Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Luận văn : Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 217 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

VŨ VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI
CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

VŨ VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI
CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 62.34.01.21



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ TRỊNH MINH CHÂU
2. PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG LONG

HÀ NỘI - 2018
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Văn Việt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án ....................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước ........................2
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận án ...........................9
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................9
6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án ...........................................12
7. Cấu trúc luận án ..............................................................................................13
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LỚN ................................................................14
1.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đặc điểm kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ ....................................................................................................................14
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại chuỗi CHBL ..........................................14
1.1.2. Các yếu tố cấu thành của chuỗi CHBL ...................................................19
1.1.3. Vai trò của phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ......................................21
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường và kinh doanh bán lẻ ĐTDĐ ................22
1.2. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ
điện thoại di động trên địa bàn đô thị lớn.........................................................28
1.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (mô hình PEST) .............................28
1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành (Porter) ..........................................30
1.2.3. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp .......................................................32
1.3. Nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ và đề xuất mô
hình nghiên cứu ...................................................................................................34
1.3.1. Nội dung phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của doanh nghiệp ......34
1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu sự phát triển kinh doanh chuỗi CHBL

ĐTDĐ ................................................................................................................50
1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi CHBL của một số doanh
nghiệp trên thế giới và bài học rút ra ................................................................51

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi CHBL của một số doanh
nghiệp trên thế giới ...........................................................................................51
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ.......55
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA
HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI..............58
2.1. Khái quát thị trường ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội ....................................58
2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội .........................58
2.1.2. Quy mô và cơ cấu dân số trên địa bàn Hà Nội .......................................61
2.1.3. Thu nhập và cơ cấu chi tiêu của dân cư, hộ gia đình (trong đó có chi
tiêu cho ĐTDĐ nghe nhìn) ................................................................................62
2.1.4. Thực trạng tiêu dùng ĐTDĐ của cư dân trên địa bàn Hà Nội ................64
2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................66
2.2.1.Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (chính sách điều tiết thị
trường ĐTDĐ) ...................................................................................................66
2.2.2. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường ngành ......................................67
2.2.3. Thực trạng các yếu tố nội tại của doanh nghiệp .....................................68
2.3. Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của
một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ........................................................70
2.3.1. Khảo sát thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của
một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội .........................................................70

2.3.2. Mô tả phương pháp kiểm định để xác lập mô hình nghiên cứu thực tế
phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội .........................................78
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên
địa bàn Hà Nội ...................................................................................................102
2.4.1. Những thành công, điểm mạnh, ưu thế .................................................102
2.4.2. Những điểm yếu, hạn chế......................................................................103
2.4.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội .......................................................104
CHƯƠNG 3 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG
BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025 ĐỊNH HƯỚNG 2030 ...................................................................................107
3.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh doanh ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn đến 2020 và 2025 ..........................................................107

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


3.1.1. Dự báo quy mô và xu hướng phát triển thị trường ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội ......................................................................................................107
3.1.2. Dự báo tác động của các yếu tố đến phát triển kinh doanh ĐTDĐ trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................................108
3.1.3. Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội...112
3.2. Định hướng phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn
Hà Nội .................................................................................................................115
3.2.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh doanh chuỗi
CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội ..................................................................115
3.2.2. Định hướng phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ của doanh

nghiệp trên địa bàn Hà Nội .............................................................................119
3.3. Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà
Nội năm 2025 định hướng 2030 .......................................................................120
3.3.1. Giải pháp đối với công ty mẹ của chuỗi CHBL ....................................120
3.3.2. Giải pháp đối với các CHBL thành viên ...............................................124
3.4. Một số kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinh
doanh chuỗi CHBLĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội .............................................127
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tiêu chí, tiêu
chuẩn đối với phát triển kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ ...............................127
3.4.2. Kiến nghị về việc hỗ trợ chuỗi CHBLĐTDĐ nâng cao năng lực đội
ngũ nhân viên thông qua các hiệp hội .............................................................129
3.4.3. Giải pháp đối với nhà nước ...................................................................129
KẾT LUẬN ............................................................................................................137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143
PHỤ LỤC ...............................................................................................................149
Phụ lục 1: Bảng hỏi điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................150
Phụ lục 2: Bảng hỏi điều tra đối với các chuyên gia và nhà quản lý địa phương
và nhà nước về hoạt động bán lẻ nói chung và bán lẻ ĐTDĐ trên
địa bàn Thành phố Hà Nội ................................................................161
Phụ lục 3: Bảng hỏi điều tra đối với các khách mua hàng tại các chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................164
Phụ lục 4: Kết quả điều tra đối với các nhà quản lý trong các chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................167

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



Phụ lục 5: Kết quả kiểm đinh EFA đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản
lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......186
Phụ lục 6: Kết quả kiểm đinh CFA đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản
lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......188
Phụ lục 7: Kết quả phân tích hồi quy đối với khảo sát điều tra đối với các nhà quản
lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .........196
Phụ lục 8: Kết quả điều tra đối với các chuyên gia và nhà quản lý địa phương
và nhà nước về hoạt động bán lẻ nói chung và bán lẻ ĐTDĐ trên
địa bàn Thành phố Hà Nội ................................................................197
Phụ lục 9: Kết quả điều tra đối với các khách mua hàng tại các chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................202

