thứ tư của tuần thứ t-1.
(Xem kết quả tại phụ lục 2, 3, 4, 5, 6, 7 v à 8 )
Tương tự, chỉ số VN-Index của mỗi thứ tư hàng tuần trong khoản thời gian
nghiên cứu cũng được thu thập. Lợi nhuận của thị trường giữa hai tuần liền kề nhau
được tính bởi công thức:

Rm,t = log(VN-Indext) – log(VN-Indext-1) = log(VN-Indext /VN-Indext-1) (2)
Trong đó:
Rm,t

là lợi nhuận của thị trường tại ngày thứ tư của tuần thứ t.

VN-Indext là lợi nhuận của thị trường tại ngày thứ tư của tuần thứ t.
VN-Indext-1 là lợi nhuận của thị trường tại ngày thứ tư của tuần thứ t-1.
(Xem kết quả tại phụ lục 1)
Nếu ngày thứ tư của một tuần nào đó là ngày cổ phiếu không giao dịch, thì
giá đóng cửa của ngày thứ năm (hoặc thứ ba nếu ngày thứ năm vẫn không có giao
dịch) sẽ được chọn để thay thế. Nếu cả hai ng ày thứ ba và thứ năm của một tuần
nào đó đều không có giao dịch (không có giá đóng cửa) thì lợi nhuận của tuần
đó sẽ được bỏ qua (xem như là thiếu thông tin). Tương tự đối với chỉ số VN-Index.
Việc


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

chọn giá đóng cửa ở ngày thứ tư để tính lợi nhuận của các loại cổ phiếu là để tránh
các giao dịch đầu hoặc cuối tuần vì thường các giao dịch này có xu hướng không ổn
định so với các ngày khác trong tuần nên sẽ không mang tính đại diện cho tuần đó.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để xác định xem sự phản ứng quá mức trong ngắn hạn (short-run
overreaction) có tồn tại trong thị trường chứng khoán Việt Nam hay không, trong
nghiên cứu này chúng ta áp dụng phương pháp đã được sử dụng bởi Wang và các
cộng sự (2004). Theo phương pháp này, đầu tiên ta chia thời gian nghiên cứu ra
thành 15 khoản thời gian, mổi khoản thời gian có 7 tuần bao gồm 1 tuần thiết lập
danh mục đầu tư (tuần F) và 6 tuần theo dõi tiếp sau đó. Trong mỗi tuần thiết lập

danh mục đầu tư, ta thành lập hai danh mục (portfolio), đó là danh mục “thắng”
(winner) và danh mục “thua” (loser), dựa trên lợi nhuận bất thường (lợi nhuận của
từng loại cổ phiếu trừ lợi nhuận c ủa chỉ số chứng khoán) của tất cả các loại cổ phiếu
được niêm yết trong tuần đó. Kể từ tuần thiết lập danh mục đầu tiên, cứ sau mỗi 7
tuần sẽ có một cặp danh mục “thắng”-“thua” khác nhau được thiết lập và quan sát.
Điều này cũng có nghĩa là ta sẽ có tổng cộng 15 cặp danh mục “thắng”- “thua” khác
nhau.
Lợi nhuận bất thường (abnormal returns) của tất cả các chứng khoán niêm yết
tại 15 tuần thiết lập danh mục đ ược xác định bằng công thức sau:
ARi,t = Ri,t – Rm,t

(3)

Trong đó:
ARi,t là lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i ở tuần thứ t.
Ri,t là lợi nhuận thực tế của cổ phiếu i ở tuần thứ t.
Rm,t là lợi nhuận của thị trường ở tuần thứ t.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Sau đó, ở mỗi tuần thiết lập danh mục, để thiết lập hai danh mục “thắng”“thua”, tất cả chứng khoán sẽ được xếp hạng theo thứ tự giảm dần của lợi nhuận bất
thường. Trên cơ sở xếp hạng này, danh mục các cổ phiếu có lợi nhuận bất thường
cao nhất (danh mục “thắng” - winner) và thấp nhất (danh mục “thua” - loser) được
xác lập, 10 loại cổ phiếu có lợi nhuận bất thường cao nhất được xếp vào danh mục
“thắng” (winner portfolio) và 10 loại cổ phiếu có lợi nhuận bất thường thấp nhất
được xếp vào danh mục “thua” (loser portfolio) (Xem kết quả tại phụ lục 2). Do tại
thời điểm thiết lập danh mục đầu tiên (tháng 3/2005), trên thị trường chỉ có 29 mã
chứng khoán được niêm yết nên việc chọn 10 cổ phiểu cho mỗi danh mục nhằm
đảm bảo số lượng cổ phiểu trong mỗi danh mục không quá ít đồng thời đảm bảo sự

