Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giới thiệu các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cho hộ thu nhập thấp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.63 KB, 49 trang )

















GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
QUẢN LÝ RỦI RO CHO HỘ THU NHẬP THẤP
Ở VIỆT NAM








Dự án “Mở rộng Tài chính vi mô và Bảo hiểm vi mô cho lao động
nữ khu vực phi chính thức” 2003 - 2007











Mục lục

MỤC LỤC.....................................................................................................................................................2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................................3

1.

TÓM TẮT BÁO CÁO ........................................................................................................................4

2.

CƠ SỞ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU...................................................................................................8

U
2.1 Nghèo đói và bảo trợ xã hội............................................................................. 8
2.2 Tài chính vi mô và quản lý rủi ro.................................................................... 8
2.

PHẢN ỨNG CỦA ILO .......................................................................................................................9

3.1


Mục tiêu và kết quả mong đợi......................................................................... 9

3.2

Cơ cấu quản lý dự án ..................................................................................... 10

3.3

Phương pháp tiếp cận của Dự án.................................................................. 10

3.

NHỮNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO Ở VIỆT NAM .........................................13

3.1

Dịch vụ tài chính quản lý rủi ro là gì?.......................................................... 13

3.2

Nhu cầu về dịch vụ tài chính quản lý rủi ro................................................. 13

3.3

Cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro.................................................... 15

3.4

Tóm tắt những phát hiện ............................................................................... 19


4.

TYM: “TIẾT KIỆM GIA ĐÌNH”....................................................................................................20

4.1

Tiết kiệm linh hoạt và có kỳ hạn ................................................................... 20

4.2

Sự hài lòng của khách hàng........................................................................... 21

4.3

Công việc và chi phí tăng thêm ..................................................................... 23

4.4

Một số phát hiện ............................................................................................. 23

5.

QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NINH PHƯỚC: BẢO HIỂM NHÂN THỌ CÁ NHÂN.......................25

5.1

Bảo hiểm sinh mạng cá nhân......................................................................... 25

5.2


Kết quả ban đầu và một số điều chỉnh ......................................................... 27

5.4

Khối lượng công việc và chi phí tăng thêm .................................................. 29

5.5

Phát hiện.......................................................................................................... 30

6.

QUỸ ỦY THÁC PHỤ NỮ ĐÔNG TRIỀU: QUỸ TƯƠNG TRỢ.................................................31

6.1

Quỹ Tương trợ................................................................................................ 31

6.2

Nghiên cứu thị trường.................................................................................... 33

6.3

Nghiên cứu thống kê....................................................................................... 34

6.4

Phát hiện.......................................................................................................... 35


7.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................36

7.1

Cơ hội............................................................................................................... 36

7.2

Một loạt các thách thức.................................................................................. 37

8.

KẾT LUẬN........................................................................................................................................40

PHỤ LỤC ....................................................................................................................................................41

Phụ lục 1: Các khóa đào tạo do dự án ILO Việt Nam cung cấp ............................ 41

Phụ lục 2: Các đặc điểm của dịch vụ tài chính quản lý rủi ro được thử nghiệm.46


2
Danh mục từ viết tắt

BLĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
BTV Ban tư vấn Dự án
CEP Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm

CGAP Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo nhất
CLTT&GN Chiến lược tổng thể về giảm nghèo và tăng trưởng
ĐPV Điều phối viên dự án quốc gia
KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
PCP Phi Chính phủ
QUTPNĐT Quỹ Ủy thác phụ nữ Đông Triều
QHTPNNP Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước
TCVM Tài chính vi mô
TYM Tao Yêu Mày
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
3

1. Tóm tắt báo cáo

Cơ sở và lý do nghiên cứu

Thành tựu về giảm nghèo của Việt nam được coi là một trong những thành công nhất
trong phát triển kinh tế. Trong vòng chưa đến 10 năm, gần 60% hộ gia đình đã thoát khỏi
nghèo đói. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chung là rất ấn tượng, nhưng có dấu hiệu rõ
ràng cho thấy phát triển ngày càng trở nên ít bình đẳng hơn. Một bộ phận không nhỏ dân
cư không thể hưởng lợi từ thành quả phát triển của Việt Nam và nhiều gia đình ở Việt
Nam vẫn đang đấu tranh từng ngày để có cái ăn. Cơ chế bảo trợ xã hội như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, tiết kiệm và tài chính vi mô linh hoạt chưa phát triển đầy đủ. Phần lớn
người dân vẫn bị loại ra khỏi các cơ chế này, đặc biệt là người lao động ở khu vực phi
chính thức.


Không nghi ngờ rằng tài chính vi mô đã đóng góp đáng kể vào giảm nghèo ở Việt Nam
trong vòng một thập kỷ qua. Một vài tổ chức tài chính vi mô nổi lên ở Việt Nam. Gộp
chung lại, hiện nay có khoảng trên 400.000 người đang là khách hàng thường xuyên của
các tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức này, cho đến nay, vẫn chủ yếu tập trung vào
cung cấp các món vay nhỏ cho khách hàng. Tuy nhiên, không thể loại bỏ tính dễ tổn
thương của hộ thu nhập thấp chỉ bởi việc tiếp cận đến vốn vay nhỏ
1
. Người dân dễ bị tổn
thương với một loạt các rủi ro như tử vong, ốm đau, và mất mùa dẫn đến tăng các khoản
chi, hoặc giảm đáng kể thu nhập hoặc cả hai. Nhất là với những gia đình do phụ nữ làm
chủ, nếu gặp phải các cú sốc tài chính không mong muốn thì có thể sẽ phải đối mặt với
nợ nần chồng chất hàng năm và nghèo túng.

Các tổ chức tài chính vi mô đã nhận ra rằng hộ thu nhập thấp cũng cần các dịch vụ tài
chính khác để giúp họ quản lý rủi ro trong cuộc sống thường ngày dễ dàng hơn. Các dịch
vụ tài chính quản lý rủi ro này bao gồm khoản tiết kiệm mà khách hàng có thể rút ra để
giảm bớt tác động của các cú sốc kinh tế, những món vay khẩn cấp, và bảo hiểm vi mô
để trang trải cho ma chay, ốm đau, thương tật, tàn tật, mất trộm và có thể hạn hán hay
thảm họa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa làm được gì nhiều để phát triển loại hình dịch
vụ tài chính này.

Hành động của ILO

Từ tháng 5 năm 2003, ILO phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(BLĐTB&XH) bắt đầu thực hiện dự án “Mở rộng tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô cho
lao động nữ ở khu vực phi chính thức”. Dự án là một phần trong chương trình liên khu
vực do Chính phủ Pháp tài trợ. Mục tiêu của dự án là xây dựng các cơ chế mới nhằm mở
rộng bảo trợ xã hội và giảm tính dễ bị tổn thương cho các nhóm bị lề hóa. Các quốc gia
khác tham gia vào dự án là Burkina Faso và Ethiopia.