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCT

Bộ Công thương

BTM

Bộ Thương mại


CHBL

Cửa hàng bán lẻ

CHBLĐTDĐ

Cửa hàng bán lẻ điện thoại di động

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

ĐTDĐ

Điện thoại di động

MWG

Công ty cổ phần Thế giới di động



Nghị định




Quyết định

TTTM

Trung tâm thương mại

VPBS

Công Ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Phân loại chuỗi cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống Bắc Mỹ ..............18
Bảng 1.2: Các dạng hành vi mua của người tiêu dùng .............................................38
Bảng 1.3: Giả thuyết nghiên cứu sự phát triển kinh doanh chuỗi CHBL .................50

Bảng 2.1: Các chỉ số phát triển kinh tế chính của Hà Nội năm 2015 và 2016 .........59
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của Trần Anh.........................................................78
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh của Hệ thống thế giới di động ...............................79
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của FPT .................................................................79
Bảng 2.5: Các đối tượng nghiên cứu định tính và định lượng ..................................80
Bảng 2.6: Kiểm định đo lường các biến độc lập .......................................................82
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy.........................................................................................84

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ .................................................................15
Hình 1.2: Minh họa lý thuyết “Bánh xe bán lẻ” của Macolm P.McNair ..................27
Hình 1.3: Mô hình năm áp lực của Porter .................................................................31
Hình 1.4: Năm mức độ sản phẩm..............................................................................42
Hình 1.5: Mô hình phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội ......50
Hình 1.6: Thị phần bán lẻ tại Vương quốc Anh ........................................................53
Hình 1.7: Hiệu quả hoạt động của Tesco ..................................................................54
Hình 2.1: So sánh tăng trưởng kinh tế của Hà Nội và các thành phố lớn khác ........58
Hình 2.2: So sánh chỉ số CPI của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ 2007
đến 2016 .....................................................................................................59

Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội qua các năm từ 1990 đến 2016 ......................60
Hình 2.4: Dân số Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 ..............................61
Hình 2.5: Tỷ trọng dân số Hà Nội theo khu vực .......................................................62
Hình 2.6: So sánh thu nhập của Hà Nội và các thành phố lớn khác .........................63
Hình 2.7: Cơ cấu chi tiêu của cư dân và hộ gia đình tại Hà Nội...............................63
Hình 2.8: So sánh tần suất mua sản phẩm điện tử mới từ năm 2012 - 2014 tại
Hà Nội .......................................................................................................64
Hình 2.9: Xu hướng dịch chuyển từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh ..65
Hình 2.10: Mẫu điều tra nhà quản lý trong các chuỗi CHBL ĐTDĐ .......................81
Hình 2.11: Mẫu điều tra chuyên gia và nhà quản lý nhà nước .................................81
Hình 2.12: Mẫu điều tra khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ ....................82
Hình 2.13: Thực trạng môi trường chính trị và pháp luật .........................................87
Hình 2.14: Thực trạng môi trường kinh tế ................................................................88
Hình 2.15: Thực trạng môi trường văn hóa và xã hội ...............................................88
Hình 2.16: Thực trạng môi trường công nghệ ..........................................................89
Hình 2.17: Thực trạng nhà cung ứng ........................................................................90
Hình 2.18: Thực trạng hoạt động hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước ..............94
Hình 2.19: Thực trạng định vị thực hành giá bán lẻ .................................................97
Hình 2.20: Thực trạng phát triển kênh phân phối bán lẻ của chuỗi CHBL ..............98
Hình 2.21: Thực trạng phát triển hoạt động điều hành trong chuỗi CHBL ..............98

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Ngày nay, sự phát triển của thương mại bán lẻ theo hướng hiện đại đã cung

cấp các sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu
dùng. Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới thì mức sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng
hàng hoá của nhân dân ngày càng đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp thương mại bán lẻ phát triển các cách thức kinh doanh hiện đại,
trong đó phải kể đến kinh doanh theo chuỗi cửa hàng bán lẻ (CHBL). Việc đưa mô
hình chuỗi CHBL vào việc phân phối sản phẩm điện thoại di động (ĐTDĐ) đã mở
rộng những cơ hội mới cho doanh nghiệp và khách hàng.
Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động (CHBL
ĐTDĐ) đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Từ học thuyết “Bánh xe bán lẻ” của
giáo sư Malcolm P. McNair (1958) cho đến lý thuyết “Vòng đời bán lẻ” của giáo sư
Marc Dupuis đều đưa ra quan điểm về sự suy thoái của mô hình cửa hàng bách hóa
ở quy mô lớn và được thay thế bằng sự nổi lên của mô hình chuỗi CHBL tập trung
vào các loại hàng hóa chuyên sâu. Mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống không
còn giữ vị thế chủ chốt trên thị trường và các doanh nghiệp phải tìm cách thay đổi
để thích ứng với môi trường cạnh tranh. Trong những năm gần đây, kinh doanh theo
dạng chuỗi chuỗi CHBL ĐTDĐ phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam. Bằng
nhiều phương thức như tự mở rộng hệ thống, thông qua nhà phân phối độc quyền,
nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp có thể tăng độ phủ, ít nhất về mặt
nhận diện thương hiệu.
Phát triển dịch vụ chuỗi CHBL ĐTDĐ ngày càng được đa dạng hóa. Chuỗi
CHBL ĐTDĐ là một lĩnh vực thương mại rất đặc thù vì đây là sự kết hợp giữa sản
phẩm công nghệ cao có tính chất thay đổi liên tục và dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu
cầu trên quy mô lớn. Hàng hóa tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ đều được nhập từ cùng
các đơn vị cung ứng. Các chuỗi CHBL ĐTDĐ hiện nay hầu hết đều có sản phẩm
giống nhau. Do đó, sự khác nhau giữa các chuỗi CHBL ĐTDĐ không phải ở sản
phẩm mà là ở dịch vụ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và sức hút đối với khách
hàng, mỗi chuỗi CHBL ĐTDĐ không chỉ quan tâm đến sự ổn định của nguồn cung
cấp, thương hiệu, xuất xứ, chất lượng và giá cả của hàng hóa mà còn phải chú ý đến
mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ.

Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu về kinh doanh bán lẻ mặt hàng
ĐTDĐ. Trên địa bàn Hà Nội, có nhiều doanh nghiệp đã phát triển kinh doanh theo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


2
chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công như: Thế Giới Di động, Viettel, Viễn Thông A,
FPT Shop… thì các chuỗi khác đang phát triển kinh doanh một cách tự phát, thiếu
đồng bộ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ của các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà
Nội chưa được quan tâm đúng mức.
Phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đang gặp
nhiều thách thức về tài chính, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng. Ngoài việc mua các
thiết bị công nghệ hiện đại, xây dựng các điểm bán mới là khoản đầu tư tốn kém
nhất của một chuỗi bán lẻ. Bên cạnh đó, tiền thuê mặt bằng của một trung tâm bán
lẻ có diện tích khoảng 200m2 lên đến 100 - 200 triệu đồng/tháng tại các vị trí trung
tâm thành phố Hà Nội. Theo tính toán của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, các
chuỗi CHBL phải chịu chi phí hàng tháng cho 4 - 5 cửa hàng tại Hà Nội lên đến cả
tỷ đồng. Mỗi ngày, các cửa hàng này phải mất gần 30 triệu đồng chi phí mặt bằng,
điện, chưa kể lương nhân viên cùng những chi phí khác. Qua thực tế khảo sát của
GfK, kinh doanh dạng chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang
đứng trước những thách thức rất lớn khi nội lực của ngành còn yếu kém cùng với
nhiều hạn chế trong trình độ quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Hiện đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ.
Tuy nhiên, kinh doanh chuỗi CHBLĐTDĐ đã dần được tiêu chuẩn hóa và vận
doanh có tính chất thống nhất, các chức năng quản trị chiến lược, chuẩn bị nguồn
hàng, cung ứng hàng hóa, quyết định chính sách bán hàng, giá cả... được tập trung
vào doanh nghiệp điều hành, các cửa hàng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ bán

hàng. Những thay đối này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về phát triển chuỗi
CHBLĐTDĐ trong bối cảnh hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa
hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về lý
luận và thực tiễn. Đây là nền móng quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu và
phân tích về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ tại các đô thị lớn
nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước
Tình đến thời điểm hiện tại, một số công trình nghiên cứu ở trong nước đã
thể hiện các góc nhìn khác nhau về hoạt động thương mại bán lẻ. Tuy nhiên, vẫn
chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi trực tiếp, có tính hệ thống cũng như
toàn diện về phát triển kinh doanh theo chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án này, gồm:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


3
- Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, (2012), Báo cáo rà soát,
tổng hợp các cam kết hội nhập về thị trường phân phối bán lẻ, [12] tổng quan về
các cam kết hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và phân tích tác động của
việc thực hiện cam kết hội nhập tới phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Trước những thách thức trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, các nhà bán lẻ Việt Nam
cần cải thiện cơ bản về năng lực cạnh tranh của mình đi kèm với các chính sách hỗ
trợ hợp lý từ phía Nhà nước.
- Nghiên cứu của TS. Nguyễn Đình Cung, (2012), Khó khăn của doanh
nghiệp: Vấn đề và giải pháp, [22] phân tích những khó khăn chủ yếu của doanh

nghiệp trong những năm qua và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi số doanh nghiệp mới thành lập giảm, thì số doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động lại gia tăng. Các vấn đề nội tại vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây nên khó
khăn đối với doanh nghiệp trong nước như là hệ quả của các chính sách kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, (2012),
Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013, [43] phân tích thực trạng thị trường
bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và xu
hướng thay thế các hình thức bán lẻ truyền thống bằng các hình thức bán lẻ hiện đại
thời gian tới. Các phân tích chỉ ra rằng mặc dù dự báo tình hình kinh tế Việt Nam
trong thời gian tới sẽ còn gặp một số khó khăn liên quan đến bất ổn cân đối vĩ mô,
tuy nhiên, với nhiều lợi thế vượt trội thị trường bán lẻ của Việt Nam dự báo sẽ tiếp
tục tăng trưởng khả quan.
- Luận án tiến sĩ của Phùng Thị Lan Hương (2012) “Phát triển kinh doanh
ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đại học
kinh tế quốc dân [33] đã khái quát Phát triển kinh doanh ngoại tệ theo chiều rộng
đồng nghĩa với việc ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, các loại
ngoại tệ sử dụng trong giao dịch. Phát triển theo chiều rộng là mở rộng về quy mô,
là sự đa dạng khách hàng, đa dạng nghiệp vụ. Phát triển kinh doanh ngoại tệ theo
chiều sâu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của các giao dịch ngoại tệ, sự
vận hành của các giao dịch phái sinh trong việc phòng chống rủi ro.
- Nghiên cứu của Euromonitor, (2011), Thị trường bán lẻ Việt Nam [39] tổng
quan thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và dự báo triển
vọng phát triển đến năm 2015. Các lĩnh vực bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam sẽ bao gồm
hàng may mặc; điện tử; tạp hóa hiện đại; y tế và làm đẹp; hàng hóa cá nhân và giải
trí; nhà và vườn; tạp hóa truyền thống. Các phân tích gần đây về ngành tiêu dùng Việt
Nam cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng doanh thu của ngành này còn lớn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :

Phone: 0972.162.399


4
- Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh chuỗi siêu thị bán lẻ của
các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Lê
Na, Trường đại học Thương mại, 2011 [32] đã phân tích những vấn đề lý luận cơ
bản về năng lực cạnh tranh chuỗi siêu thị, đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra chỉ
số về năng lực cạnh chuỗi siêu thị của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Đưa ra những quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chuỗi siêu thị của các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Đề tài cấp Bộ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ
bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện năm
2009, TS. Từ Thanh Thủy làm chủ nhiệm. [11] Trong đó, đã nghiên cứu tổng quan về
kinh doanh bán buôn, buôn lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện
môi trường kinh doanh cho lĩnh vực dịch vụ này theo một số tiêu chí chủ yếu từ góc độ
thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân, chưa đi sâu nghiên cứu chuỗi CHBL.
- Ngoài ra còn có Luận án Tiến sĩ kinh tế của NCS Nguyễn Ngọc Hòa với đề
tài Xây dựng mô hình chuỗi siêu thị Coop mart tại Việt Nam, năm 2009 [34] và đề
tài “Hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh - hiện trạng và giải pháp” của
Thạc sĩ Trần Văn Bích, Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2004. Tuy nhiên vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu về các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa
hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ
văn minh, hiện đại ở Việt Nam” của Phạm Hữu Thìn thực hiện tại Viện Nghiên cứu
thương mại năm 2008 [35]. Trong đó, chỉ đề cập đến quản lý nhà nước đối với siêu
thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Nghiên cứu chưa đi sâu đối với một
chuỗi mặt hàng cụ thể nào. Tuy nhiên, luận án đã đề xuất các quan điểm, mục tiêu,
tiêu chí, định hướng phát triển và giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ

hiện đại ở Việt Nam.
- Đề tài cấp Bộ “Giải pháp phát triển chuỗi cửa hàng thuận tiện ở các khu
đô thị mới thành phố Hà Nội” do Trường Đại học Thương mại chủ trì thực hiện
năm 2008, TS Hoàng Văn Hải làm chủ nhiệm. [35] Đề tài đã hệ thống hoá, hoàn
thiện các cơ sở lý luận về chuỗi cửa hàng thuận tiện tại các khu đô thị mới. Phân
tích, đánh giá thực trạng, xác lập vấn đề đặt ra đối với chuỗi cửa hàng thuận tiện ở
các khu đô thị mới Hà Nội. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cửa hàng
thuận tiện làm cơ sở cho các chính sách về quản lý nhà nước, quản trị điều hành của
các doanh nghiệp phân phối.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


5
- Luận án tiến sĩ Lê Ngọc Minh năm 2007, Phát triển kinh doanh của các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Trường Đại học
kinh tế quốc dân. [18] Luận án đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận
chủ yếu về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin
di động tại Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trang (2006) “Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn
và lòng trung thành của các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh” và Nguyễn Nhất
(2007) “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị ở thành
phố Hồ Chí Minh” [31]. Hai nghiên cứu này có các kết luận khác nhau về các yếu
tố cấu thành chất lượng dịch vụ trong siêu thị. Cả hai nghiên cứu mới chỉ chủ yếu
tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá ra các yếu tố cấu
thành chất lượng dịch vụ trong siêu thị chứ chưa nói về kinh doanh chuỗi CHBL.
- Đề tài cấp Bộ “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì năm

2002 (PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu làm chủ nhiệm) [32]. Trong đó, đã nghiên cứu
kỹ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng phát triển hệ thống
phân phối hàng hóa ở nước ta nhưng chưa đi sâu nghiên cứu hệ thống phân phối
mặt hàng ĐTDĐ.
- Đề tài Khoa học cấp Bộ “Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định
hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam” do Vụ thị trường trong nước
(Bộ Thương mại) chủ trì thực hiện năm 2001.[21] Trong đó, chỉ tập trung nghiên
cứu sâu về loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại và đề ra định hướng quản lý nhà
nước loại hình này, chưa đề cập đến quản lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực chuỗi cửa
hàng bán lẻ.
2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
bán lẻ nhưng có ít công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ. Một số công trình tiêu biểu là:
- Nghiên cứu của USDA Foreign Agricultural Service (2013), Korea Republic of Korea: Retail Food Sector Biennial Report, [74] phân tích những thay
đổi trong xu hướng tiêu dùng thực phẩm của Hàn Quốc và tác động của xu hướng
này tới sự phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ cũng như sự thay thế của các
hình thức bán lẻ truyền thống bằng các hình thức bán lẻ hiện đại.
- Nghiên cứu của Alireza Rajabipoor Meybodi (2012), Measuring Service
Quality Using Servqual Model: A Case Study of Brokerage Offices in Iran [56] đã