chênh lệch lợi nhuận tương đối rõ rệt giữa hai danh mục ban đầu.
Kể đến, danh mục “thắng” và danh mục “thua” của mỗi tuần thiết lập danh
mục đầu tư sẽ được giám sát trong 6 tuần tiếp theo (ta gọi các tuần này là F+1, F+2,
F+3, F+4, F+5, F+6). Lợi nhuận bất thường của tất cả các mã chứng khoán thuộc 15
cặp danh mục “thắng”-“thua” sau mỗi sáu tuần giám sát cũng được tính bởi công
thức (3). Tất cả các lợi nhuận bất thường trên sẽ được phân nhóm theo tuần thiết lập
danh mục và các tuần quan sát có cùng bước nhảy (xem kết quả tại phụ lục 3,4,5,6,7
và 8)
Lợi nhuận bất thường bình quân của các danh mục “thắng” hoặc “thua” của
tất cả các tuần được tính theo công thức sau:

ARp,t =


1  10
 ∑ AR i,t 
10  i=1


(4)

Trong đó:
ARp,t là lợi nhuận bất thường bình quân cho mỗi danh mục tại tuần thứ t.
p = W cho danh mục “thắng” và p = L cho danh mục “thua”.
ARi,t là lợi nhuận bất thường bình quân của cổ phiếu i tại tuần thứ t.
(Xem kết quả tại phụ lục 2, 3, 4, 5, 6, 7 v à 8 )


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM


Có được lợi nhuận bất thường bình quân của hai danh mục “thắng” hoặc
“thua” của tất cả các tuần, ta có thể tính lợi nhuận bất thường bình quân của hai
danh mục theo nhóm tuần với công thức:

ARp,T=


1  15
 ∑ AR p, t 
15  t =1


(5)

Trong đó:
ARp,T là lợi nhuận bất thường bình quân danh mục p của các nhóm tuần F,
F+1, F+2, F+3, F+4, F+5, F+6.
ARp,t là lợi nhuận bất thường bình quân của danh mục p tại thời điểm t của
các nhóm tuần.
p = W cho danh mục “thắng” và p = L cho danh mục “thua”.
(Xem kết quả tại phụ lục 2, 3, 4, 5, 6, 7 v à 8 )
Sau khi đã tính được lợi nhuận bất thường bình quân danh mục “thắng” và
“thua” của các nhóm tuần F, F+1, F+2, F+3, F+4, F+5, F+6, ta có thể tính lợi nhuận
bất thường bình quân lũy kế (average cumulative abnormal returns) cho các giai
đoạn theo dõi (tracking period) bằng công thức sau:

ACARp,T =

n


∑ AR

(6)

p,T
T

Trong đó:
ACARp,T là lợi nhuận bất thường bình quân lũy kế cho mỗi danh mục
p = W cho danh mục “thắng” và p = L cho danh mục “thua” tại nhóm tuần
quan sát T
n là giai đoạn theo dõi (n = 2, 3, 4, 5 và 6 . Với n=2 tương đương các nhóm tuần
F+1 và F+2, n=3 tương đương các nhóm tuần F+1, F+2 và F+3. Tương tự với n= 4,


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

5 và 6).