Tại Việt Nam, dự án đã chọn lựa hình thức phối hợp với các tổ chức tài chính vi mô để
xây dựng và thử nghiệm dịch vụ tài chính quản lý rủi ro để giúp phụ nữ nghèo tự bảo vệ
họ khỏi các cú sốc và áp lực kinh tế. Đầu tiên, dự án thực hiện hai nghiên cứu ở một số

1
Craig Churchill, Liệu Tài chính vi mô có phải là ưu tiên cho người nghèo? Hiểu biết về nhu cầu đối với
các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro, ILO, 2004
4
tỉnh để một mặt xác định nhu cầu và chiến lược quản lý rủi ro của phụ nữ nghèo và mặt
khác xác định các dịch vụ hiện có. Kết quả nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu của
những rủi ro hoặc áp lực kinh tế chủ yếu mà hộ gia đình thường phải đối mặt, cụ thể là
bệnh tật, tai nạn, tử vong, chi phí giáo dục, các sự kiện cộng đồng, và cách thức họ
thường sử dụng để đối phó với những rủi ro này là vay bạn bè và họ hàng, vay nặng lãi,
vay các tổ chức tài chính vi mô hoặc ngân hàng, dùng tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm. Các
sản phẩm tiết kiệm hiện có của ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô không đủ linh hoạt
để được coi là một cơ chế hiệu quả nhằm đối mặt với rủi ro. Tiền gửi tối thiểu tại ngân
hàng quá cao so với khả năng tiết kiệm của phụ nữ nghèo và mất nhiều thời gian để rút
tiết kiệm tại tổ chức tài chính vi mô. Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm bảo hiểm chính thức
chủ yếu hướng vào hộ thu nhập trung bình và cao, và một số ít sáng kiến đưa ra cho khu
vực phi chính thức lại không được thiết kế và quản lý một cách chuyên nghiệp và do đó
hạn chế tiếp cận.

Xây dựng và thử nghiệm các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro

Với những phát hiện này, dự án bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác với 3 tổ chức tài chính
vi mô để xây dựng và thử nghiệm sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:

• Tao Yêu Mày (TYM) – “Tiết kiệm gia đình”

T.Y.M. là tên viết tắt quốc tế của "Tao Yêu Mày" (hay Quỹ Tình thương), một mô hình

áp dụng theo Ngân hàng Grameen Bank (Bangladesh) với mục đích hỗ trợ phụ nữ nghèo
thông qua hoạt động tài chính vi mô. TYM bắt đầu hoạt động từ năm 1992 dưới hình
thức một dự án của Trung Ương Hội phụ nữ Việt Nam. TYM đã phát triển trở thành một
Ban đặc biệt với đội ngũ cán bộ chuyên trách nhiệt tình. Hiện nay TYM hoạt động tại 10
tỉnh miền Bắc Việt Nam, và phục vụ trên 20.000 phụ nữ.

TYM triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt với tên gọi “Tiết kiệm gia đình” và thí điểm
ở hai chi nhánh: Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn (huyện ngoại thành Hà nội). Sản
phẩm tài chính mới này gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 3 và 6 tháng.
Thủ tục gửi và rút tiền rất nhanh chóng và đơn giản. Cùng với chiến lược marketing hiệu
quả, việc tung sản phẩm mới này ngay lập tức mang lại thành công. Số người gửi tiết
kiệm và số tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể và hơn một nửa khách hàng đã được nhận
tiền gửi tiết kiệm chỉ trong vòng 48 giờ hoặc trong cùng ngày, trong khi đó thời gian đợi
theo thông lệ trước đó là 1 tuần. Nói tóm lại, “Tiết kiệm gia đình” đã cải thiện việc tiếp
cận của thành viên đến các dịch vụ tiết kiệm phù hợp, cho phép thành viên tiết kiệm theo
năng lực, giảm sự phụ thuộc của thành viên vào tín dụng, và tăng thêm thu nhập cho
thành viên từ tiền gửi tiết kiệm, và thậm chí thu hút được thêm thành viên mới. Sản phẩm
này cũng cho phép TYM tăng thêm nguồn vốn để cho vay. Tuy vậy, việc giới thiệu sản
phẩm cũng mang lại thách thức cho tổ chức như việc quản lý số liệu phức tạp và khối
lượng công việc quá tải làm giảm động lực làm việc của cán bộ.

• Quỹ hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước (QHTPNNP) – Bảo hiểm sinh mạng cá nhân

QHTPNNP được thành lập năm 2001 dưới sự hỗ trợ của ActionAid Việt Nam để nhằm
cung cấp dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, miền
Nam Việt Nam. QHTPNNP phục vụ 2.400 phụ nữ tại 4 xã trong huyện, áp dụng phương
pháp tiếp cận của Ngân hàng Grameen.

5
QHTPNNP đã lựa chọn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm sinh mạng tín dụng nhằm bảo vệ

gia đình của khách hàng và Quỹ trong trường hợp khách hàng chẳng may qua đời, hoặc
bị thương tật, tàn tật vĩnh viễn. Quỹ đã chọn cách tiếp cận đại lý - đối tác và thương thảo
hợp tác với Bảo Việt – công ty bảo hiểm quốc doanh lớn nhất. Sau vài tháng thảo luận,
hai bên cùng thống nhất sản phẩm bảo hiểm bằng số tiền khách hàng vay. Trong trường
hợp khách hàng chằng may qua đời hoặc bị thương tật, tàn tật vĩnh viễn, Bảo Việt sẽ trả
toàn bộ số tiền vay cho QHTPNNP, giữ lại phần dư nợ gốc và trả phần chênh lệch cho
khách hàng hoặc người thừa kế. Với tư cách một đại lý, QHTPNNP bán bảo hiểm cho
khách hàng còn Bảo Việt cung cấp sản phẩm và xử lý bồi thường. Sản phẩm được triển
khai từ tháng 1 năm 2004 và cho thấy một kết quả đầy hứa hẹn. Một vài khách hàng đã
qua đời và gia đình của họ không phải chịu gánh nặng trả nợ. Trong giai đoạn thử
nghiệm cũng xuất hiện một vài khó khăn nhưng Bảo Việt và QHTPNNP đã cũng làm
việc để có những sửa đổi phù hợp. Một trong những bài học kinh nghiệm chính có được
qua gia đoạn thí điểm là mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa một công ty bảo hiểm và một
tổ chức tài chính vi mô. Điều này mở ra cơ hội mới cho cả công ty bảo hiểm và tổ chức
tài chính vi mô. Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ khách hàng tự bảo vệ mình và đồng
thời bảo đảm tính bền vững của Quỹ. Các công ty bảo hiểm gia nhập vào một thị trường
hộ thu nhập thấp rộng lớn ở Việt Nam.

• Quỹ Ủy thác của Phụ nữ Đông Triều (QUTPNĐT) – Quỹ tương trợ

QUTPNĐT do Hội Phụ nữ thành lập năm 1997 dưới sự hỗ trợ của ActionAid Việt Nam.
Nỗ lực của Quỹ là hỗ trợ hộ nghèo tại 10 xã vùng nông thôn huyện Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam. Quỹ Ủy thác Phụ nữ Đông Triều phục vụ khoảng
6.000 khách hàng, áp dụng mô hình của Ngân hàng Grameen, .