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


6
chỉ ra mô hình phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên thế giới đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển và cải tiến. Trong đó, chất lượng dịch vụ của các CHBL thường
được đo lường bằng thang đo SERVQUAL bao gồm 11 yếu tố. Nhiều tác giả đã

nghiên cứu về mô hình này và đưa ra những phương pháp ứng dụng khác nhau phù
hợp với đặc điểm thị trường tại từng quốc gia và khu vực như tại Châu Âu (C. N.
Krishna và cộng sự, 2010), Mỹ (Otavio Jose de Olivera, 2009)... Ngoài ra, việc đo
lường chất lượng dịch vụ của các CHBL tại các đô thị lớn có thể được theo dõi qua
mô hình RSQS (Retail Service Quality Scale) với nhiều tiêu chuẩn được đề cập đến
trong nghiên cứu của Jing Xiao & Julia Chernetskaya (2010).
- Nghiên cứu của H. Chin, A. Chow, (2012), The Case for China Retail, [61]
đánh giá về tác động của chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc như tính minh
bạch của thị trường và khuôn khổ thể chế tới sự phát triển của thị trường bán lẻ và
những rào cản đối với đầu tư nước ngoài vào phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của
Trung Quốc. Nghiên cứu đã đánh giá giải pháp thực tế cho Trung Quốc là tư nhân
hóa mạnh mẽ hơn nữa trong ngành bán lẻ và để thị trường đóng vai trò lớn hơn.
- Nghiên cứu của D. Langdon, (2010), Retail Market Report, [59] phân tích
các cơ hội thị trường trên thị trường bán lẻ thế giới giai đoạn 2008 - 2010 và dự báo
triển vọng thị trường đến năm 2015 theo các lĩnh vực kinh doanh và khu vực thị
trường, tập trung vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và các
nước BRICS khác… Các phân tích đã cho thấy toàn cảnh thị trường bán lẻ toàn cầu
sẽ có nhiều thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm tới. Các thay đổi này nhờ vào sự
gia tăng mạnh mẽ số lượng tầng lớp trung lưu tại các thị trường mới nổi đã thu hút
các nhà bán lẻ đến tìm kiếm sự tăng trưởng.
- Nghiên cứu của Guy Zibi (2009), The African Mobile Phone Market:
Beyond the Boom Phase, Between the Promise and Uncertainty of Maturity, [68]
phân tích sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường di động châu Phi trong một
thập kỷ qua. Thông qua các khoản đầu tư lớn, nhiều tập đoàn mới xuất hiện trong
ngành có tác động sâu rộng và trực tiếp vào thị trường. Cùng với nền tảng công
nghệ, các hoạt động kinh doanh bán lẻ ĐTDĐ cũng có những ảnh hưởng tích cực.
Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về hoạt động của ngành công
nghiệp ĐTDĐ ở châu Phi và vạch ra những nhân tố chính đằng sau sự phát triển của
ngành cùng những đặc điểm và thách thức của thị trường.
- Nghiên cứu của Pieter van der Vlist (2007), Synchronizing the Retail

Supply Chain, phân tích mô hình của một chuỗi cung ứng bán lẻ. [65] Để tổ chức
sản xuất có hiệu quả, nhà cung ứng thường làm việc trên từng lô hàng hóa lớn khiến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


7
cho vòng quay hàng hóa trong kho luôn ở mức cao. Để giữ mức tồn kho thấp, các
nhà bán lẻ thường xuyên đặt hàng với số lượng nhỏ. Các nhà bán lẻ đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc quản lý hàng tồn kho. Chi phí hậu cần được phân bổ cho
cả nhà cung ứng lẫn nhà bán lẻ và điều này đã cho thấy chi phí của nhà cung ứng
cao hơn gấp 10 lần so với chi phí của nhà bán lẻ.
- Nghiên cứu của David Lawrence Gilbert Smith (2006), The Role of
Retailers as Channel Captains in Retail Supply Chain Change: The example of
Tesco,[66] phân tích sự phát triển của nhà bán lẻ quy mô lớn với một thương hiệu
bán lẻ mạnh và có chỗ đứng trên thị trường. Các nhà quản lý phải giải quyết được
vấn đề liên quan đến những chức năng như mua sắm tập trung, quản lý chuỗi cung
ứng và hậu cần. Nghiên cứu này đã đưa ra ví dụ về Tesco với sự ưu việt trong phát
triển chuỗi cung ứng bán lẻ. Những quyết định mang tính cách mạng được coi là
hình mẫu cho các doanh nghiệp khác trong ngành. Mục đích cuối cùng là để đưa
nhà bán lẻ vào vai trò đứng đầu của kênh phân phối. Đây chính là yếu tố tạo nên sự
thành công vượt bậc của Tesco.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây đều liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận án và nghiên cứu sinh đã có sự kế thừa một số kết quả nghiên
cứu của các công trình trên trong quá trình thực hiện nội dung Luận án.
2.3. Đánh giá các nghiên cứu trước
a. Những nội dung mà các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu một cách có hệ

thống về nguyên lý chuỗi như chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, thành tựu của các
chuỗi đó, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và đề xuất những giải pháp về cơ chế, chính
sách phát triển những chuỗi đó ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, các công trình trong và ngoài nước đã tìm hiểu khá toàn diện về
thương mại bán lẻ: Từ các luận cứ lý thuyết đến các nghiên cứu chuyên sâu về
thương mại thương mại bán lẻ. Đây đều là các nội dung rất quan trọng có thể đáp
ứng tốt yêu cầu thông tin tham khảo giúp luận án tìm hiểu về hình thức kinh doanh
dạng chuỗi, gắn với bối cảnh và các điều kiện cụ thể trên thị trường Hà Nội và tìm
ra các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích được
một số cơ sở khoa học để các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng lợi thế của mình nhằm
phát triển kinh doanh dạng chuỗi CHBL. Trong đó, các tác giả đã thể hiện quan
điểm mô hình chuỗi CHBL là lựa chọn phù hợp để doanh nghiệp gia tăng thị phần
và đảm bảo biên lợi nhuận tối ưu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