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Kế đến, kiểm định giả thuyết “phản ứng quá mức” được dựa trên sự khác biệt
về lợi nhuận bất thường bình quân lũy kế giữa danh mục “thua” và danh mục
“thắng”. Sự khác biệt này được tính bằng công thức sau:

ACARD,T = ACARL,T – ACARW,T

(7)


Trong đó:
ACARD,T là khác biệt về lợi nhuận bất thường bình quân lũy kế giữa danh
mục “thua” và danh mục “thắng”.
ACARL,T là lợi nhuận bất thường bình quân lũy kế của danh mục “thua”.
ACARW,T là lợi nhuận bất thường bình quân lũy kế của danh mục “thắng”.
Để kiểm định ý nghĩa về mặt thống kế của các khác biệt trong lợi nhuận bất
thường bình quân giữa danh mục “thua” và “thắng” sau thời điểm thiết lập danh
mục, ta tiến hành lấy các hiệu số “ARl,t – ARw,t” của tất cả mười lăm cặp ARp,t trong
mỗi nhóm F, F+1, F+2, F+3, F+4, F+5, F+6. Sau đó dùng kiểm định t* (one-sample
t-test) trong phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy của các tất cả các hiệu số “ARl,T
– ARw,T”.
Tương tự, để kiểm định ý nghĩa về mặt thống kế của các khác biệt trong lợi
nhuận bất thường bình quân luỹ kế giữa danh mục “thua” và “thắng” sau thời điểm
thiết lập danh mục (ACAR D,T) ta tiến hành lần lượt lấy:
Hiệu số “ARl,F+1 – ARw,F+1” và “ARl,F+2 – ARw,F+2” trong nhóm F+1và F+2
Hiệu số “ARl,F+1 – ARw,F+1”, “AR l,F+2 – ARw,F+2” và “ARl,F+3 – ARw,F+3” trong
nhóm F+1, F+2 và F+3

*Mục đích của kiểm định t là đánh giá sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình của các nhóm khác
nhau xem sự khác biệt đó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

Hiệu số “ARl,F+1 – ARw,F+1”, “ARl,F+2 – ARw,F+2”, “ARl,F+3 – ARw,F+3” và
“ARl,F+4 – ARw,F+4” trong nhóm F+1, F+2, F+3 và F+4
Hiệu số “ARl,F+1 – ARw,F+1”, “ARl,F+2 – ARw,F+2”, “ARl,F+3 – ARw,F+3”,
“ARl,F+4 – ARw,F+4” và “ARl,F+5 – AR w,F+5” trong nhóm F+1, F+2, F+3, F+4 và F+5
Hiệu số “ARl,F+1 – ARw,F+1”, “ARl,F+2 – ARw,F+2”, “ARl,F+3 – ARw,F+3”,
“ARl,F+4 – ARw,F+4”, “ARl,F+5 – ARw,F+5” và “ARl,F+6 – ARw,F+6” trong nhóm F+1,

F+2, F+3, F+4 và F+5 và F+6
Cuối cùng, với số liệu nêu trên, dùng kiểm định t (one-sample t-test) trong
phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy lần lượt của ARD,F+2, ARD,F+3, AR D,F+4,
ARD,F+5 và ARD,F+6
Nếu ACARD,T khác không nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê thì giả
thuyết Ho về sự phản ứng quá mức sẽ bị bác bỏ. Tuy nhiên, nếu ACARD,T dương
hoặc âm và có ý nghĩa về mặt thống kê thì điều này có nghĩa là sự phản ứng quá
mức (overreaction) hoặc sự phản ứng quá thấp (underreaction) theo thứ tự tồn tại
trong thị trường chứng khoán Việt Nam.


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán
TPHCM.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ và
chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000. Tính
đến thời điểm ngày 31/12/2006, HoSTC đã tổ chức thành công 1451 phiên giao
dịch. Khi mới đi vào hoạt động, tại HoSTC chỉ có 2 loại cổ p hiếu (REE và SAM) và
một vài loại trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Số lượng chứng khoán
niêm yết đã tăng dần qua các năm, đến ngày 31/12/2006, toàn bộ thị trường đã có
106 công ty, 2 quỹ đầu tư và 367 loại trái phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm
yết là 72.396.521 triệu đồng.