Quỹ Ủy thác Phụ nữ Đông Triều quyết định nâng cấp Quỹ tương trợ vừa được thiết lập,
một hình thức bảo hiểm cho phép xóa nợ gốc và khách hàng, và ở một phạm vi nào đó là
chồng và con của họ, được hưởng một số trợ cấp trong trường hợp khách hàng chết và
bệnh tật. Do được thiết kế mà không tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc bất kỳ nghiên
cứu nào khác trước đó, tính bền vững của sản phẩm ban đầu không được bảo đảm, và

tiếp theo đó tính bền vững của Quĩ thậm chí cũng bị đe dọa. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của
ILO, QUTPNĐT thực hiện nghiên cứu thị trường và nghiên cứu định giá bảo hiểm để có
những thông tin cần thiết nhằm cải thiện sản phẩm theo hướng bền vững. Một mặt, Quỹ
Tương trợ được tách thành hai quỹ, đó là quỹ an toàn vốn vay (sinh mạng tín dụng) và
quỹ tương trợ (trợ cấp sức khỏe và tử vong). Mặt khác, mức phí và mức trợ cấp cũng
được xem xét lại. Do vậy, QUTPNĐT đã phát triển các tính năng của sản phẩm nâng cấp,
cũng như quy trình quản lý. Sản phẩm mới được đưa ra giới thiệu vào tháng 1 năm 2006.
Mặc dầu sẽ là khá sớm để có thể kết luận về mô hình thử nghiệm này, nhưng có thể nói
mô hình là một kinh nghiệm quí báu cho QUTPNĐT. Giờ đây QUTPNĐT hiểu rằng
cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô tại gia đình là rất phức tạp, không chỉ trong việc định
giá, quản lý hành chính và tài chính mà còn liên quan đến năng lực của cán bộ và sự hiểu
biết của khách hàng về bảo hiểm.

Nâng cao năng lực và hoạch định chính sách

Cùng với hỗ trợ kỹ thuật cho 3 tổ chức đối tác, dự án cũng nâng cao năng lực cho nhiều
nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính vi mô ở Việt Nam thông qua hàng loạt
các khóa học về thông lệ tài chính vi mô tốt nhất và dịch vụ tài chính quản lý rủi ro. Bên
cạnh đó, để củng cố tác động của dự án, việc hoạch định chính sách cũng được hỗ trợ
6
thông qua các cuộc hội thảo chia sẻ kiến thức tại, các bài viết, thăm quan học tập, bài
phóng sự trên TV v.v.

Bài học kinh nghiệm

Bài học kinh nghiệm thu được từ dự án là rất đa dạng. Có thể thấy hàng loạt các cơ hội
và thách thức đối với các tổ chức tài chính vi mô. Về cơ hội, trước hết có thể kể những
bằng chứng ban đầu chứng tỏ hộ thu nhập thấp cần các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro để
giảm tính dễ bị tổn thương và họ sẵn sàng trả phí cho các dịch vụ này. Thứ hai là một
chiến lược quốc gia khuyến khích các cơ chế sáng tạo nhằm mở rộng bảo trợ xã hội ở

khu vực phi chính thức. Thứ ba là một khung pháp l ý mở rộng cánh cửa cho các tổ chức
tài chính vi mô phát triển hơn nữa. Và cuối cùng là khả năng thiết lập quan hệ đối tác đầy
hứa hẹn với các công ty bảo hiểm.

Cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cũng mang lại rất nhiều thách thức cho các tổ
chức tài chính vi mô. Những thách thức lớn nhất liên quan đến năng lực của cán bộ, hệ
thống thông tin quản l ý, thiết kế và định giá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp để cung
cấp dịch vụ, và sự hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm.

7
2. Cơ sở và lý do nghiên cứu
2.1 Nghèo đói và bảo trợ xã hội

Báo cáo của Việt Nam về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xuất bản tháng 8 năm 2005 chỉ ra rằng thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong
những câu chuyện thành công lớn nhất trong phát triển kinh tế. Năm 1993, 58% dân số
sống trong nghèo đói. Năm 1998, tỷ lệ này giảm xuống 37% và 24,1% năm 2004
2
. Con
số này cho thấy trong vòng chưa đến 10 năm, gần 60% hộ nghèo đã thoát khỏi tình trang
nghèo đói.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chung là rất ấn tượng, nhưng có dấu hiệu cho thấy
phát triển kinh tế đang trở nên bất bình đẳng. Một tỷ lệ đáng kể người dân không được
hưởng lợi từ những thành quả phát triển của Việt Nam do một số các nhân tố trong đó có
sự cô lập và thiếu sự tiếp cận đến các nguồn lực kinh tế.

Cứ bốn hộ gia đình Việt Nam thì có một hộ vẫn phải vật lộn từng ngày để sống qua ngày.
Những hộ này thường phải kết hợp thu nhập ít ỏi từ nông nghiệp với thu nhập từ kinh tế
hộ gia đình. Họ thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư phù hợp và gặp khó khăn lớn do các

chi phí không lường trước được. Phần lớn những cú sốc mà họ thường phải đối mặt là
ốm đau, bệnh tật, mất mùa hoặc thất bại trong đầu tư (chẳng hạn như gia súc chết) và
thiên tai.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam các cơ chế bảo trợ xã hội vẫn chưa phát triển đầy đủ và hầu hết
người dân, đặc biệt là người lao động ở khu vực phi chính thức, người di cư ra khu vực
thành thị, người dân tộc thiểu số, và các nhóm dễ bị tổn thương khác, vẫn bị loại khỏi các
cơ chế này. Hộ nghèo chủ yếu phải phụ thuộc vào các cơ chế phi chính thức hiện có ở
cộng đồng như mạng lưới gia đình hay xã hội, người cho vay nặng lãi để đối mặt với
những rủi ro hàng ngày.
2.2 Tài chính vi mô và quản lý rủi ro

Không nghi ngờ rằng tài chính vi mô đã góp phần vào giảm nghèo đói ở Việt Nam trong
một thập kỷ gần đây. Tài chính vi mô giải quyết hai thách thức quan trọng và có liên
quan với nhau trong việc giảm nghèo. Thông qua vốn vay nhỏ, tài chính vi mô sẽ giúp
người dân phát triển sinh kế và tăng thu nhập. Thông qua dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm
vi mô, tài chính vi mô sẽ giúp hộ nghèo quản lý những rủi ro thường ngày và do dó, giảm
khả năng dễ bị tổn thương.


