Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA VÀ CÂY KIỂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.8 MB, 43 trang )

HOA VÀ CÂY KIỂNG

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA VÀ CÂY KIỂNG
Nhóm 3

GVHD

Nguyễn Ngọc Thiện Trí 15113129Th.S Nguyễn Phạm Hồng Lan
Trần Ngọc Nguyên 15113077
Lê Thị Thảo Nhu 15113079


1.Khái niệm
- Nhân giống là sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng nhanh số lượng cây giống và đảm bảo duy trì, nâng cao những đặc tính quý của giống nhằm cung cấp cho sản xuất nhiều giống có chất lượng tốt.
- Có 2 biện pháp nhân giống chính là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
Tuỳ thuộc vào loài hoa, giống hoa và điều kiện trồng trọt mà có thể lựa chọn hình thức nhân giống phù hợp.


2. Nhân giống hữu tính
2.1 Khái niệm
- Nhân giống hữu tính là cách nhân giống qua sự thụ phấn, thụ tinh, tức là nhân giống bằng hạt. Kỹ thuật này thường áp dụng cho những
giống hoa cây cảnh ngắn ngày hoặc thân cành khó ra rễ. Vd: layơn, lily, cẩm chướng, cúc, hướng dương,…


2.2 Đặc điểm
- Cây con dễ bị biến dị do điều kiện ngoại cảnh tác động
=> Cây con tốt lên hoặc xấu đi
*Ưu điểm:
- Nhân giống nhanh, số lượng lớn, hệ số nhân giống cao, có sức sống mạnh mẽ.
- Duy trì được các đặc tính đặc trưng tốt của thế hệ lai, thích nghi tốt.
- Là phương tiện để tạo ra các giống mới.


- Giải quyết vấn đề nhân giống mà các phương pháp khác không thể tiến hành được.


*Nhược điểm:
- Dễ gây hiện tượng lẫn giống (sinh học và cơ giới), thoái hóa giống.
- Thời gian ra hoa, ra quả dài.
- Cây con sinh trưởng không đều, tỷ lệ nảy mầm thấp.
* Những điều cần chú ý:
- Miên trạng của hạt giống.
- Điều kiện nhiệt độ đối với các giống ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới.
- Đặc điểm vật lí, hóa học và sinh học của hạt giống.


- Phương pháp 5 chọn:
+ Chọn vị trí cây mẹ.
+ Chọn cây tốt và loại cây xấu, bị sâu bệnh.
+ Chọn hoa: loại hoa xấu, nở không đúng vụ, hoa có màu sắc khác thì trồng riêng để theo dõi.
+ Chọn quả chắc, tốt, không bị sâu bệnh.
+ Chọn hạt chắc, không sâu bệnh.
- Hạt của cây ôn đới được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thấp, nếu không được bảo quản lạnh thì trước khi gieo phải xử lí
lạnh và ẩm


2.3 Phương pháp xử lí hạt giống
 Phương pháp vật lý: Ngâm nước với tỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh, ngâm khoảng 10-15p sau đó rửa và ngâm qua với nước sạch 18-20h.

Hình 4. Ngâm hạt giống với nước ấm




- Phương pháp hóa học: Xử lí hạt bằng hóa chất nhằm diệt khuẩn, khử trùng và phòng trừ sâu bệnh như thuốc tím KMnO 4 (0,5 - 0,1 %); Zineb (1,5 2,0g/kg hạt).


Loại cây

Số hạt/g

Cẩm chướng gấm

900-1000

Cẩm chướng thơm

530-550

Vạn thọ

250-270

Cúc zinia

500-550

Hướng dương

40

Sao nhái vàng

90


Sao nhái màu

150

Mãn đình hồng

90

Mồng gà

280


2.4 Phương pháp gieo
- Hạt loại nhỏ (lay ơn, cúc…): trộn hạt với cát/đất bột khác màu với đất luống. Chia hạt gieo nhiều lần để hạt phân bố đều, sau đó dùng đất
bột màu khác rắc lên luống cho đến khi phủ kín hạt là được.
- Những hạt loại vừa: Dùng cuốc rạch rãnh sâu 3cm rồi gieo hạt, hoặc gieo thẳng hạt vào bầu đất/chậu với khoảng cách 2x2cm, độ sâu 1 –
1,5cm.
- Những hạt loại lớn: Như hạt vừa nhưng độ rạch sâu 5 – 7cm, khoảng cách 3x3cm, gieo xong phủ 1 lớp đất dày 2 – 3cm lấp kín hạt.
- Sau khi gieo thì trộn đều thuốc bột chống kiến với cát ẩm rắc đều lên mặt luống
-  Rải rơm khô hoặc phên nứa để giữ ẩm và tránh mưa xói trôi hạt


Hình 5. Rạch luống

Hình 6. Gieo trong chậu

Hình 7. Gieo hạt theo rãnh



2.5 Chăm sóc sau gieo
- Làm giàn che: Để chống nắng và giữ ẩm, cao1.5-1.7m, độ che phủ từ 70-80%.
- Tưới nước: Tưới 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm.
- Phun thuốc phòng bệnh: Phun thuốc Benlate phòng nấm rễ 15 ngày/lần, phun dung dịch Boocđô phòng nấm lá định kỳ 10 ngày/lần.
- Thường xuyên kiểm tra kiến và côn trùng phá hoại, nếu thấy xuất hiện phải phun ngay thuốc xịt.
- Khi thấy có lá thì dỡ bỏ bớt rơm rạ phủ trên bề mặt.
- Bón phân bổ sung.