8
Thứ tư, các công trình trong nước đã phân tích những kinh nghiệm của một
số chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi... trên thế giới. Đây cũng là bài học quý
báu cho các doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa
bàn Hà Nội có hướng đi phù hợp.
b. Những vấn đề các công trình nghiên cứu nói trên chưa đề cập tới
Thứ nhất, các công trình trên chủ yếu nghiên cứu mô hình chuỗi siêu thị hoặc
chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam nói chung chứ chưa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về một chuỗi cửa hàng bán lẻ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Thứ hai, mô hình CHBL ĐTDĐ hầu hết mới chỉ xuất hiện tại các đô thị lớn

nên việc nghiên cứu phát triển mô hình này cũng cần được xét thêm yếu tố địa lý.
Đa phần các tác giả chỉ đưa ra các phân tích và số liệu mang tính dự báo gắn với các
yếu tố vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. Do số lượng doanh nghiệp kinh doanh chuỗi
CHBL tại Việt Nam không nhiều và cũng chưa đạt được mức độ phát triển như
mong muốn nên các luận cứ nghiên cứu thường là dựa trên các tiêu chuẩn của thế
giới, thiếu sự điều chỉnh các tác động của điều kiện văn hóa xã hội tại thị trường đô
thị lớn ở Việt Nam.
Thứ ba, các nghiên cứu quốc tế được phát triển trong điều kiện môi trường
kinh tế và pháp lý đã được hoàn thiện. Vì vậy, các lý luận và bài học thực tiễn để áp
dụng tại thành phố Hà Nội cần phải được điều chỉnh để phù hợp với quy mô, các
đặc điểm về không gian và thời gian. Do đó, việc lựa chọn mô hình và phương pháp
cho việc phát triển mô hình CHBL ĐTDĐ có thể sẽ khác nhau.
Thứ tư, Thông tin của một số nghiên cứu đã không còn đáp ứng được tính lý
luận và thời sự trong thời điểm hiện nay. Các biến về vĩ mô và vi mô cũng đã thay
đổi theo thời gian nên việc phân tích lựa chọn định hướng phát triển cần được xem
xét đầy đủ hơn. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ tác động đến sự hình thành và
phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan
- Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài có các
nhiệm vụ chính sau:
+ Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cửa hàng
bán lẻ, mô hình kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ và nội dung phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ;
+ Phân tích thực trạng và đánh giá khái quát thị trường ĐTDĐ trên địa bàn
Hà Nội; tích thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của một số doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :

Phone: 0972.162.399


9
nghiệp trên địa bàn Hà Nội; đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội;
+ Dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn đến 2025; trong đó tập trung dự báo: quy mô và xu hướng phát
triển thị trường ĐTDĐ tại Hà Nội; tác động của các yếu tố đến phát triển kinh
doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội và xu hướng phát triển kinh doanh ĐTDĐ trên
địa bàn Hà Nội; đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 định hướng 2030, trong đó bao gồm giải pháp về
hoàn thiện môi trường kinh doanh và giải pháp từ phía doanh nghiệp.
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận
và thực tiễn phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án:
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về nội dung phát triển kinh doanh
chuỗi CHBLĐTDĐ của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng
bán lẻ điện thoại trên địa bàn Hà Nội.
+ Về không gian nghiên cứu: Các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu bài học kinh nghiệm về phát triển
kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giải pháp phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội, trọng tâm từ năm 2007 đến nay và
đề xuất giải pháp đến năm 2025 định hướng 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Luận án được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh doanh
thương mại. Việc phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của doanh nghiệp nói
chung, của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ nói riêng chủ yếu là
của bản thân doanh nghiệp. Do vậy, khung lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi
CHBL ĐTDĐ được xây dựng trên cơ sở khung lý luận chung về phát triển kinh
doanh của các doanh nghiệp, khi áp dụng vào các doanh nghiệp CHBL ĐTDĐ cần
thiết phải tính đến các đặc điểm riêng của các doanh nghiệp kinh doanh CHBL
ĐTDĐ so với các doanh nghiệp khác về các yêu cầu sản phẩm, thị trường, hạ tầng
cơ sở, trình độ, đặc điểm lao động,…