Trong những năm gần đây, ở Việt Nam một số các tổ chức tài chính vi mô mới xuất hiện.
Tổng cộng, trên 400.000 người hiện đã trở thành khách hàng thường xuyên của các tổ
chức tài chính vi mô. Tuy nhiên các tổ chức tài chính vi mô này cho đến nay mới chủ yếu
tập trung vào cung cấp món vay nhỏ cho khách hàng. Việc phát triển các sản phẩm tài
chính quản lý rủi ro như tiết kiệm, bảo hiểm vi mô hoặc món vay khẩn cấp, là những sản
phẩm rất cần thiết để bảo vệ hộ nghèo không bị tổn thương, chưa được thực hiện nhiều.

2
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2003 và GSO 2005
8

3. Hành động của ILO
3.1 Mục tiêu và kết quả mong đợi

Với mong muốn giải quyết những vấn đề nghèo đói và tính dễ bị tổn thương cao của hộ
nghèo, Văn phòng ILO Việt Nam phối hợp với Vụ Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động, Thương
Binh và Xã hội (BLĐTB&XH) đã khởi xướng dự án “Mở rộng tài chính vi mô và Bảo
hiểm vi mô cho lao động nữ ở khu vực phi chính thức” từ tháng 5 năm 2003.

Dự án này là một phần của chương trình liên khu vực được Chính phủ Pháp tài trợ, với
mục đích phát triển các sáng kiến đa dạng nhằm mở rộng bảo trợ xã hội và giảm tính dễ
bị tổn thương cho các nhóm bị lề hóa. Các nước khác tham gia vào dự án là Burkina Faso
và Ethiopia. Bài học kinh nghiệm từ ba nước tham gia dự kiến sẽ đóng góp cho những
cuộc thảo luận ở trong nước và quốc tế về giảm nghèo và mở rộng bảo trợ xã hội. Từ
năm 2006, dự án ở Việt Nam được nhận được thêm hỗ trợ tài chính của Quỹ Ford và Tổ
chức Công giáo Hà Lan về Viện trợ và Hỗ trợ phát triển (CORDAID).

Mục tiêu phát triển chung của dự án tại Việt Nam là đánh giá và thúc đẩy sự đóng góp
đầy tiềm năng của tài chính vi mô và bảo trợ xã hội vào giảm nghèo cho lao động nữ ở
khu vực phi chính thức và gia đình của họ thông qua các hoạt động thử nghiệm ở cấp địa
phương.

Mục tiêu trước mắt của dự án gồm:

• Nâng cao kiến thức, hiểu biết và năng lực của các tổ chức, nhất là ở địa phương,
để cung cấp các dịch vụ tài chính và bảo hiểm vi mô phù hợp, nhạy bén theo nhu
cầu, cho phụ nữ nghèo một cách bền vững

• Nâng cao hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách Xóa đói Giảm nghèo
(HEPR) về khả năng và nhu cầu của các nhóm hưởng lợi mục tiêu trong vùng thí
điểm dự án nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu bảo trợ xã hội của người dân địa

phương

Tác động mong đợi của dự án bao gồm:

• Tăng thêm sự hiểu biết về nhu cầu của phụ nữ nghèo về dịch vụ tài chính quản lý
rủi ro ở cấp hộ gia đình
• Xây dựng và phối hợp với tổ chức tài chính vi mô thí điểm ít nhất 2 sản phẩm tài
chính quản lý rủi ro nhằm rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu về dịch vụ này
• Nâng cao năng lực kỹ thuật của các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài
chính vi mô
• Hỗ trợ xây dựng chính sách thông qua các hội thảo, thăm quan học tập, soạn thảo
và chia sẻ các báo cáo chính sách và tài liệu kỹ thuật




9
3.2 Cơ cấu quản lý dự án

Dự án do ILO phối hợp với Vụ Bảo trợ Xã hội, BLĐTB&XH thực hiện.
Dự án được thực hiện thông qua văn phòng dự án tại Hà Nội. Văn phòng dự án hoạt động
dưới sự giám sát chung của Điều phối viên dự án cấp quốc gia (ĐPV), người chịu trách
nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và báo cáo (cả tài chính và phi tài chính) các
hoạt động dự án. Hỗ trợ cho ĐPV là một chuyên gia nước ngoài và một cán bộ hành
chính.
Trong suốt dự án, chuyên gia về tài chính vi mô của Văn phòng khu vực Đông Á ở
Bangkok (Thái lan) và Chương trình Tài chính Xã hội ILO ở Geneva (Thụy sỹ) hỗ trợ về
mặt kỹ thuật cho dự án. Hỗ trợ này là tài nguyên kỹ thuật cho những đầu vào kỹ thuật cụ
thể về lĩnh vực tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô và tiết kiệm vi mô. Dự án cũng phối hợp
chặt chẽ với Trung tâm đào tạo quốc tế của ILO ở Turin (Italy) để cung cấp một số khóa

học về tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu, dự án đã thành lập một Ban Cố vấn Dự án (BCV), với thành
phần gồm đại diện của Vụ Bảo trợ Xã hội và Vụ Bảo hiểm Xã hội của BLĐTB&XH, Đại
sứ quán Pháp tại Việt Nam và Văn phòng ILO tại Việt Nam. BCV họp một hoặc hai lần
một năm để xem xét tiến độ thực hiện các hoạt động, hướng dẫn về kỹ thuật cho nhóm
dự án, và bảo đảm rằng dự án phù hợp với Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo
(CLTT&GN) của Việt Nam.
3.3 Phương pháp tiếp cận của Dự án

Để nâng cao năng lực cung cấp của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đối với dịch
vụ tài chính quản lý rủi ro cho phụ nữ nghèo ở khu vực phi chính thức, ILO đã thực hiện
các hoạt động sau:

• Đánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro

Trong giai đoạn một, dự án đã thực hiện 2 nghiên cứu để xác định ra nhu cầu và chiến
lược quản lý rủi ro của phụ nữ nghèo và các dịch vụ hiện có ở các tỉnh miền Bắc Việt
Nam. Những nghiên cứu này không tham vọng đại diện cho cả nước, mà đúng hơn là chỉ
làm nổi bật khoảng cách giữa cung và cầu về dịch vụ tài chính quản lý rủi ro ở một số
tỉnh ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu gợi ý một số sản phẩm tài chính cần thiết phải
phát triển nhất cùng với các tổ chức tài chính vi mô.

• Phát triển sản phẩm và thí điểm thực hiện

Giai đoạn hai của dự án tập trung vào việc xác định những tổ chức tài chính vi mô quan
tâm đến phát triển dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cho khách hàng của mình. Có ba tổ
chức được lựa chọn để thực hiện các sản phẩm tài chính sau:

Tổ chức tài chính vi mô Sản phẩm thừ nghiệm

1. TYM
(Các tỉnh phía Bắc)

Tiết kiệm linh hoạt
4. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước

Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
5. Quỹ Ủy thác của phụ nữ Đông Triều
(tỉnh Quảng Ninh)
Quỹ tương trợ (một dạng bảo hiểm)

10
Nhóm dự án ILO đã giới thiệu “Bộ công cụ lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá giai đoạn
thí điểm” của MicroSave Africa cho các tổ chức tài chính vi mô đối tác. Cuốn cẩm nang
này đã được dịch sang tiếng Việt. Hơn nữa, nhóm dự án cũng hỗ trợ thường xuyên về
mặt kỹ thuật cho các đối tác theo 10 bước của qui trình thực hiện thí điểm như sau.