Hình 8. Làm giàn che

Hình 9. Tưới phân bổ sung


2.6 Điều kiện ngoài cảnh
+ Nhiệt độ: Mỗi loại có khoảng nhiệt độ thích hợp. Vì vậy phải chọn thời điểm
thích hợp trong năm (thời vụ) để đạt kết quả cao.
+ Nước: Giúp hạt nảy mầm, hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất giúp rễ hút chất
dinh dưỡng nuôi cây.
+ Chất dinh dưỡng: Thiếu các chất dinh dưỡng (N, P, K) cây sẽ còi cọc, dễ bị sâu
bệnh phá hại, làm cho năng suất thu hoạch thấp
=> Do vậy phải thường xuyên bón phân cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng kịp
thời.
+ Ánh sáng: Hoa có tính hướng sáng, nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp và tạo
thức ăn nuôi cây.


3. Các biện pháp nhân giống vô tính
3.1 Khái niệm:

Là hình thức tạo ra cây mới nhờ các cơ quan sinh trưởng, không qua quá trình thụ phấn thụ tinh.

Ưu điểm: Cây con giữ được các đặc tính của cây mẹ, tạo được giống đồng đều với số lượng lớn.
Nhược điểm: Phải đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, không tạo ra biến dị di truyền.

Hình 10. Các hình thức nhân giống vô tính


3.2: Các phương pháp nhân giống vô tính:
3.2.1 Nhân giống bằng giâm cành:
Khái niệm: là hình thức nhân giống vô tính mà người ta cắt rời một bộ phận (thân, cành hay rễ) rồi tác động làm cho chúng ra rễ.
Hình thành nên một cá thể độc lập mới.

Hình 11. Giâm cành hoa hồng


• Ưu điểm:
 Có hệ số nhân giống cao
 Giữ được đặc tính của cây mẹ
 Sớm ra hoa, kết quả
 Vườn cây đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc
 Có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp
• Nhược điểm:
 Khó thực hiện đối với một số loài cây khó ra rễ
 Đòi hỏi phải có trang thiết bị và kĩ thuật cao
 Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống


Các bước tiến hành:


Bước 1: Cắt cành giâm (từng đoạn 5-

Bước 2: Xử lí cành giâm

7cm, cắt bớt phiến lá, vát cành giâm)

(kích thích ra rễ)

Bước 4: Chăm sóc (tưới

Bước 3: Giâm cành (cắm chếch ,

nước, phun thuốc BVTV)

sâu 3-5cm, mỗi bầu một cành)


Hình 12. Chọn cành giâm

Hình 14. Giâm cành

Hình 13. Cắt cành giâm

Hình 15. Chăm sóc sau khi giâm


b. Nhân giống bằng chiết cành




Khái niệm:

Là phương pháp nhân giống vô tính, áp dụng biện pháp kĩ thuật đối với cành trên cây để cành đó ra rễ và tạo thành một cây giống mới, sau đó cắt rời khỏi cây
mẹ.

Hình 16. Chiết cành hoa hồng


• Ưu điểm:
 Cây con sớm ra hoa, đậu quả
 Giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ
 Cây con phân tán thấp, tán cây cân đối, thuận lợi cho chắm sóc và thu hoạch.
• Nhược điểm:
 Một số giống có hiệu quả thấp do ra rễ kém.
 Tuổi thọ không cao vì rễ cọc không sâu.
 Cây chiết qua nhiều thế hệ dễ bị nhiễm virus


Các bước tiến hành:

Bước 2: Khoanh cành (cách trạc 10Bước 1: Chọn cành (khỏe, không sâu

15cm, dài 1.5-2.5cm, bóc và cạo sạch

bệnh, dài 30-40cm, đều tán, lá bành tẻ)

lớp thượng tầng)

Bước 5: Cắt cành chiết (sau 45-60
ngày, cắt khi rễ chuyển từ trắng

sang ngà hoặc xanh .

Bước 3: Chọn đất bó bầu (đất vườn/ao +
Bước 4: Bó bầu (thuốc kích thích ra rễ,
bó giá thể dài 10-12cm tùy cây)

phân chuồng/trấu/rơm …, tỷ lệ 2/3 đất + 1/3
khác)


Hình 17. Chọn cành

Hình 18. Khoanh cành

Hình 19. Bó bầu


c. Nhân giống bằng phương pháp ghép cành



Khái niệm: là phương pháp thực hiện bằng sự kết hợp bộ phận của cây này với bộ phận của cây khác tạo thành một tổ hợp ghép cùng sinh trưởng,
phát triển như một cây.



Áp dụng cho các hoa như Đào, Hồng, Mai, …

Hình 20. Ghép mai vàng



• Ưu điểm:
 Cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao nhờ rễ của gốc ghép hoạt động tốt.
 Giữ được các đặc điểm tốt của cây làm giống.
 Cây ghép sớm ra hoa.
 Có hệ số nhân giống cao
 Nâng cao sức chống chịu của giống trên cơ sở chọn gốc ghép thích hợp.
• Nhược điểm:
 Dễ bị bệnh từ khâu lựa chọn mắt ghép, gốc ghép.
 Cán bộ phải có trình độ, tay nghề.
 Có dụng cụ chuyên môn
 Lấy mắt ghép nhiều đời của cùng một giống có thể dẫn đến thoái hóa giống.


Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị gốc ghép (cùng họ, bộ,
loài với cây giống)

Bước 2: Chọn thời vụ ghép
(thường ghép ở vụ Xuân và Thu)

Ghép thường: Ghép áp, ghép nêm, ghép
cành bên,..

Bước 3: Ghép (thường và mắt)

Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép chữ T,
ghép chữ U,…



×