Bảng 3.1 Số lượng các công ty niêm trên HoSTC
từ tháng 5-2002 đến tháng 12/2006
Thời gian 28/12/2001 27/12/2002 31/12/2003 29/12/2004 30/12/2005 29/12/2006
Số lượng

công ty

17

20

22

27

33

106

Nguồn: www.vse.org.vn

Vào ngày 11/5/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định số
599/2007/QĐ-TTg chuyển Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM thành Sở giao
dịch với tên viết tắt là HOSE, vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Quyết định này đã tạo
điều kiện thuận lợi hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán TPHCM trong bối
cảnh thị trường chứng khoán đang bùng nổ và ngày càng tác động mạnh mẽ đến nền
kinh tế Việt Nam.


3.2. Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết của nhà đầu tư tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TPHCM
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK được thực hiện theo
các bước:
Bước l: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
tại một công ty chứng khoán.

Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của
công ty tại TTGDCK. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của TTGDCK.
Bước 3: Trung tâm gian dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo
kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm
việc kể từ ngày mua bán.

Nguồn: www.bsc.com.vn

Hình 3.1 Sơ đồ qui trình giao dịch chứng khoán


3.3. Các quy định mới về giao dịch.
Sau nhiều lần trì hoãn vì nhiều lí do khác nhau, dự kiến sàn TPHCM sẽ chính
thức áp dụng khớp lệnh liên tục vào 30/7/2007 với phương thức giao dịch mới gồm
4 loại lệnh: lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác
định giá mở cửa (ATO) và lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng
cửa (ATC).

3.3.1. Lệnh giới hạn
Lệnh giới hạn là loại lệnh có ghi giá, giá khi thực hiện (nếu lệnh được thực hiện)
bằng hoặc tốt hơn giá ban đầu. Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập
vào hệ thống giao dịch và chờ trên sổ lệnh cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc
cho đến khi lệnh bị hủy bỏ
Lệnh giới hạn được dùng khi nhà đầu tư cảm thấy tự tin rằng mức giá mình đặt
ra đủ để lệnh của mình được thực hiện.

3.3.2. Lệnh thị trường

Đây là loại lệnh không ghi giá, lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức
giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên
thị trường. Điều đó cũng có nghĩa là nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán hoặc mua ở
những mức giá mà mình không hề mong muốn. Loại lệnh này được dùng khi nhà
đầu tư thực sự chấp nhận mua hoặc bán với bất kỳ giá n ào trên thị trường.
Lệnh thị trường sẽ không thể được nhập vào hệ thống nếu chưa có lệnh giới hạn
đối ứng với chứng khoán đó. Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống trong thời
gian khớp lệnh liên tục.


3.3.3. Lệnh mở cửa (ATO) và đóng cửa (ATC).
Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh
được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Lệnh được nhập vào hệ
thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự
động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện
hoặc không được thực hiện hết.
Lệnh ATC cũng tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian
khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa.

3.3.4.Thời gian giao dịch.
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu t ư:
- Từ 8h30 đến 9h: Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
- Từ 9h đến 10h: Khớp lệnh liên tục
- Từ 10h đến 10h30: Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
- Từ 10h30 đến 11h: Giao dịch thỏa thuận
- 11h: Đóng cửa
Đối với trái phiếu: 8h30-11h, giao dịch thỏa thuận
3.3.5. Phương thức giao dịch.
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và
thoả thuận. Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận.

Phương thức khớp lệnh:
- Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Khớp lệnh
định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán
trong phiên giao dịch.
- Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch.


Sự phản ứng quá mức của các nhà đầu tư tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

- Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự
thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành
viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
3.3.6. Nguyên tắc khớp lệnh.
Ưu tiên về giá: lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ
được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có c ùng mức giá
thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
3.3.7. Đơn vị giao dịch.
Giao dịch khớp lệnh thực hiện theo lô chẵn 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư;
giao dịch thỏa thuận từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu t ư trở lên.
3.3.8. Biên độ dao động giá.
Dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với giao dịch cổ phiếu và chứng
chỉ quỹ đầu tư là 5%, không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái
phiếu.
3.3.9. Giá tham chiếu:
Là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó, giá đóng cửa trong ngày
giao dịch là giá thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của

ngày giao dịch. Nếu trong lần khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa không có giá
khớp lệnh thì giá giao dịch cuối cùng trong ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
sẽ được coi là giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu t ư đó.
Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm
theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguy ên tắc lấy
giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận
hoặc giá trị các quyền kèm theo.


×