1) Thành lập nhóm thực hiện thí điểm
2) Xây dựng khuôn mẫu thí điểm
3) Xác định mục tiêu thí điểm
4) Chuẩn bị hệ thống
5) Mô hình dự báo tài chính
6) Tư liệu hóa sản phẩm: định nghĩa và quy trình
7) Đào tạo cán bộ có liên quan
8) Xây dựng tài liệu marketing cho khách hàng
9) Bắt đầu thực hiện thí điểm
10) Tiếp tục giám sát, đánh giá và điều chỉnh lại thí điểm dự án

• Nâng cao năng lực


Để nâng cao năng lực cho các đối tác, ILO đã tổ chức một loạt các khóa học:

» Phát triến sản phẩm mới (ILO)
» Thực hiện Bảo hiểm thành công cho các tổ chức Tài chinh vi mô (ILO)
» Phân tích tài chính (CGAP
3
)
» Nghiên cứu thị trường cho Tài chính vi mô (MicroSave Africa)
» Thực hiện tài chính vi mô thành công: Quản lý để nâng cao thành tích (ILO)

Để nâng cao tác động của các khóa đào tạo, ILO mời các nhà thực hành tài chính vi mô
cùng tham gia vào khóa đào tạo. Tổng cộng có trên 100 nhà hoạt động tài chính vi mô
(cùng với một số nhà hoạch định chính sách) đã tham gia vào khóa đào tạo. Chương trình
chi tiết của khóa đào tạo được trình bày trong phần phụ lục.

• Hỗ trợ xây dựng chính sách

ILO đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của mình qua một loạt các hoạt động hướng tới nâng cao
nhận thức cho những người thực hành và hoạch định chính sách không những về dịch vụ
tài chính quản lý rủi ro, mà còn về thông lệ tài chính vi mô tốt nhất:

» Tham quan tổ chức tài chính vi mô ở Philippines (tháng 6 năm 2004)
» Tham gia hội thảo quốc tế về Tài chính vi mô ở Paris (tháng 6 năm 2005), do Đại
sứ quán Pháp tại Việt Nam đồng tài trợ (Hà Nội)
» Phóng sự về Tài chính vi mô: “Một cách thoát nghèo”, được chiếu trên đài truyền
hình quốc gia (tháng 7 năm 2005)
» Bài viết thảo luận “Hướng tới một khu vực tài chính vi mô bền vững ở Việt Nam:
Vấn đề và Thách thức” (tháng 12 năm 2005)
» 2 hội thảo chia sẻ kiến thức về thí điểm thực hiện dịch vụ tài chính quản lý rủi ro
trong lĩnh vực tài chính vi mô (tháng 11 năm 2003 và tháng 12 năm 2005)



3
CGAP: Nhóm hỗ trợ người nghèo nhất, CGAP là hiệp hội các tổ chức tài trợ đa phương và song phương
thúc đẩy thông lệ thực tiễn tốt nhất về tài chính vi mô.
11
Báo cáo này không có tham vọng trình bày tất cả những hoạt động thực hiện trong thời
gian của dự án. Thay vào dó, báo cáo sẽ tập trung vào các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro
hiện có ở Việt Nam như những cơ chế sáng tạo để hộ nghèo ứng phó với rủi ro và áp lực
kinh tế tốt hơn. Do đó, trước hết, báo cáo sẽ xem xét lại kết quả của các nghiên cứu về
dịch vụ quản lý rủi ro, nêu bật những bài học kinh nghiệm thu được từ việc phối hợp với
tổ chức tài chính vi mô thực hiện thí điểm một số sản phẩm.

12
4. Những dịch vụ tài chính quản lý rủi ro ở Việt Nam
4.1 Dịch vụ tài chính quản lý rủi ro là gì?

Nhiều tổ chức tài chính vi mô đã nhận ra rằng không thể xóa bỏ tính dễ bị tổn thương của
các hộ thu nhập thấp chỉ bằng việc tiếp cận vốn vay nhỏ
4
. Người dân dễ bị tổn thương
bởi rất nhiều rủi ro khác nhau như tử vong, ốm đau bệnh tật và mùa màng thất bát.
Những rủi ro này sẽ làm tăng chi phí, hoặc làm giảm thu nhập hoặc cả hai. Đặc biệt,
những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ khi gặp phải các cú sốc về tài chính sẽ phải
sống nhiều năm trong nợ nần và túng quẫn. Dịch vụ tài chính quản lý rủi ro là những dịch
vụ được thiết kế giúp người dân đối mặt với những cú sốc này.

Có ba loại sản phẩm tài chính quản lý rủi ro
5
: tài khoản tiết kiệm linh hoạt giúp khách

hàng có thể rút tiền để giảm áp lực kinh tế; cho vay khẩn cấp; và bảo hiểm vi mô với
phạm vi bảo hiểm gồm các trường hợp chết, ốm đau, thương tật và tàn tật, trộm cắp và có
thể là hạn hán hoặc thiên tai.

Tùy từng hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng như sở thích cá nhân, mỗi người sẽ có nhu cầu
về dịch vụ tài chính quản lý rủi ro khác nhau. Tiết kiệm linh hoạt có thuận lợi là nó có thể
bảo vệ người dân trước mọi cú sốc tài chính. Bảo hiểm vi mô nhằm vào các rủi ro cụ thể,
nhưng thông qua cơ chế chia sẻ rủi ro, nó có thể bảo vệ người dân trước những mất mát
tài chính lớn mà họ không đủ khả năng bù đắp bằng khoản tiết kiệm của mình. Các
khoản vay khẩn cấp có thể giúp những đối tượng không có bảo hiểm hay tiết kiệm,
nhưng nó sẽ để lại khỏan nợ nần mà người vay phải trả.
4.2 Nhu cầu về dịch vụ tài chính quản lý rủi ro

Năm 2003, Dự án của ILO đã thực hiện một nghiên cứu về nhu cầu dịch vụ tài chính
quản lý rủi ro trên 312 phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt Nam. Mục đích nghiên cứu là
phân tích những rủi ro mà phụ nữ nghèo phải đối mặt và cách họ giải quyết rủi ro đó. So
sánh những rủi ro mà phụ nữ nghèo phải đối mặt và chiến lược đối phó, nghiên cứu đã
chỉ ra sự mất cân đối có thể được bù đắp thông qua dịch vụ tài chính quản lý rủi ro.

Theo nghiên cứu trên, nguyên nhân chính dẫn đến áp lực kinh tế cho phụ nữ là (theo thứ
tự về tầm quan trọng)
6

1) Thành viên trong gia đình đau ốm
2) Tai nạn
3) Vật nuôi bị bệnh hoặc chết
4) Chi phí giáo dục
5) Những yếu tố khác như mùa màng thất bát, thiên tai, cưới hỏi, ma chay, và chi
phí lễ tết hàng năm (Tết âm lịch).