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


10
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp.
Cụ thể như sau:
 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát điều tra
bảng hỏi. Mục đích của khảo sát điều tra là thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan
về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa
bàn Hà Nội những năm gần đây. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát
triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
Việc triển khai khảo sát điều tra được tiến hành cụ thể theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu khảo sát và lựa chọn đối tượng để điều tra: Căn
cứ vào mục tiêu của luận án, việc triển khai khảo sát điều tra nhằm phân tích và
đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động

trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh
doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
Trong phạm vi luận án này, đối tượng được lựa chọn để điều tra khảo sát bao gồm
03 đối tượng, cụ thể: (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2) Chuyên gia và nhà quản lý
thuộc các cơ quan nhà nước; và (3) Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ.
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi: Để đáp ứng yêu cầu của cuộc điều tra, bảng
câu hỏi đã được thiết kế để thu thập ý kiến đánh giá của ba đối tượng cung cấp
thông tin. Mục đích của bảng hỏi là tạo cơ sở dữ liệu đầy đủ cho việc phân tích và
đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
những năm gần đây. Vì vậy, nội dung bảng hỏi gồm hai phần: thông tin cá nhân của
người cung cấp thông tin và đánh giá thực trạng phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tiếp đến, Nghiên cứu sinh lựa chọn thang đo Likert bao gồm 5 mức độ (từ 1rất kém đến 5- rất tốt), tức là mỗi câu hỏi sẽ có năm lựa chọn trả lời tương ứng với
mức độ đánh giá của người cung cấp thông tin từ thấp nhất đến cao nhất về thực
trạng phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sau khi đã xác định xong nội dung và thang đo, Nghiên cứu sinh tiến hành
lập bảng hỏi khảo sát, nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu cần đo lường thông qua những
câu hỏi cụ thể, có khả năng thu hồi được thông tin cần thiết trong quá trình phân
tích. Các câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi là các câu đơn, rõ ràng, sử dụng các
từ thông thường, dễ hiểu nhằm tránh mang lại cảm giác mơ hồ, khó hiểu cho người
trả lời, khiến người trả lời lúng túng, cảm thấy bị bó buộc hay gượng ép để trả lời.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


11
Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và đóng mở kết hợp cho từng các
đối tượng: Các nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ, Các chuyên gia và nhà quản lý

thuộc các cơ quan nhà nước, Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ. Việc
hoàn thiện bảng hỏi được thực hiện với sự tư vấn, giúp đỡ của người hướng dẫn
khoa học để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu. Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, để
đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, Nghiên cứu sinh tiến hành một cuộc thử
nghiệm và quan sát phản ứng của họ trong quá trình trả lời.
Bước 3: Tiến hành điều tra: Sau khi hoàn thiện khâu thiết kế, bảng hỏi được
phân phát cho ba đối tượng cung cấp thông tin đã được xác định. Sau khi được thu
thập, các bảng hỏi sẽ được phân loại kỹ càng, chỉ giữ lại những bảng hỏi đáp ứng
yêu cầu về cung cấp đủ thông tin, những bảng hỏi không cung cấp được những
thông tin quan trọng hoặc không theo đúng với hướng dẫn sẽ bị loại bỏ nhằm đảm
bảo kết quả nghiên cứu. Các phản hồi hợp lệ được tổng hợp lại, nội dung được
nhập, mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS để thực hiện những phân
tích cần thiết cho nghiên cứu.
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và
thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở
luận cứ. Do dữ liệu thứ cấp rất nhiều và có nhiều nguồn cung cấp nên đòi hỏi phải
được sắp xếp lại một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.
Trong nghiên cứu này, các thông tin thứ cấp được thu thập từ nguồn thông
tin nội bộ, gồm các báo cáo hoạt động hàng năm, báo cáo tài chính của các chuỗi
cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội như FPT shop, Viettel Store,
Thế giới di động, Hoàng Hà Mobile, Nhật Cường Mobile, Bình Minh Mobile...
Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí, sách báo, nghiên cứu
trong và ngoài nước về phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di
động nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các tài liệu này chủ yếu có tại kho lưu
trữ, các thư viện lớn và các kho dữ liệu trực tuyến.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh thu thập các số liệu thống kê từ kết quả nghiên
cứu của các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam như: Viện NC Thương mại, Điều
tra GfK, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê
Hà Nội...

Ngoài ra, Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm
dữ liệu thứ cấp phục vụ luận án. Thông qua việc quan sát và xem xét các hoạt động
kinh doanh thực tế, nghiên cứu sẽ gần với thực tiễn hơn. Phương pháp quan sát giúp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


12
đánh giá chính xác và khách quan hơn những yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến
hoạt động của các chuỗi CHBL ĐTDĐ. Những trải nghiệm này hỗ trợ đắc lực trong
các hoạt động như chuẩn bị bảng câu hỏi, tính toán cỡ mẫu phục vụ nghiên cứu…
Đây là tiền đề cho các luận điểm và giải pháp đưa ra nhằm phát triển chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Các dữ liệu cần thiết sau khi được phát hiện sẽ được lưu, sao chụp bằng máy
hoặc chép tay và được tóm lược hoặc đưa vào bảng để tiện việc sử dụng. Các dữ
liệu thứ cấp này sẽ được nghiên cứu thật kỹ, tóm tắt nội dung và tổng hợp lại thành
cơ sở dữ liệu cho công tác phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh
chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê, suy diễn:
Nghiên cứu sinh sử dụng các phép thống kê như phần trăm, trung bình... để
phân tích dữ liệu khảo sát điều tra và nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh
chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Bên cạnh đó, để củng cố tính đúng đắn của các quan điểm nghiên cứu và các
kết quả nghiên cứu, Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp suy diễn nhằm đưa ra
các lập luận của mình trên cơ sở những kiến thức, kinh nghiệm và kế thừa từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp suy diễn
chủ yếu được sử dụng trong phần cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát triển

kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Luận án sẽ tổng hợp các lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ,
các tài liệu thực tiễn của các báo cáo về nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về kinh
doanh chuỗi CHBL cũng như những bài viết về các chuỗi khác trong hệ thống bán lẻ
hiện đại. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
- Phương pháp kế thừa:
Luận án sẽ sử dụng các nguồn tư liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư
liệu chính thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính
sách và quản lý, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu,
các trường đại học và các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Về lý luận: Luận án hệ thống hóa, bổ sung một số lý luận về phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu kinh nghiệm một số