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều chiến lược đối phó với rủi ro.


4
Craig Churchill, Liệu Bảo hiểm vi mô có là ưu tiên cho người nghèo? Hiểu biết về nhu cầu cho các dịch
vụ tài chính quản lý rủi ro, ILO, 2004
5
Đã dẫn
6
Nhu cầu đối với dịch vụ tài chính quản lý rủi ro của phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt nam, ILO, 2003
13

• Tín dụng

Vay nợ là một trong những chiến lược phổ biến nhất để ứng phó với rủi ro và áp lực kinh
tế. 82% phụ nữ không phải là khách hàng khi được phỏng vấn cho biết họ bị mắc các
khoản nợ nần trước đây. Gần một nửa khoản vay (44%) được dùng cho mục đích sản
xuất. Các khoản vay này cũng dược dùng cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau, ví dụ để
chuẩn bị cho Tết âm lịch (10%), chi trả các chi phí y tế (9%), giáo dục (8%), nhà cửa
(8%), và lương thực, thực phẩm, bao gồm cả gạo (7%). Các nguồn vay có thể từ họ hàng
và bạn bè, những người cho vay nặng lãi ở địa phương, tổ chức tài chính vi mô (TCVM),
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) và Ngân
hàng chính sách xã hội (NHCSXH)

Vay họ hàng hoặc bạn bè là chiến lược ứng phó phổ biến nhất khi họ phải đối mặt với ốm
đau, bệnh tật, tai nạn, và một số rủi ro có tính chu kỳ. Vấn đề là phụ nữ nghèo thường
không có những người bạn giàu có để có thể cho họ vay tiền. Gần 20% phụ nữ được
phỏng vấn cho biết họ thường xuyên hay rất thường xuyên phải vay tiền từ những người
cho vay nặng lãi. Hạn chế lớn nhất của hình thức này là chi phí vay: những người cho
vay nặng lãi thường đòi mức lãi suất rất cao (thông thường khoảng 2%/tháng, tuy nhiên,

đối với những món vay ngắn hạn, lãi suất sẽ từ 6% đến 15%/tháng).

Trong số mẫu nghiên cứu, vay từ các tổ chức tài chính vi mô là cách phổ biến, bởi hầu
hết số phụ nữ được phỏng vấn (71%) là khách hàng của tổ chức TCVM. Nhưng hầu hết
món vay của tổ chức TCVM đều cho mục đích kinh doanh và theo định nghĩa không thể
sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Khách hàng khi đã có một món vay cho mục đích kinh
doanh sẽ không được vay món thứ hai cho cùng mục đích, nếu họ chưa trả xong món vay
thứ nhất. Vì vậy các khoản vay này không thể được coi là giải pháp tốt để ứng phó với
rủi ro. Một vài tổ chức phát triển “sản phẩm vay đa mục đích” theo đó khách hàng vay
song song cùng với món vay thông thường với mục đích kinh doanh. Khoản vay đặc biệt
này thường có giá trị thấp hơn và thời hạn ngắn hơn (so với món vay cho mục đích kinh
doanh). Khách hàng có thể sử dụng vào bất kỳ mục đích nào, kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Tuy nhiên, khách hàng thường phải chờ ít nhất 1 đến 2 tuần để nhận được khoản vay. Vì
vậy, nói chung, các món vay của các tổ chức TCVM cũng không phải là giải pháp tối ưu
trong trường hợp khách hàng cần tiền khẩn cấp.

Cuối cùng, vay nợ từ các ngân hàng chính thức không phải là cách làm phổ biến trong
trường hợp khẩn cấp. Những người được hỏi đều phàn nàn về việc thủ tục phức tạp và
thời gian chờ đợi quá lâu.

• Tiết kiệm

Trên 90% phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ có tiết kiệm theo hình thức này hoặc hình
thức khác. 54% số người trả lời có tiết kiệm cho biết họ giữ tiền mặt tại nhà. 38% tham
gia vào dây hụi họ. 26% ít nhất tiết kiệm một phần bằng vật nuôi hoặc bằng gạo và 13%
số khác là bằng đồ trang sức. Phần đông phụ nữ tham gia tiết kiệm tự nguyện tại các tổ
chức tài chính vi mô. Hầu hết họ đều hài lòng vì mức tiền gửi linh hoạt (từ 1.000 đồng
(0,06 USD), nói chung là phù hợp với khả năng tiết kiệm của họ và có thể gửi tại thôn
làng. Tuy nhiên, một hạn chế của dịch vụ tiết kiệm này là mọi người thường phải thông
báo với tổ chức TCVM ít nhất 2 tuần trước khi rút tiền. Trong trường hợp khẩn cấp,

khoảng thời gian chờ đợi này có thể là một bất lợi.
14

Có lẽ phát hiện thú vị nhất là chỉ có 3,5% người trả lời gửi tiết kiệm ở ngân hàng hoặc
tiết kiệm bưu điện. Lý do chính người dân không gửi tiết kiệm tại các tổ chức tài chính
chính thức là vì thủ tục phức tạp và số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu thường quá cao so với
khả năng tiết kiệm của họ (khoảng 100.000 VND/6 USD
7
). Bên cạnh đó, người dân
không muốn phải đi một quãng đường dài để đến ngân hàng hay bưu điện, trong khi
những tổ chức này chỉ làm việc vào đúng thời gian mà họ cũng phải làm việc.

• Bảo hiểm

Mặc dù các cuộc phỏng vấn theo cấu trúc chỉ ra rằng khoảng 60% người được hỏi đã sử
dụng bảo hiểm, nhưng bảo hiểm lại không được coi là chiến lược quản lý rủi ro thường
xuyên. Trên thực tế, phần lớn hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm học đường. Cha mẹ mua
bảo hiểm cho con cái mình căn cứ vào lời khuyên của nhà trường, nhưng họ không hiểu
biết đầy đủ về lợi ích của bảo hiểm. Điều đó lý giải phần nào tại sao trong số 23% số
người mua bảo hiểm đã từng gặp rủi ro thì chỉ có 14% nhận được tiền chi trả quyền lợi
bảo hiểm. 9% còn lại không được chi trả bảo hiểm là do thủ tục phức tạp hoặc họ không
biết ở đâu và làm thế nào để yêu cầu bảo hiểm chi trả.

Trong khi ốm đau là rủi ro thường xuyên và nghiêm trọng nhất mà phụ nữ ở nông thôn
thường phải đối mặt, thì chỉ 26% số người được hỏi trả lời rằng họ cần bảo hiểm y tế. Có
một số lý giải cho hiện tượng này. Người dân có thể coi bảo hiểm y tế là cái gì đó mà họ
không bao giờ có khả năng chi trả. Hoặc mối quan tâm của họ đến bảo hiểm y tế bị triệt
tiêu do chất lượng chăm sóc sức khỏe đôi lúc còn kém.

Hơn 10% số phụ nữ được phỏng vấn bày tỏ sự quan tâm đến bảo hiểm sinh mạng. Tuy

nhiên, bảo hiểm sinh mạng chỉ được xem như một hình thức tiết kiệm chứ không phải là
một chiến lược tài chính để ứng phó với tử vong. Do hầu hết phụ nữ tham gia phỏng vấn
là nông dân nên sự quan tâm của họ đến bảo hiểm cho vật nuôi và mùa màng là rất quan
trọng.
4.3 Cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro

Dự án đã thực hiện một nghiên cứu về cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro tại Việt
Nam. Mục đích của nghiên cứu là có được một đánh giá tổng quan về các dịch vụ tài
chính quản lý rủi ro khác nhau hiện có ở Việt Nam bao gồm bảo hiểm, tiết kiệm linh hoạt
và cho vay khẩn cấp của cả khu vực chính thức và phi chính thức.

• Tiết kiệm

Nghiên cứu này đã khẳng định các tổ chức tài chính chính thức vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu tiết kiệm linh hoạt của người nghèo ở nông thôn. Các ngân hàng tư nhân, hoặc ngân
hàng thương mại của nhà nước hầu hết chỉ tập trung vào nhóm dân cư có thu nhập trung
bình-cao và vẫn chưa quan tâm đến các hộ gia đình có thu nhập thấp với khả năng tiết
kiệm còn hạn chế. Chẳng hạn, NHNN&PTNT, một ngân hàng thương mại của nhà nước
với mạng lưới chi nhánh rộng nhất yêu cầu khoản tiết kiệm tối thiểu là 100.000 đồng (6
đôla Mỹ).


7
Tỉ giá sử dụng trong báo cáo này là 1 USD = 15.827 VND
15
Các tổ chức bán chính thức như tổ chức tài chính vi mô và các chương trình khác của
Hội phụ nữ đã rất thành công trong việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm cho hộ thu nhập
thấp. Tuy vậy, các sản phẩm tiết kiệm này thường là tiết kiệm bắt buộc. Một số ít các sản
phẩm tiết kiệm tự nguyện hiện có lại thiếu tính linh hoạt vì khách hàng không thực sự lựa
chọn số tiền gửi và thường mất nhiều thời gian (đến 15 ngày) mới có thể tiếp cận được.

Nhiều tổ chức tài chính chính thức cung cấp sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy các
sản phẩm này không thực sự phù hợp với nhu cầu của hộ gia đình có thu nhập thấp và
đặc biệt khi họ gặp rủi ro và cần tiền gấp.

Bảng 1: Sản phẩm tiết kiệm tự nguyện của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam
Tổ chức tài chính vi

Sản phẩm tiết kiệm Điều kiện
Hội phụ nữ với sự hỗ
trợ của Quĩ cứu trợ
nhi đồng Mỹ
Tiết kiệm không kỳ hạn
(tiết kiệm cây tre)
Tiết kiệm không kỳ
hạn, hạn chế tiếp cận
(tiết kiệm măng non)
Tiền gửi tối đa: 200.000 đ (13 USD)
Tiền gửi tối thiểu: 1.000 đ (0,06
USD)
Lãi trả cho số dư tiết kiệm tối thiểu
100.000 đ (6 USD)
Người vay hoặc không vay đều có
thể tham gia
Yêu cầu báo trước khi muốn rút tiền
Quỹ TYM Tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tối đa: 100.000 VND (6
USD)
Phải là thành viên
Yêu cầu báo trước khi muốn rút tiền
Quĩ do AAV Việt
nam hỗ trợ

Tiết kiệm không kỳ hạn
Tiết kiệm kỳ hạn
Tiền gửi tối thiểu: 1.000 VND (0,06
USD)
Thành viên hoặc không phải là thành
viên đều có thể tham gia
Yêu cầu báo trước khi muốn rút tiền
Quỹ trợ vốn cho
người nghèo tự tạo
việc làm (CEP)
Tiết kiệm không kỳ hạn
(tiết kiệm hằng ngày)
Dành cho những người buôn bán nhỏ
gửi tiền hàng ngày
Yêu cầu báo trước khi muốn rút tiền
Hội phụ nữ Tiết kiệm gửi góp (tiết
kiệm mùa xuân)

Ở TP Hồ Chí Minh và Nghệ An
Dành cho thành viên

• Bảo hiểm

Khu vực nhà nước

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

Năm 1995, Chính phủ Việt Nam ban hành các quy định pháp lý điều chỉnh các đơn vị
trong khu vực nhà nước và tư nhân có trên 10 lao động. Phạm vi bảo hiểm xã hội hiện
nay được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp tư nhân có đăng ký. Quyền lợi mà người

lao động được hưởng khi tham gia vào bảo hiểm xã hội bao gồm:

• Lương hưu
• Bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
16
• Trợ cấp ốm đau
• Trợ cấp thai sản
• Trợ cấp cho người còn sống

Chủ sử dụng lao động đóng góp 15% lương, người lao động đóng góp 5% tiền lương.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ áp dụng cho khu vực nhà nước. Do vậy, theo ước tính, chỉ
có 11% lực lượng lao động được hưởng bảo trợ xã hội và hệ thống có xu hướng không
vươn tới được nhóm người cần bảo trợ nhất. Hơn nữa, hệ thống hiện nay hầu như chỉ
phục vụ khu vực chính thức và không phù hợp với người lao động ở khu vực kinh tế phi
chính thức.

- Bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện

Bảo hiểm y tế Việt Nam được Chính phủ thành lập từ năm 1995, và đến nay khoảng 13%
dân số đã tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm y tế gồm cả tự nguyện và bắt buộc thuộc Bộ y tế.
Chủ sử dụng lao động đóng 2% và người lao động đóng 1%. Bảo hiểm y tế tự nguyện
được cung cấp thông qua mua thẻ bảo hiểm có giá trị trong vòng 1 năm. Tuy nhiên,
chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện đang gặp phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm
trọng đe dọa tính bền vững và tiếp cận như mức phí cao, thiếu lòng tin, thủ tục hành
chính quá phức tạp và rủi ro về đạo đức và lựa chọn ngược.

Bên cạnh đó, chính phủ cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ nghèo theo chương trình Mục
tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giờ đây là cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Chăm
sóc y tế cơ bản là miễn phí cho người nghèo theo chương trình này nhưng bệnh nhân vẫn
thường phải trả thêm các chi phí điều trị và thuốc men.


- Các chương trình hỗ trợ xã hội khác

Các chương trình hỗ trợ xã hội khác cũng hỗ trợ về tài chính cho những nhóm mục tiêu
dễ bị tổn thương (thương binh, cựu chiến binh, cứu trợ cho gia đình chịu ảnh hưởng của
thiên tai…). Các chương trình này (hỗ trợ và cứu trợ) không được xem là bảo hiểm.