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


13
chuỗi thành công của Nhật Bản hay như của Nguyễn Kim để rút ra những bài học
kinh nghiệm cụ thể có thể áp dụng cho các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà
Nội. Các phân tích sẽ tạo lập khung lý thuyết về giải pháp phát triển kinh doanh
chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Về thực tiễn: Luận án tổng kết thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL
ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời gian từ năm 2007 đến nay, đánh giá những kết quả
đạt được, những hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế. Thông qua cuộc khảo
sát điều tra bảng hỏi ba đối tượng, gồm: (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2)
Chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan nhà nước; và (3) Khách mua hàng tại

các chuỗi CHBL ĐTDĐ, luận án thu thập được ý kiến đánh giá của các đối tượng liên
quan về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội
hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp phát triển kinh
doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời kỳ tới năm 2025, và kiến nghị
hoàn thiện giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấu
thành ba chương:
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển kinh doanh
chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn đô thị lớn
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại
di động trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Dự báo xu hướng phát triển thị trường và đề xuất giải pháp phát
triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội đến
năm 2025 định hướng 2030

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


14
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LỚN
1.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành và đặc điểm kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại chuỗi CHBL
a/ Một số khái niệm

 Bán lẻ và cửa hàng bán lẻ
Philip Kotler (2003) cho rằng, [36] bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động
liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Theo từ điển
American Heritage, bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng, thường là với khối lượng
nhỏ và không bán lại. Hoạt động bán lẻ được xác định là bước cuối cùng trong quá
trình phân phối hàng hóa.
Những nhà bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực
tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Các nhà bán lẻ có thể thực hiện
hoạt động bán lẻ qua cửa hàng, hoặc không qua cửa hàng (Store and Non-store
Retailers), hoặc cả hai. [15, 36]
Cửa hàng bán lẻ là tòa nhà hay một không gian kiến trúc được xây dựng,
xắp đặt để người bán lẻ thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung cấp những
dịch vụ bán lẻ kèm theo cho người tiêu dùng cuối cùng. David Lawrence Gilbert
Smith (2006) [35, 56] cho rằng phương thức kinh doanh bán lẻ của một cơ sở bán
lẻ phụ thuộc vào sự tập hợp những chủng loại hàng hoá và dịch vụ mà cửa hàng
chọn vào danh mục phục vụ. Tập hợp này gồm những yếu tố: quy mô của cửa
hàng, đặc tính của chủng loại hàng hoá và dịch vụ mà cửa hàng đó phục vụ, chính
sách về giá, quảng cáo, thiết kế mà cửa hàng đó theo đuổi...
 Chuỗi cửa hàng bán lẻ
Chuỗi là một thuật ngữ xuất phát từ toán học với nghĩa là dãy số hoặc dãy
biểu thức lập nên theo một quy tắc nào đó và nối liền với nhau bằng những dấu
cộng. Mở rộng sang các lĩnh vực khác, chuỗi được hiểu là tập hợp của những sự vật
hay sự việc cùng loại kế tiếp nhau theo những qui tắc nhất định để tạo thành một
tổng thể.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



15
Hayward và cộng sự (1922) đã định nghĩa chuỗi cửa hàng bán lẻ (Retail store
chain) [41, 69] là hệ thống các cửa hàng bán lẻ thực hiện nhiệm vụ bán hàng theo
cùng một tiêu chuẩn thống nhất và được tập trung điều hành bởi doanh nghiệp mẹ
với các chức năng quản lý chiến lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa,
quyết định chính sách bán hàng, giá cả...
Cửa
hàng 1

Cửa
hàng n

TRUNG
TÂM

Cửa
hàng 2

QUẢN LÝ

Cửa
hàng
...

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ
Nguồn: Levy và Weitz (2009)
Như vậy, nói cách khác, chuỗi cửa hàng bán lẻ là một tập hợp của các cửa
hàng bán lẻ cùng loại do một nhà bán lẻ (doanh nghiệp hay cá nhân) thiết lập, tổ
chức vận hành và quản lý các hoạt động kinh doanh bán lẻ theo cùng một phương

thức. Trong đó, các cửa hàng thành viên được xây dựng có cùng kiểu dáng kiến
trúc, bán lẻ cùng một chủng loại hàng hóa nào đó, thực hiện cùng một phương thức
bán lẻ cũng như các chính sách bán lẻ của một nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là chủ thể tạo
lập liên kết các cửa hàng thành viên trong chuỗi.
 Kinh doanh chuỗi CHBL
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường,
bao gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh
doanh (doanh nghiệp, cá nhân) sử dụng để thực hiện hoạt động kinh tế của mình
trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm đạt mục tiêu thu được lợi
nhuận. Các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp, cá nhân) phải sử dụng vốn để đầu tư

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


×