Khu vực tư nhân

- Bảo hiểm sinh mạng

Các công ty bảo hiểm trong vài năm gần đây cũng đã đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm
của họ rất nhiều. Tuy nhiên, đại đa số công ty bảo hiểm sinh mạng vẫn hướng đến thị
trường thu nhập trung bình và cao. Do đó, mức phí bảo hiểm thấp nhất không phù hợp
với hộ nghèo. Hơn nữa, mảng thị trường của các hộ thu nhập trung bình và cao hiện nay
vẫn chưa được khai thác hết nên các công ty bảo hiểm ít có động cơ để hướng đến hộ thu
nhập thấp.

- Bảo hiểm phi sinh mạng

Bảo Việt chiếm thị phần cao nhất (40,5%) thị trường bảo hiểm phi sinh mạng, tiếp theo
là Bảo Minh (28,2%). Trong số những công ty bảo hiểm, rất ít công ty đưa ra sản phẩm
phi sinh mạng phù hợp với khả năng của hộ thu nhập thấp.

17
Bảo Việt có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm y tế và tai nạn cá nhân bao gồm bảo hiểm toàn
diện cho trẻ em, bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm khi nằm viện, phẫu thuật, và bảo
hiểm tai nạn cá nhân toàn diện. Tuy nhiên, mặc dù các sản phẩm này được thiết kế cho
phù hợp với nhu cầu của hộ gia đình thu nhập thấp, việc tiếp thị sản phẩm còn kém và
hầu hết hộ dân biết về sản phẩm rất ít.


Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm trong trường hợp bị mất hoặc thiệt hại đối với tài
sản, ví dụ bảo hiểm cháy, nổ, rủi ro kỹ thuật, mùa màng và gia súc. Một số sản phẩm rất
hữu ích cho hộ thu nhập thấp là bảo hiểm vật nuôi và mùa màng.

Trong vài chục năm trở lại đây, Bảo Việt đã cố gắng cung cấp bảo hiểm mùa vụ nhưng
đều thất bại. Lý do là vì tập hợp đối tượng chia sẻ rủi ro không đủ lớn để tính toán mức
phí bảo hiểm một cách chính xác. Groupama, một công ty bảo hiểm Pháp đã thử nghiệm
sản phẩm bảo hiểm vật nuôi ở Cần Thơ. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, Groupama
quyết định đa dạng hóa các sản phẩm để mở rộng tập hợp đối tượng chia sẻ rủi ro.

Sáng kiến bảo hiểm ở khu vực phi chính thức và bán chính thức

Như đã đề cập ở phần trên, bảo hiểm xã hội Việt Nam hầu hết phục vụ khu vực chính
thức, trong khi các công ty bảo hiểm tư nhân tập trung vào bộ phận dân cư có thu nhập
trung bình và cao. Do đó, một số tổ chức đã phát triển các chương trình bảo hiểm lựa
chọn để phục vụ nhu cầu của hộ gia đình có thu nhập thấp.

Bảng 1 trình bày những sáng kiến bảo hiểm của khu vực bán chính thức có mặt ở Việt
Nam năm 2003.

Bảng 2: Sáng kiến bảo hiểm ở khu vực bán chính thức (2003)
Nhà cung cấp Địa điểm Loại sản phẩm
Hội người cao
tuổi
Cả nước
(khảo sát ở
Nghệ An,
Nam Định)
Quỹ Tương trợ

Hỗ trợ trong trường hợp tử vong, ốm đau và sự kiện xã
hội
Phí hội viên (10.000 đồng đến 70.000 đồng)
+ phí bảo hiểm hàng năm (1.000 đồng đến 5.000 đồng)
Hội phụ nữ (với
sự hỗ trợ của
ActionAid Viet
Nam)
Sơn La,
Quảng Ninh,
Hà Tĩnh
Quỹ Tương trợ
Hỗ trợ tài chính trong trường hợp tử vong (200.000
đồng) và ốm đau (20.000 đồng, tối đa là hai lần 1 năm)
Phí bảo hiểm: 500 đồng, hai tuần 1 lần
TYM Huyện nông
thôn ở khu
vực phía Bắc
Quỹ Tương trợ
Chi trả khi thành viên qua đời (500.000 đồng) và dư nợ
còn lại, chồng/con qua đời (200.000 đồng) và ốm nặng
(200.000 đồng, chỉ trả 1 lần).
Phí bảo hiểm: 200 đồng một tuần
GRET Vĩnh Phúc Bảo hiểm vật nuôi tại cộng đồng
Bảo hiểm 4 loại bệnh cho lợn
Tiếp cận dịch vụ tư vấn thú ý
Hội Nông dân Nghệ An Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân
Chi trả lương hưu và tử vong
Mức phí tối thiểu: 20.000 đồng một tháng
Trợ cấp: dựa vào bảo hiểm xã hội và một số trợ cấp

khác

18
Một số tổ chức đã triển khai sản phẩm bảo hiểm cho các thành viên trong gia đình. Tuy
nhiên, do thiếu chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm, nên một số chương trình bảo
hiểm này có thể gặp khó khăn. Mặc dù vậy, những sáng kiến này đã chứng minh rằng sản
phẩm bảo hiểm được thiết kế cho hộ gia đình có thu nhập thấp có thể phát triển được.
4.4 Tóm tắt những phát hiện

Hai nghiên cứu đã cung cấp dấu hiệu chi tiết về nhu cầu quản lý rủi ro và chiến lược của
hộ nghèo, và về những dịch vụ hiện có ở Việt Nam. Một số phát hiện chính bao gồm:
• Rủi ro chính hay áp lực kinh tế chính mà phụ nữ nghèo thường phải đối mặt trong
cuộc sống thường ngày là ốm đau, tai nạn, tử vong, học phí, và các sự kiện xã hội
(Tết âm lịch)
• Chiến lược ứng phó những cú sốc này phổ biến là đi vay của họ hàng và bạn bè,
vay nặng lãi, vay của tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng, hay sử dụng tiền tiết
kiệm hoặc bán tài sản, hay mua bảo hiểm.
• Những sản phẩm tiết kiệm hiện có tại ngân hàng hay tại các tổ chức tài chính vi
mô không đủ linh hoạt để được coi là một cơ chế ứng phó rủi ro hiệu quả. Tiền
gửi tối thiểu tại ngân hàng quá cao so với khả năng tiết kiệm của phụ nữ nghèo và
thời gian chờ để rút tiền tiết kiệm tại các tổ chức tài chính vi mô là quá dài.
• Sản phẩm bảo hiểm thông thường chủ yếu hướng tới hộ thu nhập trung bình và
cao.
• Chính sách bảo hiểm của Chính phủ thuộc Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo
bộc lộ một số yếu điểm có tác động dài hạn đến hộ thu nhập thấp
• Một số ít sáng kiến bảo hiểm triển khai cho khu vực phi chính thức vẫn được thiết
kế và quản lý chuyên nghiệp, và vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận.

Những phần tiếp theo sẽ xem xét lại những dịch vụ tài chính quản lý rủi ro đã được triển
khai và thử nghiệm ở ba tổ chức tài chính vi mô.


19

×